Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai

Collapse
X

Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai

    CAO BẰNG



    Diện tích: 6.690,71 km2.
    Dân số (2004): 527.055 người.
    Tỉnh lỵ: Thị xã Cao Bằng.
    Các huyện: Bảo Lạc, Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hòa An, Quảng Hòa, Hạ Lang, Thạch An.
    Dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Mông, Việt (Kinh), Hoa, Sán Cháy...

    Cao Bằng là một tỉnh miền núi ở phía Bắc Bắc Bộ. Phiá bắc và phía đông Cao Bằng giáp Trung Quốc, phiá tây giáp Tuyên Quang và Hà Giang, phia nam giáp Bắc Cạn và Lạng Sơn. Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp vì vậy giao thông giữa các huyện trong tỉnh bị hạn chế. Cao Bằng có khí hậu ôn đới. Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình mùa hè là 25 - 28° C, mùa đông là 16 - 17° C. Một số vùng núi cao như Trùng Khánh, Trà Lĩnh về mùa đông có tuyết rơi.

    Nhìn chung khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi, du lịch. Từ Hà Nội theo quốc lộ 3 đến thị xã Cao Bằng khoảng 272 km (170 miles).

    Hai con sông chính là sông Bằng Giang và sông Gầm. Sông Bằng Giang từ biên giới Trung Hoa chảy sang, gặp hai sông Nà Giang và Dẻ Rao ở An Hòa, gặp sông Hiền và sông Cửu, rồi hợp với sông Ba Vọng từ Trùng Khánh đổ xuống. Sông Gầm có hai chi lưu là sông Neo và Nho Quế chảy ngang tỉnh dài 50 cây số. Ngoài ra, còn có sông Năng, sông Quảy Sơn (có khúc chia làm hai, chảy xuống khe núi tạo thành thác Bản Giốc).

    Vì là miền núi cao nên chỗ đất bằng của tỉnh cũng ở cao độ 190 thước. Các ngọn núi cao trong tỉnh là Pia Đa 1.980 thước, núi Pia Quắc 1.931 thước, Pia Pioc 1.575 thước, và nhiều ngọn núi trên 1.000 thước. Đèo cao cũng nhiều: đèo Pia Quắc 1.360 thước, đèo Gió 804 thước, đèo Cao Bắc 810 thước, đèo Mã Phục 620 thước.



    LAI CHÂU




    Diện tích: 17.133 km2.
    Dân số (2004): 624.912 người.
    Tỉnh lỵ: Thị Xã Điện Biên Phủ
    Các huyện: Thị xã Lai Châu, Mường Tè, Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Lay, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên, Điện Biên Đông.
    Dân tộc: Thái, Mông, Việt (Kinh), Khơ Mú, Hà Nhí, Gáy, La Hủ, Lào, Cống, Mảng, Phù Lá, Kháng, Si La...

    Lai Châu là tỉnh ở phía cực Tây và rộng nhất miền Bắc nước ta, với diện tích 19.800 cây số vuông, hầu hết là rừng núi với địa thế phức tạp hiểm trở, bao gồm những thung lũng dọc theo sông Đà (Hắc Giang) và các chi lưu của sông này. Tỉnh Lai Châu có phía Bắc giáp Vân Nam của Trung Hoa, phía Tây và Nam giáp Ai Lao, phía Đông giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Sơn La. Tỉnh lỵ Lai Châu cách Hà Nội 468 cây số về hướng Tây - Bắc.

    Về hình thể, Lai Châu gồm những dãy núi chạy dài theo hướng Tây - Bắc và Đông - Nam. Những núi cao đáng kể là Pu Xi Lung 3.076 thước, Pu Đen Đin 1.885 thước và Pu San Cáp 1.904 thước. Giữa những dãy núi là các thung lũng như Nậm Na, Nậm Mức, sông Đà, Điện Biên, Nậm Xo, Bính Lư.

    Thủy lộ chính của Lai Châu là sông Đà, phát nguyên từ núi rừng Vân Nam, chảy qua Lai Châu rồi đổ xuống Sơn La. Chi lưu phía tả ngạn là sông Nậm Na, hữu ngạn là sông Nậm Nhía. Tỉnh có trên 3.000 sông suối lớn nhỏ, sông thường dốc và chảy từ nhiều ghềnh thác. Lai Châu còn có những suối nước nóng ở Ngọc Chén, Bản Ni, Bản Ni Hà.

    Khí hậu thung lũng Lai Châu rất ấm áp và nóng vào mùa Hè, tương đối tốt ở vùng cao nguyên nhưng rất lạnh trên vùng núi cao vào mùa Đông.

    Về giao thông hai quốc lộ 6 và 12 giữ vai trò quan trọng, nối Lai Châu với các tỉnh khác.



    LẠNG SƠN


    Diện tích: 8.305,21 km2.
    Dân số (2004): 754.643 người.
    Tỉnh lỵ: Thị xã Lạng Sơn.
    Các huyện: Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập.
    Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Ngái.

    Địa thế Lạng Sơn có những cao độ thay đổi từ 100 thước đến 1.009 thước. Phía Đông - Bắc thành phố Lạng Sơn là dãy núi Mẫu Sơn cao 1.500 thước chế ngự cả thung lũng sông Kỳ Cùng. Phía Đông - Nam cũng có một dãy núi trung bình cao 700 thước. Phía Tây và Tây - Nam có dãy núi Cao Kinh cao 600 thước. Phía Đông và phía Bắc là những dãy núi đá bao trùm thung lũng Thất Khê và làm thay đổi hướng sông Kỳ Cùng.

    Sông Kỳ Cùng là sông chính của tỉnh, dài 170 cây số, bắt nguồn từ Hải Ninh, chảy tới theo hướng Đông Nam - Tây Bắc cho đến châu Điềm He. Từ đây, giòng sông chảy theo hướng Tây - Bắc cho tới Na Sầm rồi chảy vào đồng bằng Thất Khê, theo hướng từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam, ngược hẳn với hướng lúc mới vào địa phận Lạng Sơn. Rồi sông chảy bao quanh dãy núi Khao Kỳ cho đến biên giới Hoa - Việt và chảy thẳng sang Trung Hoa đổ vào sông Bằng Giang ở Long Châu. Sông Kỳ Cùng có nhiều sông nhánh, nhưng chỉ có hai sông đáng kể là sông Bắc Giang dài 54 cây số và Ba Khê dài 30 cây số. Sông Thương cũng khá quan trọng, dài 80 cây số, có hai chi lưu là sông Rồng dài 30 cây số và sông Trung dài 50 cây số.

    Khí hậu Lạng Sơn lạnh hơn tỉnh Hải Ninh vì ở xa bờ biển hơn và chịu ảnh hưởng nhiều của địa thế vì Lạng Sơn ở vị trí khá cao, ở mức bình nguyên cao độ còn trên 270 m (810 ft). Khí hậu trung bình 21,7° C. Về giao thông, hai quốc lộ 1 và 4 nối Lạng Sơn với các tỉnh lân cận và đi qua Trung Hoa.





    LÀO CAI





    Diện tích: 8.044 km2.
    Dân số (2004): 616.500 người.
    Tỉnh lỵ: Thị xã Lào Cai.
    Các huyện: Thị xã Cam Đường; huyện: Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Sa Pa, Bảo Yên, Than Uyên, Văn Bàn.
    Dân tộc: Việt (Kinh), H'Mông, Tày, Nùng, Dao, Thái, Giáy, Lự, Bố Y, Kháng, La Chí, Phù Lá (Xá Phó), Hà Nhì, Mường, La Ha...

    Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới. Phía Bắc giáp Vân Nam (Trung Quốc) với 230 km (144 miles) đường biên, phía tây giáp Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp Yên Bái và Sơn La.

    Địa hình của tỉnh gồm có núi, đồi và thung lũng. Hệ thống sông suối của tỉnh Lào Cai chằng chịt, lắm thác ghềnh. Lào Cai có đường giao thông huyết mạch nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Việt Nam nên Lào Cai có vị trí quan trọng cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự. Khí hậu chia ra làm nhiều vùng. Ở các vùng thấp: khí hậu mang tính chất nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm ở các vùng này khoảng chừng 20 - 22° C. Ở các vùng cao từ 700 m (2,100 ft) trở lên: khí hậu mang tính chất bán nhiệt đới pha ôn đới. Nhiệt độ trung bình năm từ 18 - 28° C, riêng ở Sa Pa (Lào Cai) có khi nhiệt độ xuống dưới 0° C và có mưa tuyết.

    Lào Cai có nhiều dải rừng lớn, rừng có nhiều gỗ quý như pơmu, lát hoa, chò chỉ... Nhiều cây dược liệu và các loại động vật quý hiếm như lợn rừng, hổ, báo, hươu, nai...

    Tỉnh Lào Cai không chỉ giàu về tài nguyên thiên nhiên mà còn có nhiều cảnh đẹp tự nhiên như ruộng bậc thang bên sườn núi, mùa đông các đỉnh núi cao luôn có tuyết phủ trắng xoá, mùa xuân có hoa đào nở rộ khắp núi đồi. Lào Cai có nhiều hang động và danh thắng đẹp, có Sa Pa nơi nghỉ mát lý tưởng về mùa hè...

    Last edited by PS khoá 72G; 12-30-2008, 05:58 PM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X