Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tiếng Hát Ru Đời Biến Loạn

Collapse
X

Tiếng Hát Ru Đời Biến Loạn

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tiếng Hát Ru Đời Biến Loạn

    Last edited by Tinh Hoai Huong; 04-29-2017, 09:35 PM.
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương

  • #2
    Nguyên văn bởi hieunguyen11
    Cám ơn THH qua bài viết đã nhắc lại cho mình một kỷ niệm những ngày mà đơn vị chúng tôi đã hơn một lần làm văn nghệ giúp vui cho đồng bào ở một làng nhỏ Cẩm Mỹ, Long Khánh.


    THH chân thành cám ơn anh hieunguyen11 đã vào đọc truyện.
    Ồ, thì ra hồi xưa anh cũng có "chân" trong Tâm Lý Chiến ha!
    HH có biết làng Cẩm Mỹ anh ạ.
    Bi giờ cái làng ấy "sầm uất" hơn xưa chút, (do có người ở ngoại quốc) nên làng đỡ buồn!
    Tình thân,
    THH
    Bút trần nào tả được lưu luyến!
    Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
    Tình Hoài Hương

    Comment


    • #3
      Đời Lính Chiến Đượm Phong Trần


      Đời Lính Chiến Đượm Phong Trần



      Ngày tàn... Rồi ngày lại ngày tiếp nối qua nhanh, lạnh lùng qua nhanh không thể đổi mới hơn. Con đường phiá trước bỗng dưng quyện từng đám bụi bay mịt mù. Phút chốc sau đuôi xe mặt trời nhẹ nhàng rón rén le lói len lén vươn lên tỏa màu hồng tươi, xen lẫn màu đỏ thắm và chan hoà màu vàng tía, như gom cả ánh sáng óng mướt đầu ngày vừa hé.
      Cuộc sống tao loạn bắt đầu rơi rải rác khắp nơi trên chiến trường Việt Nam sôi sục, bùng nổ dữ dội từ năm 1962. Khói lửa phủ chụp trên đầu. Dù nơi nầy, kinh khủng hơn đất nước nào xa lạ khác. Dù cho quê hương tôi ngất lịm giữa ngàn đắng cay, đau đớn khổ ải không kết thúc. Người, người vẫn đi giữa hai lằn đạn. Đi đi…, đi mãi... lúc tháng năm lạnh lùng trôi qua. Tuổi thanh xuân. Sức quyến rũ. Tài nghệ bẩm sinh. Trí dục, đức dục. Niềm tin yêu dần dà tàn phai, phôi pha, thản nhiên trôi qua trong cảnh phù sinh kinh hoàng. Ôi! Biết làm thế nào hơn khi chiến tranh dừng lại cúi nhìn: Tất cả đều tàn bạo, dửng dưng chiến cuộc tỏa sức sống xoáy đảo ác liệt, quay tròn lông lốc. Vun vút bùm bùm… ầm ầm… kéo theo chuỗi bi thương tột cùng. Hung hăng. Kinh hoàng bao giếng mắt đẫm lệ vĩnh viễn chia ly. Nhiều vùng đất xôi thịt lẫn lộn dọc miền Trung không thể phân chia ranh giới, không còn kinh tuyến, vĩ tuyến, phân biệt ra môn ra khoai chỗ chi tê mô răn rứa hết rồi!
      Trận bão lửa đạn xoáy bốc hung hăng điên cuồng, pháo tầm gần tầm xa tạo thành cơn cuồng phong quay tít hỏa mù, đạn lửa xẹt xẹt bay qua bay lại, đan chéo qua chéo lại như màn nhện đỏ ngầu gớm ghiết lăm le dội trên đầu mọi người. Hằng chục quả đại bác không giật, đại liên nổ ầm ầm ghê rợn, bay vút lên trời, rơi xuống ngọn núi cao, toé ra muôn ngàn mảnh đỏ, đụn khói cuồn cuộn phụt lên, phụt lên cao, cao ngất lưng trời... bụi lửa mù khói ám chướng che khuất góc núi xa xa. Dường như đêm đen ghê rợn nhờ ánh mắt hoả châu đỏ rực luôn luôn nở rộ trong bầu trời hắc ám, đã rọi chút ánh sáng hiu hắt rồi vội vàng tắt ngúm, trả lại đêm đen hãi hùng coi càng ghê rợn. Chớp nguồn rực lửa từ trong bóng tối khiến không khí ngột ngạt nặng nề, vẫn oi nồng khó thở.
      Hoài thấy ngày cũng như đêm, cứ tưởng lúc nầy là hoàng hôn dìu dịu, trộn lẫn bình minh tuyệt đẹp ẩn trong các đài mây ngà ung dung bay bay, lờ lững trôi trôi trên đỉnh bình yên. Hoài nhắm mắt, cúi gập người xuống, hai tay bưng đầu, run rẩy, lo sợ tột cùng. Nỗi khiếp sợ càng mài liếc xuống bờ ngực nàng thêm phập phồng, nhấp nhô, cơn đau đớn dần dà thấm đẫm vào từng chân tơ kẽ tóc. Riêng Hoài điếc thiệt rồi mà hai con mắt còn nhướng lên mở trừng trừng nhìn đầu đạn bay vun vút. Nàng thập thò lấp ló run run đi ra, đi vào trong lều bạt, thấp thỏm sợ sệt nhìn về mấy ụ súng. Khi nòng sắt đen lạnh khạc ra lằn lửa xi xi xi... xẹt xẹt xẹt..., viên đạn nhọn hoắt bịt đồng sáng loáng, vút vút xoáy tít vào không trung, từng đống đít đạn lộp độp rớt xuống chân giàn trọng pháo: Ùm… Oằng… Pằng… Pằng… Pằng. Tạch Tạch Tạch… Bùm! thì Hoài sợ hãi kinh khủng, nàng tái méc mặt mày, mắt trợn trừng nghiến chặt hàm răng trèo trẹo ken két. Hoài lo nấp vào góc nhà, rụt cổ co rúm người, ngồi hụp xuống đất chẳng dám thập thò lấp ló dòm ngó đâu nữa. Hai tay Hoài bưng lấy đầu, toàn thân run bần bật, tim nhảy thình thịch trong lồng ngực, hơi thở nghẹn cứng, đứt quãng như muốn hụt hơi, run sợ, hai lỗ tai hầu như ù ù, lùng bùng, điếc không nghe gì. Riết rồi các anh chị điếc đặc có lẽ không sợ súng thật chăng!?.
      Bị bắn trực xạ, có lẽ là gần lắm, cả chục miểng nhỏ li ti ghim vào đồng đội. Sau vài giờ giao tranh cận chiến ác liệt, phe kia lùi lại trong rừng già, địa pháo rót bừa bãi, tan nát, tơi bời bom đạn bay tứ tán bất kể chỗ nào, kể cả nơi đồng bào đang ở trong vùng cận chiến hiểm nguy. Nặng nề nhất vẫn là các nơi đình, chùa, miếu, nhà thờ, bị tàn phá, hủy diệt nơi thờ phượng trở thành bia đỡ đạn. Chiến tranh vô tình bay tới, hay do bàn tay hung thần cố ý cấm đoán tự do tín ngưỡng? Súng đạn làm người dân vô tội lo sợ kinh khủng, hớt hải quýnh quáng chạy thục mạng vào chùa chiền trú ẩn. Họ khẩn thiết cầu xin Trời Phật mở lòng từ bi độ lượng hải hà ra tay cứu giúp con người đang sống trong cảnh chiến tranh, lầm than, đầy tang tóc, điêu linh, hãi hùng, quái ác quá kinh dị. Họ nhắm đôi mắt, bàn tay cầm chặt chuỗi hạt, miệng lẩm bẩm cầu kinh. Họ không dám nhìn cái đầu mất mũ sắt, mặt đầy máu, văng óc bầy nhầy trộn với đất cát tro bụi. Trong tro có chất khoáng mặn làm cho bờ môi người dân thêm nặng giọt sầu trộn mồ hôi muối đắng chát.
      Đôi mắt Kim lệch tròng lòi ra, trợn ngược nhìn trừng trừng. Miệng anh Tam há hốc, nhăn răng, lưỡi le dài thườn thượt. Thân hình Phan cong gập, tay chân co giật run rẩy từng cơn nẩy trước khi anh sụm xuống. Dĩ nhiên cuộc đời và sự sống là: Sinh. Lão. Bệnh. Tử... Có sống thì có chết, ở đời chẳng có gì trường tồn vĩnh cửu cả! Họ bất động vĩnh viễn trong nỗi yêu thương dày vò xay xát quằn xiết; Nhưng người còn sống đã tận mắt chứng kiến thì... dường như có ai lấy con dao lóc từng đoạn thịt, khiến ta nhìn mà đau tột độ. Có một thời những chàng trai ấy sống đã từng phân vân, bối rối, phập phồng đứng tư lự ở ngả tư, ngả năm đường cái mà băn khoăn trước sự lựa chọn, rồi dứt khoát bằng lòng với cuộc đời lính chiến bây giờ! Thân trai biết cam chịu, tuân phục và chấp nhận trung thành với tổ quốc; trong lòng họ suy niệm một điều duy nhất: bảo vệ tổ quốc, quê hương và dân tộc Việt Nam đến hơi thở cuối cùng. Không phải họ chỉ dấn thân hành động (để bảo vệ quê hương sớm thoát cảnh điêu linh bạo tàn), mà họ còn gánh lấy trọng trách giữ gìn từng tấc đất do ông cha truyền lại: từ cây đa gò mối bụi tre bên những bờ thôn xóm đã được tất cả mọi người tín cẩn giao phó. Họ có ý chí quyết chiến vì lý tưởng, hoài bão, có lập trường để giành thắng. Tài sản trân quý nhất trong quân đội là sự cân nhắc, đắn đo, thận trọng, suy nghĩ và giàu kinh nghiệm... Chiến tranh không thể chiến thắng chỉ bằng hy vọng thôi, cũng như họ không định dùng những hòn đá cuội để vung tay giơ cao lấp biển vá trời. Kẻ thù nội tâm không thấy mặt mới thật là đáng sợ hãi, kẻ thù lớn nhất cuả người lính là những tảng đá nằm lì đè nặng trong lòng vì tính đa cảm, nhân nhượng, bao dung giằng co níu kéo. Càng chẳng phải họ là những người lính “thời thế thế thời phải thế” mà họ dám hy sinh sức trai đầy tươi sáng hứa hẹn ở tương lai, tình yêu, gia đình; để ghé vai gánh vác bổn phận, trách nhiệm và danh dự mà tổ quốc đang kỳ vọng! Tấm lòng cao cả biết hy sinh gian khổ nhọc nhằn ở tại chiến điạ vì người khác (cuả người lính Cộng Hoà Việt Nam): không thể có ai sánh bằng! Họ giữ vững lập trường và mạng sống khi lâm trận, thì mai sau sẽ thành đại cuộc. Thế nên nếu họ phải hy sinh mạng sống, thì cái chết chính trực trung nghĩa cuả họ thực ra không hề thấp hèn! Thật đáng lưu danh thiên cổ, trân trọng ngưỡng phục, và không vô nghiã, như Lamartine đã nói: "Chính hài cốt của người quá cố, đã cấu tạo thành Quê Hương" ấy mà.
      Đại tá Phát cùng qúy sĩ quan cao cấp tùy tùng đi thị sát một vòng quanh vùng cấm địa. Ngọc Trúc nghe cậu nói trong phái đoàn nầy, có mấy quân nhân rất vinh dự đã theo học khóa Clandistine Operations cuối năm 1960, do Combined Studies tổ chức, qua sự tài trợ của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ. Dù nhiều đêm thức trắng trong vùng giao tranh không chợp mắt, Hoài trông ông có vẻ hơi mệt do tấm bản đồ hành quân địa phương: chằn chịt dấu mực khoanh tròn xanh, đỏ, ghi trục toạ độ và đóng quân. Màu nâu ghi vùng cao độ. Điểm chuẩn của trục tung độ và hoành độ được lấy bí số Phương Dung, Lệ Thu, để gọi chấm trên bản đồ: lên, xuống, phải, trái. Ông ra khẩu lệnh gọn gàng. ông có nét rắn rỏi kiên cường, oai nghiêm trên bộ treillis lá cây mầu xanh đậm, đôi giày botte de saut cao cổ bóng láng, ôm lấy hai ống quần gọn gàng (có lính o bế, chăm sóc kỹ càng). Súng lục nhỏ nạm ngà voi xinh xinh, đeo xệ xệ bên hông. Miệng ông ngậm ống pipe, đầu đội nón sắt, mắt đeo kính đen, tay ông quay quay chiếc ba ton gỗ cẩm lai bịt bạc hai đầu làm gậy chỉ huy. Dù trên cổ áo ông không đeo bông hoa bạc, nhưng có mấy ai mà không biết về vị chỉ trung tâm huy hành quân nầy. Ông tốt nghiệp khoá 1946–1947 École d'Elèves-Officiers d'Extrême-Orient của Pháp ở Đà Lạt, (Peloton Inter-Armes d'Extrême-Orient, Khoá Liên Quân Viễn Đông). Ông đậu thủ khoa khoá sĩ quan Đông Dương mang tên Promotion Indochinoise Quân Đội Pháp. Ông giữ các chức vụ quan trọng như: Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3 Thiết Giáp. Tổng Giám Đốc Bảo An Dân Vệ. Bây giờ là Đại-tá chỉ huy Sư Đoàn 2 Bộ Binh.
      Đại Tá Phát vừa đi thị sát điạ hình, vừa thảo luận về kế hoạch phòng chống, cách tiến hành trận chiến với ông Rufus Phillips, là Giám-đốc cơ quan Strategic Hamlets (Ấp Chiến Lược, gọi nôm na là Nông-thôn-vụ), ông Giám-đốc cơ quan viện trợ Mỹ USAID. Cùng tháp tùng có phái bộ kinh tế gọi tắt là USOM, chuyên cung cấp sữa bột có đường, bột mì, dầu bắp, đồ hộp, mỡ Trừu, nho khô, hàng ngàn bao bố áo quần mới toanh có dấu Mỹ Quốc viện trợ, thuốc lá Salem. Pallmall, vân vân... Phái bộ chỉ huy yểm trợ quân sự, gọi tắt là MACV, Cố Vấn Mỹ là Trung Úy James Webb trẻ măng, miệng tươi cười ngậm điếu xì gà Schimmelpennick. Hình như anh ta mới tập sự viễn chinh. Có thể những người Mỹ đầu tiên đặt chân lên đất Việt, còn ngỡ ngàng xa lạ về chiến tranh: "Du kích chiến" chỉ là một khái niệm mơ hồ. Ắt hẳn "anh chàng Mỹ" chưa hiểu định chế ấy, chưa có kinh nghiệm, và rút tỉa kinh nghiệm chiến thuật là bao. Không rành hơn, không giỏi hơn quân nhân Việt Nam về chiến thuật, chiến lược nầy (dù rằng kỹ năng tác chiến, và khả năng toàn diện của Cộng Hoà Việt Nam, dựa vào thuật ngữ của súng M-1, súng Garrand cổ lỗ sĩ đi chăng nữa). Vả chăng khi "chàng Mẽo" kéo mươi củ súng 105 ly qua Thái Bình Dương, để "mớm mồi" miền Nam Cộng Hoà Việt Nam hãy bắt tay với Mỹ Quốc viện trợ: Trong tinh thần nhân chủng, “đề huề” hợp tác chặt chẽ việc bang giao!? Nhưng, ông Tá phe ta sẽ nhờ họ thực hiện tốt: Việc yểm trợ, tiếp liệu quân viện, kinh viện, chính là trọng yếu. Ông sẽ thảo luận về các mối tương đồng, viện trợ kia: Nhưng, thực tế trước nhất là xin cung cấp tiếp tế: văn phòng phẩm, dụng cụ máy móc tinh vi, thuốc y dược, nhu yếu phẩm, vật liệu làm nhà tiền chế, xi măng, ống cống, cung cấp xi măng, sắt chữ U, sắt chữ V, làm cầu đường, v.v... hầu tráng những con đường nhựa cho tươm tất. Cùng các giao hảo dân sự tốt đẹp khác sẽ tính sau. Chàng Mỹ nói:
      - Sure. Mấy chuyện lẻ tẻ nầy, nước Mỹ không lo bankcruptcy. OK!
      * * *
      Dọn dẹp sân khấu, chất đầy lên hai xe GMC xong đã hơn nửa đêm. Anh em chia nhau vào quanh xóm, xin ngủ nhờ ở ngoài vỉa hè nhà đồng bào. Mọi người mở ba lô lấy poncho ra lót dưới đất thay giường, hai ba anh nằm chung một khoảng đất, bên trên đắp poncho. Gặp ngày mưa tháng giá thì lính dùng làm áo đi mưa, poncho càng hữu dụng khi làm tấm tăng che nắng che mưa. Đời nhà binh ai ai cũng có ba lô làm gối kê mái đầu khi đi hành quân gian khổ, có ba lô làm bạn đời đầu gối tay ấp; có poncho thay mền đắp ngủ, dù đắp nó vào mùa hè trời nóng thì mình mẫy đẫm mồ hôi như ngồi trong nồi nước xông hơi. Riêng sáu cô gái thì anh Phước đã xin ông bà cụ Liêu cho họ vào ngủ nhờ ở bên chái nhà trống, nơi ấy gia chủ dùng làm chỗ giả gạo, đựng những dụng cụ đồng áng linh tinh. Do quá vất vả mệt nhọc, nên vừa ngả lưng xuống poncho, mặc muỗi vo vo nhiều vô số kể o o bên tai, mặc bầy giun, bọ hung, kiến, gián, hay chuột lắt có làm giặc gần đó, thì hầu hết anh chị em cũng ngủ say.
      Bỗng loạt súng nhỏ nổ dòn bên rào Ấp Chiến Lược (Strategic Hamlets) vang lên. Mọi người ú ớ choàng thức dậy, vụt ngồi lên ngơ ngác nhìn quanh. Đạn bay vù vù trong không khí. Họ thảng thốt ngồi bật dậy ngóng ngó... nghe đạn nổ từ hướng nào, lại sợ hãi nằm bẹp xuống, người nầy chồm lên người kia, kêu thất thanh như con heo bị chọc tiết. Họ thì thào, sờ soạn, níu tìm nhau trong bóng tối. Thời buổi nầy thà chịu tối sẽ yên thân, hơn thắp đèn đóm làm gì. Có đèn chẳng khác nào: "Lạy ông, tôi ở bụi nầy". Đi đâu mò mẫm sờ soạng như người mù, mà chắc ăn. Trung úy Phước để ngón tay trỏ lên giữa môi, thì thầm rất khẽ có ý bảo im lặng, anh ra dấu cho anh em cấp tốc di chuyển đi chỗ khác. Đó là khuôn mặt của một người đầy tự tin, anh đã có vợ và bốn con. Anh cứng rắn và quyết tâm hướng dẫn anh em trong giờ phút nguy hiểm nhất. Anh ghi nhận nguồn tin cẩn thận, xem xét điạ đồ, địa hình chính xác, điều nghiên, thực hiện ở mứt tốt nhất. Anh nào dám ẩu, liều lĩnh đưa Đoàn 5 vào chỗ thập tử nhất sinh. Trong Phòng 5 kính mến vị chỉ huy cuả mình, có đôi khi anh em nào đi hơi lệch hướng, thì anh Phước có bổn phận giải thích cặn kẻ vùng đất mới đặt chân lên ở đâu đó, cho cả phòng biết nó có ưu điểm và khuyết điểm gì cần bổ túc! Anh là người duy nhất có thể điều hành và bảo vệ anh em. Anh xem binh lính Đoàn 5 như em út thân thương và là báu vật để anh chỉ huy. Là sĩ quan đức độ từng trải nơi chiến trường, anh hiểu rõ mưu lược, am tường đối phương, anh không cầm con dao nhọn xoáy vào tim đồng đội.
      Rừng cây không tên mọc đủ mọi thứ cây ba láp rậm rạp, chằn chịt um tùm, thật khó vạch lối đi. Hai tay họ luôn chuồi ra phía trước, để giạt lối tìm đường. Cành cây xum xuê khô cứng cao tới ngực, tới đầu. Có cây trụi lá nhưng thân và cành đầy gai, cào xướt rách mặt, tay, chân. Cành tuy nhỏ nhưng dẽo dai như cây roi quất vào thân ta những lằn đỏ nhỏ, đau điếng. Người đi sau nối chân người đi trước thành hàng dọc. Họ lầm lũi khom mình bước đi êm ru giữa chỗ lạ cái lạ nước. Bất cứ đâu đâu cũng có kẻ thù hiếu sát độc hại rình rập bu quanh, mình không có gì che chắn, dù đã co rúm người lại lũi nhanh. Ấy vậy mà ta vẫn cảm thấy như phơi thân lồ lộ ra giữa trời, làm mục tiêu cho địch nhắm vào. Tìm ra chỗ đậu xe rồi. Mọi người hối hã leo lên. Hai xe GMC để đèn mắt mèo, chạy quá chậm trên đường gập ghềnh bờ mô ụ đất. Anh Phước ngồi ở chiếc xe jeep chạy tiên phong, Đoàn 5 sẽ “bí mật” di chuyển lên vùng lân cận khu Tà Biên hay Minh Long gì đó.
      Đến một cánh đồng khô ruộng đã gặt, chỉ còn trơ lởm chởm cuống rạ. Tất cả ba chiếc xe tắt đèn, xe mò mẫm chạy chậm chạp gập ghềnh ì ì ù ù trong bóng đêm. Xe chạy trên đồng ruộng khô cuống rạ nhập nhô nên quá khó khăn, như con rùa bị thương bò lết trên đường nhựa bốc hơi nóng. "Phe ta" ra dấu trao tín hiệu cho nhau bằng máy truyền tin PRC – 25. Đơn vị bạn nhận ra bạn láng giềng rồi, họ đồng ý cho ba chiếc xe của Phòng 5 vô nghỉ trong cánh ruộng khô tại tụ điểm của một biệt đội biên phòng trấn giữ, họ chia đều nhau ra trực gác. Phòng 5 ở cạnh một đơn vị Pháo Binh, có thiết xa M 41 trang bị đại bác, cùng máy chiếu hồng ngoại tuyến đề phòng lúc giao tranh về đêm. Trưởng phòng Phước đến từng người, anh nhắc nhở binh lính phải cẩn thận, dò dẫm từng bước đi. Ở vùng nầy thường bị đắp mô, phá hoại, gài mìn, ném lựu đạn. Người lính muôn đời Lục Quân Việt Nam đang truy tầm "chuột nhắt" mỗi ngày, mỗi giờ. Phải hy sinh trong muôn vàn hy sinh to lớn kinh khủng. Người ta trải poncho nằm chung dưới đất sình, mặc bầy muỗi, rắn, rết, sâu, bọ hung xủi đất dưới lưng. Mặc cho giun, gián, con ve, con vắt chui vào ống quần hút máu đau nhức, ngứa ngáy, sưng tấy lên từng vùng máu mủ đỏ loét! Người mắc võng trên thân cây, gió lạnh lẽo xuyên qua lồng lộng dưới xương sống. Người nằm trên đường cái. Người chui vào gầm cầu, hay leo lên các xe chất đầy đồ dùng. Đời lính đầy nhọc nhằn, gian nan, khổ sở, khốn khó vô cùng, mà sao quá bạc bẽo đớn hèn thầm lặng đến thế không biết!
      Hoả châu đỏ như những đóm mắt hung thần luôn rơi xuống cuối bìa rừng, trông đơn điệu, kinh hoàng. Một tiếng động cơ rít xoáy, nghe khô khan. Cạnh chỗ Phòng 5 đang ngủ nhờ, pháo binh dùng hoả tập TOT từ nhiều hướng, nã đạn bắn cận phòng vào mục tiêu. Súng lớn bất ngờ nổ, làm mọi người quýnh quáng dáo dác lo sợ nhìn nhau. Đạn bay ngang đỉnh đầu, xẹt ra từng vệt lửa đỏ kéo dài, lướt gió vun vút bay đi. Vài giây sau, tiếng nổ ầm ầm, rền rĩ ngân vọng. Phiá xa xa nơi ấy hiện lên mấy cây nấm khổng lồ, khói xám xịt, lửa đỏ rực ở dưới mặt đất đùn lên, đùn lên, đùn lên mãi, cuồn cuộn từng vòng nấm lửa quyện khói đen to tướng, trông thật kinh dị, dễ sợ vô cùng trong bầu trời khuya u ám. Mùi thuốc súng xông ra, hăng nồng, hôi không chịu thấu. Từ nắp đáy súng cối, vỏ đạn chạm vào nhau kêu lẻng kẻng, bốc khói khét lẹt, hơi giống như mùi lông da trâu bò thúi. Bùm!!! Chỉ một tiếng nổ mà nghe rùng rợn, ớn lạnh giữa đêm trường hoang vu cô tịch: là dường như tất cả mọi vật, đều trở thành tro bụi, đất cát, khói đen mù mịt, lửa đỏ rực. Nóng hừng hực. Mùi khét từ đâu đó bay về, hôi không chịu nỗi. Đau buồn da diết!
      Trúc và Hoài nằm ngược nằm xuôi trong ca bin xe GMC. Mở cửa kính ra, thì muỗi ào vô như bầy ong, gió rừng ùa vào lạnh kinh khủng. Đóng cửa lại thì nồng ngộp, chịu không nỗi mùi xăng, nhức đầu lên tận óc. Xoay qua trở về một hồi lâu, Trúc vô ý gác chân lên tay lái, thì đụng phải cái còi xe. Nó "tin, tin, tin…" một hồi dài, nghe ghê rợn giữa cảnh trí im lặng nặng nề không chút bình yên. Khiến mọi người run sợ lo lắng toát mồ hôi hột. Họ sợ lộ mục tiêu.
      Các anh chửi thề nhoi trời đất:
      - . . . Đ M…
      - Đứa nào ngu quá vậy? Mất dạy thật.
      - Ông đá cho một cú, bay đầu bi giờ.
      - Ngu như con bò. Đi ra khỏi ca bin ngay đi à.
      - Coi chừng tao vặn cổ tréo ngược ra sau, thì hết ngu si.
      - … Thôi. Mắt cá chân Trúc nó mù, hổng thấy đường. Xin lỗi.
      - Lỗi với phải gì! Coi chừng toi mạng cả đám à nha.
      Không hiểu Trúc có biết tên người vừa nói câu sau cùng đó không? Hoài thì tưởng anh ta là quen, hóa ra không phải. Tưởng vậy, nhưng nào phải người quen. Mặc các anh trong Phòng 5 và bên Pháo-binh chửi thề, văng tục quá sá. Hai cô gái nằm im re trong ca bin xe sợ sệt ôm nhau khúc khích cười nho nhỏ. Dù Trúc có là con cháu ông Tá ông Tướng nếu lầm lỗi khi ra chiến trường, vẫn bị anh em chửi nhoi trời đất, chả kiên nễ nịnh nọt gì! Trúc quay lại nằm cùng hướng với bạn, hai đứa nằm co quắp, chèo queo nói chuyện rù rì một hồi, bỗng im bặt. Có lẽ không phải bước chân ai dừng lại gần cửa xe, chẳng qua hai người nói rù rì, say chuyện, nên nhầm lẫn đó thôi. Trúc ú ớ vài tiếng ngập ngừng rồi thở đều và ngáy nhẹ, cô ta đã thả hồn vào giấc mộng khuya. Hoài trằn trọc mãi không sao chợp mắt, (dù trong giây lát). Nằm mà không sao ngủ được phút nào, nên đêm hóa ra dài đằng đẵng. Từng tiếng thở dài nhè nhẹ vang lên trong đêm trường thay tiếng nấc âm thầm, thay niềm đau thế sự có tác dụng bền lâu, vang dội tận đáy lòng Hoài trăm ngàn ray rứt. Trời tối và kinh dị quá! Nhất là khi lính ăn bờ ngủ bụi, nằm trơ trọi giữa cánh đồng vắng lặng đầy mùi tử khí. Cảm giác ớn lạnh rờn rợn toát lên từ đồng ruộng trống hoác quạnh hiu, lồ lộ màu đen xám hoang vu dị thường; thì nỗi lo lắng càng tăng.
      Ngày bận rộn việc nầy việc nọ luôn luôn, khiến thể xác mệt mỏi, tinh thần căng thẳng hơn. Sự khó chịu buồn bực thường dõi theo trong lúc mình làm sang việc khác. Hình ảnh người Trưởng Ấp bị giết chết thê thảm: thân ông ta vắt trên cây cầu khỉ cheo leo. Cây cầu thân thương duyên dáng đong đưa nơi làng quê, móc từ bờ nầy sang rạch kia, qua hàng bao thế kỷ vẫn không thay đổi hình dạng tưởng đã êm đềm, ấm nồng duyên quê. Chứ ngờ đâu đã in dấu sợ hãi kinh khủng! Gió rít lộng qua cây cầu cheo leo lắc lư kêu kẽo kẹt, chơ vơ, trơ trọi, mà không có vật gì cản lại. Gió lạnh lùa sương dày đặc, cuộn thành từng lọn, bồng bềnh trắng xoá, mù mịt, bất nhẫn, lồng lộng thổi qua dòng sông đau thương, như đuổi theo cuộc trốn chạy miết mãi. Cuồng nộ. Không ngưng nghỉ. Không nương nhẹ.
      Chuyến công tác nầy trong ký ức Hoài ghi lại những thảm thiết đã mục kích được giữa hai lằn đạn quầng xiết lấy nhau. Bây giờ Hoài cách xa Đà Lạt thơ mộng và quyến rũ cả ngàn dặm sơn khê, Hoài nhớ biết mấy những giờ phút thoáng mát, êm ái, yên tĩnh và bình an. Nơi đó, mẹ đã từng à ơi ru con qua bao câu ca dao ngọt ngào, tự thuở con còn vô tư bình thản nằm đong đưa trong nôi hồng hoang, vô tư lự, dẫu trên dòng đời chao đảo, đau vùi, trôi trôi… Nào ngờ… Cuộc sống mới dưới sức nặng tột độ kinh khủng của - Gánh Đời nghiệt ngã - năm 1962 - Rụng rời… đón chào Hoài bằng những pha ngoạn mục đến thế sao!?


      _ * _


      tìnhhoàihương
      Last edited by Tinh Hoai Huong; 03-07-2012, 06:08 PM.
      Bút trần nào tả được lưu luyến!
      Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
      Tình Hoài Hương

      Comment


      • #4
        [img]http://hoiquanphidung.com/uploadhinh/hqpd1/HQPD_1331144002.jpg
        [/img]
        Last edited by Tinh Hoai Huong; 03-07-2012, 06:13 PM.
        Bút trần nào tả được lưu luyến!
        Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
        Tình Hoài Hương

        Comment


        • #5
          THH chân thành cám ơn anh hieunguyen11

          Nguyên văn bởi hieunguyen11
          Chị lại có thêm tài viết phóng sự như chị Kiều Mỹ Duyên. Chị viết: "Điểm chuẩn của trục trung độ và hoành độ được lấy bí số Phương Dung, Lệ Thu, để gọi chấm trên bản đồ..." Thưa chị tọa độ gồm có hoành độ và tung độ chớ không phải trung độ đâu chị.
          ------------------

          Anh hieunguyen11 thân kính,
          THH xin chân thành cám ơn anh đã vui lòng vào đọc truyện xưa, & có lời khích lệ, nâng đỡ
          THH xấu hổ vì mình tài hèn sức mọn, không là văn sĩ, thi sĩ anh à. Thế nên THH thua xa chị KMD, thật tình là THH không dám nhận lời khen tặng đâu.
          Dạ vâng! Trong một bài viết quá dài, đôi khi có lẫn lộn dấu ' ` ~ hay con chữ, thế nhưng anh đã rộng lượng tha thứ, và vui vẻ điều chỉnh giúp, là quý hoá. Cám ơn anh nhiều đã ghi chữ "tung" trong bài viết: "Đời Lính Chiến Đượm Phong trần" - Dù một chữ "r" nhưng nếu "rờ" sai, thì lệch lạc cả ngàn dặm, anh nhỉ! Anh đúng
          Tình thân,
          THH
          Bút trần nào tả được lưu luyến!
          Thơ trần đành cam chịu vô duyên...
          Tình Hoài Hương

          Comment



          Hội Quán Phi Dũng ©
          Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




          website hit counter

          Working...
          X