Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin Mạ Tha Thứ Cho Con!

Collapse
X

Xin Mạ Tha Thứ Cho Con!

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin Mạ Tha Thứ Cho Con!

    Xin Mạ Tha Thứ Cho Con!
    Yêu thương gửi các con các cháu

    Võ Ý


    ÔNG QUẢNG TRỞ VỀ Cali sau ba tháng phụ cô em chăm sóc mẹ già tại Đà Nẵng. Hình ảnh cái giường, chiếc xe lăn, chiếc ghế có gắn bô nước dưới chỗ ngồi để Mạ xử dụng, cứ lởn vởn trong đầu ông.

    Về lại Mỹ, mỗi ngày ông hít thở không khí trong lành, thức ăn đồ uống trong lành, muốn đi đâu đều có phương tiện an toàn, nhưng ông vẫn cảm thấy có cái gì trống vắng vô vị. Những ngày bên Mạ, nói cho cùng là những ngày hạnh phúc và ý nghĩa nhất trong đời ông. Ông thực sự ái ngại cho cô em, đã luống tuổi lại đơn chiếc, khó bề chăm sóc chu đáo cho Mạ được.

    Một tuần sau ngày ông Quảng rời Đà Nẵng thì vợ chồng ông anh cả và cháu đích tôn Anh Sơn từ Houston bay về quê thăm nội. Trước chuyến đi, ông Quảng có gợi ý với cháu Sơn là cháu có thể nghỉ qua đêm ở khách sạn ngoài bờ biển gần nhà, vì nhà nội không đủ tiện nghi mà thời tiết tháng lại rất nóng. Nhưng khi gặp lại nội sau hơn 15 năm xa cách, tình cảm giữa bà cháu ngày xưa dâng trào và cháu Sơn thấy không thể xa rời nội được, cháu quyết định nghỉ đêm cạnh bên nội và điều đó làm ông Quảng thấy nể đứa cháu gọi bằng chú. .

    - Thế cháu nghỉ tại nhà nội hay khách sạn?
    - Cháu phải ở bên nội, thưa chú!
    - Cháu ngủ trên gác ?
    - Không, cháu nằm trên cái futon kê sát bên giường nội để giúp nội khi cần!

    Nghe cháu trả lời như vậy, ông Quảng nấc nghẹn. Ông nói trong nước mắt, chú cám ơn cháu đã yêu thương và lo lắng cho nội. Qua máy điện thoại, hình như Anh Sơn cũng sụt sùi theo:

    - Thưa chú, chú đừng khóc chớ. Chú khóc làm cháu khóc theo rồi!
    - Cháu nhớ nhắc khéo với ba cháu là tránh lớn tiếng với nội, kẻo không sẽ ân hận như chú đó nghe!

    CỤ BÀ TÂM THÍ có ba người con, hai trai một gái. Hai ông con trai tị nạn ở Mỹ, còn cô út, góa chồng từ sau 1975, lo phụng dưỡng Mạ từ đó đến nay. Cô hy sinh chuyện riêng, từ giả 3 đứa con và 7 đứa cháu nội lẫn ngoại ở Sàigon để ra Đà Nẵng lo chăm sóc mẹ già. Hai ông anh thì chỉ việc gởi tiền về hàng tháng cho cô em lo thuốc thang cơm cháo cho mẹ.
    Của tuy một đồng nhưng công một lượng!

    Đầu năm Canh Dần 2010, cô út và ông ba Quảng đứng ra tổ chức Lễ Mừng Đại Thọ 100 tuổi cho mẹ tại Đà Nẵng. Điều đáng mừng là cụ bà Tâm Thí tham dự Lễ Đại Thọ trong điều kiện sức khỏe khả quan.

    Qua năm sau, năm 2011, sức khỏe của cụ suy giảm thấy rõ, hai bàn chân bắt đầu sưng húp, cụ khó ngủ và hay đi tiểu đêm. Thời may, có cô Ái, cô em bên chồng của cô út, tình nguyện chăm sóc cho cụ đến cuối đời. Nhân trên đường đi chợ, cô tiện đường ghé thăm cụ sau bao năm xa vắng vì bận sinh kế. Cô thăm cụ ngay sau khi Ban Hộ niệm Hoa Sen chấm dứt niệm thánh hiệu A-Di-Đà trong 9 ngày liền để cầu an cho cụ, vì vậy mà anh em ông Quảng gọi cô Ái là “sứ giả của Tịnh Độ”.

    Cháu Anh Sơn làm thợ tiện cho một hãng khai thác dầu khí, cháu xin được hai tuần nghỉ phép. Cháu ở với nội hơn một tuần và sau đó sẽ về Sài Gòn để chuẩn bị bay về Houston để làm việc. Cháu đi rồi, sẽ để lại cho Nội thêm một khoảng trống thương nhớ trông chờ....Vợ chồng ông anh cả về với cụ được 4 tuần. Sự hiện hữu liên tục của các con các cháu sẽ là liều thuốc tiên giúp cụ cảm thấy an vui.

    Sức khỏe của ông trưởng nam không được tốt do thị lực rất kém nên đi đứng khó khăn. Ông bị thương hư một mắt kể từ trận đầu tiên vào năm 1963 tại Quảng Tín khi vừa mới tốt nghiệp khóa Sĩ quan Đà Lạt. Sự có mặt của ông bên bà cụ như vậy là tốt rồi, còn mọi sự chăm sóc thì trông nhờ vào hai cô. Cô út bị chứng thấp khớp, hai tay không giơ cao quá đầu, nên việc chăm sóc cho bà cụ cũng gặp khó khăn, may nhờ có cô Ái nên cũng tạm ổn.

    Kể ra, cuộc đời của cụ bà Tâm Thí (Pháp danh của cụ) toàn là ly biệt và cơ cực. Góa bụa từ năm 1945 khi cụ vừa tròn 30 tuổi, hai ông con trai thì đáp lời sông núi từ năm 1960, sau 1975 thì bị tù đày rồi tạm cư nước ngoài. Thân cò đơn chiếc, một thân một mình lặn lội nuôi con thờ chồng, sự cơ cực như đã thấm sâu vào xương tủy nên cụ không bao giờ dám ăn cho hết những món ăn dành cho cụ mà thường dành lại một chút, như thể tích cốc phòng cơ. Cụ luôn giữ gìn gói quần áo bên gối, như thể tích y phòng hàn. Các con mua đủ giấy napkin cho cụ dùng, nhưng do tính tiết kiệm, cụ thường xé nhỏ và đương nhiên là không thể lau sạch được gì với vụn giấy như vậy. Ông Quảng tỏ ra bực mình trước thói quen nầy và có lần ông lớn tiếng với cụ, cụ không nói, nhưng hai mắt lộ nét u buồn.

    Nhớ thời còn học tiểu học, nhiều lúc Mạ không cho ông đủ số tiền ông cần, ông đã giận dỗi ném tung cả nắm tiền ít ỏi mà Mạ đã tần tảo dành dụm được. Ông không còn nhớ lúc đó mắt Mạ có đượm buồn như vậy hay không...

    NHỮNG LẦN VỀ thăm mẹ trước đây, ông Quảng thường nghỉ trên gác thượng. Ông cảm thấy xấu hổ khi biết cháu Anh Sơn quyết định ngủ trên futon kê cạnh giường nội “để giúp đở nội khi cần”. Giọt nước mắt xúc động về lòng thương cảm của đứa cháu đối với bà cũng là giọt nước mắt ăn năn về sự hời hợt của một đứa con đối với bậc sinh thành.

    Ông Quảng hẹn với lòng là lần về Đà Nẵng tới, ông sẽ nghỉ đêm trên chiếc futon kề gần giường Mạ như cháu Anh Sơn đã làm. Ông cũng sẽ bày tỏ lòng ăn năn hối lỗi và xin Mạ tha thứ về thái độ vô lễ của ông từ trước đến nay.

    Rất tiếc là khi ông biết hối lỗi thì Mạ của ông đã không còn trên dương thế!


    Võ Ý
    Corona, Vu Lan 2010- 2012


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X