Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Audio "Bác Sĩ Riêng Của Mao"

Collapse
X

Audio "Bác Sĩ Riêng Của Mao"

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Audio "Bác Sĩ Riêng Của Mao"

    "Không có một nhà độc tài nào trong lịch sử nhân loại có uy quyền lớn như vậy đối với quần chúng như Mao Trạch Đông. Không ai trong số những người cai trị trong quá khứ đã mang đến cho dân tộc mình nhiều sự đau khổ bần hàn cho nước Trung Quốc chia rẽ. Sự khát vọng uy quyền và mơ ước nắm giữ ngai vàng với bất kỳ giá nào đã buộc Mao phải cai trị đất nước trong sự thối nát cùng cực. Những ý tưởng điên rồ và hàng loạt mưu đồ đã đưa Trung Quốc tới vực thẳm. Hàng chục triệu người đã chết vì đói trong những năm chính sách đại nhảy vọt, và vì sự trả thù hàng loạt và hỗn loạn diễn ra trong thời kỳ Cách mạng văn hoá - đấy là kết quả của một thí nghiệm bệnh hoạn do một ông vua mới xuất hiện trên một đất nước vĩ đại có hàng nghìn năm lịch sử.

    Sự thú nhận thẳng thắn của một con người từng sống bên cạnh Mao trong thời gian suốt hai mươi năm và nghiên cứu tận gốc rễ không những tổ chức mà còn thế giới bên trong người cầm lái vĩ đại, là độc nhất trong việc mô tả sinh hoạt của một trong số những bạo chúa của thế kỷ XX. Những chi tiết trong cuốn “Về cuộc sống của các Xê-da” đã mô tả những ảnh hưởng thối nát của uy quyền tuyệt đối với khuyết tật, sự tham lam, khát máu và giết người man rợ. Tuy nhiên, khi tả lại cuộc sống của các tù trưởng bộ lạc, người Tây Tạng và bạo chúa Neron, tác giả chưa phải là một con người gần gũi với họ như bác sĩ Lý Chí Thỏa với bệnh nhân Mao Trạch Đông. Về tiểu sử Hitler ông Speer biết chưa đày đủ về đế chế của mình, nhưng trong tiểu sử của lãnh tụ Nazi, chỉ giới hạn đến mặt chính trị và quân sự của Hitle. Con gái Stalin viết nhiều về bố mình, dù cô ta cũng gặp bố không nhiều. Nhật ký của bác sĩ riêng Napoleon và Hitler chỉ thuần tuý là quan sát về y học. Hồi ký của Moran về Churchill, của Herndon về Lincon chỉ là về những sự kiện lịch sử mà ảnh hưởng của cá nhân đến quá trình lịch sử là không đáng kể. Cái gì liên quan tới triều đại Trung Hoa, thì theo truyền thống trong đó chỉ mô tả chuyện ma chay, chôn cất, bói toán, chiến tranh và các sự kiện đáng ghi nhớ của việc lên ngôi của hoàng đế. Trong tiểu thuyết cổ Trung Quốc Tam quốc diễn nghĩa mô tả sự chia rẽ Trung Hoa thành ba quốc gia thù địch Ngụy, Thục, Hán và về sự thống đất nước dưới sự che chở của triều đại Tần năm 280, người ta chỉ kể lại các cuộc chém giết, sát phạt và các thủ đoạn trong thời kỳ này.

    Dưới sự soi sáng của các sự việc nguyên bản và sự mổ xẻ tâm lý Mao một cách sâu sắc đã làm cuốn sách của Lý Chí Thỏa là hiện tượng hiếm trong văn học. Thật là khó hiểu rằng trong những năm 90 thậm chí người ta vẫn mô tả Mao Trạch Đông là một con người nhân hậu thông minh, và bất cứ sự chỉ trích nào nhắm vào ông ta lại gây sự phẫn nộ trong người Trung Quốc. Tất cả những ai có vinh dự gặp lãnh tụ không có thể quên được cuộc gặp đầu tiên khi đó Mao là lịch sự, khiêm tốn và nhân từ với người đối thoại và điều này tạo cho ông ta là người ngay thẳng. Tuy nhiên càng về sau Mao không giữ được đức tính như thế nữa, ông thường xuyên giận dữ, dọa dẫm và cai trị thuộc hạn trong sự sợ hãi triền miên. Mao chẳng khó khăn gì lôi kéo đám cận thần và tất cả nhân dân Trung Quốc. Và không còn nghi ngờ gì nữa trong trường hợp này, giúp ông ta chính học thuyết Khổng tử, học thuyết đó trong suốt nhiều thế kỷ đã ăn sâu trong tâm khảm dân thường Trung Quốc. Một trong năm điều răn dạy của Khổng giáo là lòng tin của thần dân vào kẻ thống trị dựa trên sự tín, nghĩa, trung quân, không chống lại vua. Vây quanh ông ta là những người dễ bảo, Mao dần dần bày ra trò tự phê bình để mà nghe từ họ bao lời ca tụng và thờ phụng ông ta. Mao bắt chước Tần Thuỷ Hoàng và khéo léo điều khiển đám người quanh ông."




    Last edited by chimtroi; 06-17-2021, 12:30 AM.

  • #2
    Hồi ký Bác sĩ riêng của Mao (毛泽东私人医生回忆录)
    Phát hành 1994


    "Đời tư của Mao Chủ tịch" hay "Cuộc sống riêng tư của Chủ tịch Mao" hay "Bác sĩ riêng của Mao" là một cuốn sách hồi ký của Lý Chí Thỏa (1919-1995), từng là bác sĩ riêng và người thân tín của Mao Trạch Đông từ năm 1954 đến khi Mao qua đời năm 1976 [1]. Cuốn sách này đã bị cấm ở Trung Quốc và bị xem như là "vu khống", nhưng đã trở thành sách bán chạy nhất (bestseller) trong tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác.

    Nội dung

    Trong thời gian làm bác sĩ riêng của Mao, Lý Chí Thỏa đã ghi chép một loạt các nhật ký trong giai đoạn này[2]. Nhờ một phần vào bộ ghi chép đó (khoảng 40 cuốn nhật ký đã bị cố ý phá hủy trong cuộc Cách mạng Văn hóa nguy hiểm), Lý đã đưa ra một mô tả chi tiết về người đàn ông mà ông đã phục vụ trong 22 năm. Chân dung của Lý về Mao với đặc trưng là "sự tàn nhẫn, vô cảm, xảo trá, tham nhũng, không dung nạp bất đồng chính kiến​​, không muốn thừa nhận thất bại, không quan tâm đến vệ sinh cá nhân, nghiện thuốc an thần Barbiturate , và say mê nhân tình trẻ"[2]. Cuốn sách cũng cung cấp các chi tiết quan trọng mà trước đó chưa từng được biết về nhiều đồng chí, đồng nghiệp của Mao Trạch Đông tại Trung Nam Hải và các sự kiện quan trọng xảy ra trong thời gian cai trị của Mao tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa[2].

    Ấn bản

    Cuốn sách đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, trong đó có :

    - Ấn bản tiếng Trung : 毛泽东私人医生回忆录 (Hồi ký Bác sĩ riêng của Mao), dịch và biên tập: Hong Chaoying (戴洪超英譯), Nhà xuất bản tại Đài Loan của China Times (時報文化出版企業有限公司), 1994
    - Ấn bản tiếng Anh : The private life of Chairman Mao: the memoirs of Mao's private physician (Cuộc sống riêng tư của Chủ tịch Mao, hồi ký của bác sĩ riêng của Mao), NXB Random House, London (1994), ISBN 0679764437, 682 trang
    - Ấn bản tiếng Việt : Bác sĩ riêng của Mao, Nhà xuất bản Ngoại văn, 2004 . Bí mật cuộc đời Mao trạch Đông, hồi ký Bs Lý Chí Tuy, Duy Nguyên Trần Ngọc Dung dịch, NXB Thế giới, California, 1995, 717 trang.

    Phản ứng trên truyền thông

    Phê bình
    Để phản ứng, năm 1995 và 1998, tại Trung Quốc và Hồng Kông đã phát hành 2 cuốn sách phản bác. Một cuốn "Đời tư của Mao Trạch Đông phản bác Lý Chí Thỏa" (公开毛泽东私生活》一书,反驳李志绥的记录) của Uông Đông Hưng (Wang Dongxing 汪東興), Phó chủ tịch Trung ương Đảng Đảng Cộng sản Trung Hoa cũng công bố những thông tin cá nhân của ông để bác bỏ Lý Chí Thỏa. Một cuốn là "Lishi de Zhenshi: Mao Zedong Shenbian Gongzuo Renyuan de Zhengyan" (Sự thật lịch sử: Lời kể từ những người đã làm việc với Mao Trạch Đông), tác giả gồm Wuxu Jun, Xu Tao, gồm những y tá, thư ký và bác sĩ chăm sóc từng làm việc thân cận với Mao Trạch Đông. Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tên của bác sĩ riêng Lý Chí Thỏa đã bị xóa bỏ khỏi các sách lịch sử chính thức và phương tiện truyền thông chính thống [3].

    Ngay sau khi quyển sách được xuất bản lần đầu tiên, nó đã nhận được nhiều sự phản đối gay gắt từ nhiều người nhận xét rằng nó đưa ra những thông tin không trung thực về Mao Trạch Đông. Một tuyên cáo bày tỏ sự phản đối đối với quyển sách ngay sau khi nó xuất bản đã được ký ngay bởi 150 người đã biết Mao Trạch Đông hoặc đã làm việc lâu năm với ông, bao gồm Uông Đông Hưng, Li Yin Qiao, và Ye Zi Long.[4]

    Năm 1995, một quyển sách xuất bản tại Hồng Kông (thời điểm vẫn còn của Anh Quốc), tựa đề "Lishi de Zhenshi: Mao Zedong Shenbian Gongzuo Renyuan de Zhengyan" (Sự thật lịch sử: Lời kể từ những người đã làm việc với Mao Trạch Đông). Nó được viết bởi 3 người quen thuộc và thân cận với Mao, đó là: Thư ký riêng Lin Ke, bác sĩ riêng của Mao từ năm 1953 tới 1957 Xu Tao và Wu Xu Jun, trưởng y tá của Mao từ năm 1953 đến 1974. Trong cuốn sách, họ cho biết Lý Chí Thỏa không biết nhiều về Mao và đã đưa ra một bức tranh méo mó về ông ta trong cuốn sách.[5]

    Ba tác giả cho biết Lý Chí Thỏa không phải phục vụ Mao vào năm 1954 như ông viết trong sách, thay vào đó họ trưng ra những hồ sơ y tế cũ của Mao, cho thấy Lý Chí Thỏa chỉ chăm sóc Mao có 1 ngày duy nhất (ngày 3 tháng 6 năm 1957). Như vậy, theo Wu, Lý Chí Thỏa không phải là bác sĩ thường trực của Mao Trạch Đông và vì thế không có khả năng có được những thông tin riêng tư, "bí mật" mà ông viết ra trên sách[6]. Và một số buổi họp trong sách (kể cả những cuộc họp liên quan tới Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Stalin mà Lý Chí Thỏa nói rằng mình được dự), thực tế đó là những buổi họp chỉ dành cho những lãnh đạo cộng sản cao cấp, mà Lý Chí Thỏa không thuộc tiêu chuẩn đó[7].

    Qi Ben Yu, một cựu lãnh đạo ở Bắc Kinh trong thời Cách mạng văn hóa, người đã từng bị Mao Trạch Đông bỏ tù 18 năm từ năm 1968, mặc dù bị xử lý bởi Mao Trạch Đông nhưng ông ta vẫn nhìn nhận rằng: "Hầu hết những thông tin của Lý Chí Thỏa là do rút tỉa, gán ghép từ những tin đồn khác. Để người đọc phương Tây tin rằng ông ta có quyền hạn truy cập những thông tin mà ông ta viết, ông ta đã thêu dệt các sự kiện, đưa tới vô số sai sót trong tác phẩm của ông ấy."[8]

    Về chuyện tình dục của Mao Trạch Đông, với trải nghiệm và tư cách của một người sống gần Mao nhiều năm, Qi khẳng định ông ta chưa bao giờ nghe thấy một tin đồn nào về việc Mao có quan hệ bất chính ngoài hôn nhân, trong khi một số đảng viên kỳ cựu khác thì có. Và Mao luôn có thái độ tôn trọng và đúng mực với các nữ cộng sự. Vì điều này và nhiều điều khác, Qi nhận định rằng quy kết của Lý Chí Thỏa về những việc ngoại tình của Mao Trạch Đông là một sự dối trá[9].

    Giáo sư Frederick Teiwes, một viện sĩ phương Tây chuyên nghiên cứu về Mao Trạch Đông và Trung Quốc, cũng lên án quyển sách "Đời tư của Mao chủ tịch", trong quyển sách "The Tragedy of Lin Biao: Riding the Tiger during the Cultural Revolution 1966-1971" (Bi kịch của Lâm Bưu: Cưỡi trên lưng hổ trong Cách mạng văn hóa 1966-1971, xuất bản năm 1996) đã cho rằng cuốn sách của Lý Chí Thỏa đã bài Mao một cách quá khích và cực đoan. Ông ta đã đánh giá rằng cuốn sách này không có gì mới mà chỉ là tái chế những thông tin và suy diễn từ bên ngoài[10].

    Khen

    Cuốn sách được đánh giá bởi The New York Times, trong đó mô tả nó như là "chân dung cực kỳ gần gũi" của một lãnh tụ Trung Quốc, có chứa nhiều chi tiết về thời kỳ cai trị của Mao Trạch Đông và sự liên kết với những nhân vật quan trọng khác trong chính phủ, nhưng không có nhiều tiết lộ mới về lịch sử chính trị hay ngoại giao của chủ nghĩa Mao (hay Tư tưởng Mao Trạch Đông) tại Trung Quốc. Phần phê bình cũng viết rằng mặc dù có thể là không bao giờ biết chắc chắn mức độ chính xác tuyệt đối của những thông tin và giai thoại của cuốn sách cũng như sẽ không có ai dám làm nhân chứng nữa, nhưng nội dung của sách được hỗ trợ bởi rất nhiều những hình ảnh của Lý với Mao trên nhiều chuyến đi của mình, cũng như tính thống nhất, gắn bó của các chi tiết so sánh với các thông tin đã được biết đến bởi các chuyên gia khác của lịch sử và chính trị Trung Quốc. Cuốn sách cũng nhấn mạnh sự đạo đức giả và suy đồi "ngụy quân tử" của lối sống Mao, trong khi lại thực thi nghiêm ngặt những hạn chế chính trị và sinh hoạt văn hóa xã hội cùng cổ xúy những khuôn mẫu đạo đức mới trong đời sống của người dân, và những ảnh hưởng có hại của hệ tư tưởng mới.[11]

    Cuốn sách cũng được đánh giá bởi Hội đồng Quan hệ Ngoại giao tạp chí Foreign Affairs (Council on Foreign Relations Magazin Foreign Affairs). Cuốn sách được thực hiện dựa trên bộ nhớ của Lý và ghi chép của các nhật ký của mình vào khoảng năm 1977 (bản chính đã bị phá hủy trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa vì sợ hãi những tác động nguy hiểm đến họ Lý và gia đình mình), bất chấp sự yếu kém này, theo bài phê bình là "rõ ràng không có lý do gì để nghi ngờ mức độ chính xác của những thông tin của bác sĩ Lý và cuốn sách là một nỗ lực hợp lý để ghi lại những trải nghiệm của mình" và uy tín của ông và mức độ khả tín của những thông tin đã được tăng cường bởi những học giả về lịch sử Trung Quốc. Cuốn sách đã được ca ngợi như có thể là nguồn tốt nhất, hoặc là nguồn thông tin duy nhất về những sự kiện chính trị lớn tại Trung Quốc, những tranh chấp trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc, và cuộc sống riêng tư vá cá tính của nhân vật Mao. Bài phê bình cũng nêu bật những lời chỉ trích về sự vô cảm, thờ ơ của Mao Trạch Đông và thiếu nhận thức về sự đau khổ chung trong các tầng lớp dân chúng của đất nước, sự đam mê tình dục thái quá của ông và không dung nạp những lời chỉ trích hoặc bất đồng chính kiến của Mao[12].

    Chú thích

    1. Derek Davies. “Cáo phó: Lý Chí Thỏa”. The Independent, 17 February 1995. Truy cập 4 tháng 2 năm 2012.
    2. a b c “Mục từ Lý Chí Thỏa (Li Zhisui)”. Từ điển bách khoa Encyclopedia Britannica, ấn bản 2009. Truy cập 4 tháng 2 năm 2012.
    3. Trích Lời nói đầu sách Bác sĩ riêng của Mao
    4. DeBorja, Q.M. and Xu L. Dong (eds) (1996). Manufacturing History: Sex, Lies and Random House's Memoirs of Mao's Physician. New York: China Study Group. Page 4
    5. Choi, WK (2009). "Book Reviews - Mao's Last Revolution" (pdf). Science & Society 73 (2): 261–3. doi:10.1521/siso.2009.73.2.261.
    6. Lin Ke, Xu Tao and Wu Xujun (1995). Lishi de Zhenshi: Mao Zedong Shenbian Gongzuo Renyuan de Zhengyan (The Truth of History: Testimony of the personnel who had worked with Mao Zedong). Hong Kong: Liwen Chubanshe. Page 150
    7. Lin Ke, Xu Tao and Wu Xujun (1995). Lishi de Zhenshi: Mao Zedong Shenbian Gongzuo Renyuan de Zhengyan (The Truth of History: Testimony of the personnel who had worked with Mao Zedong). Hong Kong: Liwen Chubanshe. Page 48
    8. Qi Benyu (1996). "Interview with Lu Yuan". Manufacturing History: Sex, Lies and Random House's Memoirs of Mao's Physician (Eds: DeBorja, Q.M. and Xu L. Dong), pp.597-612 (New York: China Study Group). Page 187
    9. Qi Benyu (1996). "Interview with Lu Yuan". Manufacturing History: Sex, Lies and Random House's Memoirs of Mao's Physician (Eds: DeBorja, Q.M. and Xu L. Dong), pp.597-612 (New York: China Study Group). Page 195
    10. Teiwes, Frederick (1996). The Tragedy of Lin Biao: Riding the Tiger during the Cultural Revolution 1966-1971. Honolulu: University of Hawaii Press. Page 179-180
    11. Bernstein, R. “The Tyrant Mao, as Told by His Doctor”, The New York Times, 2 tháng 10 năm 1994. Truy cập 11 tháng 6 năm 2010.
    12. Wills, John E., Jr. (1994). "The Emperor Has No Clothes: Mao's Doctor Reveals the Naked Truth". Foreign Affairs.

    (theo http://vi.wikipedia.org/wiki/)


    *******

    Tác giả Lý Chí Thoả (LI CHIH-SUI)

    (born 1919, Beijing, China—died Feb. 13, 1995, Carol Stream, Ill.), (LI CHIH-SUI), Chinese physician who , was the personal physician and confidant of Chairman Mao Zedong and author of The Private Life of Chairman Mao (1994). Li received his medical degree from the West Union University Medical School in Sichuan province in 1945 and five years later was named director of the private medical facility that treated China’s top leaders. Beginning in 1954, when Mao chose Li as his personal physician, the two men began to develop a close relationship that lasted until Mao’s death in 1976. During those years, Li compiled a series of diaries. Following Mao’s death, Li held several medical posts before joining his two sons in the U.S. in 1988. Li’s biography of Mao honoured the memory of his late wife, who had urged her husband to share his knowledge with the rest of the world. Relying partly on memory (some 40 diaries were deliberately destroyed during the perilous Cultural Revolution), Li set forth a detailed account of the man he had served for 22 years. Li’s unflattering portrait of Mao characterized him as ruthless, uncaring, treacherous, corrupt, intolerant of dissent, unwilling to acknowledge failures, indifferent to personal hygiene, addicted to barbiturates, and enamoured of young mistresses. The book, which was banned in China as slanderous but became a best-seller in English and several other languages, also provided important details, previously unknown, about many of Mao’s colleagues and of pivotal events that occurred during Mao’s rule.
    (source : http://www.britannica.com/EBchecked/...8753/Li-Zhisui)

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X