Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

Phòng Trực

Tổng Quan Về Sách Dịch Văn Chương Tây Phương Ở Miền Nam Việt Nam
Vương Trùng Dương

---oo0oo---

 

Dân số miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) vào cuối thập niên 60 khoảng 17 triệu người, nông thôn chiếm 70% và thành thị chiếm 30%. Tuy ở trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng với nền giáo dục khai phóng được mở rộng tạo cơ hội cho tuổi trẻ trên bước đường học vấn… Về lãnh vực văn chương đã phổ biến rất nhiều tác phẩm sáng tác, riêng về sách dịch rất phong phú để độc giả tìm hiểu thêm về văn chương ngoại quốc.

PHI CÔNG THÍCH … “BÓI TOÁN” - KQ Nguyễn văn Sang

 
(Theo lời kể của trung úy Nguyễn văn Sang (nhân vật trong chuyện này) là cựu phi công trực thăng, vượt biển, hiện định cư tại Geneve, Thụy Sĩ.) - BB -
 
Thế là tôi đến Mỹ lần này là lần thứ nhì.

Lần đầu mãi hồi xa lắc xa lơ khi mới vừa hai mươi tuổi, tóc còn xanh và đời tươi vui trải dài trước mặt, gọn gàng và đẹp trai trong bộ đại lễ Không Quân, qua đây học lái máy bay, đầu ngẩng cao và bước đi hùng tráng như đang diễn hành.

Chuyện Tình Của Người Lính

Lê văn Nguyên

---oo0oo---

 

Rời khỏi kênh 10 mênh mông sông nước, đơn vị trực chỉ về Kiến Hòa,vùng đất nổi tiếng nguy hiểm với mìn bẩy và bắn sẻ, không những vậy người dân thiên về cộng sản. Kiến Hòa, Kiến Tường và Kiến Phong là 3 địa danh mà bất kỳ người lính nào cũng đều biết bởi có câu: Nhất Kiến nhì Chương, tam Kiến bất hảo.

Viết Về Người Anh Trong Quân Ngũ: Vũ Mạnh Hùng

Vương Trùng Dương tổng hợp

---oo0oo---

 

Tháng 5 năm 2021, khi nhà văn Huy Phương ở Nam California lâm trọng bệnh, từ Oregon, anh Vũ Mạnh Hùng viết bài “Nhà Văn Huy Phương Một Khuôn Mặt Đáng Trân Quí”. Bài viết đã đăng trên Chiến Sĩ Cộng Hòa số 142, tháng 6 năm 2021, và phổ biến trên hai website.

Khái Hưng, Hành Trình Nhân Bản

Vương Trùng Dương

---oo0oo---

 

Lời người viết: Nhà văn Nguyễn Thạch Kiên (1926-2009) năm 1943 ông làm thơ, viết văn và dấn thân vào con đường cách mạng của Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) và sinh hoạt trong Đoàn Thanh Niên Công Giáo tại Hà Nội. Sau khi Việt Minh cướp chính quyền, ông lui vào chiến khu. Ngày 26 tháng 10 năm 1947, ông hồi cư về Hà Nội. Tháng 3 năm 1955 ông vào Sài Gòn lần thứ hai (lần đầu vào năm 1954 và trở lại Hà Nội). Ông tiếp tục sinh hoạt trong lãnh vực văn nghệ, báo chí và ở trong Hội Đồng Trung Ương kiêm Ủy Viên Báo Chí của VNQDĐ nên bị tù 11 năm. Năm 1992, ông được tỵ nạn tại California, Hoa Kỳ. Tiếp tục sự nghiệp cầm bút và giữ cương vị Phó Chủ Tịch Hội Đồng Chỉ Đạo VNQDĐ Thống Nhất.

Trận Đánh Đầu Đời Của Chuẩn Úy Mén

Lê Văn Nguyên

---oo0oo---

 

Sống hùng sống mạnh nhưng không
sống dai, sống dài…lâu


Mỗi con người đều có sở thích của mình như trường hợp của tôi đây. Hồi nhỏ tôi là nạn nhân của các khóm hoa hồng, không ngày nào là không bị chảy máu vì chúng, bởi nguyên nhân là bà má thích trồng hoa, ác hại lại là hoa hồng mới chết thằng tôi, hằng ngày ngoài việc tưới tắm cho chúng còn lại phải nắn nót tỉa cành. Vốn vụng về tay chân lại lười biếng cho nên không ngày nào là không bị chảy máu cho nên cứ thấy màu đỏ là sợ. Chính vì cái ấn tượng sâu đậm ấy mà sau này không dám đầu quân về Nhảy dù, mặc thằng bạn thân Huỳnh văn Bang năn nỉ ỉ ôi rủ tôi về đơn vị này cho có bạn, thậm chí cũng bái bai Biệt động quân, đơn vị có khối thằng bạn thân kỳ nèo níu kéo.

TRỰC THĂNG UH-1 VÀ NGƯỜI LÍNH KỸ THUẬT KHÔNG QUÂN 1969-1975

Nguyễn Tuấn Hoan

---oo0oo---

 

 

Lời nói đầu

Cuộc đời con người ai cũng có những kỷ niệm buồn vui trong mỗi giai đoạn của cuộc sống. Vào cuối thập niên 60, đang độ tuổi thanh niên 19,20 tràn đầy sức sống với nhiều ước vọng nhất thì lại bị hạn chế bởi hoàn cảnh chiến tranh của đất nước, phải chấp nhận những chọn lựa mà mình không muốn. Tôi cũng như bao nhiêu anh em cùng lứa tuổi, đã phải rời ghế nhà trường để cống hiến cho đất nước tất cả sức lực và con

Tôi Tham Chiến Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30 Tại Hạ Lào

(Giải Thưởng Văn Học Nghệ Thuật Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa 1972)

Trương Duy Hy

---oo0oo---

 

ĐỒI 30 HẠ LÀO - Chương 1

Thay lời tựa

XÁC ĐỊNH MỘT TỌA ĐỘ

 

“CÁI TÔI” bao giờ cũng là “CÁI ĐÁNG GHÉT”. Từ xưa đến nay, vì nghĩ đến “CÁI TÔI”, nói đến “CÁI TÔI” mà có nhiều người mang họa - nếu không, cũng là đầu đề cho bạn bè đem ra chế giễu.

Lại nữa, “CÁI TÔI” lúc nào cũng chủ quan. Đã chủ quan thì khó trung thực. BÙI GIÁNG hơn một lần nhận xét “…mắt ta thấy, chưa chắc đã là không lầm, tai ta nghe chưa chắc đã là không lộn…!”. Nhưng khổ nỗi, ở một vài trường hợp “CÁI TÔI” vì điều kiện và ngoại cảnh nào đó an bài cho nó có “MỘT TỌA ĐỘ” - Từ “TỌA ĐỘ” này, nó có một thị trường thích nghi, tuy không nói lên những nhận xét trung thực bởi “chủ quan tính” gắn liền với nó - nhưng ít ra, nó có thể nói lên những gì nó thấy tận mắt, nghe tận tai, ngửi tận mũi.

Cái Giá Của Sự Thống Nhất Nước Đức

Phạm Hồng-Lam

---oo0oo---

 

Tôi viết bài này đã lâu, khi khi nước Đức chuẩn bị kỷ niệm 25 năm ngày thống nhất đất nước (03.10.1990 – 03.10.2015). Người Đức mừng kỷ niệm một phép lạ có một không hai. Nó đưa niềm vui đến cho dân tộc họ, nhưng lại tạo hoàng mang và sợ hãi cho các quốc gia láng giềng và liên hệ. Tại sao?
 

Một thoáng hương xưa…

Hắc Long Lê Văn Nguyên

---oo0oo---

 
Một thoáng hương xưa…
Một thoáng ngậm ngùi


Michigan vào đầu mùa đông thời tiết thật lạnh, có khi chỉ còn một hoặc hai độ Fahrenheit. Từ bên trong khung cửa kính, tôi nhìn ra bên ngoài, một màu trắng xóa bao phủ mọi thứ, những hạt tuyết nhỏ li ti lất phất bay trong gió. Màu trắng của tuyết, màu xám nhạt của bầu trời mùa đông khiến người ta có cảm giác cô đơn và nhỏ bé hơn bao giờ hết. Tôi đã có tâm trạng ấy mỗi khi đông đến, 24 mùa đông là bấy nhiêu cái bồi hồi trong dạ mỗi khi nhìn thấy cảnh vật nhạt nhòa trong tuyết trắng. Cuộc sống của tôi thật bình lặng, êm ả không chút bận tâm về mọi thứ, nó giống như mặt nước hồ thu của buổi sáng trong sương mù, không gợn sóng, không lay động dù là một cơn gió thổi qua.