Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Quân cảng Cam Ranh

Collapse
X

Quân cảng Cam Ranh

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Quân cảng Cam Ranh

    Quân cảng Cam Ranh

    Phan lạc Phúc (2/2004)

    Năm 1969 trong phái đoàn báọ chí Thái Bình Dương, đáp lời mời của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ viếng thăm nước Mỹ, tôi nhớ buổi đi thăm trường võ bị West Point. Để tới được quân trường lẫy lừng danh tiếng, nơi xuất thân các tướng xuất chúng của Hoa Kỳ và thế giới như Patton, Mc Arthur, Eisenhower... phái đoàn chúng tôi khởi hành từ New York, phải theo một xa lộ nằm bên sông Hudson mà đi ngược lên. Có một cảnh tượng đập vào mắt tôi cho đến bây giờ vẫn không quên được. Suốt 30 miles ven con đường núi dẩn đến West Point, chúng tôi nhỉn thấy trùng trùng điệp điệp, hàng hàng lớp lớp những chiến hạm phế thải của Mỹ sau đệ nhất và đệ nhị thế chiến nằm chen chúc trên sông Hudson. Phải nói đây là một “đại dương” sắt thép; chúng tôi thấy nó trải dài suốt 30 miles mà còn chưa hết, không biết nó chấm dứt ở đâu? “Đại dương” sắt thép ấy làm nền cho tới việc tới thăm West Point, một cái nôi quân sự của nước Mỹ.
    Nó làm liên tưởng đến nhiều vấn đề: sự phí phạm vô cùng của chiến tranh, sự giàu có khủng khiếp của nước Mỹ, đường lối quân sự và chính trị khó hiểu của Hoa Kỳ. Tôi nhớ có hỏi người hướng dẫn phái đoàn (Giám đốc Đông Nam Á vụ) là tại sao tầu chiến trông còn tốt quá, đẹp quá mà lại để tiêu ma hoang phế với thời gian như vậy? Rất “ngoại giao” và cũng rất nhà nghề, người hướng dẩn nhún vai mà nói “Đây là vấn đề quân sự, tôi đâu có biết”. Chuyến đi được gọi là “tham quan tìm hiểu nước Mỹ” mà càng đi, đối với tôi nó lại càng khó hiểu thêm ra. Đi xe từ tiểu bang này tới tiểu bang kia thấy những cánh đồng ngút mắt bỏ không, có giây kẽm gai bao quanh, cấm không trồng trọt. Có lẽ là để tránh khủng hoảng thừa, giữ giá cho nông phẩm. Tới miền Texas có những túi dầu đầy những để đó không khai thác, đi mua dầu của Trung Đông về dùng (nghe nói những túi dầu ở Alaska cũng vậy). Biết đâư "đại dương” chiến hạm phế thải trên sông Hudson kia chẳng phảì là một cái mỏ sắt thép khổng lồ để dành cho mai hậu.

    Khi về nước, tôi mới đem chuyện "đại dương" chiến hạm phế thải trên sông Hudson ra nói chuyện với một hạm trưởng Hải quân VN. Sau một vài giây phút suy nghĩ, người hạm trưởng nói: "Tôi chỉ xin trình bày một chút ý kiến về hàng hải. Những phát kiến mới đây của khoa học đã làm thay đổi quan niệm về chiến lược và chiến thuật quân sự. Những chiến hạm từng là niềm hãnh diện của Hải quân trong đệ nhất và đệ nhị thế chiến như thiết giáp hạm, tuần dương hạm, khụ trục hạm... bây giờ trở nên cồng kềnh và kém hiệu lực so với hỏa tiển các lọai từ mặt đất, từ hàng không mẫu hạm, từ tầu ngầm và trên phi cơ của chính những hàng không mẫu hạm kia. Phải chăng cái “đại dương” chiến hạm phế thải của Mỹ trên sông Hudson vì thế càng ngày càng thêm rậm rạp”.

    Từ ngày đi thăm quân trường West Point đến nay đã 35 năm trôi qua. Đột nhiên cảnh tượng trên sông Hudson năm xưa cùng nhận định của người hạm trưởng VN hiện ra trong trí nhớ khi gần đây bộ trưởng quốc phòng VN/XHCN được mời tới thăm Hoa Kỳ, chiến hạm Mỹ bỏ neo thiện chí tại sông Saigon cùng một lúc với tin hành lang Mỹ sắp trở lại Cam Ranh. Tin hành lang có nghĩa là tin chưa được xác nhận, mới chỉ là "viên đá dò đường”. Nhưng giả thử Hà Nội đề nghị như vậy thật, liệu phản ứng Mỹ sẽ như thế nào?

    Đường lối quân sự và chính trị của Mỹ xưa nay vốn có đặc tính mù mờ, khó hiểu nhưng trên khía cạnh quân sự đơn thuần, chúng tôi thiển nghĩ người Mỹ bây giờ chưa cần hay không cần đến Cam Ranh. Vịnh Cam Ranh ở gần Nha Trang là một quân cảng thiên nhiên rất tất đẹp, nổi tiếng trên thế giới với bán đảo Thuỷ Tiên và Cẩm Lai tạo thành một bức bình phong chắn sóng và chắn gió ở ngoài khơi, bao bọc một vùng biển sâu kín, đủ sức chứa một hạm đội trong "vũng" biển của mình. Từ thế kỷ 18, chúa Nguyễn ở miền Nam đã đóng quân và sử dụng quân cảng Cam Ranh (cùng với eo biển Thị Nại, Qui Nhơn) trong bao nhiêu năm ròng rã Trịnh Nguyễn phân tranh. Khi người Pháp đô hộ VN cuối thế kỷ 19, Pháp đã mở mang Cam Ranh thành một quân cảng tiên tiến (đo hầu tưởc Barthelemy xây dựng) để các tàụ chiến xuyên đại dương trú đậu, ăn than, tlểp tế nướe ngọt. Năm 1905, trong trận chiến Nga - Nhật dưới thờí Sa hoàng Nicholas đệ nhị, đô đốc Nga Lô Diệp Vinh Kỳ (Rojeswensky) đã đem cả hạm đội vào tránh bão tại vịnh Cam Ranh. Sau đó hạm đội Nga đã từ Cam Ranh ra khơi và bị hạm độí Nhật đánh tan tại eo biển Đối Mã.

    Thập niên 60 vừa qua của thế kỷ 20, Mỹ đến VN, đã hiện đại hoá Cam Ranh, tu sửa lại đèn biển Hòn Tráng, xây dựng thêm các công trình quân sự khác như sân bay, kho dầu, các cầu tàu mới. Qưân cảng Cam Ranh có 5 cầu tàu lớn, 4 bến đổ bộ, cỏ thể tiếp nhận các loại tàu có trọng tải 200 ngàn tấn.

    Quân cảng Cam Ramh được xây dựng và trang bị hiện đại như vậy nhưng khi cần là Mỹ bỏ đi liền. Mỹ bỏ Cam Ramh, bỏ cả miền Nam VN không ngoảnh mặt lại. Có một quân cảng khác ở Thái Bình Dương nơi Mỹ mất công hàng trăm năm xây dựng và thiết trí mà khi gặp chuyện lôì thôi, không ưng ý, Mỹ dẹp bỏ ngay, khộng hối tiếc. Đó là quân cảng Subic tai Phi Luật Tân. Đảo quốc Phi vốn là thuộc địa cũ của Mỹ, quân cảng Subic cững như phi trường Clark ở gần bên đã được coi như tiểu bang thứ 53 của Mỹ rồi. Nhưng nhân dân Phi đầu thập niên 90 vừa qua "tưởng bở", biểu tình đòi đất, đòi lên giá cho thuê quân cảng và phi trường hàng tỉ Mỹ kim, thế là Mỹ cuốn cờ, xếp ba lô đi ngay. Đến thời ông tổng thống Ramos lên cầm quyền, ông ngỏ ý muốn mời người Mỹ trở lại, nhưng Mỹ bắt chước Ăng Lê, "phớt tỉnh", một đi không trở lại.

    Người Mỹ không cần cứ điểm trên đất liền nữa. Áp dụng triệt để phát minh khoa học trên địa hạt quân sự, Mỹ đã có sẵn những quân cảng nổi và lưu động, đó là hàng không mẫu hạm. Trước đây hạm đội Mỹ (như đệ thất hạm đội ở Thái Bình Dương) có lực lượng chính là những thiết giáp hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm. Bây giờ, muốn dằn mặt Trung Cộng, bảo vệ Đài Loan, Mỹ chỉ việc gửi đến biển Đông vài hàng không mẫu hạm, thế là đủ rồi. Xưa kia sức mạnh của Hải quân (force de frappe) nằm ở những dàn đại bác khổng lồ (trên 300 ly), thiết trí trên các chiến hạm nhưng giờ phút này, đại bác nào sánh được với hoả tiễn các loại lắp đặt trên các hàng không mẫu hạm. Hậu bán thế kỷ 20 cho thấy sự bá chủ bầu trời của không lực. Hàng không mẫu hạm có ngay một sân bay trên boong tầu và nhiều loại phi cơ. Phi cơ và phi công trên hàng không mẫu hạm là loại phi cơ và phi công ưu tú nhất với đủ loại hỏa tiễn: không-không, không-hải, không địa và bom tinh khôn đánh trúng mục tiêu như để.

    Quân cảng nổi đi trên mặt nước, bên cạnh và bên dưới là một sự hoạt động tinh vi và phức tạp. Có tàu dẩn đường, tàu vét mìn, tàu bảo vệ, có người nhái luân phiên canh phòng dưới nước, có tàu ngầm mang hỏa tiễn hạch tâm nguyên tử Polaris ở gần. Một hàng không mẫu hạm đi tới đâu, đó là một quân cảng nổi, mang theo một sức mạnh hủy diệt khổng lồ, một sự răn đe dễ nể.

    Nếu cần sự có mặt của lục quân Mỹ (giá thử thôi) thì với lực lượng triển khai nhanh (rapid deployment forces) đóng ở đảo Guam hay Hawai và phi cơ vận tải khổng lồ C5 Galaxy, lục quân Mỹ sẽ tới chiến trường trong khoảng từ 36 đến 48 tiếng đồng hồ.

    Nếu nói rằng Mỹ cần có mặt ở Cam Ranh để thăm dò động tĩnh của Trung Cộng ở biển Đông thì với bao nhiêu vệ tinh do thám và thông tin trên quỹ đạo trái đất, gần như mỗi thước vuông tại những điểm nóng của hành tinh này đều được bộ tham mưu Mỹ xem xét hàng ngày. Vì đã có sẵn những quân cảng nổi cùng những phương tiện tối tân như vậy, Mỹ đâu cần có cứ điểm cố định trên mặt đất.

    Nếu Hà Nội muốn Mỹ trở lại Cam Ranh, nó không đơn thuần có nghiã là nhường cho Mỹ sử dụng một quân cảng; Hà Nội nhân đó muốn nấp dưới cái dù nguyên tử hạch tâm của Mỹ chống lại sức mạnh nguyên tử của bá quyền Trung Quốc. Người Mỹ, những nhà thực dụng chủ nghĩa bậc thầy, chắc chắn nắm rõ chuyện này. Quyền lợi Mỹ ở Trung Hoa lục địa và quyền lợi Mỹ ở VN, cái nào nặng cân hơn? Đây lại là khởi điểm của một vấn đề phức tạp khác. Nếu Hà Nội nhường Cam Ranh cho Mỹ và chuyện đó trở thành hiện thực, nước VN chúng ta trở nên lực lượng tiền phong chống bá quyền Trung Quốc.

    Suốt mấy thập niên qua, vì nước ta một phía được mang danh là nước Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Nam Á, một phía là tiền đồn của thế giới Tự Do nên mới chiến tranh không dứt, dân tộc mới điêu linh, đất nước mới khốn khổ, lầm than, dân chúng mới chìm đắm trong cảnh núi xương sông máu. Biết bao giờ chứng ta từ khước được sự uỷ nhiệm đầy máu và nước mắt kể trên?
    (nguồn : http://www.x-cafevn.org)


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X