Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tiến thoái lưỡng nan_ Việt Nam trước căng thẳng biển Đông

Collapse
X

Tiến thoái lưỡng nan_ Việt Nam trước căng thẳng biển Đông

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tiến thoái lưỡng nan_ Việt Nam trước căng thẳng biển Đông


    Tiến thoái lưỡng nan của Việt Nam trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và TQ

    Trong cuốn sách mới nhất của Hugh White, “Sự lựa chọn của Trung Quốc: Tại sao Mỹ nên chia sẻ quyền lực”, giáo sư Úc lập luận rằng, vì lợi ích hòa bình trong khu vực, Hoa Kỳ và Trung Quốc nên chia cắt châu Á ra. Đặc biệt, một cựu quan chức quốc phòng cho rằng Hoa Kỳ nên xem xét nhượng Đông Dương cho Trung Quốc.

    Đề nghị đó đã gây ra một cơn giận lan rộng khắp khu vực, ít nhất là từ Việt Nam, vì nước này có mối quan hệ lịch sử lâu đời với Trung Quốc.

    Nhưng nếu một người có quan điểm hiện thực cứng đầu có thể lập luận rằng Việt Nam được gộp vào trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc cũng không phải là điều không đúng. Vì suy cho cùng, Trung Quốc đã từng đô hộ Việt Nam bốn lần từ giữa các thế kỷ đầu tiên đến thế kỷ 15.

    Trong cuộc chiến tranh Việt Nam vào cuối thập niên 1960, cộng sản Trung Quốc đã đổ viện trợ quân sự và kinh tế vào Bắc Việt Nam để giúp chống lại Hoa Kỳ, dẫn đến việc mô tả mối quan hệ giữa hai đảng như “môi và răng”.

    Tuy nhiên, “môi và răng” đã trở thành một trường hợp nghiêm trọng của bệnh viêm lợi và sâu răng. Năm 1971, Bắc Kinh thiết lập lại mối quan hệ hữu nghị với Washington nhằm tạo khúc dạo đầu cho một cuộc tấn công biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1979.

    Năm 1988, hai nước đã đụng độ tại Johnson South Reef ở quần đảo Trường Sa. Các cụôc va chạm vẫn tiếp diễn cho đến hôm nay, giữa lúc Hà Nội và Bắc Kinh tiếp tục tranh cãi về lãnh thổ ở Biển Đông.

    Sau đó, một số vẫn thắc mắc rằng mối quan hệ giữa Việt-Trung ngày nay không có điều gì phức tạp. Tim Huxley, Giám đốc văn phòng Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại châu Á, chia sẻ rằng Việt Nam đã mất một thiên niên kỷ để chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Đưa Việt Nam vào quỹ đạo của Trung Quốc sẽ tương đương với việc “bắt đầu một cuộc chiến tranh”, ông nói thêm.

    Cựu nhà báo Robert Templer của hãng Agence France-Presse cũng bày tỏ quan điểm tương tự trong cuốn sách của ông “Shadows and Winds” xuất bản năm 1999, rằng lịch sử chính thức của Việt Nam cũng luôn “nhấn mạnh tầm quan trọng” của sự phản kháng đối với Trung Quốc.

    Ông trích dẫn một ví dụ của Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo Việt Nam đã từng có nhiều năm sống ở Trung Quốc. Khi hỏi liệu Việt Nam sẽ được tốt hơn trong năm 1945 dưới sự ảnh hưởng của quân đội Quốc dân Chiang Kai-shek hoặc kêu gọi Pháp trở lại Việt Nam, câu trả lời nổi tiếng của ông rằng “thà đi với Pháp trong một vài năm còn hơn là đi với Trung Quốc trong một ngàn năm tới”.

    Mặc dù phải đối mặt với mối đe dọa hiện ra lờ mờ từ một Trung Quốc đang lên, nhưng Việt Nam vẫn không mất hết hy vọng về ý tưởng địa chính trị của họ.

    Ngoại giao hiện hành và tham gia “không lựa chọn” nước nào giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Hà Nội thời gian qua đã làm ra vẻ như đoàn kết với Bắc Kinh. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, hai bên đã có các cơ chế quản lý mạnh mẽ mối quan hệ của họ, với hơn 100 đoàn đại biểu trao đổi qua lại hàng năm. Trung Quốc hiện nay cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

    Việt Nam cũng đã tìm cách sửa chữa và xây dựng mối quan hệ với Hoa Kỳ nhằm bảo vệ chiến lược chống lại Trung Quốc. Họ cho phép các tàu hải quân Hoa Kỳ đến thăm các cảng tại đây. Hồi tháng Sáu vừa qua, Việt Nam đã tổ chức một chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta, báo hiệu mối quan hệ giữa hai nước đang đạt đến một cấp độ mới.

    Tuy nhiên, tham gia với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng đều có các giới hạn. Dù ít nhiều Việt Nam cũng đã gây sự ngờ vực theo linh cảm của người Trung Quốc sau gần một thiên niên kỷ của lịch sử, và mất lòng tin đối với người Mỹ sau cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt.

    Đây là nơi mà tấm ván thứ hai trong chiến lược của Hà Nội được ra mắt – giăng lưới.

    Bằng cách khóa chặt Trung Quốc vào mạng lưới của các tổ chức khu vực như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) – Việt Nam hy vọng các chỉ tiêu này có thể giúp buộc gả khổng lồ Gulliver bằng mạng dây Lilliputian.

    Cách giăng lưới này không phải điều gì mới mẻ. Năm 1992, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Hồng Thạch đã viết trong tờ The Business Times: mối quan hệ Việt-Trung cần được dồn vào trong “mạng lưới lợi ích kinh tế và chính trị lớn hơn”.

    Trong năm 2010, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã khuấy mạnh để Trung Quốc không có lối ra khi bà tuyên bố trong một cuộc họp ARF tại Hà Nội: Washington sẵn sàng đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán đa phương để giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông.

    Một số nhà phân tích nghi ngờ tuyên bố của bà Clinton đã được hỗ trợ một phần bởi vị trí của Hà Nội là Chủ tịch ASEAN trong năm đó. Buộc Trung Quốc tham gia vào các cuộc đàm phán đa phương sẽ tăng cường vị trí của các quốc gia nhỏ hơn, chẳng hạn như Việt Nam và Philippines.

    Tại cuộc họp ASEAN gần đây tại Phnom Penh, Việt Nam đã nhấp lại vị thuốc đắng của riêng mình. Trung Quốc đã sử dụng ảnh hưởng của họ để buộc Campuchia – Chủ tịch ASEAN – ngăn chặn việc ban hành một thông cáo chung đề cập đến Biển Đông.

    Đó là một cuộc đảo chính ngoại giao đối với Trung Quốc. Nhưng chiến thắng đó đã làm dấy lên những lo ngại trong khu vực về sự tham vọng của Trung Quốc, và bộ trưởng ngoại giao của Bắc Kinh đã phải nhanh chóng tiến hành thăm một số nước trong khu vực nhằm hạ nhiệt tình hình.

    Về lâu dài, chiến lược kép với nỗ lực tham gia và giăng lưới của Hà Nội có thể sẽ gặt hái được một số cổ tức. Tuy nhiên, chiến lược kép chỉ có thể kéo dài nếu Hà Nội không cần phải lựa chọn giữa Bắc Kinh và Washington.

    Một số ý kiến cho rằng những căng thẳng gần đây ở Biển Đông có thể buộc Việt Nam phải sớm lựa chọn một trong hai cường quốc nêu trên.

    Chẳng hạn như Philippines, nước đã bị lôi vào cuộc tranh chấp ngoại giao với Trung Quốc ở Biển Đông, thì rõ ràng họ đang cố gắng tập trung xây dựng liên minh quân sự với Hoa Kỳ.
    Việt Nam tăng những hoạt động với quân đội Hoa Kỳ có thể dẫn đến kêu gọi trợ giúp của chú Sam [Hoa Kỳ] nếu xung đột xảy ra với Trung Quốc.

    Giáo sư White cũng ám chỉ đến điều này trong cuốn sách gần đây của ông. Trong một kịch bản nào đó, nếu Việt Nam và Trung Quốc đụng độ nhau trên Biển Đông thì Hà Nội sẽ kêu gọi sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Điều này có thể nhanh chóng tạo thêm căng thẳng và rủi ro dẫn đến chiến tranh hạt nhân giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

    Đó là tình thế tiến thoái lưỡng nan của Hà Nội nếu một lần nữa họ chống lại Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông. Họ sẽ tìm thấy chính họ trong một tình huống Catch-22 – kêu gọi sự giúp đỡ của Mỹ và tạo nguy cơ để chiến tranh leo thang, hoặc ngã hẳn về Trung Quốc và một lần nữa phải đối mặt với nguy cơ bị hút vào quỹ đạo của phương Bắc.



    William Choong. The Strait Times
    Last edited by Saigonsky; 09-19-2012, 02:38 PM.
    TRỜI SÀI GÒN chưa bao giờ là trời thế giới
    Quá khứ vàng son đủ để làm mới tương lai???


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X