Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hướng Dẫn Gói Bánh Chưng

Collapse
X

Hướng Dẫn Gói Bánh Chưng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hướng Dẫn Gói Bánh Chưng

    Hướng Dẫn Gói Bánh Chưng
    Source: "WikiSysop"

    Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong,... Bánh được làm vào các dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày giổ tổ Vua Hùng).

    Câu đối tết:

    Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
    Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.


    Sự tích

    Bánh chưng có liên quan đến truyền thuyết Lang Liêu, xảy ra vào đời vua Hùng thứ 6.
    Ngày xưa, đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

    Nhân dịp đầu Xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân.

    Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

    Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức. Ông sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên ông lo lắng không có gì quí giá để dâng lên vua cha.

    Một hôm Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."

    Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

    Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Giầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi vua lại cho Tiết Liêu.

    Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

    Nguyên liệu:

    - Lá dong tươi: chọn lá dong rừng to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt.
    - Lạt giang.
    - Gạo nếp: gạo nếp thu hoạch vụ mùa; gạo thu hoạch vụ này hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. (Nhiều người cứ muốn kiêu sa để tỏ ra am hiểu nên đưa ra yêu cầu chọn nếp cái hoa vàng, thực ra không đến lỗi cầu kỳ như thế vì đây là loại bánh mang tính đại chúng)
    - Đỗ xanh: chọn loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... sẽ thơm và bở hơn) sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi..., phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ... bằng sành là tốt nhất
    - Thịt lợn: chọn lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Chọn thịt ba chỉ (ba dọi)
    - Hành củ tươi.
    - Hạt tiêu.
    - Muối.

    Chuẩn bị:

    - Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt. Dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng lá, để ráo nước.
    - Gạo nếp: gạo nhặt loại bỏ hoàn toàn gạo khác lẫn vào, vo thật sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối, thời gian: 12-14 giờ, vớt ra để ráo.
    - Đỗ xanh: đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo rồi cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn, chia ra theo khẩu phần, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ.
    - Thịt lợn: thái thành miếng to dài, tẩm ướp chút muối, tiêu, hành trong 1 giờ
    - Hành củ: bóc vỏ, thái lát mỏng
    - Hạt tiêu: rang thơm, tán nhỏ

    Cách làm:

    Một gia đình đang gói bánh chưng cho ngày Tết. Bánh chưng được gói theo cách dùng khuôn.

    Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông 20 cm x 20 cm x 7cm sẵn có (thông thường làm bằng gỗ).

    Cách gói tay không thông thường như sau:


    - Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập.

    - Lá dong rải lên trên lạt, chú ý phải quay mặt trong lá ra phía ngoài (để sau này, khi bánh chưng chín sẽ có màu xanh mướt).

    - Lượt đầu: 2 lá to rải nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau.

    - Lượt trên: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu.

    - Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của lá dong, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm.

    - Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo,
    - Thịt lợn, lấy 2 miếng rải đều vào giữa bánh.

    - Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt.

    - Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều tạo mặt phẳng.

    - Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông.

    - Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay.

    - Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập.

    - 2 bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp.

    Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên, nhưng lúc đầu, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn. Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.

    Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và gói nhanh hơn, còn gói bánh không khuôn thì bánh được gói chặt hơn do cảm nhận của đôi tay người gói dẫn đến việc điều chỉnh lực gói.

    - Luộc: Lấy xoong to, dầy dung tích > 100 lít, rải cuộng lá dong thừa xuống dưới kín đáy, xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong, đổ ngập nước, đậy vung đun trong 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước sôi để đảm bảo nước luôn ngập bánh.

    - Ép bánh: sau khi luộc (hầm) xong, vớt bánh ra để ráo, xếp bánh thành nhiều lớp dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho chắc và phẳng đều trong 6 giờ.

    Hướng dẫn bằng hình ảnh (Video):

    Last edited by khongquan2; 01-02-2012, 11:59 PM.

  • #2
    Ngày mai xin vợ mấy trăm nghìn
    Trổ tài nấu bánh cúng Tổ tiên
    Để cho con cháu đừng quên gốc
    Nhớ mãi công lao bậc Tiền Hiền...

    Thế nước đang vào cuộc đảo điên
    Kẻ cướp sơn hà xâm lấn biển
    Ở đâu không thấy người hưng quốc
    Vực dậy cơ đồ đã ngã nghiêng?!...
    SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
    HỒ VI LAO KỲ SINH

    Comment


    • #3
      Hướng Dẫn Gói Bánh Tét

      Hướng Dẫn Gói Bánh Tét

      Nói đến Tết Nguyên Đán là ngày Tết cổ truyền dân tộc thì trong lòng chúng ta hình ảnh của bánh Tét, bánh Chưng, là những hình ảnh đậm đà của ngày Tết không kém gì cành hoa Mai hay hoa Đào rực rỡ.

      Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của cả người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, là nét tương đồng của bánh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuối để gói thay vì lá dong, nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuối hay đậu đen. Vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng.

      Bánh tét ngày Tết thường để lâu được vài ngày, được nấu vào đêm giao thừa để những ngày Tết có thể dùng để ăn với dưa món và thịt kho, những ngày này theo tục lệ người Việt là không sử dụng bếp núc. Đây thường là bánh tét nhân mặn với thịt, mỡ và đậu xanh, và dùng cho nhiều người ăn. Ngoài ra, còn có bánh tét nhân ngọt với nhân chuối hoặc đậu xanh, loại to dùng cho nhiều người ăn hoặc loại nhỏ dùng cho một người ăn.



      Nguyên liệu:

      - Nếp hột tròn: 2 chén cho mỗi cái bánh (lọai chén để nước chấm hay để ăn chè).
      - 1 gói đậu xanh cho 4 cái bánh tét
      - Thịt ba chỉ, lựa miếng có nhiều mỡ, khỏang 6oz. cho một cái bánh
      - Hành lá
      - Nước mắm, tiêu, muối, đường và bột ngọt.
      - Lá chuối
      - Dây cột
      - Một cái nồi lớn có nắp đậy.

      Cách làm:

      Chuẩn bị ngày hôm trước:

      Nếp đong chén gạt ngang cứ 2 chén cho một cái bánh. Vo nếp thật sạch, đổ vào một thau lớn trộn chung với một ít muối, bột ngọt và ngâm nước qua đêm. Có thể cho vào một ít màu xanh lá cây, để nếp có màu sau khi nấu. (Thường nếu gói bằng lá chuối, bánh cũng đã có màu xanh lạt, nhưng khi cho thêm màu chút xíu thì bánh trông đậm đà hơn).

      Lựa một cái nồi lớn có chiều cao và có nắp đậy, đo chiều cao của nồi, khi gói bánh  thì chiều dài của đòn bánh phải ngắn hơn chiều cao của nồi khoảng 2 inches, để nước ngập bánh khi nấu. Dùng thước làm mẫu hoặc nhớ số đo (để làm chuẩn) khi cắt thịt ba chỉ cũng như gói bánh.

      Thịt ba chỉ, cắt từng miếng dài theo số đo đã nói trên, thịt đem ướp với nước mắm, hành lá, tiêu, muối, đường và bột ngọt. 

      Đậu xanh vo cho sạch, ngâm với chút muối vài tiếng đồng hồ cho mềm, đem hấp hoặc nấu với chút xíu nước trong nồi có đậy nắp. Đâu xanh chín tán sơ. Bắc chảo lên bếp xào với chút dầu ăn và hành lá đã cắt nhỏ, nêm nếm cho vừa ăn. Sau đó tắt lửa để qua một bên cho đậu xanh nguội.

      Khi đậu xanh đã nguội và thịt ba chỉ đã ướp qua đêm, hoặt ít nhất là 4,5 tiếng đồng hồ.  Các bạn có thể chuẩn bị như sau cho việc gói bánh dễ dàng hơn:

      Trải đậu xanh ra một miếng giấy bóng (saran wrap) xắp miếng thịt ba chỉ đã ướp, cuốn giấy lại theo chiều dài của miếng giấy để đậu xanh bọc đều thịt ba chỉ như trong hình. Đây là nhân bánh, có hình dạng của bánh, sẽ giúp cho việc gói bánh dễ và khi cắt bánh ra nhân đều tròn đẹp mắt. Xắp nhân vào hộp và cất vào tủ lạnh.


      Gói bánh:

      Lá chuối rửa sạch lau khô, dùng kéo cắt miếng từ 10 đến 12 inches.  Những miếng nhỏ để một bên để xài thêm khi lá bị rách.

      Dây cột cắt  khúc khoảng 15 inches, mỗi bánh cần 6 sợi.

      Đổ nếp vào một rổ lớn cho ráo nước. Có nhiều gia đình thích bánh tét có đậu đen (như trong hình), chúng ta sẽ dùng đậu đen hộp đã nấu sẵn, khui trong hộp ra đổ đậu vào rỗ cho ráo nước và trộn vào nếp.

      Lấy nhân bánh trong tủ lạnh ra và gói bánh.

      Lá chuối xắp 2 lớp lên một khay hay tấm thớt lớn như trong hình, dùng chén đã đong nếp trước khi ngâm, đong 1 chén vun (một chén gạt ngang nếp đã nở ra sau khi ngâm) đổ ra lá chuối, làm thành một hình chữ nhật, chiều dài khỏang bằng nhân bánh, để nhân bánh lên nếp, kế đến đong thêm một chén vun nếp và đổ dọc lên trên nhân.

      Cuốn lá chuối lại, gấp mí lá. Dùng dây cột lại ở giữa, không cần cột chặt vì sẽ mở ra nếu cần để sửa cho bánh tròn. Gấp một đầu bánh lại, để đòn bánh đứng lên, và xếp đầu bánh hình vuông, trở đầu và vỗ nhẹ vào đòn bánh cho nếp chặt lại, xếp góc đầu còn lại.

      Nếu lá chuối rách, dùng những miếng lá nhỏ lót thêm vào.

      Khi cột dây bánh, dùng tay bóp nhẹ hoặc lăn nhẹ đòn bánh cho đều, bánh không cần tròn lắm lúc này, chỉ cần lưu ý cho các cạnh của hình vuông trên 2 đầu bánh thẳng với nhau.

      Khi luột bánh xong thì sẽ lăn bánh trên thớt một lần nữa lúc bánh còn nóng cho tròn.

      Bánh gói xong cho vào nồi, để bánh đứng thì bánh sẽ chín đều, đổ nước cho ngập bánh, và nấu khỏang 4 tiếng đồng hồ. Chuẩn bị một ít nước sôi để châm thêm vào khi nước vơi đi, giữ mực nước luôn luôn cao hơn bánh ít nhất là 1 inche để bánh không bị cứng (sống lại).

      Bánh chín, vớt ra xả nước lạnh cho thật lâu, rửa bánh cho bớt chất nhờn trên lá. Cho bánh vào bồn rửa chén hoặc một thau lớn ngâm nước thật lạnh thêm một lúc khi bánh nguội bớt, treo bánh lên để bánh ráo nước.


      Cách gói bánh tét qua hình ảnh (Video).


      Last edited by khongquan2; 01-03-2012, 05:42 AM.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi PhiLan View Post
        Ngày mai xin vợ mấy trăm nghìn
        Trổ tài nấu bánh cúng Tổ tiên
        Để cho con cháu đừng quên gốc
        Nhớ mãi công lao bậc Tiền Hiền...

        Thế nước đang vào cuộc đảo điên
        Kẻ cướp sơn hà xâm lấn biển
        Ở đâu không thấy người hưng quốc
        Vực dậy cơ đồ đã ngã nghiêng?!...
        Chào anh PhiLan,
        Anh còn tới 20 ngày học gói bánh chưng, bánh tét, anh nhớ gởi hình cho tui xem..., Xuân đến xin chúc anh và quý quyến một năm mới an khang, hạnh phúc, dồi dào sức khoẻ, làm ăn phát đạt.

        KQ2

        Comment


        • #5
          Cách Làm Dưa Món

          Món Ăn Ngày Tết - Dưa Món



          Nguyên liệu:

          - 1/2kg đu đủ sống
          - 1/2kg su hào
          - 1/2kg củ cải trắngMón ăn ngày Tết - Dưa món
          - 1/2kg củ kiệu
          - 1/2kg cà rốt
          - 1/2 trái thơm chín
          - 5 trái ớt chín lớn
          - 100g củ hành tím
          - 100g muối bọt
          - 1 muỗng súp phèn chua giã nhỏ
          - 1lít nước mắm ngon
          - 500g đường cát + 20g bột ngọt

          Cách Làm:

          - Đu đủ gọt vỏ, bỏ hột và dây gân, xắt lát dày 2 ly dài 5cm, ngang 2cm.
          - Su hào: gọt vỏ, xắt lát 2 ly x 3 - 4 cm.
          - Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, xắt dày 2 ly.
          - Củ cải trắng gọt vỏ, cắt khúc 4cm, cạnh 1 - 1,5cm.
          - Kiệu lặt bỏ rễ và lá rửa sạch.
          - Củ hành lột vỏ.
          - Tỏi lột vỏ xắt mỏng.
          - Khóm xắt miếng dày 1cm, ngang 3 cm.

          Chế biến:

          - Đu đủ, su hào, củ cải, cà rốt, kiệu ngâm nước muối 1 đêm, sáng ra bóp cho trong, xả sạch.
          - Ngâm các thứ trên vào nước có phèn chua đã lóng trong, ngâm độ ½ giờ, xả lại bằng nước sạch để ráo.
          - Trải các thứ ra mâm nhôm, trải mỏng một lớp thưa (không để chồng lên nhau) phơi 1 nắng cho khô, nhớ trở đều (không phơi 2 nắng, nếu không khô phải sấy khô).
          - Nấu nước mắm, đường, bột ngọt để lửa nhỏ, hớt bọt kỹ để thật nguội.
          - Trộn tất cả lại cho vào keo (độ 2/3 keo), chế nước mắm vào đầy keo, đậy nắp lại cho kín. 3 ngày sau, dưa thấm nước mắm sẽ nở ra là dùng được.



          Nếu ăn liền trong tuần thì cho khóm vào giúp giảm bớt độ mặn. Hoặc khi nấu nước mắm cho thêm khoảng 4 muỗng súp nước lạnh vào.

          Lưu ý: Không được phơi quá khô.

          Comment


          • #6
            Cách Làm Tré

            Tré Bình Định


            Tré được làm từ thịt heo tươi gói trong lá chuối tươi ở Quảng Ngãi hay tré gói lẫn với thịt bò của người Đà Nẵng, Huế, nhưng không ở đâu món tré lại thơm ngon và được mọi người biết đến nhiều như ở Bình Định.

            Vẫn tuân thủ nguyên tắc truyền thống là tré làm từ thịt heo và được chế biến thêm nhiều thứ mắm muối, gia vị để lên men như món nem chua, nhưng món tré lại được kết hợp với những nguyên liệu khác nhau như thịt heo thủ, thính, mè… đó chính là sự khác biệt về hương vị. Chính bởi thế, khi thưởng thức, bạn sẽ thấy tuyệt vời, khác hẳn với tré ở những vùng đất khác.

            Tré ngon đầu tiên ở khâu chọn thịt. Thịt ở đây có thể là thịt ba chỉ, hoặc thịt heo thủ. Đầu tiên phải làm sạch thịt, và luộc chín, rồi xắt lát mỏng, sau đó cho vào ướp với các loại gia vị: riềng, tiêu, mè, muối…

            Món tré Bình Định hội tụ đủ ngũ vị như: mặn, ngọt, chua cay và vị chan chát thích thú của lá ổi non. Để tré ngon, khi gói phải ủ thật kỹ trong nhiều lớp: bên trong là lá ổi, bên ngoài là lá chuối, phía ngoài ủ thêm ít rơm rạ, buộc thật chặt phía ngoài thì ba, bốn ngày có thể dùng được.


            Nhờ cách gói công phu này khiến cho món tré Bình Định có thể để được lâu trong nhiều ngày, đặc biệt, trong những ngày lễ Tết, đây là món không thể thiếu trong mỗi gia đình người dân đất võ, và là món quà không thể thiếu cho người xa quê.
            .

            Comment


            • #7
              Cách Làm Giò Thủ

              Bí Quyết Làm Giò Thủ Ngon


              Giò thủ là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam trong dịp lễ Tết. Ngày nay, nhiều bà nội trợ có thể đặt sẵn giò thủ từ chợ hay siêu thị, nhưng tự tay làm món ăn truyền thống này cũng có cái thú của riêng nó.

              Nguyên liệu:

              Da và lỗ tai heo 200gr; đường 600gr; thịt đầu heo 400gr; cà rốt 500gr; nấm mèo 50gr; đu đủ 500gr; giấm 0,5 lít; giò sống 300gr; hành tím 400gr; tỏi 100gr.

              Gia vị tiêu sọ, nước mắm, bột nêm, lá chuối 300g.

              1 lon nhôm đục lỗ, 1 miếng nylon lơn, dây nylon.

              Cách chế biến làm giò thủ:

              - Lỗ tai, da, thịt đầu heo luộc chín thái sợi, ướp gia vị.

              - Nấm mèo ngâm nước, gọt bỏ chân và thái sợi.

              - Hành tím băm nhỏ.

              - Lá chuối phơi héo hoặc trụng nước sôi.

              - Trộn giò sống với hỗn hợp lỗ tai, da, thịt đầu heo, nấm mèo, hành tím... vắt bớt nước và cho vào lon nhôm đục lỗ. Chú ý lót lớp nylon trong lon nhôm để tránh dính. Nén thật chặt.

              - Trải lá chuối trên thớt, kế tiếp là miếng nylon và lấy phần hỗn hợp giò sống ra khỏi lon nhôm, cuốn tròn trên lá chuối, gói lại và cuộn dây nylon cho chặt, đem hấp 30 phút. Giò thủ chín lấy ra để nguội trước khi cho vào tủ lạnh. Bảo quản được 10 ngày ở nhiệt độ 4 - 6 độ C.


              Xin xem 4 phần hướng dẫn cách làm dò thủ qua phần video


              Comment


              • #8

                Comment


                • #9
                  Nồi Thịt Kho Trứng

                  Thịt Kho Với Trứng

                  Thịt kho với trứng món ăn cho ngày tết. Thật ra món này không hẳn chỉ có tết mới được ăn mà có lẽ thường ngày ai cũng ăn qua rồi. Nhưng vì nó là tục lệ rồi, hễ tết là không thể thiếu món này. Cách nấu rất dể mà lại ngon.



                  Nguyên Liệu:

                  1) 1 lb thịt đùi có ch'ut mỡ hay thịt ba rọi
                  2) 1-2 trái nước dừa xiêm
                  3) 5-7 cái trứng vịt hay trứng gà
                  4) Hành tím băm nhỏ
                  5) Chút tỏi băm nhỏ
                  6) Tiêu
                  7) Đường
                  8) Nước mắm
                  9) Bột nêm

                  Cách Làm:

                  Trứng có thể luộc xong rồi bóc vỏ mới kho, hay có thể rửa sạch trứng rồi bỏ vào nồi kho chung với thịt khi ăn thì lột vỏ ra thôi, cách này sẽ làm cho lòng trắng trứng vịt không bị quá cứng khi kho xong.

                  Thịt rửa sạch lau khô, ướp thịt vơi 2 tbsps đường trước 15 phút. Sau đó mới tới hành, tỏi. Kế đến là chút dầu ăn, tiêu, nước mắm, bột nêm, và tí xíu muối. Ướp thịt khoảng chừng từ 4 tới 5 tiếng cho thịt thấm.



                  Cho nước dừa xiêm lên nồi, nấu cho sôi và bắt đầu cho thịt vào, khi nước sôi lại vớt sạch bọt rồi cho trứng vào bắp đầu kho lửa vừa nhẹ riu riu cho thịt mềm rệu mà không bị nát.

                  Khi kho xong thịt sẽ săn chắc và có màu nâu nâu do nước dừa và nước mắm sau khi kho tạo thành. Khi thịt gần chín, nêm lại 2 tbsps nước mắm với 1 muỗng đường nữa kho thêm chút nữa, nếm thịt vừa ăn.


                  Món này ăn chung với dưa giá thì tuyệt vời. hoặc cuốn với bánh tráng, dưa giá và rau thơm.

                  Comment


                  • #10
                    Trái Khổ Qua


                    Ngày Tết ai cũng cầu mong điều tốt lành, sự may mắn đến với gia đình trong năm mới. Và sự cầu mong này thường được các gia đình người Việt thể hiện qua những món ăn nhân dịp đầu năm.

                    Với ý nghĩa của người Việt canh khổ qua sẽ đưa cái khổ cực,cay đắng của năm mới qua đi hứa hẹn một năm mới với nhiều may mắn và hạnh phúc thì còn gì hơn là nấu một mon an ngay tet dễ làm vừa ngon vừa ý nghĩa cho năm mới.

                    Món ăn ngay tết ngon, dễ làm: Khổ qua nhồi cá thác lác.


                    Nguyên liệu:

                    - Khổ qua: 2 trái
                    - Cá thác lác nạo: 150g
                    - Nấm mèo: 2 tai nhỏ, ngâm nở, cắt sợi
                    - Hành lá: 2 cọng  
                    - Ớt sừng băm: ½ muỗng cà phê
                    - Nước dùng: 1 lít
                    - Muối: ½ muỗng cà phê
                    - Tiêu: 1/2 muỗng cà phê

                    Cách làm:

                    Khổ qua lựa trái tròn, gai lớn, màu sáng. Rửa sạch khổ qua dưới vòi nước chảy, trụng sơ, móc bỏ ruột.
                    Cá thác lác quết dai với ít muối, tiêu, đầu hành, tiếp tục trộn với nấm mèo cắt sợi, hành lá cắt nhỏ, ớt băm, đập chả cho dai. Nhồi cá vào khổ qua, dùng cọng hành cột ngang.

                    Nấu sôi nước dùng, cho khổ qua vào nấu chín. Nêm nước canh với hạt nêm, đường, muối cho vừa ăn.

                    Khổ qua lựa trái tròn, gai lớn, màu sáng. Rửa sạch khổ qua dưới vòi nước chảy, trụng sơ, móc bỏ ruột.
                    Cá thác lác quết dai với ít muối, tiêu, đầu hành, tiếp tục trộn với nấm mèo cắt sợi, hành lá cắt nhỏ, ớt băm, đập chả cho dai. Nhồi cá vào khổ qua, dùng cọng hành cột ngang.

                    Nấu sôi nước dùng, cho khổ qua vào nấu chín. Nêm nước canh với hạt nêm, đường, muối cho vừa ăn.

                    Món khổ qua nhồi thịt là một món ăn ngày tết dễ làm, nó thường có trong mâm cổ, hay đơn giản chỉ là một món canh điều hòa cảm giác ngán khi ngày tết phải ăn quá nhiều.

                    Món ăn ngay tết ngon, dễ làm: Khổ qua nhồi thịt.


                    Nguyên liệu:

                    500g khổ qua
                    8 tai nấm mèo
                    Hành lá, ngò rí
                    200g thịt heo
                    1 trứng vịt
                    Nước mắm, tiêu, bột ngọt, muối


                    Cách làm:


                    - Khổ qua: dùng dao mổ ở đầu trái dùng muỗng cà phê cho vào ruột trái lấy hết hạt ra, rửa sạch và để ráo.
                    - Nấm mèo ngâm nước sôi, cho nở tai nấm. Sau đó thái nhuyễn sợi chỉ.
                    - Hành lá rửa sạch thái nhỏ. Ngò rí rửa sạch để ráo.
                    - Thịt heo lạng bỏ phần da, thái mỏng và băm nhỏ. Cho tiêu,muối, bột ngọt vào vừa ăn. Sau đó trộn đều với nấm mèo, trứng vị, hành lá.



                    Dồn hỗn hợp thịt vừa trộn vào từng trí khổ qua cho vừa đầy.

                    Nấu sôi độ 1 lít nước, cho vào một ít muối và lần lượt cho khổ qua vào, để lửa to cho nước sôi lên, vớt bọt và bắt đầu để lửa nhỏ cho khổ qua mềm. Vớt bọt thường xuyên và không đậy nắp nồi để nước dùng trong, khổ qua mềm vừa ăn, nêm lại nước dùng bằng nước mắm, bột ngọt, muối cho vừa ăn. Cho ngò rí vào.

                    Comment


                    • #11
                      Trái mướp đắng

                      Bác KQ2 bị lộ tẩy hổng phải là dân Huế rồi....
                      Người miền Nam gọi trái này là trái khổ qua, nhưng dân Trung kỳ chính gốc gọi là trái mướp đắng, còn trái mướp thì gọi là mướp ngọt.
                      Hình như bác Cao bồi gọi trái này là trái khổ quá thì phải
                      Hổng tin cứ hỏi Ai Uu Du biết liền hà.
                      Last edited by BachMa; 01-28-2013, 02:11 AM.

                      Comment


                      • #12
                        Miền Bắc & Trung gọi là " Mướp đắng ", người trong Nam gọi là " Khổ qua "

                        Anh KQ2 là người gốc Bắc chánh ra gọi là " Mướp đắng " chứ ? hè hè ....

                        Theo tôi biết vì tôi.... cũng là người Bắc !
                        Miền Bắc & Trung gọi là " Mướp đắng ", người trong Nam gọi là " Khổ qua "

                        Comment



                        Hội Quán Phi Dũng ©
                        Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                        website hit counter

                        Working...
                        X