Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Dòng nhạc Hoàng Quốc Bảo

Collapse
X

Dòng nhạc Hoàng Quốc Bảo

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Dòng nhạc Hoàng Quốc Bảo

    Tịnh Tâm Khúc




    Last edited by chieutim; 11-02-2018, 04:41 PM.

  • #2
    Khoác Áo Phù Vân

    Lời giới thiệu của Phan Ni Tấn



    Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo
    (Phác họa của họa sĩ Võ Đình)


    Tháng 12 cuối năm 2011 vừa rồi, nhạc sĩ / tu sĩ Hoàng Quốc Bảo có email hỏi thăm và gởi cho tôi bài nhạc Khoác Áo Phù Vân (mp3 file) do anh phổ nhạc và trình bày từ bài thơ Gửi Nhà Bố Đại của nhà thơ Hoàng Quy. Hoàng Quốc Bảo phổ nhạc và hát rất hay, dù như anh nói “Tôi hát chẳng ra gì, cái giọng già lão hết hơi rồi, nhất là sau khi bị stroke, chỉ còn lại chút tấm lòng cho bạn bè thôi“.

    Anh cũng cho biết thêm “Kỳ này về Nha Trang, ra bán đảo, tính cất căn lều cỏ, ngồi thưởng trà. Đặt tên tục chốn ấy là Am Khói Mây, tên chữ là Vân Yên Giác Hải (biển giác khói mây). Thuộc thôn Ninh Vân, huyện Ninh Hòa, đường ra dốc Lết“.

    Lúc gởi cho tôi nghe bài này, Hoàng Quốc Bảo có nhờ tôi tìm tông tích nhà thơ Hoàng Quy; tôi email cho bạn bè loanh quanh trong và ngoài nước thì được biết Hoàng Quy hiện ở ẩn như một cư sĩ trong một ngôi chùa nào đó ở Cần Thơ. Tôi chỉ biết thế. Nếu các bạn có tin tức nào chính xác hơn về Hoàng Quy thì cho tôi biết nghe [phannitan@yahoo.ca].

    Dưới đây là một chút kỷ niệm về nhạc sĩ / tu sĩ Hoàng Quốc Bảo và tôi:

    Sau trận Mậu Thân 1968, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã ban hành một sắc luật Quân Sự áp dụng vào học đường, trong đó sinh viên các trường Đại Học Sài Gòn phải tham dự một khóa huấn luyện Quân Sự Học Đường tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung trong vòng một tháng.

    Năm 1970, tôi và các anh em phân khoa Đại Học khác theo chân những khóa trước bắt đầu làm quen với súng ống và ngửi mùi quần áo nhà binh. Trong khóa học này, đặc biệt có hai nhạc sĩ nổi tiếng qua những bài ca đấu tranh thịnh hành trong giới sinh viên học sinh thời đó, là nhạc sĩ Trương Quốc Khánh (bài Tự Nguyện) và nhạc sĩ Trần Long Ẩn (Không Ai Ngăn Nỗi Lời Ca). Nhạc sĩ đi tới đâu, cây đàn đi tới đó. Nhạc sĩ với cây đàn mà. Thực vậy, sau tuần lễ đầu tiên về phép trở vô là khu trại Sinh Viên đã nghe tưng tửng âm thanh quen thuộc, giản di, thân thiết của cây đàn guitar rồi. Từ đó sau những buổi cơm chiều, trời vừa chạng vạng tối, sinh viên có máu văn nghệ thường rũ nhau xuống Hội trường Ban Quân Nhạc tụ tập đàn ca xướng hát cho nhau nghe.

    Tôi còn nhớ một hôm tại nhà ngủ tập thể, có một anh chàng cùng phòng, dáng người tầm thước, hơi mập, tự xưng là Hoàng Quốc Bảo đưa tôi coi một tập nhạc nói là của ông anh Hoàng Khai Nhan sáng tác. Cầm tập nhạc vuông vức trong tay, tôi chậm rãi lật từng trang mà thầm công nhận sự nắn nót công phu của người đã tạo ra nó. Hoàng Quốc Bảo lúc đó chưa có tác phẩm, nhưng Hoàng Khai Nhan thì tôi có thoáng nghe danh về thơ. Sau này ra hải ngoại tôi mới có dịp thưởng thức những bản nhạc thoát tục trong tuyển tập Tịnh Tâm Khúc của Hoàng Quốc Bảo.

    Nói về Thiền Ca, tôi cho rằng không ai có thể vượt qua mức sáng tạo phong phú, chứa chan mùi Thiền như nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo. Ngoài ra, phần hòa âm theo phương thức tân cổ điển vô cùng xuất sắc cũng góp phần tạo cho hồn nhạc thấm sâu vào lòng người và đọng lại rất lâu.

    Từ đó đến nay tôi vẫn chưa gặp lại Hoàng Quốc Bảo lần nào, ngoài thư từ email qua lại. Trong CD Hú Dài Một Tiếng Lạnh Về Hư Không xuất bản năm 2001, hình Hoàng Quốc Bảo trong một chuyến du sơn, mặc áo nâu sòng, mang râu quai nón chụp với thầy Tuệ Sĩ tại Long Hải, VN vẫn không làm tôi hình dung nổi gương mặt của anh cách đây đã 42 năm, lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau tại quân trường Quang Trung. Dù sao tôi vẫn tin rằng “hữu duyên rất tao ngộ“, như Hoàng Quốc Bảo nói, dù là sự tao ngộ qua thư từ.

    Sau đây mời các bạn đọc bài thơ Gửi nhà Bố Đại của Hoàng Quy và thưởng thức ca khúc Khoác Áo Phù Vân, do Hoàng Quốc Bảo tự đàn và hát, một giọng hát như từ một cõi nào xa. Ừ, xa như tận quê nhà.



    Last edited by chimtroi; 05-30-2021, 10:38 PM.

    Comment


    • #3
      Chỉ Còn Chút Hư Hao

      tác giả đàn và hát




      Last edited by chieutim; 06-03-2021, 09:36 PM.

      Comment


      • #4
        Khúc Vô Thanh








        Khi những tiếng nhạc của các ca khúc thời “Tịnh Tâm Khúc” bắt đầu rơi vào dòng thời gian miên viễn, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo - sau hơn hai thập niên giữ im lặng - bây giờ xuất hiện trở lại, và cho phát hành đĩa nhạc “Khúc Vô Thanh.”

        Và bây giờ, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo, xuất hiện trở lại trong trang phục một nhà sư của dòng Thiền Trúc Lâm. Ðĩa CD nhạc cầm trên tay nhạc sĩ thiền sư này là “Khúc Vô Thanh”, kèm với tập nhạc in trên giấy đẹp, khổ lớn, kích thước 8x11 inches, dày 72 trang... Làm thế nào có thể nghe được khúc vô thanh? Làm thế nào có thể lắng nghe được những âm thanh không âm thanh?

        Mười ca khúc trong CD nhạc “Khúc Vô Thanh” của nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo thực ra là những âm thanh hiếm hoi, âm thanh trong vắt, âm thanh đầy cảm xúc và lặng lẽ của một nhà sư sau những kỳ nhập thất dài ngày, sau khi những bụi mờ trần gian đã bị gió cuốn đi.

        Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo giải thích thế nào về “Khúc Vô Thanh”? Ông viết, trên một bản đề tặng, “Âm nhạc, rộn rã dâng cho người niềm vui, hay vỗ về cho đời vơi nỗi khổ. Nhưng niềm vui nỗi khổ ấy không bền. Khúc Vô Thanh, quay về tịch lặng. Nguyện làm kẻ đồng hành trên con đường giác ngộ, ở mãi với ai biết từ bỏ dục lạc thế gian, hướng về nẻo giải thoát. “À ha... khúc vô thanh, quay về tịch lặng, hướng về nẻo giải thoát. Ðây là những âm thanh của đạo, âm thanh của tịch lặng được một nhà sư ghi xuống thành nhạc... Hai phạm trù năng và sở trong vòng Không luân, nhập thành một. Nói khác đi, Bản môn và Tích môn, nhập vào một, đạt tới chỗ Không, cứu cánh tịch lặng... thể nhập sâu sắc pháp môn ‘Phản văn văn tự tánh,’ thấy hình tướng và tự tánh đều Không, Tịch lặng. Âm nhạc đạt đến chỗ cứu cánh, tột cùng của nó, cũng vậy, là trở về với nhiên lặng, Không tính...” (trang 5). Những dòng chữ trên, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo viết vào Mùa Xuân 2014, từ Hải Ngạn Am, ở thị trấn Oceanside, California.

        Nhưng tập nhạc và CD nhạc là công trình của nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo trải qua nhiều năm - từ những cảm xúc cuối thập niên 90s khi bước vào một hiệu bán đồ cổ ở Los Angeles, nhìn thấy tượng thần âm nhạc Apsara của tín ngưỡng Bà La Môn, cho tới vài năm sau, khi đi Campuchia nhìn được các tượng thần Apsara điêu khắc trên đá ở những ngôi đền Angkor Wat... rồi cảm xúc khi hành hương tới Bồ Ðề Ðạo Tràng, Ấn Ðộ, năm 2009, nhìn bóng trăng trên cao lúc 3 giờ rưỡi sáng... rồi cảm xúc khi được nghe vị ni sư Giải Thiện từ VN sang thăm Thiền Viện Ðại Ðăng và giải thích cho nhạc sĩ về chữ há trong một câu trên bức hoàng phi “Chân Ngôn Há Xuất Khẩu”...

        Khúc Vô Thanh, với 10 bản nhạc, có 6 ca khúc là nhạc và lời của Hoàng Quốc Bảo... Hai ca khúc do Hoàng Quốc Bảo phổ thơ Tuệ Sỹ, một ca khúc phổ thơ Nhất Hạnh, một ca khúc phổ thơ Hoàng Quy (bài thơ Hoàng Quy cũng là diễn theo ý thơ cổ của Bố Ðại Hòa Thượng, với những dòng thi kệ bất tử của “Một bát cơm ngàn nhà, thân chơi vạn dặm xa...”).

        Trong các nghệ sĩ đóng góp, có phần đàn đệm piano của Tiến sĩ Âm nhạc Ðỗ Bằng Lăng, các ca sĩ Quang Tuấn, Kim Tước... và hai vị ca sĩ, cũng là bác sĩ Bích Liên và Hồ Phượng Thư.

        Trong tập nhạc, có nhiều tranh của Ðinh Cường - một họa sĩ có nét vẽ và các gam màu rất mực tịch lặng. Nơi bìa tập nhạc Khúc Vô Thanh là một tranh Ðinh Cường, nơi đó một cành sen mọc lên giữa những mảng màu xanh của trăng và nước. Một bức tốc họa, do họa sĩ Võ Ðình vẽ Hoàng Quốc Bảo nhiều thập niên trước...

        Nhạc hay, lời hay, giọng ca hay. Hiển nhiên rằng, nhạc của Hoàng Quốc Bảo khó phổ cập trong công chúng vì nghĩa cao vời quá. Tuy rằng, nhiều ca khúc trong Khúc Vô Thanh được Hoàng Quốc Bảo sáng tác trước khi xuất gia...

        Nhạc Hoàng Quốc Bảo cũng cao kỳ, hệt như nhạc Cung Tiến, tuy rằng hai nhạc sĩ này ở hai phương trời âm nhạc dị biệt, và đặc biệt độc đáo còn là vì nhạc họ Hoàng mang rất nhiều hình ảnh Kinh Phật...

        (Trích “Nhạc Sĩ Hoàng Quốc Bảo Và “Khúc Vô Thanh”, bài của Phan Tấn Hải)


        “...Với tôi, bốn mươi năm trước, năm 1974 - không biết HQB còn nhớ không? - trong một chương trình thơ nhạc do anh phụ trách ở ÐPT thời bấy giờ, đã trình diễn bài thơ ‘Ði Cho Ðỡ Nhớ’ của Ðỗ Nghê (Ðỗ Hồng Ngọc) viết về ước mơ một chuyến tàu nối liền Nam Bắc do chính HQB xướng đọc, hòa cùng tiếng hát Thái Thanh trong một ca khúc của Hồ Ðăng Tín (tôi không nhớ tên), giọng hát chen với lời thơ và tiếng tàu lửa sình sịch sình sịch cùng những hồi còi rú lên trong lồng ngực nhớ một thuở nào xưa, tạo nên một ấn tượng khó phai... Lúc đó, chúng tôi chưa quen biết nhau. Mươi năm trước, một lần anh về, cùng bọn tôi,... HQB ôm đàn say sưa hát Tịnh Tâm Khúc cho chúng tôi nghe. Những bài Tịnh Tâm Khúc của anh chẳng làm tôi tịnh tâm được chút nào mà chỉ thấy rờn rợn bởi những âm điệu, lời ca, khiến tôi không cầm lòng được, nguệch ngoặc vẽ một Hoàng Quốc Bảo tua tủa râu ria xuyên bóng đêm... Anh lại xin giữ bức vẽ hí hoáy đó, để nay nó hiện ra ở Khúc Vô Thanh...

        Cũng dịp đó, anh phổ nhạc bài thơ Mũi Né của tôi mà anh cho là hát lên sẽ khiến cho nhiều cô xứ Rạng... ngẩn ngơ vì “nhớ môi em ngọt dừa xứ Rạng/ nhớ dáng thuyền đi trong mắt trong.” Lần đó, ... Ở Bàu Trắng, anh ngồi thiền tĩnh lặng giữa chập chùng gió cát và chẳng bao lâu sau đó, anh về Ðà Lạt, xuống tóc trở thành một “Không Hư”: Ngũ uẩn phù vân không khứ lai/ Tam độc thủy bào hư xuất một (Chứng Ðạo ca)..."

        (Trích email của Ðỗ Hồng Ngọc viết cho Hoàng Quốc Bảo)


        http://www.nguoi-viet.com
        Last edited by chimtroi; 05-30-2021, 10:41 PM.

        Comment


        • #5
          Về Sống Một Mình



          Quá khứ đã chẳng còn
          Tương lai thì chưa tới
          Kẻ thức giả sống an trú vững chãi
          và thảnh thơi trong giây phút hiện tại


          Người về phương ngoại phương
          Sông xa cần chi thuyền
          Miệng cười ngoan đầu non
          Hoa bay lạc nỗi niềm

          Người về quên ngày qua
          Người về quên ngày mai

          Người về không chờ ai
          Tơ sương sạch dấu hài
          Một mình chia niềm vui
          Thênh thang cùng núi đồi

          Người về thôi chờ mong
          Ngồi lại bên dòng sông

          Ngày nào sông một lòng xanh
          Hoa trôi trôi đầu ghềnh
          Ngày về sông vẫn còn xanh
          Trôi kia hình huyễn hình.

          Bầu trời chim đã bỏ đi
          Chim ơi lưu dấu gì
          Lững lờ mây trắng từ khi
          Vô tâm theo người về
          Last edited by Hoanghac; 09-29-2017, 02:18 PM.

          Comment


          • #6
            Hú dài một tiếng lạnh về hư không





            Comment



            Hội Quán Phi Dũng ©
            Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




            website hit counter

            Working...
            X