
Không Quân Việt Nam Cộng Hòa
Vào cuối năm 1975, hàng ngàn tù nhân sĩ quan cấp tá của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa từ nhiều trại tập trung cải tạo vùng chung quanh Sài-Gòn đã bị chuyển về nhốt tại trại tù Suối Máu, Tam- Hiệp, Biên- Hòa.
Một đêm giữa tháng 10, 1975, từ Long Giao, tôi bị chuyển tới đây trên một chiếc Molotova bít bùng kín mít. Tôi bị dẫn vào khu K2. Hai tuần sau có lệnh “biên chế,” tôi lại bị chuyển sang khu K3. K3 chỉ chứa sĩ quan cấp thiếu tá. Tôi bị giam ở đây từ ngày 1 tháng 11, 1975 cho tới ngày lên tàu Sông Hương ra Bắc (tháng 7, 1976.)
Sau quyết định chuyển giao các trại Lực Lượng Đặc Biệt qua Biệt Động Quân, các trại này trở thành các tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng. Trại Polei Kleng (Lệ Khánh) trở thành tiểu đoàn 62 BĐQ/BP, trại Ben Het (Bạch Hổ) trở thành tiểu đoàn 95 BĐQ/BP, trại Dak Pek (Đức Phong) trở thành tiểu đoàn 88 BĐQ/BP. Các tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng này sẽ lần lượt được đưa về Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ để tái huấn luyện bổ túc chiến thuật tác chiến của binh chủng Biệt Động Quân. Trong khi các tiểu đoàn biên phòng về Dục Mỹ thụ huấn, các tiểu đoàn 22, 23 thuộc liên đoàn 2 BĐQ được đưa lên phòng thủ các trại biên phòng.
Ðứng trên đỉnh Ngô-Sơn, tôi xoay người một vòng ba trăm sáu mươi độ, nhìn bao quát vùng đồi núi dưới chân mình. Dưới kia chỉ là rừng xanh chập chùng. Ông Lạc, thường vụ đại đội, vừa loay hoay, tay cời bếp lửa, vừa ngoạc miệng, nghêu ngao câu sấm lưu truyền từ đời tám kiếp nào đó: “Thân, Dậu niên lai… kiến thái bình…”
Tôi chợt nhớ ra, chỉ còn hai ngày nữa là bước sang năm Thân, nếu đúng như sấm truyền thì, năm mới Mậu Thân (1968) có lẽ quê hương tôi sẽ thấy thái bình? Ðêm Hai Mươi Chín tháng Chạp, ngồi buồn, tôi mở cái máy PRC 10 rà những tần số lạ. Tay tôi ngừng xoay cái núm chỉnh tần số, khi nghe trong ống liên hợp có tiếng ai đó đang réo hụt hơi:
Sau cả tháng chiến đấu, đêm 6/1/1975, binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa rút khỏi Phước Long và núi Bà Đen, Tây Ninh. Vài tháng sau VNCH hoàn toàn sụp đổ. Cuộc chiến đã chấm dứt 44 năm nhưng còn quá nhiều điều đến nay vẫn chưa hiểu được và có thể không bao giờ hiểu được.
Hồi ký của những người trong cuộc cho thấy phần nào sự đẫm máu của trận chiến này.
Trước khi cuốn bút ký chiến trường “Trên Vòm Trời Lửa Đạn” của Vĩnh Hiếu được ấn hành, đã có hai vị cầm bút tên tuổi viết lời giới thiệu: Đặng Chí Bình và Phạm Tín An Ninh. Tới khi chuẩn bị chính thức ra mắt độc giả, cựu Trung-tá Không Quân Võ Ý, một đàn anh dày dạn kinh nghiệm cả nghề tay mặt (bay bổng) lẫn nghề tay trái (viết lách), đã có bài “Vài ghi nhận về Bút ký Chiến trường ‘Trên Vòm Trời Lửa Đạn” của Vĩnh Hiếu”.
Riêng tôi ngày ấy chỉ là Sĩ quan Báo chí ở Căn Cứ Không Quân Pleiku, ngồi ở “văn phòng” (và lang thang ngoài phố) nhiều hơn là ra tuyến đầu, lại không quen biết tác giả, thiết nghĩ không đủ khả năng phê bình mà cũng chẳng có tư cách giới thiệu!…
Đôi Dòng Tiểu Sử
- 11-1959: Gia nhập Khoá 16 Trường VBQGVN.
- 12-1962: Khi tốt nghiệp, định chọn TQLC, nhưng lại được tuyển về Quân Chủng Không Quân.
- 4-1963: Học Hoa Tiêu Trực Thăng tại Hoa Kỳ.
- 5-1964: Tốt nghiệp về phục vụ tại Phi Đoàn 217, Không Đoàn 33 Chiến Thuật, sau này di chuyển về Không Đoàn 74 Chiến Thuật tại Cần Thơ.
- 10-1969: Sĩ quan liên lạc Không Quân tại Hoa Kỳ.
- 1-1971: Phi Đoàn Trưởng PĐ 221, Không Đoàn 43 Chiến Thuật, thuộc Sư Đoàn 3 KQ tại Biên Hoà.
- 1-1973: Không Đoàn Phó KĐ 64 Chiến Thuật, thuộc Sư Đoàn 4 KQ tại Cần Thơ.
- Tham gia các sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt ở các hội đoàn cựu quân nhân tại Orange County, California từ tháng 4-1975 tới nay.
(Viết cho những chiến hữu của tôi đã một thời vào sanh ra tử trên khắp chiến trường sôi bỏng để bảo vệ đất nước)
Mùa hè năm 1972 đi qua như cơn ác mộng mà khi tỉnh dậy người ta vẫn còn bàng hoàng như đang mê sảng.
Mùa hè đến với những cơn lốc bạo tàn, với những trận cuồng phong kinh hãi, sẵn sàng huỷ hoại tất cả những gì gọi là sự sống của con người, mà những tiếng kêu thương, bi ai thống khổ nhất vẫn còn âm vang cho đến ngàn sau.
We have 205 guests and no members online