Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cầu Không Vận Berlin

Collapse
X

Cầu Không Vận Berlin

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cầu Không Vận Berlin

    Kỷ niệm 60 năm cầu Không Vận Berlin 1948-2008, báo chí thế giới lại có dịp nhắc lại một cuộc hành quân trên không vô tiền khoáng hậu so với khả năng không lực thời bấy giờ. Cuộc không vận kéo dài gần một năm cho đến khi Nga từ bỏ ý định phong tỏa cho thấy sức mạnh về ý chí của Mỹ và Đồng Minh cũng như tinh thần chịu đựng bất khuất của người dân Berlin đã góp phần chiến thắng nhiếu hơn là sức mạnh về kỷ thuật. Kết quả của cầu không vận không phải chỉ đơn thuần là tiếp tế khoai tây và than đốt. Nó còn ý nghĩa nhằm mục đích tuyên truyền cho phương Tây chống lại chủ nghĩa cộng sản do Nga trực diện đối đầu trong gian đoạn khởi đầu cuộc chiến tranh lạnh. Xin góp nhặt và tổng hợp các sự kiện cùng các chi tiết liên quan sau đây đóng góp cùng các bạn.


    Chỉ 3 năm sau chiến thắng Đệ Nhị Thế Chiến, hai siêu cường từng là đồng minh trong chiến tranh chống lại Đức Quốc Xã lại chỉa súng vào nhau tại Châu Âu. Ngày nay nhìn lại, người ta biết rằng thế giới đã nhiều lần thóat khỏi hiểm họa chiến tranh nguyên tử chỉ do sự may mắn mà lần đầu tiên là cuộc chạm trán giữa Mỹ và Nga tại Berlin.
    Lịch sử bắt đầu từ cuộc cải cách tiền tệ của Đức nằm trong vùng cai quản của đồng minh Mỹ, Anh, Pháp vào ngày 20 tháng sáu 1948. Vào ngày 23 tháng Sáu 1948, vùng nước Đức nằm trong vòng kiểm soát của Nga cũng tổ chức cuộc cải cách tiền tệ để ngăn chặn những đồng tiền Mark cũ từ phía Tây đang tràn sang như thác lũ. Nga tuyên bố toàn thể Berlin cũng chịu ảnh hưởng của sự cải tổ này. Đồng Minh phản đối ngay lập tức bằng cách đưa đồng tiền Tây Đức (Đức Mã) vào Tây Berlin xử dụng. Tuy nhiên cách thực hiện không đồng nhất của đồng minh trong vấn đề nầy chỉ là một cái cớ để Nga có những biện pháp tiếp theo dẫn đến sự phong tỏa Berlin.
    Thông báo của Thông Tấn Xã ADN trong vùng Nga kiểm soát như sau:
    "Vì những khó khăn về kỷ thuật, Cục Vận Tải của Quân Quản Sô Viết bắt buột phải đình chỉ sự lưu thông xe lửa hàng hóa và nhân sự đi và đến Berlin vào lúc 6 giờ sáng ngày mai."
    Trong đêm 23 rạng 24 tháng sáu, việc cung cấp điện cho Tây Berlin từ nhà máy điện Galpa-Zschornewitz đã bị ngưng. Sáng sớm ngày 24.6 toàn thể mạng lưới lưu thông bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy nối liền Berlin và Tây Đức bị cắt. Nếu biết rằng Berlin vào lúc nầy vẫn còn là một đống đổ nát chưa kịp xây dựng lại và khỏang 2,2 triệu người Berlin sống hoàn toàn tùy thuộc vào sự cung cấp từ bên ngoài thì mới biết ảnh hưởng của sự phong tỏa nầy lớn lao như thế nào.
    Chính phủ các cường quốc phương Tây đã tính đến phản ứng của việc cải cách tiền tệ trên nước Đức nhưng không nghĩ đến việc Nga sẽ phong tỏa Berlin. Bây giờ đồng minh đứng trước 2 lựa chọn: hoặc từ bỏ Tây Berlin hoặc là ở lại Berlin. Tướng Lucius D. Clay, vị chỉ huy khu Mỹ chiếm đóng, là người cương quyết ủng hộ ý kiến ở lại Berlin, đề nghị dùng chiến xa chọc thủng hàng rào phong tỏa nhưng tổng thống Harry S. Truman đã từ chối điếu nầy vì nguy cơ có thể gây chiến tranh.

    Cầu không vận bắt đầu.

    Ngày 23.06.1948 nhằm ngày thứ Tư, tướng Clay, Tư Lệnh lực lượng Mỹ tại Đức, cho bắt liên lạc với Jack O. Bennet lúc đó đang là Giám Đốc tại Châu Âu cho hãng Hàng Không American Oversea Airline đang đóng tại Frankfurt:
    - "Captain, có thể chúng ta bắt buột phải tiếp tế cho Berlin bằng đường hàng không. Anh có sẵn một chiếc DC-4 có thể chở THAN sang Berlin tối nay không?"
    - "Cái gì? Than?" Bennnett hỏi lại một cách sửng sốt. "Không thể được. Tôi chỉ có tàu chở hành khách. Than sẽ làm tiêu các ghế ngồi và hãng hàng không của tôi sẽ cho tôi đi xuống điạ ngục".
    - "Tốt, vậy KHOAI TÂY thì sao?" Tướng Clay hỏi tiếp.
    - "Được, nhưng phải để trong bao." Bennett đáp.
    - "Captain, anh có thể viết nên lịch sử." Tướng Clay chấp dứt câu chuyện.

    Vào lúc 22 giờ 09 Bennett đáp xuống phi trường Tempelhof của Berlin, được xem như chuyến bay mở đầu cho cuộc không vận vĩ đại nhất trong lịch sữ. Berlin lúc đó được chia thành 4 sector nhưng lại nằm giửa vùng do Nga kiểm soát. Như vậy Nga có quyền kiểm soát các mạch lưu thông về phía Tây Berlin, hướng Đồng Minh phải đi qua trước khi đến Berlin. Một cơ hội lý tưởng, Nga muốn lơi dụng nhân dịp nầy đẩy Mỹ, Anh và Pháp khỏi Berlin và cản trở việc thành lập Tây Đức.
    Khoảng tám tiếng đồng hồ sau khi Bennett đáp xuống Berlin, Nga ra lệnh ngưng vận chuyển hành khách và hàng hóa trên đoạn đường sắt Helmstedt-Berlin duy nhất nối liền Berlin với lý do " trở ngại kỷ thuật", ngưng cung cấp điện từ các nhà máy điện chung quanh cho Berlin vì "thiếu than", đồng thời tàu thủy cũng bị neo lại. Berlin như một ốc đảo với hơn 2 triệu người giờ bị cô lập hoàn toàn, hầu như không còn bánh mì, thịt, sửa... là những thứ căn bản để sống còn. Chỉ còn con dường duy nhất bằng đường hàng không. Ngay sau đó những chiếc phi cơ đầu tiên bắt đầu đáp xuống mang theo sự sống đến Berlin. Tổng cộng có khoảng 280000 phi vụ thực hiện trong cầu không vận nầy trước khi Josef Stalin cho hủy bỏ phong tỏa.

    Tổ chức và điều hành:

    Ngược lại với đường bộ đến Berlin, quân Đồng Minh có một hiệp ước bảo đảm một hành lang trên không rộng 32 km sang Berlin. Tướng Tư Lệnh Không Quân Mỹ Curtis LeMay được yêu cầu chuẩn bị các phương tiện thiết cho cuộc không vận. Tướng Albert Wedemeyer, Tham Mưu Trưởng Lục Quân Mỹ đề cử Thiếu Tướng William H. Tunner đảm trách Tư Lệnh của Airlift Task Force vào ngày 23 tháng 7 năm 1948, một người có nhiều kinh nghiệm tổ chức về cầu không vận cho quân đội Tưởng Giới Thạch trong cuộc chiến tranh Trung Nhật trước đây. Ngoài ra, Đồng Minh còn thu thập thêm kinh nghiệm từ phía Royal Air Force của Anh qua cuộc phong tỏa nhỏ vào đầu năm 1948, cơ quan Air Commodore Rex Waite của Anh đã tính toán không những có thể tiếp tế cho quân đội của mình mà con có thể cho cả dân chúng thành phố Berlin trong trường hợp bị phong tỏa kế tiếp.
    Như trên đã đề cập, chuyến bay đầu tiên do một pilot dân sự Mỹ là Bennett thực hiện theo yêu cầu của tướng Clay và được tiếp tục sau đó. Ngày 25.06.1948 tướng Clay ra lệnh thành lập cầu không vận và vào ngày 26.06.1948 không quân Mỹ chính thức bắt đầu nhập cuộc vào cuộc không vận với tên Operation Vittles. Không lực Hoàng Gia Anh vào cuộc 2 ngày sau đó với tên Operation Plain Fare. Đầu tiên USAF xử dụng loại phi cơ C-47 Skytrain nhưng sau đó được bổ xung những loại phi cơ chuyên chở khác do nhu cầu gia tăng khối lượng tiếp tế.

    Khi bắt đầu vào cuộc, một số vấn đề nảy sinh cần được điều chỉnh thích hợp như đường bay, phi đạo cất cánh và hạ cánh, loại phi cơ xử dụng... nhằm gia tăng khối lương tiếp tế ngày một cấp bách cho hơn hai triệu người. Những ngày đầu tiên, cuộc không vận có thể mang 750 tấn tiếp tế mỗi ngày cho đến khi tướng William H. Tunner về đảm trách nhiệm vụ ít tuần sau đó thì số lượng hàng tiếp tế gia tăng đến 2000 tấn mỗi ngày. Kỷ lục được ghi vào ngày15./16. April 1949 với 12.849 Tấn hàng hóa và 1.398 phi vụ trong vòng24 tiếng đồng hồ. Ngoài thực phẩm như sửa bột, khoai tây khô và bột mì... chủ yếu là than để đốt sưởi và xăng cho máy phát điện cũng như thuốc men và những thứ cần thiết khác.



    Khối lượng tiếp liệu khổng lồ này được vận chuyển thông qua cách tổ chức tuyệt vời với 3 không lộ một chiều :
    - Không lộ 1 từ Hamburg đến Berlin thuộc miền Bắc Tây Đức,
    - Không lộ 2 từ Frankfurt/Main đến Berlin thuộc miền Trung là hai đường chính chuyên chở hàng đến Berlin.
    - Không lộ 3 cho tất cả các chuyến bay khứ hồi từ Berlin trở về Hannover nằm giữa hai tuyến trên.
    Trung bình mỗi hợp đoàn có khoảng 40 phi cơ bay cùng lúc theo 5 tầng cao độ khác nhau và mỗi đợt như thế cách nhau 3 phút. Mỗi pilot chỉ có một cơ hội duy nhất để hạ cánh. Nếu không thể đáp được, pilot sẽ phải chở nguyên hàng hóa trở về lại Tây Đức và theo thứ tự cất cánh cho lần kế tiếp đến Berlin. Với cách tổ chức này, cứ mỗi 3 phút có một phi cơ đáp xuống Berlin và thời gian bốc dở hàng từ 75 phút giảm xuống còn 30 phút.
    Bên cạnh các phi công Anh, Mỹ sau đó còn có các pilot của các nước Úc, Tân Tây Lan, Canada và...Nam Phi. Không quân Pháp không trực tiếp tham dự nhiều vì lúc đó nước Pháp đang bận rộn với cuộc chiến tranh tại Đông Dương, chỉ duy nhất một phi đội với loại Junkers Ju 52/3m tham dự. Ngòai ra, Pháp cho xây một phi trường mới trong vùng kiểm soát là Berlin-Tengel với thời gian kỷ lục vào thời đó là 90 ngày, đội Tiên Phong Pháp cho nổ các trụ phát sóng của đài phát thanh Berlin của Nga nằm trên đường bay cận tiến vào phi trường gây nên sự phản đối và tranh luận ồn ào vào lúc đó.

    Chấm dứt phong tỏa:

    Trước ý chí cương quyết của Đồng Minh được biểu dương qua cuộc không vận vô tiền khoáng hậu để bào vệ Tây Berlin chống lại ý định muốn sát nhập vào Đông Berlin của Nga, cũng như những biến chuyển trên thế giới khiến Nga cuối cùng phải thay đổi chính sách, giải tỏa cuộc phong tỏa Berlin, cho phép tiếp tế bằng đường bộ và đường thủy, đó là ngày 12 Mai 1949 vào lúc 0.01 giờ.

    Tổng kết: từ tháng Sáu 1948 đến tháng Năm 1949 có 2,34 triệu tấn hàng hóa tiếp liệu cho Berlin (gồm 1,78 triệu tấn do phi cơ Mỹ) trong đó 1,44 triệu tấn than, 490.000 tấn thực phẩm và 160.000 tấn vật liệu để xây dựng phi trương cũng như cho nhà máy điện Ruhleben (sau đó đổi tên thành Reuter). Các thực phẩm như sửa, khoai tây... được sấy khô để giảm trọng lượng chuyên chở.

    Hậu quả:

    Cũng vì khả năng chuyên chở bị hạn chế của cầu không vận chỉ cho phép tiếp tế những thứ cần thiết nhất cho dân chúng nên cuộc sống của người dân Berlin tệ hại hơn là lúc còn chiến tranh, đó là dự thiếu thốn về nguồn năng lượng dùng sưởi ấm, sự thiếu thốn về dinh dưởng và thuốc men khiến tỉ lệ người bị bệnh và tử vong trong mùa Đông 1948/1949 gia tăng một cách thê thảm. Dù vậy, người dân Berlin vẫn kiên trì chịu đựng và tin tưởng vào Đồng Minh và chính quyền thành phố, ít có trường hợp người trốn từ Tây sang Đông Berlin, mặc cho lúc đó bộ máy tuyên truyền của Nga và Đông Đức ra sức dụ dỗ.
    Cũng không phải mọi việc đều trôi chảy. Chỉ riêng về cầu không vận với 278.000 phi vụ, đã có nhiều tai nạn xảy trên không với 41 ngưới Anh, 31 ngườm Mỹ và tối thiểu 6 người Đức bị thiệt mạng. Sau nầy có các đài tưởng niệm cầu không vận và những người hy sinh được dựng nên tại một số nơi trên đây.

    Các phi trường của cầu không vận:

    - Tại Berlin gồm các phi trường Gatow (Sector Anh), Tempelhof (US-Sector) và Tegel (Sektor Pháp). Ngoài ra các thủy phi cơ của Anh chỗ than và muối đáp trên các thủy lộ Havel và hồ Wannsee. Tại phi trường Tempelhof của Mỹ, một hệ thống radar tối tân được lắp đặt dành để điều khiển không lưu dày đặc cả ngày lẩn đêm.
    - Tại Tây Đức không lực Mỹ cất cánh chính yếu từ Lindsey Air Station tại Wiesbaden và Rhein-Main Air Base tại Frankfurt / Main. Sự vận chuyển than chính yếu từ các điễm tập trung nằn trong vùng kiểm soát của Anh thuộc Bắc Đức như Lübeck hay Celle, Faßberg..., các thủy phi cơ thì cất cánh từ sông Elbe tại Hamburg.

    Phi cơ tham dự:

    Đầu tiên Mỹ dùng loại C-47 Skytrain hay loại dân sự DC-3. Loại nầy chỉ có thể chở tối đa 3 tấn nên ngay sau đó được thay thế bằng C-54 Skymaster hay DC-4 có khả năng mang 9 tấn và có vận tốc nhanh hơn. Tổng cộng có 380 phi cơ loại nầy được xử dụng ( trong đó 225 chiếc của Mỹ) chiếm phần lớn trong toàn thể cuộc không vận. Ngoài ra còn loại C-97 khổng lồ của Mỹ lúc đó có thể chở đến 31 tấn nhưng chỉ dùng lẻ tẻ. Nguyên do chính để hạn chế nhiếu loại phi cơ trong cuộc không vận này về phía Mỹ là vì vần đề tổ chức. Các phi cơ có cùng đặc tính và tốc độ giúp cho việc điều khiền không hành, khoảng cách phi cơ được tính tóaa1n chính xác giúp đẩy nhanh tốc độ cất cánh và đáp, gia tăng hiệu xuất chuyên chở. Việc bảo trì, tiếp liệu cũng đơn giản và có hiệu quả cao, cũng như phi hành đoàn có thể thay đổi nhanh chóng trên các phi cơ cùng loại nầy. Ngoài ra việc lên và xuống hàng sẽ nhanh chóng hơn với nhưng thiết bị thích hợp nhất.
    Về phía Anh thì ngược lại xử dụng một phi đội phối hợp gồm nhiều loại máy bay ném bom được cải biến kể cả máy bay dân sự vì thiếu thốn. Đặc biệt phái Anh có loạn thủy phi cơ rất thực dung, dùng để chở muối, vào mùa Đông khi có băng tuyết có loại Halifax-Bomber đảm nhiệm. Các phi cơ cua Đức vì lý do tuyên truyền cũng như về tổ chức đã không được xử dụng trừ loại Junkers Ju 52 do Pháp dùng. Tóm tắt có các loại phi cơ sau đây được dùng trong cầu không vận tiếp tế Berlin là:

    Thủy phi cơ Short Sunderland (Anh)
    Avro YorkAvro 683 Lancaster (Anh)
    Avro 685 York
    Avro 688 Tudor
    Avro 689 Tudor
    Avro 691 Lancastrian
    Boeing C-97 Stratofreighter
    Bristol Typ 170 Freighter
    Consolidated B-24 (Liberator)
    Consolidated PBY (Thủy phi cơ, còn gọi Catalina)
    Douglas C-54 Skymaster hay Douglas DC-4
    Douglas C-74 Globemaster
    Douglas C-47 hay Douglas DC-3 (britisch: Dakota)
    Fairchild C-82 Packet
    Hastings 1
    Handley Page Halifax Halton
    Junkers Ju 52/3m (Pháp xử dụng trong thời gian ngắn)
    Short S. 25 Sunderland
    Vickers VC.1 Viking

    (Tài liệu der Spiegel và Wikipedia )
    (nguồn http://hoiquanphidung.com/canhbang/news/199.html )


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X