Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thành lập Phi Đoàn 217

Collapse
X

Thành lập Phi Đoàn 217

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thành lập Phi Đoàn 217


    Thành lập Phi Đoàn 217
    Giai đoạn H-34

    Trần Phước Hội




    Từ lúc khởi thủy, Không Quân Việt Nam đã nhận viện trợ của các nước Đồng Minh, đặc biệt là Pháp và Hoa Kỳ. Bắt đầu là ngành quan sát, nhận phi cơ Morane Saulnier MS-500 để trang bị cho Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân – Nha Trang và Phi Đoàn 1 Quan Sát. Kế đến là phi cơ Marcel Dassault MD-315, để thành lập Phi Đoàn Tác Chiến&Liên Lạc (1ier GCL).
    Nhưng nhiều hơn hết là các phi cơ Hoa Kỳ cho Không quân Pháp mượn sử dụng trong cuộc chiến Đông Dương (1945-1954) để trang bị cho các phi đoàn vận tải Béarn, Sénégal, Franche-Comté hoặc là phi đoàn khu trục Provence, Artois, Gascogne.v.v... Các phi cơ này lần lượt được chuyển giao cho Không Quân Việt Nam, dưới hình thức Chương trình Viện trợ Hổ Tương Quốc Phòng (Multual Defense&Assistance Program, viết tắt là MDAP). Đó là 40 chiếc C-47 và 25 phi cơ F-8F có mang 4 chữ MDAP bên hông trái động cơ.
    Riêng ngành trực thăng, lúc ban đầu chỉ có một Phi đội Tản Thương (Medivac) gồm 6 chiếc H-19 và một chiếc Hiller, đồn trú tại Heliport Tân Sơn Nhất. Phi đội này đã tham dự Trận Điện Biên Phủ, được di chuyển từ phi trường Bạch Mai về Sài Gòn vào cuối năm 1954.

    Giữa năm 1958, Phi Đoàn 1 Trực Thăng được chính thức thành lập. Các phi cơ H-19 được thay thế bằng phi cơ Sikorsky H-34 mới nguyên xi, chế tạo tại bang Connecticut, đọt đầu gồm 10 chiếc H-34, được tàu chở từ Mỹ sang bến cảng Sài Gòn, phi cơ để nguyên chiếc, 4 cánh quạt chính (main blades) được xếp xuôi theo thân phi cơ. Từ bến Nhà Rồng (Messageries Maritimes), phi cơ được kéo theo lộ trình bến Bạch Đằng - đường Hai Bà Trưng - đại lộ Chi Lăng, rồi vào cổng Lăng Cha Cả (sau này gọi là cổng Phi Long). Vì phi cơ được kéo ban đêm, có cảnh sát gát chận các ngã tư nên không bị kẹt đường...
    Riêng Phi Đoàn 217 là một trường hợp đặc biệt. Vì US Marine Corps. Có chủ trương thay thế H-34 bằng các loại trực thăng khác lớn hơn như Skycrane S-56, nên họ chuyển giao cho KQVN nguyên một phi đoàn đang hành quân tại Đà Nẵng...

    I. TIẾN TRÌNH THÀNH LẬP

    Ngày 2 tháng Giêng năm 1964, một toán sĩ quan, cán bộ chỉ huy từ Tân Sơn Nhất ra Đà Nẵng, để xúc tiến việc thành lập Phi Đoàn 217. Toán này gồm 5 người, đã từng phục vụ tại Phi Đoàn 211, với các chức vụ được chỉ định như sau:
    1/. Đại úy Ông Lợi Hồng, Chỉ huy Trưởng Phi Đoàn
    2/. Trung úy Mai Văn Hải, Chỉ huy Phó
    3/. Thiếu úy Nguyễn Văn Phú Hiệp, Sĩ quan Hành Quân
    4/. Thiếu úy Hồng Văn Tý, Sĩ quan An Phi
    5/. Chuẩn úy Trần Phước Hội, Sĩ quan Kỹ Thuật
    Chúng tôi làm việc với các sĩ quan đối tác sau đây:
    1/. Major Bradon, Phi đoàn Trưởng
    2/. Captain Rawlins, Sĩ quan Bảo Trì Phi cơ
    3/. Gunnery Segeant Elliot, Sĩ quan Điều Hành

    Phi đoàn đồn trú trong những dãy nhà dã chiến bằng ván ép, nhưng đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ. Bải đậu trực thăng nằm về phía Nam phi đạo, gần Sở Cứu Hỏa, Căn cứ Không Quân Đà Nẵng.
    Theo kế hoạch dự trù, KQVN sẽ gởi 30 sĩ quan hoa tiêu trực thăng, thuộc Khóa 16 Võ bị Quốc Gia Đà Lạt, và 10 sĩ quan trừ bị tốt nghiệp trường Võ khoa Thủ Đức đi bay “team” với các hoa tiêu USMC, để trở thành hoa tiêu chính (1st pilot) trên H-34. Các sĩ quan hoa tiêu này, một số tốt nghiệp từ Hoa Kỳ, một số vừa mản khóa hoa tiêu H-19 do Phi đoàn 917 USAF huấn luyện tại Heliport Tân Sơn Nhất.
    Ngoài ra, một toán 50 cơ khí viên vừa tốt nghiệp khóa Sơ đẳng Bảo Trì Phi cơ do USAF dạy tại Heliport Tân Sơn Nhất, cũng được gởi ra đơn vị USMC thực tập. Đây là các cơ trưởng nòng cốt của Phi Đoàn 217 trong tương lai, mà tôi có trách nhiệm huớng dẫn và theo dõi việc học tập.

    II. PHI CƠ & VẬT LIỆU

    Như đã nói ở phần trên, Phi đoàn 217 được trang bị 24 phi cơ H-34 tương đối còn mới, lại được bảo trì theo tiêu chuẩn cao của USMC. Họ không có kho tiếp liệu trên đất liền, mà chỉ có “Tàu Công Xưởng” của Đệ Thất Hạm Đội, đậu ngoài khơi biển Nam Hải. Khi cần bộ phận thay thế (spare parts), hệ thống viễn liên sẽ thỉnh cầu ra tàu Công Xưởng. Cơ phận sẽ được mang vào đất liền trong vòng 24 giờ. Tại đơn vị chỉ có một kho “vật liệu điều hành” (bench stock), nên phi đoàn có di động tính rất cao, có thề di chuyển bất cứ nơi nào trong vòng 24 giờ.

    III. BÀN GIAO

    Sau 12 tuần lễ huấn luyện, các sĩ quan hoa tiêu đã tốt nghiệp khóa Hoa Tiêu Chánh và Xác định Hành Quân trên H-34.
    Một buổi lễ Bàn Giao được tổ chức long trọng tại Đà Nẵng, dưới sự đồng chủ tọa của Thiếu tướng Tôn Thất Xứng. Tư Lệnh vùng I Chiến Thuật, và Đại tá Merchant, Tư lệnh Không Đaòn 364th USMC. Thiếu tá Bradon, nhân danh Phi đoàn Trưởng, đã trao cờ hiệu cho Đại úy Ong Lợi Hồng, tân Chỉ huy Trưởng Phi Đoàn 217. Phi đoàn đã chọn huy hiệu là Thần Điểu, có hình con diều hâu xòe cánh trên nền một ngôi sao lớn tượng trưng cho Không Quân. Tưởng cũng nên nói thêm, huy hiệu này do Thiếu úy Hồng Văn Tý vẽ, vì anh có hoa tay. Cho đến giữa năm 1964, Không Quân Việt Nam có được 4 phi đoàn trực thăng là: Phi đoàn 211 Thần Chùy, Phi đoàn 213 Song Chùy, Phi đoàn 215 Thần Tượng, Phi đoàn 217 Thần Điểu.

    IV. DI CHUYỂN VỀ TÂN SƠN NHẤT

    Sau lễ bàn giao, Phi đoàn 217 được lệnh di chuyển về Tân Sơn Nhất, tam trú tại Heliport chung với Phi đoàn 211, để chờ ngày đồn trú vĩnh viễn tại Phi trường Bình Thủy. Cuộc di chuyển được chia làm hai đợt:
    Đợt 1: Ngày N, 12 chiếc H-34 cất cánh từ Đà Nẵng, bay theo bờ biển về Sài Gòn, sau khi ghé đỗ xăng và dùng cơm trưa tại Nha Trang. Trên mỗi chiếc có hai cơ khí viên đi theo để phục vụ...
    Đợt 2: Ngày N+2, Một số Trưởng phi Cơ được chia trở ra Đà Nẵng bằng phi cơ vận tải, để đem số phi cơ H-34 còn lại về Tân Sơn Nhất. Có một chiếc phải “nằm ụ” lại một tuần, vì chờ cơ phận thay thế, trong Không Quân gọi là tình trạng NORS (Not Operational Ready for Supply).
    Như vậy, tất cả 24 phi cơ đều bay về Tân Sơn Nhất an toàn, không trở ngại đáng kể.
    Theo thông lệ của USMC, chiếc xe Jeep do Phi đoàn Trưởng sử dụng cũng được chuyển giao luôn cho đơn vị mơói. Vì tôi là người sau cùng rời đơn vị, nên có bổn phận áp tải một số vật liệu và hồ sơ phi cơ về Sài Gòn. Một chiếc Cargo C-130 của USAF đậu chờ sẳn, bửng sau hạ xuống. Tôi từ từ lái chiếc Jeep lùn lên phi cơ, màu xanh rằn ri của USMC vẫn còn để nguyên
    Sau khi phi cơ C-130 đáp tại Tân Sơn Nhất, tôi lái xe về Phi Đoàn 217, trình diện Thiếu tá Hống vừa mới được thăng cấp, cặp lon vẫn còn ướt sủng rượu champagne. Trong thế đứng nghiêm, tôi báo cáo: “Mission terminée, mon Commandant!” Thiếu tá Hồng vui vẽ bắt tay tôi và cấp cho 3 ngày phép để nghỉ xã hơi.

    V. DI CHUYỂN VỀ BÌNH THỦY

    Ở Tân Sơn Nhất được vài tháng, Phi đoàn 217 bay phối hợp hành quân với Phi đoàn 211, trong các công tác tải thương và tiếp tế tiền đồn. Đó cũng là thời điểm KQVN được huấn luyện để chuyển quân theo chiến thuật “trực thăng vận”, mà quân đội Hoa Kỳ đang thí nghiệm ở chiến trường Việt Nam. Vào lúc này, Trung úy Trương Thành Tâm được bổ nhiệm Sĩ quan Phụ tá Hành Quân và Trung úy Nguyễn Tùng Sĩ quan Huấn Luyện. Vào tháng 6 năm 1964, khi phi trường Bình Thủy vừa hoàn tất, cả hai Phi đoàn 211 và 217 được di chuyển về để đồn trú vĩnh viễn tại nơi đây.
    Ngày phi đoàn nhổ trại để về đồng bằng sông Cửu Long, tôi vào đơn vị thật sớm, để đôn đốc việc kiểm soát tiền phi, xăng nhớt...
    Khi phi cơ rời bến đậu, tôi đứng cạnh hangar, lưu luyến nhìn từng chiếc một cất cánh cho đến khi tất cả đều lên trrời. Nỗng nhiên lòng tôi cản thấy chùng lại, liên tưởng đến cuốn phim “Ce n’est qu’un aurevoir” đã được chiếu tại các rạp ciné Sài Gòn vào đầu thập niên 60. Truyện phim mô tả cảnh Đại tướng Eisenhower về thăm trường cũ West Point sau khi chiến thắng mặt trận Âu Châu trở về cuối Đệ Nhị Thế Chiến. Trong buổi lễ chào cờ, người ta dìu ra một ông lính già, ngực đeo đầy huy chương, tướng đi lom khom. Người sĩ quan ấy chính là huấn luyện viên “Drill Sergeant”, ngày xưa đã từng dẫn dắt Đại tướng Eisenhower đi thực tập, lúc ông còn là sinh viên sĩ quan.
    Khi 24 chiếc trực thăng lấy “cấp” bay về hướng Nam, mắt tôi theo dỏi cho đến khi phi cơ mất dạng cuối chân trời...

    Bỗng dưng tôi tự nhủ thầm: “Ce n’est qu’un aurevoir!” Chỉ là tạm biệt thôi!

    Tôi viết trang ký ức này để tưởng nhớ đến cố Đại tá Ong Lợi Hồng, cựu Chỉ huy Trưởng Phi Đoàn 217, cựu Tư lệnh Phó Sư Đoàn 4 Không Quân, vừa từ trần tại Houston, Texas. Ngày 24 tháng 7 năm 2003.
    Ainsi soit-il, Amen!

    Trần Phước Hội
    Sĩ Quan Bảo Trì Phi Cơ
    PD217 Thần Điểu - KQVN







Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X