Login to your account

Username *
Password *
Remember Me

dnchau

Phi Vụ Chuyển Quân & Tiếp Tế Bằng Trực Thăng CH-47 Chinook

Vũ Văn Bảo

--- oo0oo ---



Mặt Trận Xuân Lộc ngày 11/4/1975

https://www.youtube.com/watch?v=LwWIv9SzJt8

Ðể kính nhớ đến vong linh của các nhân viên phi hành (Hoa tiêu, Cơ phi, Áp tải và Xạ thủ) đã hy sinh trong thời gian phục vụ cho PÐ 237 với nhiệm vụ Bảo Quốc Trấn Không, với lý tưởng chiến đấu cho tự do, dân chủ của tổ quốc.

Ðể thương tặng đến tất cả nhân viên phi hành của Phi đoàn 237 hiện đang tản mác khắp nơi hoặc hiện vẫn còn ở quê nhà.

Bản Án Tử Hình
Khôi An

---oo0oo---



Lời Giới Thiệu của Khôi An:

Đây là một câu chuyện có thật, đã được nhân vật chính cho phép ghi lại và phổ biến. 

Hiện nay, nhân vật chính đang sống ở Mỹ, bên cạnh các con cháu thành đạt và hết lòng thương yêu Cô.

Ngoài chuyện kể về con đường phấn đấu đem các con sang Mỹ của một người mẹ, câu chuyện còn ghi lại nhiều chi tiết trung thực trong bối cảnh xã hội miền Nam Việt Nam ngay sau tháng Tư, 1975, cũng như tấm lòng của người dân miền Nam đối với nhau trong gian đoạn vô cùng đen tối đó.

Nhân kỷ niệm 30 tháng Tư, 2021, người viết xin đăng câu chuyện này như một lời tưởng nhớ các cựu chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã chết trong tù ngục, và tôn vinh các người vợ suốt đời làm hậu phương sắt son, mạnh mẽ.

(Hồi ký của Thiếu tá Vương Mộng Long
Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 82 Biêt Động Quân)


 

Tết Mậu Thân năm 1968: Một vành khăn tang cho Thiết giáp binh Quân lực VNCH


Kỵ Binh Hồ Thanh Nhã

---oo0oo---



Khóa 20 Sĩ Quan Căn Bản Thiết Giáp chúng tôi khai giảng ngày 20 tháng 1 năm 1968 tại Trường Thiết Giáp QLVNCH. Đây là một khóa hổn hợp gồm 3 thành phần:

- 55 tân chuẩn úy vừa tốt nghiệp khóa 25 Sĩ Trừ Bị Thủ Đức do Trường Bộ binh Thủ Đức chuyển sang.
- 5 tân thiếu úy vừa tốt nghiệp khóa 22 Võ Bị Đà Lạt.
- 3 sĩ quan bộ binh được chuyển ngành qua binh chủng Thiết Giáp.

Tướng Vùng Vịnh Schwarzkopf Kể Lại Trận Đức Cơ Tháng 8/65


Vương Hồng Anh/Việt Báo

~~~oo0oo~~~



* Đức Cơ, tháng 8/1965 và trận chiến lớn nhất ở Cao nguyên:

Từ hạ tuần tháng 6/1965, Cộng quân gia tăng áp lực tại một số tiền cứ ở phía Tây và Tây Nam tỉnh Pleiku, trong đó có căn cứ biên phòng Đức Cơ. Đến đầu tháng 8/1965, Cộng quân khởi động cuộc tấn công cường tập vào tiền cứ này. Đây là 1 trận đánh lớn nhất tại Cao nguyên trong tháng 8/1965. Ngay sau khi nhận được báo cáo, bộ tư lệnh Biệt khu 24 (chỉ huy lực lượng VNCH tại Kontum- Pleiku) lúc bấy giờ đã khẩn báo

Phi công Nguyễn Văn Chuyên và Phi Đoàn 518 Skyraider trên chiến trường Việt Nam


Văn Lan/Người Việt

~~~oo0oo~~~



FOUNTAIN VALLEY, California (NV)
 – Những cánh chim sắt bay vút lên bầu trời, những tiếng gầm rú dũng mãnh của động cơ cùng với hình ảnh những chàng phi công oai hùng trong bộ đồ bay của Quân Chủng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa và những trận chiến đã làm say mê bao chàng trai thời tao loạn.

Gặp ngày hắc đạo


Diều Hâu Nguyên Quân

~~~oo0oo~~~

 



Vào đầu năm rồi (2016), cụ hội trưởng Hội Ái Hữu Không Quân miền trung Cali nhiều lần viết email kêu gọi các đơn vị KQ, nhất là các phi đoàn tác chiến hãy gởi danh sách tử sĩ của đơn vị mình, phi đoàn mình về Hội Ái Hữu KQ trung Cali với mục đích cao qu‎ý là gom góp tất cả tên tuổi của các tử sĩ KQ đặt vào cái Kiosque riêng của Không Quân. Đây là một ‎ý kiến độc đáo và một ‎việc làm thật ‎ý nghĩa chứa chan sự kính mến cũng như tiếc thương của đồng đội đối với các chiến hữu đã hy sinh. Tôi để tâm theo dõi, đã thấy có một vài phi đoàn hưởng ứng, thế là tôi phổ biến tin đây vào giới anh em chúng tôi, gồm gần 70 anh đã liên lạc được từ trong nước đến hải ngoại sau cái ngày 30 tháng tư 1975. Anh em chúng tôi cùng nhau ôn lại để nhớ tên họ, cấp bậc, ngày tháng mà các anh đã hy sinh và tại chiến trường nào hầu đúc kết được một danh sách tử sĩ của PĐ 225 Ác Điểu thật đầy đủ và chính xác.

Một Số Điều Nhiều Người Chưa Biết Về Trung Tá Bùi Quyền


Trần Huy Bích

---oo0oo---

 




Từ trái sang: Bùi Quyền thời đi học, khi là sĩ quan Nhảy Dù,và khi tới Hoa Kỳ

với những dấu hiệu của lao khổ và thời gian


Trung Tá Bùi Quyền thuộc binh chủng Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tạ thế chiều Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020 vừa qua. Hầu như ai cũng biết ông là một trong những sĩ quan lỗi lạc của QLVNCH. Tốt nghiệp Thủ khoa khóa 16 trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt cuối tháng 12 năm 1962, ông đã chọn binh chủng Nhảy Dù khi ra trường. Từ đó cho tới khi miền Nam sụp đổ cuối tháng 4-1975, ông được coi là “một quân nhân quả cảm, luôn có mặt ở tuyến đầu trong những trận chiến ác liệt nhất.” Mới ở cấp Đại Úy đã được Bảo Quốc Huân Chương. Còn Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu, với sao vàng, sao bạc … cùng nhiều loại huân chương khác thì … đếm không xuể. Ông có mặt trong nhiều trận chiến ác liệt: Dak To – Tân Cảnh, giải vây An Lộc, lấy lại Quảng Trị, bảo vệ đèo Khánh Dương, và từ 4 tháng 4 năm 1975, bảo vệ Sàigòn. Ông không bỏ binh sĩ, chiến đấu tới phút chót, và sau lệnh phải buông súng ngày 30-4-1975, bị những người ở “bên thắng cuộc” nhốt vào “trại cải tạo” 13 năm với nhiều tháng biệt giam. Khi sang Mỹ năm 1991, ông được vị Tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ (Tổng thống George H.W. Bush), và Học Viện Không Lực của Hoa Kỳ (U.S. Air Force Academy ở Colorado Springs, tiểu bang Colorado) đón tiếp một cách trang trọng.

Mẹ Vẫn Chờ Con Bên Cửa


Huy Phương

---oo0oo---



Trong bài báo “Muôn Dặm Tìm Chồng” nói về trường hợp bà quả phụ phi công Nguyễn Diếu đăng trên nhật báo Người Việt vào Tháng Mười Hai, 2012, chúng tôi có nhắc lại bản tin của AP về chiếc trực thăng rơi tại Hạ Lào:

“Vào ngày thứ ba của cuộc hành quân 719 Lam Sơn (10 Tháng Hai, 1971), một trực thăng UH-1 Huey của VNCH bị bắn rơi tại Hạ Lào. Tất cả những người có mặt trên chuyến bay này đều bị tử nạn, gồm Ðại Tá Cao Khắc Nhật trưởng phòng 3, Trung Tá Phạm Vi, trưởng phòng 4 thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, hai phi công là Trung Úy Nguyễn Diếu, Trung Úy Tạ Hòa và hai nhân viên phi hành đoàn là T.S. Cơ Khí Nguyễn Hoàng Anh, H.S. Xạ Thủ Trần Công Minh thuộc Không Ðoàn 41-Phi Ðoàn 213-Sư Ðoàn 1 Không Quân đóng tại Ðà Nẵng. Trên chuyến bay này còn có 4 phóng viên Mỹ là Larry Burrows của tờ Life, Henri Huet của AP, Kent Potter của UPI và phóng viên người Nhật Keisaburo Shirnamoto của tờ Newsweek.”

 Phạm Tín An Ninh

---oo0oo--- 

 

Đang tản bộ trong một công viên ở London với mấy đứa cháu ngoại, tôi bất ngờ nhận được tin nhắn từ Việt Nam qua Viber. Khi ấy ở Việt Nam đúng 11 giờ trưa ngày 28.7.2019:

– Cháu đã nhìn thấy ngọn núi Tiền Đồn 5 ngay trước mặt và đang chuẩn bị vượt con suối để đến đó, chỉ còn cách chừng hơn một cây số.

Page 2 of 8