Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khắc lậu

Collapse
X

Khắc lậu

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khắc lậu

    (Nhân đọc mục Đối vui thì nhớ đến truyện này.)

    Khắc lậu






    (Sa lậu)



    Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn tả về thời gian có những câu:

    Đêm thu khắc lậu canh tàn,
    Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm sương.

    và:

    Giọt rồng canh đã điểm ba,
    Tiểu thư nhìn mặt dường đà cam tâm.

    "Khắc lậu", "Giọt rồng" là vật đo lường thời gian (ấn định thời giờ) ngày xưa.

    Về đời thượng cổ, người ta chưa có cơ khí gì để đo lường thời gian mà chỉ có một ít dụng cụ thô sơ. Dụng cụ đó là cái đồng hồ thái dương, xuất hiện có lẽ trước nhứt. Đồng hồ này gồm có một cái trụ đứng thẳng giữa một cái khung bán nguyệt bằng phẳng gọi là nhật quỹ, có chia từng gạch. Mỗi gạch là một giờ. Mặt trời chiếu cái trụ và bóng trụ ấy rọi xuống nhật quỹ, rồi người ta căn cứ vào đó mà định giờ.

    Lẽ cố nhiên, cái đồng hồ thái dương chỉ có thể dùng ban ngày và khi trời tốt, có bóng mặt trời mà thôi. Còn ban đêm là cả một vấn đề.

    Ở Việt Nam, ban đêm đại khái chia làm 5 canh:

    Canh một từ 8 giờ đến 10 giờ (giờ Tuất).
    Canh hai từ 10 giờ đến 12 giờ (giờ Hợi).
    Canh ba từ 12 giờ đến 2 giờ khuya (giờ Tí).
    Canh tư từ 2 giờ đến 4 giờ sáng (giờ Sửu).
    Canh năm từ 4 giờ đến 6 giờ sáng (giờ Dần).

    Ca dao ta có câu hài hước:

    Nửa đêm: giờ Tí: canh ba,
    Trổ sanh nam tử vậy mà con trai.

    Hay là:

    Nửa đêm: giờ Tí: canh ba,
    Vợ tôi: con gái: đàn bà: nữ nhi.

    Vì đồng hồ thái dương chỉ dùng được ban ngày và những lúc có mặt trời, nên người ta phải tìm dùng vật khác để tiện lợi trong việc đo thời gian, phân định giờ lẫn ngày và đêm.

    Đó là cáí "Khắc lậu" hay cũng gọi là "Thủy lậu". Thủy lậu là nước rỏ từng giọt. Khắc lậu là giọt rỏ thành khắc.

    Đồng hồ xưa vốn là một cái hồ bằng đồng, trong đựng nước. Dưới có lỗ nhỏ để nước rỏ từng giọt ra ngoài. Mỗi khắc đồng hồ qua thì nước trong hồ vơi đi một ít. Đồng hồ thường chạm khắc hình rồng. Có thuyết cho rằng cái vòi để nước rỏ xuống chạm hình rồng nên mới kêu là "Giọt rồng".

    Có tài liệu lại chép khác.

    Người ta làm một quả tròn và rỗng (bọng) bằng đồng, có xoi một lỗ nhỏ. Quả này được thả nổi trong một cái hồ nước (chậu). Nước chui vào quả tròn và khi quả tròn đầy nước thì nó chìm xuống chậu. Khi nhìn thấy hoặc nghe tiếng kêu, người ta lật đật vớt quả đồng, dốc nước ra, rồi để lại trên mặt nước. Cứ mỗi lần như vậy là một giờ hay một thì.

    Đồng hồ nước này (Khắc lậu) cũng có nhiều bất tiện. Vì ở miền hàn đới, trời quá lạnh, nước đọng thành giá, không chảy được. Người ta phải nghĩ một cách khác là không dùng nước mà dùng cát. Cái đồng hồ này gọi là "Sa lậu". Sa là cát, lậu là giọt.

    Cái sa lậu hình giống như hai con vụ, châu đầu nhọn lại với nhau. Cát chảy từ phần trên xuống phần dưới, qua một cái lỗ nhỏ. Mỗi khi hết thì chỉ có việc lật ngược lại. Tuy vậy cái sa lậu cũng có điều bất tiện là không có tiếng kêu, phải có người trông chừng luôn mới được.

    Từ cái đồng hồ thái dương đến cái khắc lậu, sa lậu... tiến đến cái đồng hồ máy ngày nay.


    Nguyễn Tử Quang
    (Điển hay tích lạ, in tại nhà in Văn Hữu, Chi Lăng, Gia Định 1974)


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X