Thông báo

Collapse
No announcement yet.

đi xem tắm tiên

Collapse
X

đi xem tắm tiên

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • đi xem tắm tiên

    ĐI XEM TẮM TIÊN
    (Nhân đọc Tắm tiên Tây bắc)

    Người miền Bắc có câu phương ngôn “Chè Thái,gái Tuyên” để chỉ hai địa phương có loại chè( Trà) ngon và gái đẹp nhất .
    Thái tức Thái Nguyên , một tỉnh cách Hà Nội gần 100km về phía bắc. Còn Tuyên tức Tuyên Quang , cũng là một tỉnh lỵ miền núi ở vùng Tây bắc.
    So với các loại chè ở Bảo Lộc –Lâm Đồng thì chè Thái Nguyên ngon thật . Chè Lâm Đồng chỉ được mùi thơm của Hoa Sen, Hoa Lài nhưng không có được cái vị chan chát, đậm đà của chè Thái . Vì vậy, hể có anh em, bạn bè nào về Mỹ là tôi thường mua vài ký gửi biếu người anh.
    Còn các cô gái Tuyên Quang tuy không trắng như bông bưởi , nhưng lại có cái nét thu hút của một cô gái Thái. Nói chung là dể nhìn.
    Người dân tộc có câu “Tốt khoe,xấu che”, bài viết “Tắm tiên Tây bắc” kèm theo vài hình ảnh về các cô gái Thái đang tắm tiên; không biết anh chàng nhiếp ảnh nào chộp được những tấm hình “công khai” như vậy làm tôi nhớ lại thời gian cách đây đã trên dưới bốn mươi năm cũng đã từng đi xem tắm tiên, nhưng lại là “đi xem lén”.
    Quảng Ngãi là một tỉnh miền Trung. Khi nói đến Quảng Ngãi người ta hay nhắc đến câu “ Núi Ấn, sông Trà”, cụm phương ngôn trên phần nào diển tả đúng thực tế địa lý của tỉnh lỵ nầy.
    Đông là biển Đông, Tây là vùng núi chập chùng tiếp giáp Trường Sơn với những ngọn núi cao như :-Cà Đam 1413m( Trà Bồng),A Zin 1233m (Sơn Hà), Núi Mum 1085m (Minh Long) , Bằng Rầm 1095m(Ba Tơ)... Bắc giáp Quảng Nam theo quốc lộ 1, Nam cũng theo quốc lộ 1 vượt đèo Bình Đê nhìn xuống Tam Quan-Bình Định. Ranh giới phía Nam của tỉnh nằm giửa đỉnh đèo đó.
    Hai phần ba diện tích tự nhiên của Quảng ngãi là núi rừng, khu vực đồng bằng chỉ nằm dọc hai bên quốc lộ 1 gồm các quận, huyện như Bình Sơn, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đức Phổ , Nghĩa Hành và Sa Huỳnh . Các huyện miền núi có Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, Ba Tơ, Tây Trà và Sơn Tây .
    Sơn Hà là huyện miền núi của Quảng Ngãi có đông đảo người Hrê sinh sống nhất, kế đến là người Cor và Ca dong. Tên tự gọi của người Hrê thường theo tên của dòng sông lớn trong vùng như người R’vá ở Minh Long, người Nước Liên ở Ba Tơ . Còn Sơn Hà có sông Rhe thì gọi là người Hrê; Lưu vực sông Rhe được coi là ngọn nguồn của dân tộc Hrê .
    Trước đây, dưới thời triều Nguyễn và Pháp thuộc, người Hrê được gọi bằng những phiếm danh như "Mọi Đá Vách", "Mọi Thạch Bích", "Mọi Sơn Phòng”...là tên gọi theo những ngọn núi phía Tây Quảng Ngãi.
    Theo các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ, từ “Mọi” thật ra được dùng cũng không phải là sai vì đó là tiếng “tự xưng” của người Thượng miền Trung là “ T’moi ”, giống như “Me” tiếng Anh hay “Toi” tiếng Pháp hoặc gần hơn là tiếng “Nẩu” của người Tuy Hòa mà thôi. Người Kinh nghe lại đọc thành “mọi” để chỉ về những người ấy. Sau nầy xét thấy từ “Mọi” nó không lịch sự cho lắm nên người Kinh đã bỏ hẳn và đổi thành người “Thượng” ( người vùng cao) hoặc là “người dân tộc thiểu số”.
    Người Hrê sống theo chế độ mẫu hệ theo từng “plei” (làng), trước đây lối sống là du canh, du cư. Sau nầy, khi biết làm lúa nước thì họ định cư hẳn một nơi nhưng phần lớn là chọn vùng có đất bằng phẳng, gần sông suối.
    Trong cộng đồng người Hrê còn lưu truyền văn tự cổ sơ nhất, là "văn tự thắt gút" bằng các gút mây buộc thắt để đếm.
    Có lẻ vì vậy mà Quận Trưởng Sơn Hà, người Hre khi được thăng cấp từ Đại Úy lên Thiếu Tá đã từ chối nhận lon “một mai trắng “. Ông hề hà :-“Dớ ..tui Đại úy ba bông mai, lên Thiếu tá phải bốn bông Mai, cái bông Mai có gạch nầy tui không chịu..dớ..”.Đó là chuyện vui có thật lúc chúng tôi vào làm việc ở Sơn Hà.
    Có điều là các cô gái Hre, Cor hay Ca dong đều đen nhẽm và không đẹp như cô gái “Tuyên”.
    Thời kỳ trước 1975, hai bên những con suối nhỏ từ thượng nguồn miền Tây chảy qua huyện Sơn Hà rồi hòa vào sông Trà Khúc là nơi sinh sống của những người dân tộc Hre, Cor và Ca dong .Và sông, suối là nơi tắm giặt của những người nầy.
    Các Phi đoàn UH của KĐ 51CT phụ trách vùng phía Nam đèo Hải Vân là PĐ 233 và PĐ 239 .Các Tiểu khu như Quảng Nam, Quãng Tín, Quảng Ngãi là những đơn vị làm việc thường xuyên của các Phi đoàn nầy.
    Những chàng phi hành mới ở tuổi đôi mươi đố khỏi có lần tìm xem tắm tiên khi làm việc cho Tiểu khu Quảng Ngãi.
    Những năm 71-72, Tỉnh Quảng Ngãi “hot” nhất là Ba Tơ . Các huyện phía Tây bắc Quảng Ngãi như Trà Bồng , Sơn Hà vẫn còn yên tỉnh . Trực thăng ra vào tiếp tế một cách bình thường nên mỗi khi có phi vụ vào Sơn Hà trở về là anh em chúng tôi phải “rai xì mút “ quanh các con suối ra sông Rhe một, hai vòng.xem chổ nào có các cô gái Hre đang tắm. Nhưng các cô cũng khôn lắm, hể nghe tiếng trực thăng đến gần là hụp người xuống nước chỉ chừa lại cái đầu tóc mượt . Trực thăng đi qua rồi thì lại nhoi lên vui đùa.
    Mấy chàng trực thăng cũng đâu có chịu thua, hôm sau rình mò “low level” từ sau lưng núi bò lên bất ngờ lướt qua đầu suối ..nhưng nếu xem phim chậm thì được bởi các cô gái Hre vốn nhanh như sóc nên thoắt đó đã lặn mất tiêu.
    Cũng có hôm bắt gặp 100% như mấy tắm hình của bài “Tắm tiên Tây bắc”. Các anh hả hê làm thêm một vòng trở lại vẫn vậy mà lại còn vẩy tay nữa chứ. Nhìn kỹ thì ôi thôi đó là mấy “Bà ngoại “ đang áp dụng chiến thuật đảo :-“Tốt che,xấu khoe” .
    Cái thú của xem tắm tiên là ở chổ đó . Cái mình cần không có, cái nhìn đó thì không cần .

    Quảng Ngãi đối với tôi vẫn còn nhiều kỹ niệm. Từ quài chuối già gần 20 nãi của quận Ba Tơ tặng đến cái Nỏ của cô gái Cor dúi vào tay xin quá giang về Minh Long ..Những thước Quế khâu còn tươi nguyên của cô giáo Kinh dạy học ở Trà Bồng ..Và những con suối “tắm tiên”.
    Bây giờ, mỗi lần đi ngang Quảng Ngãi, từ trên cầu Trà Khúc nhìn về phía Tây đã không còn thấy các guồng nước chầm chậm chuyển động trên sông Trà . Dãy núi “Đá Vách, Thạch Bích “ thì vẫn vậy, mịt mùng khói sương.

    Len lén xem các cô gái Hre tắm tiên ngày nay chắc chỉ còn là chuyện độc quyền của các chàng thanh niên Hre và Ca dong. /.

    CAO NGUYEN
    Last edited by caonguyen569; 12-16-2011, 03:37 PM. Lý do: thiếu chi tiết núi

  • #2
    Sao không thấy bạn nhắc đến Gia Vực ?
    Đó là quận tuốt ở trong sâu lắm, giáp với Kontum ?
    Bây giờ có con đường từ Đức Phổ, đi Ba Tơ, qua Gia Vực rồi lên Kontum phải không?
    Ước gì có dịp nào chúng ta thuê xe đi coi lại một lần những nơi mà từ năm 70 đến 75 đã bay qua.

    Comment


    • #3
      Trả lời diemtan

      Gia Vực bây giờ là Tây Trà, nó giáp ranh với Kontum, nơi có mật khu An Lão, chổ có trại tù của anh em VNAF KĐ 51CT bị giam cầm sau khi rời Đà Nẳng tháng 3/75.
      Hiện nay có đường nhựa đi từ Đức Phổ lên Ba Tơ và xuyên qua Gia Vực để đến KonTum.
      Khoá mình có Võ ngọc Trác bị SA7 mất xác trong đó T nhớ không ?

      Comment


      • #4
        Gia Vực 1970



        "...gửi gió cho mây ngàn bay..."

        Comment


        • #5
          Tắm-tiên ?

          Comment



          Hội Quán Phi Dũng ©
          Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




          website hit counter

          Working...
          X