Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tin Tổng Hợp : Tình hình Biển Đông

Collapse
X

Tin Tổng Hợp : Tình hình Biển Đông

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tin Tổng Hợp : Tình hình Biển Đông

    Tổng hợp các tin tức và bài viết liên quan tới tình hình Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như với các nước Đông Nam Á


    Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển

    Ngày 17-6, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ), Đại sứ Việt Nam Lê Lương Minh đã lên tiếng phản đối Trung Quốc có những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

    Đại sứ Lê Lương Minh lên tiếng phản đối Trung Quốc tại Hội nghị thường niên các nước thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (từ 14-6 đến 17-6).
    Đại sứ Lê Lương Minh tố cáo Trung Quốc cho phép các tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc cắt và gây rối dây cáp của hai tàu thăm dò địa chấn thuộc Công ty PetroVietnam đang hoạt động trong khu vực chủ quyền lãnh hải Việt Nam ở Biển Đông và cho rằng hành động này vi phạm trắng trợn chủ quyền biển của Việt Nam.

    Đồng thời đại sứ lên án và bác bỏ cái gọi là bản đồ "đường lưỡi bò" 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.

    Đại sứ Lê Lương Minh yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam và thực hiên nghiêm chỉnh Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.

    Đại sứ khẳng định Việt Nam kiên trì giải quyết bất đồng Biển Đông bằng giải pháp hòa bình thông qua đối thoại đa phương giữa các bên trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982, DOC và các công ước quốc tế khác liên quan.

    TTXVN
    (Tuổi Trẻ)




    Trung Quốc : Giữ Biển, TQ Sẽ Đè Bẹp VN Bất Kể Va Chạm Với Hoa Kỳ (06/23/2011)

    BẮC KINH - Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc tranh chấp Biển Đông giữa các nước trong vùng, để tình hình không xấu thêm.
    Đây là lời cảnh báo trực tiếp nhất của chính quyền Bắc Kinh trong mấy tuần lễ qua.
    Thứ trưởng ngoại giao Cui Tianka bình luận như trên với 1 nhóm phóng viên ngoại quốc trước cuộc gặp gỡ cuối tuần này với viên chức Hoa Kỳ tại Hawaii.
    Căng thẳng nổi lên trong tháng qua trước mối quan ngại về ý định xác quyết chủ quyền tại các vùng biển có tài nguyên dầu khí. Các nước cùng tranh giành chủ quyền là Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei và Vietnam.
    Ông Cui tuyên bố : Hoa Kỳ không tuyên bố chủ quyền thì tốt hơn là để các nươc giải quyết với nhau. Theo lời thứ trưởng Cui, nếu Hoa Kỳ muốn đóng 1 vai trò, hãy khuyến cáo tự chế với các nuớc có hành động khiêu khích để có thái độ có trách nhiệm hơn. Ông Cui nói thêm "Tôi tin rằng các nước đang đùa với lửa và hi vọng lửa không bị kéo sang Hoa Kỳ".
    Trung Quốc hô hào giải quyết đơn phương, trong khi các lân bang đòi giải quyết đa phương.
    Ông Cui khẳng định Trung Quốc không khiêu khích, và rằng Trung Quốc không dùng vũ lực với dân đánh cá của nước khác.
    Trong khi đó, Đài RFI cho biết, tờ Global Times (Hoàn cầu Thời báo), một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong bài xã luận đăng ngày hôm qua, đã cảnh cáo Việt Nam là Bắc Kinh sẽ thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả hành động quân sự, để bảo vệ quyền lợi của mình ở Biển Đông. Kể từ khi căng thẳng về chủ quyền trên Biển Đông gia tăng, đây là lần đầu tiên mà Bắc Kinh đe dọa dùng vũ lực đối với Việt Nam.
    Trong bài xã luận nói trên, tờ Hoàn cầu Thời báo viết rằng, nếu không tìm được một «giải pháp hòa bình» cho các tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc sẽ buộc phải sử dụng lực lượng hải quân và hải giám để bảo vệ lãnh hải của mình. Tờ báo viết : «Nếu Việt Nam muốn gây ra chiến tranh trên biển Hoa Nam, Trung Quốc sẽ nhất quyết đáp ứng mong muốn đó. Trung Quốc có đủ sức mạnh để đè bẹp các hạm đội từ Việt Nam. Trung Quốc sẽ không nương tay với đối thủ.»
    Theo Hoàn cầu Thời báo, tấn công vào Việt Nam sẽ không dẫn đến xung đột trực tiếp với Hoa Kỳ, nhưng «cho dù sẽ xảy ra vài va chạm», không có lý do gì mà Trung Quốc phải chịu đựng «thói xấu vô giới hạn của Việt Nam trên biển Hoa Nam».
    Bắc Kinh đã giận dữ kể từ khi Việt Nam tuyên bố hoan nghênh Hoa Kỳ can dự vào vấn đề Biển Đông, một vấn đề mà cho tới nay, Trung Quốc vẫn đòi là phải được giải quyết trên cơ sở song phương.
    RFI ghi thêm, rằng tờ Hoàn cầu Thời báo đã đăng bài xã luận nói trên sau khi thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, phát biểu tại một cuộc hội thảo về Biển Đông ở Washington, hôm thứ hai vừa qua đã kêu gọi Hoa Kỳ giúp các nước Đông Nam Á phát triển lực lượng hải quân để đối phó với Trung Quốc. Theo ông McCain, chính những đòi hỏi chủ quyền «không vững chắc» và thái độ hung hăng của Bắc Kinh đang làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.
    Một bản tin khác trên RFI cũng nói, Manila vẫn đòi chủ quyền ở Biển Đông, bất chấp thế mạnh của Bắc Kinh.
    Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm Thứ Tư 22/6 đã long trọng tuyên bố, Philippines sẽ đẩy mạnh việc đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông, bất chấp ưu thế quân sự bao trùm của Bắc Kinh. Ông Aquino cũng kêu gọi Bắc Kinh nên tuân theo các luật lệ quốc tế trong việc tìm kiếm một giải pháp cho việc tranh chấp lãnh hải, trong đó có cả quần đảo Trường Sa được xem là có tiềm năng dầu khí rất lớn.
    Trong khi đó, bản tin từ thông tấn VIT từ Hà Nội, nói rằng Nga đã giao 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên cho Việt Nam.
    VIT nói, hãng tin RIA Novosti ngày 22/6 đưa tin: Nga đã bắt đầu chuyển 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên theo hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu cho Việt Nam.
    Theo nguồn tin trên, Nga đã ký hợp đồng với Việt Nam cung cấp 8 máy bay chiến đấu. Thỏa thuận cung cấp thêm 12 chiếc cho Việt Nam đã được ký kết. Thời gian thực hiện hợp đồng là từ năm 2011 đến năm 2012.
    “Bốn chiếc máy bay Su-30MK2 đầu tiên đang được chuyển về Việt Nam”, ông Kornev nói.
    Thông tấn VIT cũng nói, ngoài máy bay chiến đấu, Việt Nam còn mua tàu ngầm của Nga. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh, nêu rõ Việt Nam đã ký hợp đồng mua của Liên bang Nga 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo 686.




    Đằng sau chính sách hai không của Trung Quốc ở Biển Đông

    Trung Quốc luôn khăng khăng rằng tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán song phương, và đã phát triển chính sách "hai không" liên quan đến giải quyết tranh chấp ở Biển Đông: Không đàm phán đa phương, và không "quốc tế hóa".

    Các bên yêu sách Biển Đông ở ĐNA, và cả Mỹ, đang đề cập ngày càng nhiều hơn đến các giải pháp đa phương. Đáp lại, Trung Quốc duy trì quan điểm tranh chấp phải được giải quyết bằng con đường đàm phán song phương, chống lại việc nước này xem là "quốc tế hóa" vấn đề, và lên án Mỹ.

    Tranh chấp đảo: Đàm phán song phương hay đa phương?

    Các nước Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Trung Quốc (quan điểm của nước này trùng với Đài Loan) đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần của Quần đảo Trường Sa, cho nên tranh chấp thực chất đã là đa phương. Vì vậy, tranh chấp quần đảo Trường Sa đòi hỏi một giải pháp đa phương có sự tham gia của tất cả các bên yêu sách chủ quyền.

    Đàm phán song phương không phải là cơ chế phù hợp để giải quyết tranh chấp đa phương: giả sử như Philippines và Việt Nam đàm phán và giải quyết vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bằng con đường song phương, liệu Trung Quốc có chấp nhận một giải pháp như vậy?

    Do đó, tại sao Trung Quốc lại khăng khăng đòi đàm phán song phương là cơ chế duy nhất giải quyết tranh chấp ở Trường Sa, bất chấp thực tế rằng cơ chế này không có hy vọng sẽ mang lại giải pháp? Đằng sau sự khăng khăng này là chiến lược hai hướng.

    Một là, nếu mỗi nước nhỏ giải quyết riêng rẽ với Trung Quốc, kiểu một chọi một, họ sẽ không thể kháng cự sức mạnh vượt trội của Trung Quốc, khác hẳn việc các nước nhỏ có chiến lược chung, một quan điểm thống nhất và sự ủng hộ lẫn nhau.

    Hai là, việc khăng khăng đòi cách tiếp cận không phù hợp là cách để Trung Quốc làm cho không thể giải quyết được tranh chấp. Trong hoàn cảnh không giải quyết được tranh chấp, Trung Quốc, vốn là nước mạnh nhất, sẽ hưởng lợi nhiều nhất, vì họ có nhiều cơ hội nhất để củng cố vị thế của mình và làm suy yếu vị thế của các nước khác.

    Tranh chấp biển: Quốc tế hóa hay phi quốc tế hóa?

    Trong khi vấn đề chủ quyền với các quần đảo là trung tâm pháp lý của tranh chấp Biển Đông, trên thực tế, tranh chấp biển là nguồn quan trọng hơn tạo ra những xung đột. Sự kiện tàu hải quân Trung Quốc đe dọa tàu thăm dò của Philippines ở Reed Bank, lệnh cấm đánh cá đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông là những ví dụ.

    Tranh chấp biển cần được giải quyết theo luật quốc tế, bao gồm cả Công ước Luật biển Quốc tế của Liên Hợp Quốc UNCLOS.

    Theo UNCLOS, một quốc gia ven biển có chủ quyền chỉ với vùng lãnh hải không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở.

    Đối với vùng biển nằm ngoài ranh giới 12 hải lý, quốc gia ven biển không có chủ quyền, nhưng có các quyền cụ thể theo quy chế vùng đặc quyền kinh tế EEZ và thềm lục địa. Thêm vào đó, theo luật quốc tế, các đảo nhỏ như những đảo ở Biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa không đáng kể so với các vùng lãnh thổ lân cận có bờ biển dài hơn.

    Nếu một quốc gia yêu sách vùng biển quá lớn hoặc đòi hỏi quá nhiều quyền, hoặc cả hai, đối với vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa, điều đó sẽ ảnh hưởng đến quyền của các quốc gia khác trên thế giới.

    Yêu sách biển của Trung Quốc ở Biển Đông liên quan đến đường chữ U bí ẩn vượt xa ra ngoài 12 hải lý của các đảo tranh chấp và bao lấy hầu hết Biển Đông. Yêu sách này ảnh hưởng xấu đến quyền của các quốc gia khác.

    Đường chữ U: một yêu sách quá mức


    Trước hết, hãy xem xét liệu đường chữ U có thể phù hợp với quy định về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

    Đường chữ U nằm ra ngoài đường trung tuyến giữa các đảo bị tranh chấp và các vùng lãnh thổ bao quanh Biển Đông. Theo luật quốc tế, các đảo nhỏ như vậy thường chỉ được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa không xa hơn mức 12 hải lý từ các đảo này một cách đáng kể, tức là còn xa mới vươn ra đến đường trung tuyến.

    Dựa trên các quy tắc này, đường chữ U yêu sách quá đáng và độc đoán về ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hệ quả là, vùng biển bao quanh Reed Bank theo đúng luật thuộc về Philippines, khu vực bao quanh James Shoal thuộc về Malaysia, khu vực Natuna thuộc về Indonesia, vùng biển quanh Nam Côn Sơn và Vanguard Bank thuộc về Việt Nam. Sự phân định này là không thể tranh cãi ngay cả khi quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và Scarborough Shoals đang bị tranh chấp.

    Hơn nữa, đường chữ U phủ lên khu vực ở giữa Biển Đông, nơi cộng đồng quốc tế có quyền khai thác kinh tế như đánh bắt cá.

    Như vậy, đường này bao quanh một khu vực quá lớn, ảnh hưởng xấu đến quyền của các quốc gia khác trong việc được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Biển Đông, cũng như ảnh hưởng đến cộng đồng quốc tế.

    Để biện minh cho yêu sách quá mức của mình, Bắc Kinh phải viện dẫn chủ quyền lịch sử và những quyền khác đối với biển.

    Tuy nhiên, UNCLOS chỉ thừa nhận chủ quyền lịch sử và quyền đối với biển trong vùng 12 hải lý tính từ đường cơ sở, không phải với toàn bộ khu vực đường chữ U. Là một bên ký kết UNCLOS, Trung Quốc phải tôn trọng quy tắc này và không thể viện dẫn chủ quyền lịch sử và quyền đối với biển để biện minh cho đường chữ U. Thêm vào đó, hoàn toàn không tồn tại bằng chứng rằng Trung Quốc có chủ quyền lịch sử đối với không gian biển được mô tả trong đường này.

    Đường chữ U: một yêu sách mù mờ một cách cố ý

    Hãy xem xét đường chữ U ở khía cạnh các quyền mà Trung Quốc định yêu sách cho đường này.

    Trung Quốc không rõ ràng về yêu sách này. Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố chính xác nước này yêu sách các quyền gì trong đường chữ U, ngay cả khi nước này đính kèm bản đồ thể hiện đường chữ U trong công hàm gửi lên LHQ năm 2009 để phản đối đăng báo cáo về ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam và Malaysia và báo cáo của Việt Nam.

    Dù Trung Quốc yêu sách vùng biển bên trong đường chữ U là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, hay là xem nó giống như "vùng nước lịch sử" thì yêu sách đó cũng là mối đe dọa với Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam. Hơn nữa, nó tác động đáng kể đến quyền của cộng đồng quốc tế, bởi vì UNCLOS đảm bảo quyền của tất cả các quốc gia trên thế giới ở vùng biển này.

    Đường chữ U: một vấn đề quốc tế

    Đường chữ U giống như con dao găm chĩa vào trái tim của Biển Đông mà người cầm con dao ấy không đưa ra một lời giải thích hoặc nói gì về ý định sử dụng nó. Được hỗ trợ bởi lực lượng hải quân ngày càng lớn mạnh, đường này trở thành mối đe dọa đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.

    Trong khi cộng đồng quốc tế giữ vị trí trung lập trong cuộc tranh chấp chủ quyền các đảo, cộng đồng quốc tế không nên đứng trung lập đối với đường chữ U.

    Lịch sử biển và UNCLOS chỉ ra rằng Biển Đông là một biển quốc tế, giống như Địa Trung Hải. Cộng đồng quốc tế có lợi ích và có quyền để lên tiếng đối với các yêu sách biển ở đây. Việc Trung Quốc phản đối "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông thật ra là một nỗ lực phi quốc tế hóa một vùng biển vốn là quốc tế. Một khi Biển Đông đã bị phi quốc tế hóa, Bắc Kinh sẽ có thể dùng sức mạnh đe dọa các quốc gia Đông Nam Á và áp đặt luật riêng của họ ở vùng biển này.

    Bản tiếng Anh của bài viết đã được đăng tải trên Manila Times.
    Vietnamnet




    Trung Quốc phát tín hiệu cứng rắn về Biển Đông?

    Xã luận trên một tờ báo được cho là tiếng nói của Bắc Kinh ở Hong Kong chỉ rõ Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị về mặt quân sự để nếu các nước liên quan có hành động khiêu khích thái quá trên Biển Đông thì họ sẽ bị giáng trả mạnh mẽ.
    Bản tin tối qua của hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) cho biết báo Văn Hối ngày 18/6 đã đăng bài xã luận nói trên. Văn Hối được cho là tiếng nói của Bắc Kinh ở Hong Kong, theo TTXVN.
    Qua bài xã luận, lần đầu tiên kể từ khi sóng gió ở Biển Đông nổi lên, người ta thấy xuất hiện cụm từ “quyết không ngồi đó để nhìn”. Đây được coi là sự biểu lộ thái độ mạnh mẽ nhất của Trung Quốc kể từ khi tình hình Biển Đông xảy ra biến động tới nay.
    Trước đó, về mặt chính thức, Trung Quốc luôn nhấn mạnh tới “hòa bình” và chỉ có một bộ phận cư dân mạng sử dụng ngôn từ mang tính chất quyết liệt như “khai chiến” trên các trang web quân sự. Bài xã luận chỉ rõ rằng thông qua hai cuộc diễn tập hải quân ở khu vực Biển Đông, Trung Quốc đã phát đi tín hiệu cảnh cáo rõ ràng:
    “Cho dù chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương thức hòa bình, nhưng Trung Quốc cũng đã làm tốt các công tác chuẩn bị cần thiết về mặt quân sự, có đủ quyết tâm và thực lực để bảo đảm lợi ích cốt lõi của đất nước không bị xâm phạm”. Đồng thời, Quân đội Trung Quốc đã “bày thế trận sẵn sàng chờ quân địch”, “quyết không ngồi đó để nhìn” những hành động xâm phạm chủ quyền quá đáng mà nhất định sẽ có đòn “phản kích mạnh mẽ”.
    Nếu xem đến ngôn từ mà Trung Quốc đã sử dụng trước khi xảy ra chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Trung - Ấn và cuộc xung đột ở đảo Trân Bảo (Nga gọi là Damasky) với Nga, CNA nhận xét cụm từ “quyết không ngồi đó để nhìn” cho thấy rõ quyết tâm của Bắc Kinh không ngại sử dụng vũ lực khi cần thiết.
    Trung Quốc mới đây cũng thông báo đã tiến hành tập trận 3 ngày đêm trên Biển Đông, phía nam đảo Hải Nam. Hải đội gồm 14 tàu đã luyện các chiến thuật đổ bộ và chống tàu ngầm.
    Hiện nay tàu hải tuần Haixun 31 trọng lượng 3.000 tấn của Trung Quốc đang trên đường đi thăm Singapore. Trước khi tới Singapore, tàu này được cho là sẽ đi qua các quần đảo có tranh chấp gồm Hoàng Sa và Trường Sa. Báo chí Trung Quốc cho hay, các thành viên trên tàu hải tuần này sẽ kiểm tra các tàu mang cờ nước khác trên vùng biển mà Bắc Kinh cho là họ có chủ quyền.
    Bắc Kinh đưa ra yêu sách 9 đoạn về chủ quyền, ôm gần như trọn vùng Biển Đông, trùm lên vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác. Yêu sách này hoàn toàn bị các bên liên quan bác bỏ vì không có cơ sở pháp lý.
    Philippines mới đây tuyên bố đưa soái hạm của mình ra Biển Đông, ở vùng gần Trường sa, nhằm thực thi luật pháp, sau khi tàu Haixun 31 của Trung Quốc khởi hành.
    Philippines cùng 5 nước ASEAN khác và Mỹ đang tiến hành tập trận thường niên mang tên SEACAT trên Biển Đông và vùng phía tây quốc đảo. Sau đó Mỹ và Philippines - hai quốc gia có Hiệp định phòng thủ chung - sẽ diễn tập trên biển Sulu.
    Tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước LHQ về luật biển 1982, diễn ra ở New York, 7 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đã ra kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông.
    Cũng tại hội nghị này, đề cập việc gần đây Trung Quốc đã liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh khẳng định đây là những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành khu vực tranh chấp, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm các quy định và nguyên tắc cơ bản của Công ước.

    VnExpress

  • #2
    Bố trí binh lực của lực lượng Hải quân Trung Quốc

    Trong những năm gần đây, khu vực và thế giới đã có nhiều quan ngại về sự gia tăng của lực lượng Hải quân Trung Quốc và những ảnh hưởng tới vấn đề an ninh khu vực. Sự thật về tổ chức lực lượng và sức mạnh của Hải quân nước này có đáng ngại hay không, sau đây Vitinfo xin giới thiệu bức tranh tổng thể về vấn đề nay.

    Lực lượng Hải quân Trung Quốc hiện được biên chế 225.000 quân với 03 hạm đội gồm: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải. Mỗi hạm đội được biên chế các lực lượng tàu mặt nước, lực lượng tàu ngầm, lực lượng Không quân hạm và lực lượng phòng thủ bờ biển.

    Tại hạm đội Bắc Hải có sở chỉ huy đóng tại Thanh Đảo; Trung Quốc bố trí 4 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 2 tàu ngầm tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân, 20 tàu ngầm tấn công động cơ diesel, 10 tàu khu trục, 8 tàu khinh hạm, 9 tàu đổ bộ và 15 tàu hộ vệ tên lửa.



    Hạm đội Đông Hải sở chỉ huy đóng tại Hồ Dongqian; các căn cứ tại Phúc Kiến, Zhousnan, Hồ Dongqian; được bố trí 19 tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel, 8 tàu khu trục, 22 khinh hạm, 19 tàu đổ bộ và 32 tàu hộ vệ tên lửa.

    Hạm đội Nam Hải có sở chỉ huy đóng tại Trạm Giang thuộc Quảng Châu, có các căn cứ đóng tại Du Lâm, Quảng Châu và Trạm Giang, được coi là hạm đội lớn nhất, có vùng đảm trách lớn và có vị trí chiến lược trọng yếu nhất của hải quân, do vậy được biên chế 2 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 01 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân, 14 tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel, 8 tàu khu trục, 18 khinh hạm, 30 tàu đổ bộ và 33 tàu hộ vệ tên lửa. Ngoài ra, Hạm đội còn được được biên chế 02 lữ đoàn tàu ngầm, với tổng số 10.000 quân. Khi có tình huống xảy ra, lực lượng tàu ngư trường và thương mại sẽ có nhiệm vụ yểm trợ cho Hải quân.

    Về lực lượng tàu chiến: Hiện nay, Trung Quốc đang sở hữu 01 tàu sân bay ATS Shichang cỡ nhỏ đa chức năng. Theo kế hoạch, năm 2015 sẽ đóng 01 hàng không mẫu hạm cỡ lớn.

    Hải quân Trung Quốc có khoảng 63 tàu ngầm các loại. Trong đó, các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân bao gồm: 02 tàu ngầm loại 094 lớp Jin, 01 tàu ngầm loại 092 lớp Xia, 03 tàu ngầm loại 093 lớp Shang, 04 tàu ngầm loại 091 lớp Han. Tàu ngầm chạy bằng động cơ Diesel gồm: 12 tàu ngầm lớp Kilo (mua của Nga), 02 tàu ngầm loại 041 lớp Yuan, 20 tàu ngầm loại 039 lớp Song, 17 tàu ngầm loại 035 lớp Ming, 01 tàu ngầm loại 031 lớp Golf, 01 tàu ngầm loại 033G lớp Wuhan, trong đó các tàu lớp Romeo và Whiskey đã bị thải loại. Theo kế hoạch đến năm 2015 Hải quân Trung Quốc sẽ đóng thêm 02 tàu ngầm hạt nhân loại 094 lớp Jin, 01 tàu ngầm hạt nhân loại 093 lớp Shang, 10 tàu ngầm diesel loại mới thuộc lớp Song và Yuan.

    Tàu khinh hạm, hiện có 47 chiếc các loại, trong đó bao gồm: 12 khinh hạm loại 054 lớp jiangkai, 10 khinh hạm loại 057 lớp Jiangwaei II, 04 khinh hạm loại 055 lớp Jiangwei I và 21 khinh hạm loại 053 lớp Jianghu. Theo kế hoạch năm 2015 sẽ đóng thêm 10 khinh hạm loại 054 lớp Jiangkai.

    Tàu khu trục, có tổng cộng 26 tàu khu trục, trong đó có 03 khu trục loại 051C lớp Luzhou, 04 khu trục loại Sovremenny lớp Hangzhou, 03 khu trục loại 052C lớp Luyang II, 02 khu trục loại 052B lớp Luyang I, 01 khu trục loại 052A lớp Luhai, 02 khu trục loại 052 lớp Luhu, 11 khu trục loại 051 lớp Luda. Theo kế hoạch đến năm 2015 Trung Quốc sẽ đóng thêm một số tàu mới gồm: 03 khu trục loại 051D lớp Luzhou, 01 khu trục loại 052C lớp Luyang II.

    Tàu tuần tiễu, có 231 chiến hạm các loại gồm: 36 tàu loại 037-IS lớp Haiqing, 78 tàu loại 037 lớp Hainan, 17 tàu loại 062/1 lớp Shanghai III/Haizhui, 100 tàu loại 062 lớp Shanghai II.

    Tàu hộ vệ tên lửa, có khoảng 84 tàu gồm: 50 tàu loại 022 lớp Houbei, 04 tàu loại 037-II lớp Houjian/Huang, 30 tàu loại 037-IG lớp Houxin. Theo kế hoạch Trung Quốc sẽ đóng thêm 10 tàu loại 022 lớp Houbei vào năm 2015.

    Tàu tác chiến đổ bộ, gồm 39 chiếc các loại, trong đó: 01 tàu loại 071 lớp Yuzhao, 12 tàu loại 072 III lớp Yuting, 11 tàu loại 072 II lớp Yuting, 07 tàu loại 072 lớp Yukan, 01 tàu loại loại 073 III lớp Yudeng, 01 tàu loại 073 II lớp Yudao, 04 tàu đổ bộ tấn công lớp Qiongsha, 02 tàu bệnh viện lớp Qiongsha, 02 tàu bệnh viện lớp 920, 01 tàu bệnh viện loại 320 mua của Nga. Theo kế hoạch năm 2015 Trung Quốc sẽ đóng mới các tàu sau: 01 tàu loại 071 lớp Yuzhao, 08 tàu loại 072 III lớp Yuting.

    Hải quân đang sở hữu 101 tàu tác chiến thủy lôi (quét và phóng thủy lôi) các loại gồm: 01 tàu lớp Wolei / Bulieijian, 40 tàu loại 010 [Sov T-43] lớp 010 [RESERVE], 01 tàu loại 082 lớp Wosao, 50 tàu lớp Lianyun, 09 tàu loại 025 lớp Huchuan.

    Một số tàu và xuồng hỗ trợ tác chiến khác như: Tàu tác chiến điện tử hiện đang sở hữu 21 tàu gồm: 01 tàu lớp Dongdiao, 01 tàu lớp Dadie / Beidiao, 04 tàu lớp mới, 01 tàu lớp Xing Fengshan / Xiangyang Hong, 14 tàu do thám lớp mới; Tàu khảo sát và nghiên cứu hải dương có 24 tàu các loại gồm: 04 tàu lớp Yuan Wang, 04 tàu lớp Xiang Yang Hong, 02 tàu lớp Yanqian (mod-Kansha), 07 tàu lớp mới và 07 tàu khảo sát biển lớp mới; 142 tàu xuồng phục vụ gồm: tàu vận tải, tiếp dầu, chở dầu, khảo sát, nghiên cứu biển, tàu hỗ trợ thử nghiệm vũ khí, tàu huấn luyện, tàu rải cáp, tàu cứu hộ và tàu kéo; 305 chiếc xuồng đổ bộ, trong đó có 20 xuồng loại 074 lớp Yuhai/Wuhu, 25 xuồng loại 079 lớp Yulian/Yuliang/Yuling, 30 xuồng loại 068/069 lớp Yuchin, 200 xuồng loại 067 lớp Yunnan và 30 xuồng loại 724 lớp Jingsah II. Năm 2015 sẽ đóng mới 05 xuồng lớp Yuhai/Wuhu.

    Mặc dù được Trung Quốc tự cho là mạnh, nhưng xét về tổng thể và thực lực thì hiện nay Hải quân Trung Quốc đang đứng sau khá nhiều nước trong khu vực và thể giới. Theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự Mỹ, nếu Trung Quốc phấn đấu cực lực và tiêu pha một khoản lớn ngân sách quốc gia vào Hải quân thì đến năm 2020 Hải quân Trung Quốc mới có thể đuổi kịp được Hải quân Nhật Bản, Nga và một số nước châu Âu, nếu muốn phấn đấu ngang bằng với Mỹ như hiện nay Trung Quốc còn phải liên tục hiện dại hóa ít nhất 50 năm nữa.

    Tin tổng hợpNguồn tin: Globalsecurity - Sinodefence - Scribd

    (nguồn: http://vitinfo.vn/)

    Comment


    • #3
      Tách việt cộng ra khỏi tay tầu cộng

      LÝ ĐẠI NGUYÊN

      TÁCH VIỆTCỘNG RA KHỎI TAY TẦUCỘNG

      ƯU TIÊN CẤP BÁCH CỦA VIỆTNAM

      Bất kể vì lý do gì, hay bởi thủ đoạn thâm độc của bất cứ thế lực đen tối nào, đang đẩy Tầucộng, hay do chính Tầucộng vì khát dầu khí, hay vì nhu cầu bành trướng ra ngoài để ổn định bên trong, mà phải hung hãn đe dọa các nước Áchâu, bất chấp công pháp quốc tế và công luận thế giới để định nuốt trọn Biển Đông, thì lập tức Việtnam bị đặt thành đối tượng phải thanh toán đầu tiên của Tầucộng. Dù cho Tầucộng có thể đã ngấm ngầm hứa hẹn là vẫn để cho Việtcộng độc quyền cai trị Việtnam, chỉ phải theo lệnh của Tầucộng. Nhưng khi thấy tàu hải giám của Tầucộng vào sâu trong thềm lục điạ Việtnam để phá hoại tàu thăm dò địa chất của Việtnam, thì phản ứng của toàn dân Việtnam trong và ngoài nước bừng bừng nổi lên xuống đường biểu tình ‘chống Tầucộng xâm lược’, ‘chống Việtcộng hèn nhát’, buộc nhà cầm quyền Việtcộng vào thế phải công khai phản đối quan thầy. Thêm vào đó công luận quốc tế đều đứng về phía Việtnam. Các nước trong khối ASEAN tuy còn rời rạc, nhưng cũng thấy mối nguy bành trướng của Bắckinh, nên đều hướng về Hoakỳ. Đồng thời Hoakỳ cũng lập tức triển khai lực lượng hải quân để sẵn sàng “Vì quyền lợi quốc gia Hoakỳ” tiến vào Biển Đông để thực hiện những điều đã cam kết với các nước trong vùng.
      Vậy liệu lực lượng hải quân Mỹ, Tầu có đụng độ nhau tại Biển Đông hay không? Theo bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Robert Gates: “…giải quyết các tranh chấp không dùng đến vũ lực”. Bộ trưởng quốc phòng Tầucộng, Lương Quang Liệt: “Trungquốc giữ vững cam kết duy trì hoà bình ổn định tại Biển Nam Trunghoa…”. Về mặt quân sự, Tầucộng thực tế chưa phải là đối thủ của Mỹ. Về kinh tế, thị trường của Mỹ là đất sống của sản phẩmTầu. Thị trường của Tầu là đất đầu tư của Mỹ. Dù 2 chế độ Mỹ, Tầu, 2 nền chính trị, xã hội của 2 nước đối nghịch nhau, nhưng nhất thời vẫn phải dựa vào nhau để phát triển. Giết nhau lúc này là cùng tự sát. Chiến tranh Mỹ, Tầu chưa thể xẩy ra. Nhưng 2 bên đều ra sức biểu dương lực lượng để kềm chế nhau. Hai bên đều lớn tiếng hô ‘hoà bình’ mà tay không thể rời khẩu súng. Đây cũng không phải là tình trạng chiến tranh lạnh. Vì 2 bên vẫn là đối tác của nhau. Bên nào tuân thủ công ước quốc tế về luật biển của LHQ 1982 và được công luận thế giới ủng hộ bên đó sẽ thắng trong cuộc thế này.
      Hội Nghị về An Ninh Hàng Hải Biển Đông diễn ra tại Washington Hoakỳ ngày 20-21/06/2011. Nhiều học giả quốc tế phản bác lập luận Gs Su Hao về ‘cơ sở lịch sử’ của đường lưỡi bò Tầucộng. Ông Termsak Chalermpalanupap của ban thư ký ASEAN cho rằng: “Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển -UNCLOC- không công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền”. Gs Peter Dutton, Đại Học Hải Quân Mỹ, không đồng ý với giải thích của Tầucộng về ý nghĩa đường lưỡi bò liên quan tới lịch sử. Ông nói: “Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS”. Gs Carlyle Thayer, Học Viện Quốc Phòng Úc, cho rằng: “Việc học giả Trungquốc sử dụng ‘di sản lịch sử’ để giải thích về tuyên bố chủ quyền, một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này”. Bà Caitlyn Antrim, giám đốc ủy ban Pháp Quyền Đại Dương của Mỹ, khẳng định: “Tuyên bố đường 9 đoạn- đường lưỡi bò- không có cơ sở theo luật quốc tế, bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ”. “Nếu Trungquốc tuyên bố chủ quyền các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau lại bỏ trống, thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó”.


      Cũng trong khuôn khổ Hội Nghị An Ninh Hàng Hải Biển Đông, thượng nghị sĩ Cộnghoà, John McCain chỉ rõ: “Nguyên nhân chính làm căng thẳng gia tăng và khiến cho việc đạt được một giải pháp hòa bình ở Biển Đông bị bế tắc, chính là hành xử mang tính hiếu chiến và yêu sách tham lam thiếu căn cứ của Trungquốc ở Biển Đông”. Theo Ông: “Tình hình Biển Đông sẽ mang tính quyết định trong việc định dạng sự phát triển khu vực Áchâu Thái Bình Dương trong thế kỷ này. Và Mỹ phải cần can dự tích cực”. “Trungquốc có những hoạt động ở Biển Đông dựa trên các quyền tự phong, ngay ở vùng 200 hải lý tính từ đường cơ sở của các quốc gia khác, như các sự kiện mới đây liên quan đến Việtnam và Philippines”. Ông kêu gọi Mỹ hỗ trợ cho các nước ASEAN tăng cường sức mạnh hải quân. Theo đó: “Mỹ cần giúp ASEAN xây dựng khả năng phòng thủ và phát triển trên biển, để phát triển và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm và tàu an ninh hàng hải”.
      Mới đây, trong cuộc họp báo, thượng nghị sĩ Dânchủ, Jim Webb tuyên bố: “Tình hình chủ quyền tại Biển Đông thực ra lại giúp quan hệ hai bên - Việtnam Hoakỳ - bằng cách nó khiến cho cả hai bên hiểu rõ điểm chung trong quyền lợi của mình”. Thông cáo chung của vòng Đối Thoại về Chính Trị, An Ninh, Quốc Phòng Việt-Mỹ lần tứ 4 hôm 17/06/11 có đoạn viết: “Việc duy trì hoà bình ổn định, an toàn và tự do lưu thông tại Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”. “Tất cả các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được giải quyết thông qua tiến trình hợp tác ngoại giao, không sử dụng vũ lực”. “ Hai bên ghi nhận rằng các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và hàng hải cần phải tuân thủ các nguyên tắc đã được luật pháp quốc tế công nhận, trong Công Ước LHQ về Luật Biển 1982”. “ Hai nước tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên Bố Chung về cách hành xử của các bên ở Biển Đông, ký kết giữa Asean và Trungquốc, năm 2002 và khuyến khích các bên đạt thoả thuận về Bộ Quy Tắc Ứng Xử”. Nhưng nhiều nghị sĩ Mỹ vẫn chỉ trích mạnh mẽ Việtcộng về những vi phạm nhân quyền và đòi hỏi: “Việtnam phải có những tiến bộ trong lãnh vực này để đổi lại mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoakỳ”.
      Xem vậy, hầu như cả thế giới, nhất là Hoakỳ đang cố gắng tạo điều kiện để cho Việtcộng tách ra khỏi bàn tay ma quái của Tầucộng. Trong khi đó phần đông giới chức Hànội cũng muốn dựa vào sức dân để giảm bớt sức ép của Tầucộng, và tránh khỏi bị kết tội bởi toàn dân, nên đã nới tay cho giới trẻ và dân chúng của Hànội và Saigòn xuống đường biểu tình với những khẩu hiệu “Trungquốc xâm lược”. “Hoàngsa, Trườngsa của Việtnam”. Vì không dám tin vào dân, nên Việtcông đã tìm mọi cách để hạn chế. Điều nổi bật làm Việtcộng quen mắt, mà người Hảingoại khó chịu, đó là những lá cở đỏ trong đoàn biểu tình. Nhưng với quốc tế, nó lại là dấu hiệu “Cờđỏ Việtcộng, chống Cờđỏ Tầucộng”, cũng như trước đây Liênxô và Trungcộng chống nhau dưới sự đạo diễn của Hoakỳ. Ở thời điểm quốc tế cầm chân Tầucộng này, việc ưu tiên số một là bằng mọi cách “Tách Việtcộng ra khỏi tay Trungcộng”. Đừng nghĩ về tiểu tiết, cần kịp thời phá đổ kế hoạch tàm thực Việtnam của Tầucộng, qua sự tiếp tay mù quáng của bè lũ cầm đầu Việtcộng. Nếu không thì quá muộn. Vì hiện nay người Tầu đã tràn ngập Việtnam, hàng hoá của Tầu làm chủ thị trường Việtnam. Máy móc phế thải của Tầucộng phá nền kỹ nghệ Việtnam. Có như thế Việtnam mới thoát nạn bị Hán hóa, giống các dân tộc: Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Mới có cơ hội Dân Chủ Hóa chế độ để chủ động gia nhập tiến trình Nhân Chủ Nhân Văn Toàn Cầu.

      LÝ ĐẠI NGUYÊN – Little Saigòn ngày 21/06/2011.
      Last edited by tieuchuy; 06-26-2011, 02:20 AM.

      Comment


      • #4
        Tàu Trung Quốc lại tấn công ngư dân Việt Nam gần Hoàng Sa


        Trung Quốc bị người biểu tình Việt Nam đồng hóa với cướp biển. Ảnh chụp trong cuộc biểu tình gần Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 3/7/11, phản đối các hành động gây hấn của Bắc Kinh tại Biển Đông.

        ReutersTrọng Nghĩa

        Theo các hãng tin AFP và AP, một viên chức địa phương thuộc tỉnh Quảng Ngãi vào hôm nay 14/7/2011 đã lên tiếng tố cáo hành động hung bạo của Trung Quốc nhắm vào một chiếc tàu cá Việt Nam, hoạt động ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Vụ tấn công xẩy ra cách đây gần một chục ngày, nhưng mãi đến nay mới được tiết lộ, và hầu như không được báo chí Việt Nam loan tải.

        Theo một viên chức biên phòng tại tỉnh Quảng Ngãi, xin giấu tên, được các hãng AP và AFP trích dẫn, thì hôm mồng 5/7 vừa qua, binh lính Trung Quốc có vũ trang đã chận một tàu cá Việt Nam đánh một ngư dân, và đe dọa các thuyền viên khác trước khi đuổi họ ra khỏi vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa "nơi thuộc chủ quyền của Việt Nam".

        Nguồn tin này kể rõ : Chiếc tàu hải quân Trung Quốc đã đuổi theo tàu Việt Nam, sau đó đã cho một chiếc ca nô cao tốc chở theo 10 binh sĩ trang bị súng tự động và dùi cui đổ bộ lên tàu Việt Nam. Lính Trung Quốc đã đấm và đá viên thuyền trưởng chiếc tàu Việt Nam, đe dọa chín thủy thủ Việt Nam trên tàu, lấy trọn một tấn cá và áp tải chiếc tàu ra khỏi khu vực đang đánh bắt.

        Cũng theo nguồn tin trên, thuyền trưởng Việt Nam không bị thương tích, và chiếc tàu vẫn tiếp tục đánh bắt cá trước khi trở về bến và báo cáo sự việc cho chính quyền vào hôm qua, thứ tư 13/7.

        Vùng Hoàng Sa được ngư dân Quảng Ngãi xem là ngư trường truyền thống của mình. Tuy nhiên chủ quyền của Việt Nam trên khu vực này đã bị Trung Quốc và Đài Loan tranh chấp. Vào năm 1974, Bắc Kinh đã đưa quân đến đánh bật lực lượng của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trú đóng tại đấy, rồi chiếm hẳn nơi này, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam.

        Xin nhắc lại là vụ tàu hải quân Trung Quốc sách nhiễu tàu cá Việt Nam nằm trong một loạt những hành động hung hăng của Bắc Kinh tại vùng Biển Đông nhắm vào ngư dân Việt Nam để áp đặt lệnh cấm đánh cá đơn phương mà họ đã ban hành. Vụ này cũng tiếp nối theo hai sự cố tàu Trung Quốc tiến sâu vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam.

        Nguồn tin này gần như không thấy được báo chí Việt Nam loan tải, ngoại trừ một bài viết ngắn trên tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh đăng lên mạng vào lúc 1 giờ sáng nay 14/7, được một số báo mạng khác như Đất Việt, Giáo Dục Việt Nam...lấy lại, nhưng sau đó không còn thấy xuất hiện nữa.

        Dưới đây là nguyên văn bản tin trên tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh :

        « Lính Trung Quốc tịch thu tài sản, đánh ngư dân Việt Nam (PL)- Ngày 13-7, tin từ Đồn biên phòng Mỹ Á thuộc bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS do ông Nguyễn Thừa (ngụ xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm chủ vừa bị lính Trung Quốc đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.


        Trước đó, khoảng 10 giờ ngày 5-7, tại phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, các ngư dân trên đang đánh lưới cản thì có một tàu chiến của Trung Quốc mang số hiệu 44861 đuổi theo. Tàu chiến thả một canô chở 10 lính trang bị tiểu liên và dùi cui xông lên tàu, đánh đập thuyền trưởng Nguyễn Thừa và lục soát thu giữ khoảng một tấn cá. Sau đó, lính Trung Quốc đuổi các ngư dân, không cho đánh cá ở vùng biển này. Ông Thừa cho tàu tiếp tục đi đánh bắt để kiếm tổn phí, sau đó mới vào bờ và báo cáo sự việc. »

        Riêng đối với các ngư dân Quảng Ngãi, khi ra khơi, họ luôn luôn phải nơm nớp trước các hành động bắt nạt của tàu Trung Quốc. Sau đây mời quý vị nghe lời kể của ông Tiêu Viết Là, một ngư dân Quảng Ngãi đã 4 lần bị tàu Trung Quốc chận bắt :

        RFI : Thưa anh những tàu Trung Quốc thường chận bắt tàu của ngư dân Việt Nam là những tàu như thế nào, có vũ trang không ?

        TVL : - Thì nó đủ tàu hết, tàu chiến có, tàu kiểm ngư có, đủ loại hết. Tàu kiểm ngư với tàu chiến thì đông lính lắm, đầy đủ súng ống. Họ ách tàu mình lại, bắt qua tàu họ rồi dắt tàu mình về. Nó bắt vô đảo thì có thông dịch viên. Nó kêu xâm phạm đảo của nó thì nó bắt.

        RFI : Anh có cãi lại là của Việt Nam không ?

        TVL : - Cái đó thì không dám cãi ! Cãi thì nó đánh mập mình, nó giết luôn ! Mình là người dân thì thấy chỗ nào làm được thì lui cui làm thôi, bây giờ bắt thì mình phải chịu bắt chứ làm sao. Chứ mình đâu có dám nói, à, đảo đó là đảo của Việt Nam. Nó đánh cho mập mình rồi nó bắn, nó giết thì mình cũng phải chịu chứ làm sao.

        RFI : Thưa anh, khi đi biển thì có thể tự vệ bằng cách nhiều chiếc tàu cá đi chung để hỗ trợ cho nhau được không ?

        TVL : - Bây giờ dù có đi chung, đi nhiều chiếc chăng nữa, thì mình đi cái mạng không, đi ra đấy thì nó đuổi, nó dí, nó bắt được chiếc nào, nó lấy đồ chiếc nấy thì phải chịu chứ làm sao.

        (Tin RFA)

        Comment


        • #5
          Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn

          Việt Nam: Hàng trăm người biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn


          Biểu tình phản đối tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông, Hà Nội, 17/07/2011 (ảnh HTC đăng trên http://anhbasam.wordpress.com)
          Anh Vũ / Tú Anh

          Hôm nay, 17/07/2011, cùng lúc tại Hà Nội và Sài Gòn, đã có hai cuộc xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lấn biển và hiếp đáp ngư dân Việt Nam. Người biểu tình hô khẩu hiệu « Đả đảo Trung Quốc, đả đảo bắt người yêu nước ». Lực lượng an ninh đông gắp năm lần đã bắt đi ít nhất 100 người, hầu hết đã được trả tự do sau đó.

          Tại Hà Nội, theo AFP và AP, ít nhất khoảng một chục người đã bị bắt sau một cuộc đàn áp khá mạnh. Đoàn biểu tình mang biểu ngữ lên án Trung Quốc « xâm lấn chủ quyền » và hô khẩu hiệu « phản đối hành động bắt người yêu nước » bị một lực lượng công an đông gấp năm lần, chận lại ở một nơi còn cách sứ quán Trung Quốc một đoạn đường.

          Hãng thông tấn Đức DPA ghi nhận có khoảng 300 người xuống đường tại Hà Nội kêu gọi lấy lại Hoàng Sa và Trường Sa, đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải có thái độ cứng rắn chống lại tham vọng lãnh thổ và lãnh hải của láng giềng phương Bắc.

          Chính quyền huy động cảnh sát chống bạo động bao vây bắt đi ít nhất 55 người tại Hà Nội.

          Được hãng thông tấn Đức phỏng vấn, một phụ nữ Hà Nội xin dấu tên nhận định là « chính quyền (Việt Nam) không thể nào diệt trừ được các cuộc biểu tình vì nó biểu lộ lòng yêu nước. Càng bắt bớ thì chính quyền càng mất sự ủng hộ của dân ».

          Còn theo tường thuật và phóng sự ảnh của một phóng viên mạng tham gia biểu tình tại Sài Gòn phổ biến trên Facebook, thì hơn 20 thanh niên sinh viên đã chọn chợ Bến Thành làm địa điểm xuất phát. Họ vừa đi vừa hát bài « Này người anh em » một bản nhạc được phổ biến gần đây trong giới trẻ quan tâm đến vận mệnh đất nước. Cuộc biểu tình kéo dài khoảng nửa giờ khi đến quảng trường Quách Thị Trang thì bị công an chìm bao vây bắt gần hết. Theo một số nguồn tin, thì có khoảng 25 người đã bị bắt giữ, trong đó có nữ ca sĩ Diên An.

          Giới nhân quyền quốc tế đã phản đối hành động trấn áp này. Bình luận về phản ứng của chính quyền Việt Nam nhân cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lần thứ 7, ông Phil Robertson, giám đốc Á châu của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch tuyên bố rằng « Thái độ khinh thường những cam kết quốc tế của chính quyền Việt Nam trong lãnh vực nhân quyền đã phơi bày ra ánh sáng qua các vụ dùng bạo lực trấn áp những người biểu tình ôn hòa ».

          (Tin RFA)


          Comment


          • #6
            Trung Quốc tập trận gần biên giới VN

            Trung Quốc nói đây chỉ là hoạt động thường niên

            Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng giải thích việc tập trận gần biên giới với Việt Nam chỉ là 'hoạt động thường niên'.

            Giải phóng quân Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Tuy thời điểm của hoạt động này không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.

            Phản ứng trước các tin đồn này, hôm thứ Ba 09/08 Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo nói cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu thực hiện mới rồi chỉ là hoạt động định kỳ thường niên và báo chí không nên đưa tin đồn quanh sự việc này. Các kênh thông tin chính thống của Việt Nam chưa thấy có bình luận gì về cuộc tập trận.

            Trong quá khứ Hà Nội đã một vài lần phản đối hoạt động tập trận của Trung Quốc tại các khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, như các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông. Ngược lại, Bắc Kinh cũng chỉ trích hoạt động tương tự của quân đội Việt Nam, nhất là các hoạt động có sự tham gia của một nước thứ ba.
            'Trả giá đắt'

            Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc lại một lần nữa cảnh báo "một số nước" liên quan tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông. Tờ Nhân dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản nước này mới đây có bài nghiêm khắc chỉ trích việc quân đội Philippines xây cất cơ sở trên đảo Flat (tiếng Việt là đảo Bình Nguyên) tại quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa. Bài trên Nhân dân Nhật báo gọi việc này là sự vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và vi phạm Tuyên bố chung của các bên liên quan về Biển Đông (DOC).

            Bắc Kinh nói đây là lãnh thổ truyền thống của mình.

            Bài báo viết: "Giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông là một quá trình lâu dài và phức tạp". Theo đó, các bên cần gây dựng tin tưởng lẫn nhau để đặt nền tảng cho đàm phán song phương trong tương lai. "Trung Quốc không phản đối việc thương lượng đưa ra các tiêu chuẩn ràng buộc khi nào có thể được nhưng cho rằng quan trọng nhất lúc này là hợp tác trên thực tiễn." Nhân dân Nhật báo nhắc lại rằng Trung Quốc vẫn đề cao chủ trương "gác tranh chấp để cùng khai thác" nhưng các quốc gia liên quan cần hiểu rõ rằng điều này không có nghĩa "một số nước nào đó có thể xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc".
            "Bất cứ quốc gia nào có sự nhìn nhận chiến lược sai lầm về chủ đề này chắc chắn sẽ phải trả giá đắt."

            ________

            Thêm thông tin về cuộc tập trận của TQ

            Môt số blogger TQ đã có lần nói về kế hoạch 'đánh Việt Nam'

            Trên các trang mạng xuất hiện thêm thông tin về cuộc 'điều quân quy mô lớn' của Trung Quốc ở gần biên giới với Việt Nam. BBC hôm trước đã đưa tin về Bấm giải thích của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, rằng cuộc tập trận tại Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây "chỉ là hoạt động thường niên".

            Chiều thứ Năm 11/08, tại buổi họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói với các nhà báo: "Bây giờ có rất nhiều thông tin khác nhau ở trên các trang mạng, blog. Về những thông tin không chính thức, tôi không thể bình luận được".

            Tuy nhiên, bà Nga nói phía Việt Nam đã biết và "ghi nhận" thông tin trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng "Trung Quốc có cuộc diễn tập định kỳ hàng năm".

            Cũng về việc tập trận này, một số diễn đàn của Việt Nam nay đăng tải thêm thông tin lấy từ giới blogger Trung Quốc về cuộc "di chuyển binh lính" tới tỉnh Quảng Tây giáp ranh Việt Nam, với các chi tiết như hoạt động diễn ra hôm 04/08; lực lượng quân được di chuyển bao gồm cả pháo binh, bộ binh và xe thiết giáp thuộc nhiều quân khu...

            Các blogger Trung Quốc gần đây còn nói tới một "kế hoạch tấn công Việt Nam" vào cuối năm 2011, thậm chí còn nói đây là sắc lệnh do Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, người theo trường phái cứng rắn, ký.

            Ông Lương từng tham gia cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979.

            "Kế hoạch" nói trên được cho là sẽ tiến hành vào dịp Quốc khánh 2011, không rõ của Việt Nam hay Trung Quốc.

            'Tấn công Việt Nam trong 30 ngày'Các đồn đoán về một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam trong tương lai đã từng xuất hiện trên các trang mạng của Trung Quốc nhiều năm nay.

            Hồi năm 2008, Việt Nam đã chính thức gửi phản đối tới phía Trung Quốc về một kế hoạch dùng quân sự để xâm lược Việt Nam, được đăng trên trang mạng sina.com.

            Kế hoạch kéo dài 31 ngày này, tuy không bao giờ được xác nhận chính thức, cũng đã khiến giới ngoại giao và quân sự Việt Nam cảnh giác.

            Sau đó, sina.com đã rút bỏ bài viết này.

            Một chuyên gia phân tích các chủ đề quân sự Trung Quốc, đề nghị giấu tên, bình luận rằng thông tin 'tấn công Việt Nam' lần này cũng tương tự như vậy. Ông cho hay các tin đồn về cuộc tập trận Quảng Tây vừa rồi cũng bắt nguồn từ trang blog của mạng sina.com, trên đó một số blogger Trung Quốc khoe khoang các chi tiết như quân số tham gia và mục tiêu hoạt động.
            Họ cũng đăng tải một phóng sự video được lồng ghép một cách gượng gạo về cuộc "tập trận gần biên giới Việt Nam".
            Tuy nhiên chuyên gia này nói không bao giờ có chuyện chiến dịch của Giải phóng quân Trung Quốc lại được đăng tải một cách thô thiển và mơ hồ trên mạng internet như vậy.

            Ông này kết luận: "Tôi cho đây chỉ là một cuộc tập trận địa phương bị các blogger theo dân tộc chủ nghĩa thổi phồng lên thành một chiến dịch quy mô và có tổ chức để tấn công Việt Nam".

            "Không có gì khiến cho tôi tin cả."

            (tin http://www.bbc.co.uk/vietnamese/)

            Comment


            • #7
              TQ Dự Tính Dội Bom VN 72 Giờ - Sẽ Đưa 7 Quân Đoàn Chiếm VN

              Liên quan đến cuộc tập trận của Trung Quốc, một số tin tức về việc tập trung quân của TQ ở biên giới phía bắc trên các trang báo VN được ghi nhận sau đây.

              Tình hình Biển Đông đột nhiên căng thẳng.


              BIỂN ĐÔNG-- Biển Đông vẫn hung hiểm, nhưng có vẻ như áp lực biên giới đường bộ đột nhiên căng thẳng hơn, theo các thông tin từ chính Bộ Ngoại Giao CSVN.

              TQ Dự Tính Dội Bom VN 72 Giờ Sẽ Đưa 7 Quân Đoàn Chiếm VN; VN mở Hội nghị phòng thủ an ninh với 12 tỉnh biên giới, bờ biển.

              Bản tin từ thông tấn nhà nước TTXVN đêm 10-8-2011 cho biết một Hội nghị bảo vệ an ninh biên giới các tỉnh phía Bắc đã thực hiện hôm 10-8-2011 -- trong đó, “Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức hội nghị trao đổi với Ủy ban nhân dân các tỉnh phía Bắc.”

              Bản tin nói, Hội nghị có sự tham dự của Trung tướng Trần Hoa, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cùng lãnh đạo 12 tỉnh, thành biên giới, bờ biển phía Bắc gồm Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

              Bản tin TTXVN viết, “Trung tướng Trần Hoa nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác bảo vệ chủ quyền biên giới và công tác phối hợp giữa Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương các tỉnh, thành biên giới, bờ biển phía Bắc.”

              Bản tin không nói gì về tình hình quân đội TQ đang áp sát biên giới Việt, nhưng trang báo Anhbasam dựa theo thông tin từ Bộ Ngoại Giao VN cho thấy một kế hoạch Trung Quốc dự tính tấn công VN, trong đó khởi đầu TQ sẽ dội bom liên tục 72 giờ tại Hà Nội, Sài Gòn và một số thành phố lớn, và sau đó TQ sẽ tấn công VN bằng ít nhất 5 quân đoàn bộ binh (các quân đoàn 13, 14, 20, 41, 54), một quân đoàn xe tăng, và quân đoàn nhảy dù 15 sẽ nhảy vào chiếm trung bộ VN nơi địa hình hẹp để cắt đôi VN.

              Bản tin này trích:
              “Trung Quốc tập kết quân tại biên giới Việt - Trung
              Bài này trích từ “Bản tin A” của BNG Việt Nam

              Tin từ Đài Bắc, Hồng Kông, Mỹ, Thượng Hải, BBC – 10/8: Tổng hợp tin từ các báo TQ ngày 9 và 10/8 về thông tin Trung Quốc tập kết quân tại khu vực biên giới với Việt Nam. Nội dung chính như sau:
              Mạng tin tức “Liên hợp buổi sáng” đưa tin không dẫn nguồn cho biết, từ 3h30 sáng đến 14h chiều ngày 4/8, TQ đã di chuyển một lực lượng lớn bộ đội đến tập kết tại thành phố Sùng Tả, thuộc Khu tự trị Quảng Tây, giáp với biên giới Việt – Trung (nơi có cửa khẩu Hữu Nghị Quan). Trong quá trình chuyển quân, các hoạt động quay phim, chụp ảnh đều bị ngăn cấm. Khu vực cửa khẩu Hữu Nghị Quan cũng bị giới nghiêm toàn bộ, khách du lịch không được qua lại.

              Lực lượng tập kết bao gồm tăng thiết giáp, pháo binh, bộ binh với số lượng và thành phần như sau: quân đoàn 20, quân đoàn 54 Quân khu Tế Nam; quân đoàn 41 quân khu Quảng Châu; sư đoàn tác chiến tăng lội nước Quân khu Nam Kinh; quân đoàn lính dù số 15. Ngoài ra, hai quân đoàn 13 và 14 thuộc Quân khu Thành Đô cũng đã tập kết về khu vực tỉnh Vân Nam. Theo mạng “Phượng Hoàng”, các xe cơ giới quân sự mang biển số Bắc Kinh, Tế Nam, Tứ Xuyên…

              Có thông tin cho biết, quân đội TQ đang chuẩn bị tiến hành một cuộc diễn tập quân sự liên tỉnh với quy mô lớn nhất trong năm 2011. Tuy nhiên, cũng có những thông tin khác cho rằng, hoạt động chuyển quân trên nhiều khả năng là có liên quan tới tình hình căng thẳng trên Biển Đông gần đây, thậm chí một số diễn đàn mạng còn đồn đoán TQ đang chuẩn bị tiến hành một chiến dịch quân sự với VN (có thông tin nói vào mùa thu tới).

              Phản ứng trước các tin đồn này, ngày 9/8, BQP/TQ đã ra thông cáo nói cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu thực hiện mới rồi chỉ là hoạt động định kỳ thường niên và báo chí không nên đưa tin đồn quanh sự việc này. Các kênh thông tin chính thống của VN chưa thấy có bình luận gì về cuộc tập trận....(...)

              Liên quan đến vấn đề này, trên mục blog quân sự của trang mạng “Hoàn Cầu” ngày 8/8 đưa thông tin:
              BTQP TQ Lương Quang Liệt mới đây đã ký ban hành Sắc lệnh số 01 Bộ Quốc phòng, chỉ thị tấn công VN trong dịp Quốc khánh (không nói rõ là Quốc khánh TQ 1/10 hay Quốc khánh VN 2/9). Đồng thời Quân ủy Trung ương đã thành lập Ban Chỉ đạo tác chiến với VN, do BT Lương Quang Liệt làm Trưởng ban, Tổng Tham mưu trưởng Trần Bính Đức làm Phó Trưởng ban, thành viên bao gồm các ông Chương Tiết Sinh (Phó Tổng Tham mưu trưởng thường trực), Ngô Thắng Lợi (Tư lệnh Hải quân), Hứa Kỳ Lượng (Tư lệnh Không quân); Chỉ định Tư lệnh Quân khu Thành Đô Lý Thế Minh làm Tổng Chỉ huy tác chiến tiền tuyến Trung – Việt; Tư lệnh hạm đội Biển Đông Tô Chi Tiền và Phó Tư lệnh không quân Trần Tiểu Công làm Phó Tổng chỉ huy tác chiến; Tham mưu trưởng Quân khu Thành Đô Ngải Hổ Sinh, Tham mưu trưởng Quân khu Quảng Châu Giả Hiểu Vỹ làm Tham mưu trưởng Liên tịch tiền tuyến.

              Tổng Tham mưu trưởng đề ra phương án tác chiến dự kiến là: trước tiên tiến hành ném bom oanh tạc liên tục 72 giờ đối với Hà Nội, TP.
              Hồ Chí Minh và các căn cứ quân sự quan trọng, sau đó đưa bộ binh tiến đánh. Quân đoàn 20 thuộc Quân khu Tế Nam sẽ phối hợp với quân đoàn 41 tại Quảng Tây đánh xuống VN từ phía Đông; quân đoàn 13 thuộc Quân khu Thành Đô phối hợp với quân đoàn 14 tại Vân Nam đánh xuống từ phía Tây; quân đoàn 54 thuộc Quân khu Tế Nam xuất phát từ Vân Nam đi qua Lào, CPC đánh vào TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, Hải quân hạm đội Biển Đông và Sư đoàn tăng lội nước Quân khu Nam Kinh đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ, phối hợp với bộ binh bao vây Hà Nội; đặc biệt, quân đoàn lính dù số 15 sẽ lần đầu tiên tham chiến, với nhiệm vụ nhảy dù chiếm lĩnh khu vực trung bộ VN, nơi có địa hình hẹp.”

              Cũng hôm Thứ Năm, đài RFI loan tin Trung Quốc định dùng tàu sân bay xử lý tranh chấp lãnh thổ.

              Bản tin này trích:

              “Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc vừa được cho chạy thử vào hôm qua, 10/08/2011. Cho đến nay, Bắc Kinh luôn luôn xác định rằng tàu Varyag chỉ được dùng vào việc huấn luyện. Thế nhưng, một hôm sau khi chiếc Varyag được hạ thủy, Bắc Kinh đã gián tiếp đe dọa là có thể sử dụng chiếc tàu sân bay này trong các tranh chấp vùng biển.

              Trong một bài viết đăng trên trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc, một biên tập viên cao cấp của tờ Giải Phóng Quân Báo, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc đã không ngần ngại cho rằng chiếc tàu sân bay của Trung Quốc cần phải được dùng vào các chiến dịch bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. “

              Comment


              • #8
                Hải quân VN có đủ sức đối đầu TQ?

                Việt Hà, phóng viên RFA

                Mới đây, Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam nói rằng trong vòng 6 năm nữa Việt Nam sẽ có một hạm đội tàu ngầm để bảo vệ, Việt Nam cũng sẽ mua thêm máy bay tên lửa để nâng cao khả năng tự vệ của mình. Trước một Trung Quốc đang gia tăng hiện đại hóa quốc phòng ngày một nhiều và đặc biệt là lực lượng hải quân, liệu Việt Nam có đủ sức đương đầu với những tấn công từ Trung Quốc nếu có thể xảy ra, bảo vệ chủ quyền trên biển của mình?



                Danh sách vũ khí quân sự VN đặt mua tử Nga: 6 tàu ngầm Kilo và 12 máy bay SU 30 Sukhoi. AFP


                Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Đông Nam Á, thuộc Học viện Quốc phòng Canberra, Úc về vấn đề này.

                Điểm yếu của TQ

                Trước hết đánh giá về thực lực của hải quân Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền trên biển và lãnh thổ của mình, giáo sư Carl Thayer nói:

                Việt Nam đã lựa chọn khá thành công chiến lược ngăn chống xâm nhập lãnh hải. Tàu ngầm Kilo là loại tàu quy ước và là loại cực kỳ êm nhẹ, không gây tiếng động, mà Trung Quốc thì yếu kém trong chiến thuật chống tàu ngầm. Một khi các tàu này đi vào hoạt động, bất kỳ lúc nào Trung Quốc đưa tàu chiến xuống vùng đòi chủ quyền của Việt Nam thì họ cũng phải tính đến một thực tế là tàu ngầm của Việt Nam đang phục kích đâu đó và có thể ngăn cản được Trung Quốc. Trong trường hợp có những xung đột nhỏ thì Việt Nam có thể gây ra những tổn thất nặng nề cho Trung Quốc.

                Việt Hà: Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam mới tuyên bố là trong vòng 6 năm nữa Việt Nam sẽ có một hạm đội tàu ngầm để bảo vệ chủ quyền của mình, ông đánh giá thế nào về khả năng này của Việt Nam trong vòng 6 năm tới trong tương quan lực lượng với hải quân Trung quốc?

                Carl Thayer: 6 tàu ngầm mà Việt Nam mua sẽ không hoạt động ngay cùng lúc, nhìn chung thường là bạn sẽ có một tàu ngoài biển, 1 đang được trang bị thêm, 1 đang trên đường quay lại khu vực tuần tiễu. Nhưng bạn cũng phải tính đến hệ thống rada trên đất liền, hệ thống rà soát khu vực mà Việt Nam đang mua ngày càng nhiều. Đó là loại máy bay SU 30 Sukhoi nhiều chức năng. Bằng cách phát triển các khả năng để dò biết được Trung Quốc đang ở đâu thì Việt Nam có thể tập trung lực lượng của mình ở đó.

                Các hệ thống này không thể ngăn chặn được hoàn toàn việc Trung quốc xâm lược ở tất cả mọi nơi nhưng khi chúng ta nói đến tương lai khai thác dầu của Việt Nam thì Việt Nam hoàn toàn có thể bảo vệ được họat động này của mình. Việc có vũ khí ngăn chặn sẽ giúp Việt Nam tránh khỏi bị Trung Quốc bắt nạt. Trung Quốc sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng những phát triển mới này ở Việt Nam.

                Tuy nhiên 6 năm tới thì cũng mới chỉ là bắt đầu bởi Việt nam phải mất một thời gian dài để học cách phối hợp và điều khiển các lực lượng này của mình. Sau 6 năm thì Trung Quốc sẽ phải tính kỹ lưỡng hơn trước khi có bất cứ hành động gì.

                Thực lực của VN

                Việt Hà: Một số các website về quốc phòng của Trung Quốc gần đây có nhận định rằng Việt Nam dù có hạm đội tàu ngầm nguy hiểm nhưng lại có một số hạn chế về nhân lực điều khiển các thiết bị mới cũng như thiếu các thiết bị khác như hệ thống thông tin hay hệ thống chỉ thị mục tiêu và dẫn đường tàu ngầm. Điều này sẽ hạn chế khả năng tác chiến của tàu ngầm, ông đánh giá thế nào về nhận xét này?

                Carl Thayer: Tất cả những điều đó đều đúng, tuy nhiên chúng ta không thể so sánh toàn bộ hải quân của Trung Quốc với hải quânViệt Nam, mà chúng ta phải so sánh các lực lượng nào mà Trung quốc sẽ sử dụng trong một trường hợp cụ thể. Ví dụ đó là để trừng phạt Việt Nam hay đe dọa Việt Nam. Và lực lượng đó sẽ phải hoạt động ở một dải mở rộng. Tàu Trung Quốc phải đi một đoạn đường dài đến Việt Nam và tàu ngầm có thể ở bất cứ đâu và có thể gây thiệt hại cho Việt Nam. Nhưng Việt Nam thì không phải quá chậm trong việc học và đưa các công nghệ mới vào.

                Chúng ta cũng nhớ là họ đã dùng hệ thống đánh máy bay từ thời Liên Xô cũ như thế nào để chống lại Mỹ. Cho nên chúng ta có thể nói về sự chênh lệch nhưng để nói rõ ý của tôi thì hãy so sánh Anh và Achentina trong cuộc chiến hai nước trước kia trên biển. Chỉ có vài tên lửa Achentina đã làm chìm tàu chiến của Anh. Mặc dù Anh thống trị ở đảo Falkland nhưng vấn đề là mỗi khi họ gửi tầu chiến đến thì họ phải lo lắng về lực lượng không quân của đối phương.

                Cho nên đối với trường hợp Trung Quốc, thì Trung Quốc phải lo lắng cả về tàu ngầm lẫn lực lượng không quân của Việt Nam, và đó là lực lượng đánh chặn. Tất nhiên là trong trận chiến hải quân một chọi một thì Trung Quốc có lực lượng hùng hậu hơn nhưng Việt Nam cũng không hẳn chỉ là phòng thủ, đó là ý tôi muốn nói.

                Việt Hà: Trong một lần phỏng vấn trước ông có nói là quân đội Việt Nam bây giờ trang bị không bằng Thái lan, Malaysia, Singapore, mà chỉ hơn Cambuchia, Lào, liệu trong vòng 6 năm tới Việt nam với các trang bị quốc phòng mới, có thể hy vọng vượt lên ngang bằng các nước khác trong khu vực?

                Carl Thayer: Không có một ai trong khu vực có thể so sánh ngang hàng với Singapore được, đó là một cách biệt rất lớn về công nghệ. Việt Nam tất nhiên là hơn hẳn Lào, Cambuchia và thậm chí Philippines. Để so sánh được với Malaysia cũng rất khó vì kinh tế Malaysia phát triển hơn nhiều và có nhiều tàu chiến hơn. Theo tôi Việt Nam phải có một quyết định quan trọng ngay bây giờ. Việt Nam có lực lượng quân đội thường trực lớn, rất tốt trong tự vệ, nhưng phải tiêu tốn nhiều nguồn lợi, và lại muốn hiện đại hóa không quân, hải quân một lúc. Một quan chức quốc phòng Việt Nam đã viết về vấn đề này và có nói đến việc cắt giảm bộ binh để có tiền cho không quân và hải quân. Đây là một tiến triển tốt.

                Tôi không nói là Việt Nam không thể hiện đại hóa quân đội và đạt đến mức độ đó, nhất là khi Việt Nam có quan hệ với nhiều cường quốc trên thế giới và khu vực, và học được kinh nghiệm từ đó. Cuối cùng chúng ta sẽ thấy Việt Nam có các cuộc diễn tập quân sự thật sự chứ không phải chỉ là những họat động đơn thuần như bây giờ, và bằng cách đó sẽ cải thiện khả năng của Việt Nam. Việt Nam sẽ theo dõi Trung Quốc đang làm gì và điều này sẽ thúc đẩy những gì Việt Nam đang làm.

                Họ có liên hệ với 60 đến hơn 80 nước trên thế giới, trong khi đại hội đảng vừa rồi cũng có kêu gọi sự mở rộng quan hệ này. Theo tôi, chúng ta sẽ thấy Việt Nam sẽ chuyển theo hướng rất kiên quyết để hiện đại hóa quân đội. Việt Nam sẽ có thể vẫn chưa bằng Thái Lan, Malaysia nhưng có thể ở hạng 3 trong khu vực.

                Kết hợp không quân và hải quân

                Việt Hà: Với những trang bị quốc phòng mà Việt Nam đang gia tăng, liệu nếu một trận đụng độ với Trung Quốc tương tự như trận Trường Sa năm 1988 xảy ra thì Việt Nam có đủ sức đối đầu để bảo vệ các đảo của mình?

                Carl Thayer: Cuộc đụng độ năm 1988 là khi Trung Quốc có lực lượng hùng hậu hơn nhiều và họ đã sử dụng các lực lượng này để giết quân Việt Nam, những người lính bị cô lập tại các đảo đá. Đó là một ví dụ khủng khiếp về sự cực đoan dân tộc của Trung Quốc. Việt Nam đã thách thức Trung Quốc trong nhiều năm và nhiều nơi, và họ đã phải chịu tổn thất, tôi nghĩ là Việt Nam sẽ cẩn thận hơn, tất nhiên khó mà nói được điều gì.

                Cho đến lúc này Việt Nam có nhiều đảo ở biển Đông hơn Trung Quốc, gấp 3 lần, và làm sao có thể biết được một khi họ phát triển quan hệ với Mỹ và các nước khác nữa thì sẽ ra sao. Một khi mà hệ thống thông tin tình báo trao đổi phát triển thì họ sẽ biết trước được Trung Quốc định làm gì. Khi đối đầu trực tiếp thì Trung Quốc có tàu chiến hiện đại hơn và đó là đối đầu mà Việt Nam tìm mọi cách tránh, và đó là lý do mà tàu ngầm là khó nhìn thấy bởi các tàu chiến lớn như tàu của Malaysia vốn có thể thành một mục tiêu dễ thấy.

                Việt Nam đang ở hạng 3 về trang bị quốc phòng, với sự kết hợp của tàu ngầm và máy bay Sukhoi và cả tên lửa chống tàu từ đất liền được phát triển khá nhanh trong thời gian qua thì Việt Nam có thể chặn Trung Quốc khỏi những khu vực ưu tiên hàng đầu ngoài khơi, không phải là mọi nơi nhưng những nơi trọng yếu nhất.

                Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho đài chúng tôi buổi phỏng vấn này.

                Comment


                • #9
                  Bài nghiên cứu tham mưu

                  Bài nghiên cứu tham mưu
                  về tình hình Việt Cộng-Trung Cộng


                  *********
                  Đại tá Phạm Bá Hoa
                  Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận/VNCH


                  1. KẺ THÙ TỪ TRONG LỊCH SỬ.

                  a. Việt Nam thời Trung Hoa cai trị.

                  Tổ quốc bao gồm “một lãnh thổ, một dân tộc, một nền văn hoá, một dòng lịch sử, một hệ thống công quyền, và những công trình kiến trúc mỹ thuật”.
                  Việt Nam với diện tích 331.212 cây số vuông, có đường biên giới với Trung Hoa, Cam Bốt, và Lào, dài khoảng 2.500 cây số. Với bao lơn bờ biển dài khoảng 2.000 cây số nhìn ra Biển Đông, các hải cảng nước ta có điều kiện trở thành những thương cảng quốc tế quan trọng nếu được đặt đúng vào tầm vóc của nó. Việt Nam gần như ở vào vị trí trung tâm của 10 quốc gia khu vực Đông Nam Á Châu, bao quanh bởi các quốc gia: Bruney, Cam Bốt, Lào, Mã Lai Á, Miến Điện, Nam Dương, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, và Thái Lan. Cùng với vị trí chiến lược trong khu vực, nước ta có một hành lang hàng hải đối với các thương thuyền từ Âu Châu và Ấn Độ Dương, vào eo biển Malacca giữa Mã Lai-Tân Gia Ba-Nam Dương, men theo Biển Đông dần lên các nước Đông Bắc Á là Hong Kong, Đài Loan, Trung Hoa lục địa, Nhật Bản, hai quốc gia Nam Bắc Triều Tiên.
                  Dòng lịch sử suốt chiều dài gần 5.000 năm, dân tộc ta trải qua những biến đổi đau thương do các triều đại phong kiến Trung Hoa xâm lăng cai trị: (1) Lần thứ nhất, từ năm 111 trước tây lịch đến năm 39 sau tây lịch = 150 năm. (2) Lần thứ hai, từ năm 43 đến năm 544 = 501 năm. (3) Lần thứ ba, từ năm 603 đến năm 939 = 336 năm. (4) Lần thứ tư vào thế kỷ 15, từ năm 1.414 đến năm 1.427 = 13 năm. Cộng chung cả 4 thời kỳ bị trị đến 1.000 năm, hay là 40 thế hệ Việt Nam bị dìm sâu dưới chính sách cai trị nghiệt ngã tàn bạo của vua quan phong kiến Trung Hoa! Nhưng từ trong nghiệt ngã đó, chúng ta phải cúi đầu khâm phục tổ tiên và dân tộc ta trong lịch sử, chẳng những đã không bị Trung Hoa đồng hóa, mà lại xây dựng và bảo vệ tròn vẹn một nền văn hoá trong sáng để lại cho chúng ta.

                  b. Bài học máu xương từ lịch sử truyền lại.

                  Vào nửa cuối thế kỷ 13, sau khi trao quyền cho con (Trần Anh Tông), vua Trần Nhân Tông có lời dạy rằng: “Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo làm người. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo, vô luân. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải, các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn là họa ngoại xâm. Họ không tôn trọng biên giới theo qui ước, cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai và hải đảo của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy, các ngươi phải nhớ lời ta dặn: "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu." Kẻ khác, mà vua Trần Nhân Tông nói đến, thuở ấy là Trung Hoa phong kiến, bây giờ là Trung Hoa cộng sản, gọi tắt là Trung Cộng.
                  Ngày 1/7/2011, theo lời tác giả Đường Xuân Thanh, cựu sinh viên đại học Bách Khoa Hà Nội, có lần thăm đền thờ vua Đinh vua Lê, gặp một Cụ già người địa phương kể rằng: “Ở đền thờ Vua có một bức hoành phi ghi bốn chữ “Bắc môn tỏa thược”. Cụ già giải thích: “Đức Vua dạy con cháu đời sau rằng, cái cửa ở phương Bắc cần phải được rào dậu cẩn thận”. Cụ già còn nói thêm, có lần viên Đại Sứ Trung Cộng đến thăm di tích này, khi đọc được câu đó thì ông ta liền quay về Hà Nội”.

                  c. Bài học máu xương thời cận đại.

                  (1) Cộng sản dưới nét nhìn của nhà văn nhà thơ.

                  (a) Với cố Trung Tướng cộng sản Trần Độ. Ông chết năm 2002, để lại tập nhật ký Rồng Rắn viết năm 2000 và 2001. Ông dùng thời gian 1975-2001, để so sánh Việt Nam dưới sự lãnh đạo của cộng sản độc tài với các quốc gia chung quanh được lãnh đạo bởi thể chế dân chủ tự do. Trích vài đoạn: “.... Hãy nhìn các nước Đài Loan, Đại Hàn, Singapore, Thái Lan, Mã Lai Á, chỉ cần 20-30 năm mà họ phát triển và nhân dân của họ có đời sống phong phú. Mấy nước này không có đảng cộng sản tài tình, sáng suốt như của Việt Nam, mà họ có những chính khách vì dân vì nước, với những chính sách kinh tế xã hội thông minh và hiệu quả. .... Xét đến cùng, đó là tội nặng nhất của CSVN đã vi phạm nhân quyền, vì nó hủy hoại đời sống tinh thần, đời sống tư tưởng của cả một dân tộc. Và nó, đang làm hại cả một nòi giống”.
                  (b) Với ông Phan Hiền trong bài viết đăng trên báo quân đội nhân dân cộng sản: ”Sai đâu sửa đấy, sai đấy sửa đâu, sửa đâu sai đấy”. Ông đảo ngược lộn xuôi chữ nghĩa, ông tráo đi rồi tráo lại những chữ sai, sửa, đấy, đâu, ấy vậy mà nghiền ngẫm kỷ mới thấy cái tài của tác giả, khi lột trần bức tranh xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam súc tích đến thế là cùng. Một xã hội toàn làm sai mà sửa cũng sai!
                  (c) Với nữ đạo diễn Song Chi. Sau khi thành công bộ phim “Phố Hoài” năm 2002 và phim “Nữ Bác Sĩ” năm 2008, cô đành phải rời Việt Nam với qui chế tị nạn tại Na Uy từ tháng 04/2009. Xin trích và tóm lược vài đoạn trong bài “Ba đặc điểm lớn của CSVN” trên trang Web của RFA ngày 5/8/2011: “... Ngoài những đặc điểm chung của mọi nhà nước độc tài trên thế giới là cai trị nhân dân bằng bàn tay sắt, sử dụng bạo lực, cộng với một chính sách ngu dân tuyệt đối là sự dối trá, lừa bịp, nhà nước Việt Nam còn có 3 đặc điểm nữa: Một là sự hèn hạ khiếp nhược ngu muội đến mức không thể hiểu nối trong mối quan hệ với nhà cầm quyền Trung Hoa. Hậu quả của sự hèn ấy là Việt Nam không chỉ mất đất mất biển mà còn có nguy cơ mất nước. Ngay trong đời sống văn hóa xã hội tinh thần cũng bị Trung Hoa dùng mọi thủ đoạn để theo thời gian “Hán hóa” dân tộc Việt Nam... Hai là, từ xưa đến nay chưa bao giờ Việt Nam lại bị bất lợi, thua thiệt, mất mát như dưới “triều đại” của đảng cộng sản Việt Nam. ...Ba là, một nhà nước mà cả hệ thống lãnh đạo rất thiếu lòng tự trọng, không biết đến khái niệm xin lỗi nhân dân, một nhà nước không có khả năng nhìn lại quá khứ và tự rút ra những bài học để sửa chữa, cũng không có khả năng biết nghe những lời nói phải, biết nhìn thấy những cái đúng cái sai.......”
                  (d) Với nhà thơ Trần Mạnh Hảo (trong nước). Trích một số câu trong một bài thơ (tôi quên tên) của ông hồi tháng 9/2009: “... Tôi yêu tổ quốc tôi mà tôi bị bắt. Tổ quốc là con cá nằm trên thớt. Tổ quốc là con giun đang bị séo quằn. Giặc chiếm Hoàng Sa Trường Sa. Biển Đông bị bóp cổ, .... Có nơi đâu trên thế giới này. Như Viêt Nam hôm nay. Yêu nước là tội ác. Biểu tình chống ngoại xâm bị ‘’Nhà Nước’’ bắt? Các anh hùng dân tộc ơi! Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ơi! Nếu sống lại các ngài sẽ bị bắt! Ai cho phép các Ngài đánh giặc phương Bắc? .... ”
                  (e) Ngày 14/8/2011, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, ông Nguyễn Văn Khải, và nhà văn Nguyên Ngọc, cùng tham gia biểu tình tại Hà Nội. Giáo sư Trần Khuê nói về vấn đề đối thoại giữa nhà nước với trí thức rất là cần thiết, vì: “Nếu anh (ám chỉ nhà nước. PBH) không đối thoại không bàn bạc, không điều chỉnh tốt thì cuối cùng nó sẽ bùng nổ! Nén mãi thì tức nuớc vỡ bờ, áp lục nén càng mạnh thì bùng nổ càng cao. Tôi cũng như những người anh em trí thức tránh cho lãnh đạo bị tai hoạ. Bây giờ người ta thất nghiệp, người ta mất ruộng đất, người ta mất công ăn việc làm, người ta bị ức hiếp người ta bùng dậy băm nhỏ từng người một! Chưa biết vào lúc nào thôi chứ tất yếu là phải bùng nổ, tất yếu là phải sụp đổ”.

                  (2). Cộng sản dưới nét nhìn của các nhà lãnh đạo.
                  (a) Tồng Thống Nguyễn Văn Thiệu nói: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”.
                  (b) Nhà văn Nga Alexandre Soljenitsym nói: “Khi thấy thằng cộng sản nói láo, ta phải đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không có can đảm nói nó nói láo, ta phải đứng lên ra đi, không ở lại nghe nó nói láo. Nếu ta không can đảm bỏ đi, mà phải ngồi lại nghe, ta sẽ không nói lại những lời nó nói láo với người khác.”
                  (c) Bí thư cộng sản Nam Tư Milovan Djilas nói: “20 tuổi mà không theo cộng sản là không có trái tim, 40 tuổi mà không từ bỏ cộng sản là không có cái đầu.”
                  (d) Cựu Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô Gorbachev nói: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”
                  (e) Cố Tổng thống Nga Boris Yeltsin nói: “Cộng sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải nó.”
                  (f) Cựu Tổng thống Nga Putin nói: “Kẻ nào tin những gì cộng sản nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của cộng sản là không có trái tim.”
                  (g) Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần Phật Giáo Tây Tạng nói: “Cộng sản là loài cỏ dại, mọc trên hoang tàn của chiến tranh, là loài trùng đôc, sinh sôi, nẩy nở trên rác rưởi của cuộc đời.”
                  (h) Bà Thủ Tướng Đức Angela Merkel nói: “Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối.”
                  (i) Ngày 12/06/2007 tại Washington DC, Tổng Thống George Bush chủ tọa lễ khánh thành Tượng Đài Nạn Nhân Cộng Sản Thế Giới. Trong lời phát biểu mạnh mẽ của Tổng Thống Hoa Kỳ, có đoạn: “..... Đây là biểu tượng thảm họa kinh hoàng trong thế kỷ 20 của nhân loại nói chung, và 25 quốc gia bị cộng sản cai trị nói riêng. Từ nay, oan hồn của hơn 100 triệu nạn nhân cộng sản (có cả nạn nhân Việt Nam chúng ta) được những thế hệ hôm qua, hôm nay, và những thế hệ mai sau tưởng nhớ. Tưởng nhớ để tận diệt chế độ này đến tận cùng gốc rễ, vì chế độ cộng sản là tàn bạo và phi nhân.
                  (j) Ngày 07/05/2010, Tổng Thống Nga Dmitry Medvedev đã trả lời phỏng vấn của nhật báo Nga Isvestiai. Trích một đoạn: “Chế độ chính quyền ở Liên Xô khi trước không thể diễn tả bằng cách nào khác hơn là một chế độ độc tài toàn trị. Thực không may, đây là một chế độ đàn áp các quyền tự do căn bản không những chỉ người dân của nước mình, mà còn cho nhân dân các nước nằm trong khối cộng sản, tôi muốn nói tới các nước XHCN khác, trong gần nửa thế kỷ nay. Và vết nhơ này không thể nào bôi xóa trong lịch sử”. Lời phát biểu của ông đã gây chấn động hệ thống truyền thông Nga và nhiều nước trên thế giới.

                  d. Tóm tắt.
                  Vậy là họa Trung Hoa phong kiến ngày xưa đến họa Trung Hoa cộng sản ngày nay vẫn trên đầu dân tộc Việt Nam chúng ta, và lãnh đạo CSVN luôn luôn là kẻ nội xâm tiếp tay với ngoại xâm.

                  2. NHÌN LẠI TÌNH HÌNH.

                  a. Tình hình Biển Đông.
                  Sau khi chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đầu năm 1974 từ Việt Nam Cộng Hòa, Trung Cộng đã xây căn cứ quân sự, sân bay, cơ sở hạ tầng, Trung Cộng cũng thực hiện những cơ sở tương tự ở 6 đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà họ chiếm từ tay quân đội cộng sản Việt Nam năm 1988, đơn phương thăm dò khai thác tài nguyên vùng biển mà họ tự giành chủ quyền trên Biển Đông, bất chấp Công Ước Quốc Tế.
                  Ngày 2/12/2007, Quốc Vụ Viện Trung Cộng ban hành văn kiện thành lập quận Tam Sa trong tỉnh Hải Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
                  Ngày 9/12/2007, tuổi trẻ tại Hà Nội cũng như Sài Gòn, biểu tình chớp nhoáng trước tòa đại sứ và tòa tổng lãnh sự Trung Cộng, để phản đối họ chiếm Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam. Sau đó, dự định tổ chức mít tinh biểu tình qui mô hơn vào ngày 16/12/2007 với sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội, nhưng đã bị lãnh đạo CSVN sử dụng lực lượng Công An đàn áp ngăn chận nên không thực hiện được.
                  Ngày 14/9/2008, thanh niên sinh viên và đồng bào, dự định mít tinh biểu tình trước tòa đại sứ Trung Cộng tại Hà Nội, ngày mà 50 năm trước Thủ Tướng CSVN Phạm Văn Đồng đã ký văn kiện công nhận chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông của Việt Nam. Lãnh đạo CSVN phản ứng mạnh mẽ theo cách đứng về phía Trung Cộng, khi sử dụng Công An ngăn chận đàn áp bất cứ ai tham gia cuộc biểu tình, tại: Sài Gòn, Hà Nội, Lâm Đồng, Thái Bình, Lạng Sơn, Hải Phòng. Một số trường đại học tại Sài Gòn và Hà Nội, Công An cũng bao vây ngăn chận. Vì vậy mà không thực hiện được.
                  Ngày 25/1/2011, tờ The Straits Times của Singapore, dẫn lời đại sứ Trung Cộng Đồng Hiểu Linh: “Một số thế lực đang muốn tranh chấp lãnh thổ Biển Đông trở thành cái gai trong quan hệ giữa Trung Hoa với Asean, nhưng Trung Hoa hy vọng các nước Asean sẽ không để bị lôi kéo .... Quan điểm của Bắc Kinh là giải quyết tranh chấp với từng nước trên cơ sở song phương”.
                  Ngày 31/5/2011, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, sau khi cho rằng tàu Hải Giám của họ hoạt động chính đáng trên Biển Đông, người phát ngôn của Trung Cộng lớn tiếng: "Yêu cầu phía Việt Nam dừng ngay các hoạt động của họ và không gây thêm rắc rối."
                  Ngày 3/6/2011, bên lề hội nghị quốc tế tại khách sạn Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng CSVN Phùng Quang Thanh, khẳng định với Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Lương Quang Kiệt rằng : "Việt Nam và Trung Hoa là anh em tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt". Theo TTXVN, Đại Tướng Phùng Quang Thanh còn nói với Trung Cộng: “Vụ tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02, ngày 26/5/2011 bị tàu hải giám của Trung Hoa cắt cáp, chỉ là chuyện nhỏ, không ảnh hưởng đến "truyền thống hữu nghị tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt-Trung".
                  Ngày 20 & 21/6/2011, tại "Hội Nghị An Ninh Hàng Hải Biển Đông" do Trung Tâm Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức tại Washington DC, hầu hết những nước tham dự trong đó có Việt Cộng, Trung Cộng, Ấn Độ, Australia, và Hoa Kỳ, đều phản đối luận điệu vô lý và ngược lại với lịch sử của học giả Tô Hạo đại diện Trung Cộng, đồng thời vạch trần sự trơ trẽn mang tính bá quyền của ông ta khi cho rằng Việt Cộng chiếm đảo giành biển của Trung Cộng. Đó là hành động vi phạm những công ước quốc tề về vùng biển và hải đảo của Liên Hiệp Quốc mà chính Trung Cộng đã ký kết. Thượng nghị sĩ John Mc Cain trong hội nghị, đã xác nhận lại lập trường của Hoa Kỳ về biển Đông: " Hoa Kỳ có lợi ích an ninh quốc gia trong việc duy trì sự cân bằng chiến lược trong khu vực quan trọng này", và chính Trung Hoa đã tạo nên tình trạng căng thẳng biển Đông qua những hành động hung hăng đòi chủ quyền lãnh thổ vô căn cứ mà họ đang theo đuổi".
                  Ngày 11/7/2011, bản tin đài VOA đề cập đến cuộc họp giữa Đô Đốc Mullen của Hoa Kỳ với Tướng Trần Bỉnh Đức của Trung Cộng tại Bắc Kinh. Tướng của Trung Cộng nói: “... Mặc dầu tuyên bố không muốn can thiệp vào các vụ tranh chấp về vùng Biển Nam Trung Hoa giàu trữ lượng dầu khí, nhưng Hoa Kỳ đang gửi đi một tín hiệu ngược lại cho thế giới qua các vụ tập trận chung với Việt Nam và Philippines. Hoa Kỳ đã làm như vậy, nhưng làm như thế vào thời điểm này là cực kỳ không thích hợp”. Đáp lại, đô đốc Mullen nói: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận với các đồng minh trong khu vực, vì Hoa Kỳ đã hiện diện tại các khu vực châu Á Thái Bình Dương từ nhiều thập niên qua, đã từng tập trận cùng với các đồng minh và bằng hữu ở phần này của thế giới từ mấy chục năm nay, và sẽ tiếp tục làm như thế”.
                  Ngày 16/8/2011, tờ Nhân Dân nhật báo Trung Cộng đăng tải lời tuyên bố của nhà cầm quyền Bắc Kinh thì Biển Đông (họ gọi là Nam Hải) là vùng hoạt động của chiếc hàng không mẫu hạm “Thi Lang” từ tháng 8/2012. Trong bối cảnh bang giao giữa Trung Cộng với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á đang căng thẳng, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines, cho thấy tham vọng bành trướng của Trung Cộng càng bộc lộ rõ ràng hơn. Nhớ lại hồi tháng 5/2009, Trung Cộng trưng ra tấm bản đồ Biển Đông với hình chữ U thường gọi là “đường lưỡi bò” để giành chủ quyền hơn 80% diện tích biển này. Đến đầu năm 2010, Trung Cộng lên tiếng lưu ý Hoa Kỳ rằng, Biển Đông thuộc lợi ích cốt lõi của họ. Vậy là sau một loạt các hành động tự giành chủ quyền của họ trên Biển Đông, Trung Cộng quyết định điều động hàng không mẫu hạm đến vùng này làm cho tình hình Biển Đông căng thẳng hơn bao giờ hết.
                  Ngày 22/8/2011, Tướng cộng sản Nguyễn Trọng Vĩnh nói với phóng viên Quốc Phương của đài BBC Việt ngữ: “Tôi đã từng nói: con giun xéo lắm phải quằn. Càng đàn áp thì phẫn nộ càng tăng và càng lan rộng. Có thể đến một lúc là không kiểm soát được".
                  Ngày 24/08/2011, trước khi kết thúc chuyến công tác Việt Nam, Thượng nghị sĩ Mỹ, ông Jim Webb, Chủ Tịch tiểu ban Đông Á -Thái Bình Dương của Thượng Viện, phát biểu: “Những sự kiện tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông sẽ còn tiếp tục xẩy ra, trừ phi tất cả các bên liên quan đàm phán với nhau, nhưng lập trường Trung Hoa muốn giải quyết các tranh chấp này qua đàm phán song phương”. Cũng theo ông Jim Webb: “Việc tiếp cận song phương sẽ không bao giờ giải quyết được những vấn đề căn bản về chủ quyền, vì cán cân lực lượng chênh lệch trên hồ sơ này. Cần phải tìm được diễn đàn và cách thức phù hợp để thảo luận tìm một công thức cho giải pháp đa phương mà Trung Hoa chấp nhận”.
                  Từ chủ nhật 5/6/2011 đến chủ nhật 21/8/2011, do một chuỗi hành động bành trướng của Trung Cộng, từ lấn đất, lấn biển, lấn đảo, giết bắt ngư dân Việt Nam, cắt cáp các tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trên vùng biển Việt Nam, chèn ép lấn áp kinh tế, đến đe dọa sử dụng vũ lực dạy Việt Nam bài học thứ 2, đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước của dân tộc Việt Nam. Tuổi trẻ Việt Nam, cùng với một số nhà văn, nhà giáo, nhà chính trị, nhà trí thức, ... đã liên tục tổ chức biểu tình 11 ngày chủ nhật tại Sài Gòn và Hà Nội, phản đối Trung Cộng với một số biểu ngữ sau đây: (1) Phản đối Trung Hoa gây hấn. (2) Phản đối “đường lưỡi bò” phi pháp. (3) Phản đối Trung Hoa xâm lấn lãnh hải Việt Nam. (4) China, hàng xóm to xác mà xấu tính. (5) Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam. (6) Chấm dứt ngay thái độ hiếu chiến, bành trướng tại Biển Đông. (7) Hòa bình và Công lý cho Biển Đông. Ngoài ra, những người biểu tình bị Công An bắt đẩy lên xe còn hô to: (8) Đả đảo Trung Hoa xâm lược - đả đảo. (9) Đả đảo tay sai Trung Hoa đàn áp nhân dân - đả đảo. (10) Trường Sa và Hoàng Sa -VN-VN. (11) Đả đảo nhà nước chống lại nhân dân - đả đảo.
                  Phải chăng lãnh đạo CSVN đứng về phía Trung Cộng? Vì nếu không phải, thì lãnh đạo CSVN phải tiếp sức cho ngọn lửa yêu nước rực sáng lên, đằng này họ thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình và bắt bỏ tù những nhà tranh đấu ôn hòa để bảo vệ tổ quốc trước kẻ thù muôn thuở của dân tộc.

                  b. Tình hình biên giới Việt-Trung.
                  Ngày 8/8/2011, các cơ quan truyền thông tại Hong Kong đồng loạt đưa tin việc xuất hiện bất thường của quân đội Trung Cộng tập trung dọc biên giới Trung-Việt. Ngay sau đó, Bộ Quốc Phòng Trung Cộng đã có lời giải thích mập mờ là "diễn tập quân sự thường niên". Trung Cộng đã điều động hầu như toàn bộ các quân khu ở miền Nam vào cuộc "tập trận". Họ đã phát lệnh cảnh giới toàn diện trên các đường biên giới Trung-Việt và nghiêm cấm du khách qua lại cửa khẩu Hữu Nghị Quan. Các đại đơn vị quân đội điều động đến biên giới, thuộc Quân Khu Thành Đô và Quảng Tây tập trung tại Vân Nam, phối hợp với Quân Khu Tứ Xuyên. Quân Khu Tế Nam, Quân Khu Nam Kinh, và Quân Khu Quảng Châu tập trung đến thành phố Bằng Tường và Trấn Nam Quan.
                  Cùng lúc, nguồn tin từ các bloggers Trung Cộng cho biết, đến nay quân lực tập trung tại Quảng Tây là 550.000 quân trong tình trạng án binh bất động. Đồng thời cũng cho biết, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Trung Cộng Lương Quang Liệt, đã lên tiếng động viên chuẩn bị khai chiến trên toàn tuyến biên giới Trung-Việt.

                  c. Tình hình nội địa Việt Nam.
                  Tháng 06/2008, các nhà thầu Trung Cộng đưa hằng chục ngàn công nhân với thành phần an ninh của chúng sang Việt Nam khai thác quặng Bauxite tại Tân Rai tỉnh Lâm Đồng và Nhân Cơ tỉnh Dak Nông.
                  Báo Tuổi Trẻ ngày 27/3/2009 tại Hà Nội, có bài viết của ký giả Cam Văn Kình “Hằng Vạn Công Nhân Trung Hoa Đã Vào Việt Nam”. Bài viết dẫn lời ông Trần Ngọc Hùng, Chủ Tịch Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam cho biết thực tế hiện nay hầu hết các dự án lớn về điện, xi măng, hóa chất, đều vào tay nhà thầu Trung Hoa vì họ được chánh phủ hai bên nâng đỡ nhiều mặt. Nhà thầu Trung Hoa đưa sang Việt Nam hằng mấy ngàn công nhân với các loại máy móc và thực phẩm mà họ không mua bất cứ thứ gì Việt Nam có, cũng không mướn bất cứ công nhân nào của Việt Nam.
                  Tháng 4/2009, báo Tuổi Trẻ cho đăng loạt bài phóng sự “Lao động nước ngoài đổ vào Việt Nam”. Phải nói là lúc ấy loạt bài đó đã cảnh báo mạnh mẽ trong dư luận, vì trước đó đại đa số người dân vẫn không biết gì về tình trạng có hàng chục ngàn người lao động Trung Cộng tràn sang Việt Nam.
                  Ngày 11/8/2011, Ông Trương Tấn Sang đã nói với người dân Sài Gòn rằng: “Việc lao động từ nước này sang nước khác làm việc là nhu cầu bình thường, vấn đề là phải tuân thủ pháp luật của nước sở tại. “Việc để lao động Trung Hoa sang làm việc không phép tại các công trường xây dựng ở nước ta, trước hết có trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương, đã lỏng lẻo trong kiểm tra, kiểm soát”.
                  Đây là lời nói vô trách nhiệm của Chủ Tịch nước Việt Nam cộng sản, vì ngoài sự kiện công nhân Trung Cộng có mặt trái phép, còn các “sự kiện lạ của người nuớc lạ” trên đất Việt Nam là: “Phố Tàu, chữ Tàu trên bảng hiệu, chữ Tàu trên bảng đường trong các công trình, thậm chí có cả cờ Tàu nữa. Vậy là lãnh đạo cấp trung ương không có trách nhiệm gì sao?
                  Ngày 16/8/2011, nhà báo Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên Tập của vài tờ báo trong nước: “ Hiện nay độc lập dân tộc đang đứng trước sự đe dọa của ngoại bang còn nguy hiểm hơn những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám. Bởi vì giặc ngoại xâm ngày nay, được nối giáo bởi giặc nội xâm ngụy trang bằng mặt nạ đồng chí.... Vì sao 90% các công trình công nghiệp đều rơi vào tay nhà thầu Trung Hoa, hàng chục vạn lao động cơ bắp của Trung Hoa theo chân các công trình do họ trúng thầu rải từ Bắc vào Nam mà không có biện pháp ngăn chặn?”
                  Ngày 17/8/2011, trên báo Dân Việt, ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ Tịch Tổng Giám đốc Investconsult Group trong bài “Chuyên gia nói về người Trung Hoa thuê đất”, hiện tượng này là một sự tranh giành không gian sống. Không những thế, đó là một hệ thống các hành vi trong âm mưu của họ. Theo ông thì cứ cái đà này sẽ dẫn đến tình trạng từ sản phẩm cho đến ruộng đất, từ đất canh tác công nghiệp là rừng, cho đến đất canh tác cây lương thực đều nằm trong chiến lược của họ, tất nhiên là nguy hiểm cho Việt Nam.
                  Lại nhớ đến chuyện lãnh đạo CSVN đã cho các công ty Trung Cộng thuê rừng đầu nguồn mà hai viên Tướng cộng sản Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh đã lên tiếng cảnh báo đầu năm 2010. Việc cho thuê rừng với một diện tích hơn 300.000 mẫu tây trong thời hạn lâu dài (50 năm) tại các tỉnh biên giới có vị trí trọng yếu, có nguy cơ lớn đến quốc phòng Việt Nam. Báo Vietnam Net lúc đó đã đăng loạt bài phóng sự về các công ty thuê rừng đang làm gì tại những nơi này, và mọi người đều lạnh người khi nhận ra nguy cơ quá rõ ràng, là những vùng đất sau khi cho thuê trở nên “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, không ai biết họ thực sự đang làm gì trên đất rừng của ta.
                  Năm 2011, vấn đề người lao động Trung Cộng tại Việt Nam, lại nóng trở lại trên hàng loạt tờ báo từ Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VNExpress, Dân Việt…cho đến BBC, RFA, RFI….Theo đó, người lao động Trung Cộng đang có mặt ở khắp mọi nơi, từ công trường nhà máy đạm ở Cà Mau, tại 2 dự án xây dựng nhà máy alumin ở Tây Nguyên, các nhà máy điện ở Quảng Nam, khu công nghiệp tỉnh Long An v.v…Chiếm tỷ lệ không nhỏ trong số đó là lao động không phép và lao động không có tay nghề. Đây là hệ quả của việc lâu nay các công ty Trung Cộng thường trúng thầu rất nhiều dự án lớn ở Việt Nam. Cũng theo báo chí, có đến 90% các gói thầu EPC (Engineering/ Procurement/Construction) thực hiện theo phương thức chìa khóa trao tay đã thuộc về các công ty Trung Cộng, phần lớn là các dự án năng lượng, luyện kim, hóa chất.
                  Nói theo cô Song Chi (Norway): “Người nước lạ muốn làm gì thì làm, vào ra nước ta như chỗ không người, vơ vét tài nguyên, nguyên liệu, thực phẩm có phẩm chất cao mang về nước rồi đổi lại những hàng hóa thực phẩm kém phẩm chất. Thuê đất thuê rừng của ta, đưa người sang làm việc rồi cắm rễ lâu dài trên quê hương ta. Những công trình kinh tế trọng điểm đều trao vào tay người nước lạ. Trong những công trường, nhà máy…của nước lạ, người nước lạ tràn ngập Việt Nam. Khi báo chí phê phán chỉ trích nước lạ thì lãnh đạo nước lạ cao giọng mắng lãnh đạo CSVN là phải biết định hướng dư luận, là phải dạy dỗ lại nhân dân!”
                  “Đông Đô Đại Phố”, cái tên nghe như trên đất Tàu, nhưng nó được xây dựng tại Bình Dương, tỉnh nhà của Nguyễn Minh Triết. Dự án khu thương mại Đông Đô của Becamex IJC, đã được xây dựng trên khu đất rất rộng, chỉ riêng Công Viên Trung Tâm Thành Phố lên đến 120 mẫu tây. Đông Đô đại phố bao gồm: (1) Trung tâm hành chánh chính trị. (2) Trường đại học quốc tế miền Đông đã hoàn thành. (3) Bệnh viện quốc tế với 1.000 giường. (4) Khu công nghiệp VSIP II. (5) Công viên trung tâm thành phố đã xong. (6) Sân khấu nhạc nước. (7) Khu phức hợp thể thao. (8) Trung tâm hội nghị. (9) Các trung tâm thương mãi rộng 26 mẫu tây mà phần lớn đã đưa vào sử dụng. (10) Sân Golf. (11) Chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu khởi công ngày 11/2/2011.
                  Họ quảng cáo rằng: “Mọi người có cơ hội khám phá nền văn hoá Trung Hoa trải qua hằng ngàn năm lịch sử từ phong tục tập quán đến những nét văn hoá cổ truyền, sẽ được tái hiện tại Đông Đô đại phố”.
                  Liệu, đây có phải là kinh đô của viên “Thái Thú Trung Cộng” trong tương lai không??

                  d. Tóm tắt.
                  Họa Trung Hoa phong kiến mà vua Trần Nhân Tông truyền lại từ thế kỷ 13, đã tái hiện từ những năm 80 của thế kỷ 20 dưới thời đại Trung Hoa cộng sản với chính sách bang giao gậm nhấm rất tinh vi, đến mức biến lãnh đạo CSVN trở nên hèn hạ khiếp nhược với họ (Trung Cộng), nhưng rất tàn bạo với đồng bào. Sự khiếp nhược của CSVN đã dẫn đến tình hình bang giao với Trung Cộng ngày càng thể hiện rõ “cái họa phương Bắc” đang biến lãnh thổ Việt Nam từ cái “tổ đại bàng” tuy chưa thành “tổ chim chít”, nhưng quê hương đang như “tấm da beo” vì những cơ sở làng mạc của công nhân của họ rải rác từ Quảng Ninh, Hải Phòng, dọc theo duyên hải đến tận Cà Mau, từ Lạng Sơn dọc theo Cao Nguyên Miền Bắc nóc nhà của Tổ Quốc, đến tận Lâm Đồng, Đắc Nông, Cao Nguyên Miền Trung mái nhà của Việt Nam.

                  Vậy là, giặc Trung Cộng đang trên Biển Đông, đang trên biên giới Việt-Trung, và nguy hiểm hơn hết là giặc Trung Cộng đang có mặt trên khắp nội địa Việt Nam.

                  3. GIẢ THUYẾT.

                  a. Trung Cộng đánh chiếm Việt Nam.
                  Lực lượng chính là Lục Quân và Không Quân, trong khi lực lượng phụ là Hải Quân và Công Nhân (hay Dân Quân = Bộ Binh) tại các công trường trong nội địa Việt Nam.

                  b. Trung Cộng chiếm trọn Trường Sa.
                  Lực lượng chính là Hải Quân và Không Quân. Lực lượng phụ là Lục Quân, và Công Nhân hay Dân Quân hoặc Bộ Binh tại các công trường trong nội địa Việt Nam

                  c. Trung Cộng thống trị Việt Nam.
                  Lực lượng chính là Công Nhân (hay Dân Quân = Bộ Binh) tại các công trường trong nội địa Việt Nam, trong khi lực lượng phụ là Lục Quân đe dọa biên giới, và Hải Quân đe dọa Biển Đông.

                  4. PHÂN TÁCH CÁC GIẢ THUYẾT.

                  a. Giả thuyết 3a.
                  Giả thuyết này cho đến nay chưa có chỉ dấu xảy ra, ngay cả khi lãnh đạo CSVN hoàn toàn thoát khỏi “ống tay áo của lãnh đạo Trung Cộng” và công khai trở thành Đồng Minh của Hoa Kỳ, do bối cảnh thế giới ngày nay không dể gì một quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc công khai xâm lăng quốc gia thành viên khác, vì rất có thể Liên Hiệp Quốc sẽ can dự. Nhưng không phải vì vậy mà Trung Cộng giảm bớt tham vọng của họ, vì sự điều động quân đội áp sát biên giới Trung-Việt cũng là một cách góp lời cảnh báo CSVN không nên quá gần gủi với Hoa Kỳ.
                  Giả thuyết này rất khó xảy ra trong thời gian dài trước mắt, ít nhất là đến những năm 20 tới đây.

                  b. Giả thuyết 3b.
                  Với tham vọng trở thành cường quốc kinh tế lẫn quân sự, qua một chuỗi hành động cho thấy Trung Cộng cần phải độc chiếm Biển Đông để vừa khai thác tài nguyên khoáng sản hải sản, vừa khống chế hành lang hàng hải quan trọng trong vùng này. Nhưng trong tình hình tranh chấp chủ quyền Biển Đông không còn trong cục bộ song phương như Trung Cộng đã nắm quyền chủ động hơn hai thập niên qua, mà vấn đề trở thành quốc tế hóa. Trong "Hội Nghị An Ninh Hàng Hải Biển Đông" do Trung Tâm Chiến Lược Quốc Tế Hoa Kỳ tổ chức tại Washington DC, Thượng nghị sĩ John Mc Cain xác nhận lại lập trường của Hoa Kỳ về biển Đông: "Hoa Kỳ có lợi ích an ninh quốc gia trong việc duy trì sự cân bằng chiến lược trong khu vực quan trọng này...".
                  Sự kiện này làm cho Trung Cộng bối rối trên hồ sơ Biển Đông, dù rằng Trung Cộng đưa ra lời cảnh báo Hoa Kỳ, cùng với sự tăng cường cho Hạm Đội Nam Hải nhiều chiến hạm và chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên. Hành động này như là cách “giương oai diễu võ”, nhưng liệu Trung Cộng có dám liều lỉnh điều động lực luợng đánh chiếm các đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa để đặt quốc tế trước “việc đã rồi” hay không?
                  Tôi không nghĩ là Trung Cộng dám liều lỉnh như vậy, dù rằng Trung Cộng là một trong năm thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, vì riêng Hoa Kỳ đã đủ tư cách khi nhân danh “quyền lợi trên đường hàng hải này” mà can dự trực tiếp bằng hành động chính trị lẫn hành động quân sự. Ngoài ra cần phải nói đến phản ứng mạnh mẽ của các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, đáng kể là khối Liên Hiệp Âu Châu, khối Đông Nam Á Châu, và các quốc gia tự do Đông Bắc Á Châu. Dù sao thì sự kiện Liên Hiệp Quốc can thiệp vào sự nổi dậy của người dân tại các quốc gia bị cai trị bởi chế độ độc tài Hồi Giáo Trung Đông, cũng là bài học nhức nhối cho các quốc gia độc tài trên thế giới nói chung và độc tài Trung Cộng nói riêng.
                  Giả thuyết này có thể xảy ra trong thời gian trước mắt khi mà Trung Cộng không còn lối thoát trên hồ sơ Biển Đông, trong khi tham vọng trở thành “ông chủ Biển Đông” ngày càng thôi thúc họ.

                  c. Giả thuyết 3c.
                  Với chính sách gậm nhấm cố hữu từ thời Trung Hoa phong kiến mà vua Trần Nhân Tôn (thế kỷ 13), đã truyền lại đến những thế hệ chúng ta lời răn dạy rất rõ ràng đối với kẻ thù phương Bắc ngày nay là Trung Hoa cộng sản. Lãnh đạo CSVN đã để cho lãnh đạo Trung Cộng “gậm nhấm 789 cây số vuông” dọc biên giới Việt-Trung năm 1999, đã để cho Trung Cộng “gậm nhấm 11.362 cây số vuông” trên vịnh Bắc Việt năm 2000. Lãnh đạo Trung Cộng không mất một mạng người, không tốn một viên đạn, cũng không nhỏ một giọt mồ hôi, mà chỉ cần nhón ba ngón tay cầm cây viết ký tên vào văn kiện là xong. Lại còn được lãnh đạo CSVN vỗ tay nữa chớ!
                  Chưa hết, lãnh đạo Trung Cộng cũng không cần nhón mấy ngón tay ký tên nữa, vì lãnh đạo CSVN đã giúp lãnh đạo Trung Cộng từng bước biến “cái tổ đại bàng” của chúng ta mà vua Trần Nhân Tôn đã nói từ 800 năm trước, bây giờ đã thành “tấm da beo” vì làng mạc của mấy vạn “công nhân” Trung Cộng cư trú rải rác khắp nội địa Việt Nam chúng ta rồi. Họ cất phố Tàu, trang trí theo Tàu, dùng chữ Tàu những nơi công công, và lại cấm người Việt Nam vào “làng mạc” của họ.
                  Cũng chưa hết, lãnh đạo CSTH “viện trợ tài chánh” dưới hình thức đầu tư giúp lãnh đạo CSVN xây dựng những cơ sở văn hoá Tàu. Thậm chí -ngang qua nhà đầu tư ở Singapore- đầu tư xây dựng cả một “đô thị rộng lớn sang trọng” dưới tên gọi “Đông Đô đại phố” sát nách thủ đô kinh tế Sài Gòn, chẳng khác “thủ phủ của viên Thái Thú Trung Cộng” từ sau năm 2020. Ngay cả sự kiện lãnh đạo CSVN sử dụng đến hằng ngàn tỷ đồng Việt Nam để tổ chức “ngàn năm Thăng Long”, với trang trí toàn màu sắc giống lễ hội của Tàu đến mức như đang tổ chức trên đất Tàu vậy.
                  Trong bối cảnh thế giới ngày nay, những điều kiện để Trung Cộng bắt đầu cuộc chiến tranh đánh chiếm Việt Nam theo giả thuyết 3a, chưa đủ thuận lợi, trong khi nội bộ Trung Cộng, nhất là tại Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây, ... vẫn trong tình trạng bất ổn.
                  Với giả thuyết 3b, nếu Trung Cộng đánh chiếm các đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa để khống chế đường hàng hải trên Biển Đông, rất có thể sẽ bị Hải Quân Hoa Kỳ can dự trực tiếp. Lúc ấy, tình hình vùng này trở thành “điểm nóng” trên thế giới, và nếu Trung Cộng thất bại tại đây sẽ làm cho uy tín của Trung Cộng giảm mạnh trên chính trường thế giới,
                  Với giả thuyết 3c này, rất có thể xảy ra trong thời gian phù hợp với thỏa thuận giữa lãnh đạo CSVN với lãnh đạo CSTH hồi tháng 9/1990, một thỏa thuận dự trù 30 năm sau sẽ đưa Việt Nam “trở về” với Trung Cộng (tức năm 2020). Đến nay, nhìn lại những chính sách cai trị người dân trong nước, cộng với tình hình bang giao giữa CSVN với CSTH, đã chứng minh CSVN theo thời gian mà thực hiện thỏa thuận quái đản đó. Áp dụng giả thuyết này, lãnh đạo Trung Cộng chỉ dùng ít thì giờ tiếp tục “hướng dẫn” lãnh đạo CSVN thi hành chính sách “gậm nhấm” thích hợp trong 9 năm còn lại.
                  Chen vào đây là giả thuyết phụ. Trường hợp Trung Cộng muốn tránh trực tiếp đối đầu với Hoa Kỳ trên hồ sơ Biển Đông, nhưng trong một mức độ nào đó họ vẫn giữ phần chủ động vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa càng sớm càng có lợi, rất có thể Trung Cộng sẽ sử dụng mấy vạn Công Nhân hay Dân Quân hoặc các đơn vị Bộ Binh của họ đã chờ lệnh tại các công trường trên khắp nội địa Việt Nam, thực hiện cuộc “đảo chánh chớp nhoáng” như Nhật Bản đã lật đổ nhà cầm quyền thực dân Pháp tại Việt Nam vào nửa đêm rạng sáng ngày 9/3/1945. Trong khi đó, Lục Quân dàn trận ở biên giới, Hải Quân dàn trận trên Biển Đông, để tăng thêm mức đe dọa phản ứng của quân đội Việt Cộng. “Lật đổ” xong, Trung Cộng giải tán đảng cộng sản Việt Nam, cùng lúc thành lập bộ máy cầm quyền -vẫn là người Việt Nam- nhưng toàn là những tên tay sai trung thành của Trung Cộng như: Trương Tấn Sang, Nguyễn Chí Vịnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh triết, ...v..v .. Lúc ấy, “Phủ Thái Thú” tại Đông Đô đại phố chào đón một Tướng Tàu sang nắm vận mệnh nước Việt Nam. Và có thể những thế hệ sau chúng ta sẽ thấy đọan văn thế này: “Dân tộc Việt Nam chúng ta lại bị Trung Cộng xâm lăng cai trị lần thứ 5 từ năm ........, bởi sự tiếp tay của những con người, có trái tim đen thui như cục sắt (chỉ biết sống chết với do quyền lực), có cái đầu toàn đất sét tanh hôi (ngu muội, độc tài, dối trá, tàn bạo, khiếp nhược), da mặt dày như lớp xi măng bao bọc (vô liêm vô cảm), với lòng tham vô tận (tham nhũng tột cùng), nhưng họ luôn vỗ ngực tự xưng là những người làm cách mạng ...”.

                  Giả thuyết phụ này rất có thể xảy ra trong những năm trước mắt.

                  5. KẾT LUẬN.

                  Xin nhắc lại. Từ giữa năm 2011, tổ chức Wikileaks đã công bố hằng ngàn tài liệu loại tối mật của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ mà tổ chức có được, trong đó có “biên bản” cuộc họp giữa Nguyễn Văn Linh Tổng Bí Thư đảng CSVN và Đỗ Mười Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, đại diện lãnh đạo cộng sản Việt Nam, với Giang Trạch Dân Tổng Bí Thư và Lý Bằng Thủ Tướng Trung Hoa, trong ngày 3 & 4 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô. Wikileaks khẳng định tin tức dưới đây nằm trong số 3.100 bức điện đánh đi từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam gửi về chính phủ Hoa Kỳ. Tài liệu này có đoạn ghi rõ “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản, đảng CSVN và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Hoa giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ, và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung Hoa để Việt Nam được hưởng quy chế “khu tự trị” trực thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Hoa đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Phía Trung Hoa đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt Nam trong 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Hoa”.
                  Với những diễn biến trên lãnh thổ Việt Nam hơn 20 năm qua, từ chính sách của lãnh đạo CSVN cai trị người dân một cách tàn bạo nghiệt ngã, thậm chí thẳng tay đàn áp người dân quá phẫn uất đã cùng nhau biểu tình phản đối Trung Cộng hà hiếp lấn chiếm Việt Nam, đến chính sách quy lụy lãnh đạo Trung Cộng, thậm chí quy lụy cả những nhà thầu của Trung Cộng một cách hèn hạ đến khiếp nhược, nhưng xem ra lại phù hợp với “biên bản” thỏa thuận giữa lãnh đạo CSVN với lãnh đạo CSTH tháng 9/1990.
                  Với giả thuyết 3c, nhất là giả thuyết phụ, là giả thuyết rất có thể xảy ra trong những năm trước mắt. Như vậy, tổ quốc Việt Nam sẽ sa vào thời kỳ “Bắc thuộc lần thứ 5”, điều mà vua Trần Nhân Tôn răn dạy, bị các nhóm lãnh đạo CSVN liệng vào thùng rác lịch sử!

                  Hiện nay, Tổ Quốc Việt Nam chúng ta thật sự lâm nguy!

                  Nếu nhóm lãnh đạo CSVN không thức tỉnh thì dân tộc Việt Nam sẽ vào cái tròng “Bắc thuộc lần thứ 5!” Văn hoá Việt Nam sẽ dần dần bị Hán hóa! Lúc ấy, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại hải ngoại không còn quê hương để mong ngày trở về dù là cộng sản Việt Nam đã tan rã!
                  Nhưng đã là cộng sản, tôi không tin họ sẽ là người tử tế như những người tử tế trong xã hội để nhận ra điều đúng điều sai mà rút ra bài học kinh nghiệm ứng dụng vào trách nhiệm. Đến nay, sự thật là CSVN đã thành công khi tạo nên một xã hội mà mọi người phải sống với nhau bằng gian trá lọc lừa đúng theo bản chất của đảng cộng sản, họ cũng đã thành công khi tạo nên một nước Việt Nam sẳn sàng “trở về” với nước Tàu cộng sản đúng theo nhóm lãnh đạo CSVN đã “đề nghị” và được lãnh đạo CSTH chấp nhận từ năm 1990!

                  Xin kính gởi sự suy nghĩ của tôi đến 89 triệu bà con trên quê hương Việt Nam thân yêu -đặc biệt là tuổi trẻ- hãy tiếp tục đứng lên, hãy quật sập cái chế độ cộng sản độc tài tàn bạo đang cầm quyền, để mọi người Việt Nam trong nước và hải ngoại cùng nhau vá lại mảnh giang sơn đã rách loang lỗ, để xây dựng và phát triển một xã hội dân chủ pháp trị mà mọi người được hưởng một cách tự nhiên những quyền căn bản của con mình.
                  Tôi tin rằng, bà con trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại vẫn hết lòng hỗ trợ quí vị, những thế hệ làm nên lịch sử từ đầu thế kỷ 21./.

                  Houston, tháng 8 năm 2011

                  Đôi lời giải thích:
                  Những chữ Trung Quốc do trích dẫn từ lời nói hay lời viết, tôi xin phép dùng chữ Trung Hoa. Những trường hợp khác, tôi dùng chữ Trung Cộng.

                  Comment


                  • #10
                    Bản đồ Trung Quốc Chính Khu



                    Bản đồ Trung Quốc Chính Khu



                    Vào tháng 7 năm 2006, nhà nước Trung Quốc đã công bố, trong nước cũng như trước quốc tế, bộ bản đồ hành chính gồm có các bản đồ sau : Trung Quốc Chính Khu 中国政区, Trung Quốc Địa Thế 中国地势, Trung Quốc Thủy Hệ 中国水系 và Trung Quốc Giao Thông 中国交通. Việc công bố này nhằm xác định với các nước trên thế giới các đặc tính về địa lý nhân văn hay địa lý kinh tế cũng như lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc. Đặc biệt bản đồ « Trung Quốc Chính Khu » có bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời vùng biển chung quanh được vẽ bằng chín gạch đứt khúc hình chữ U. (Nhân dịp này tôi có viết bài « Trung Quốc hùng phong đại quốc » nhằm báo động dư luận ngày 27-3-2006.)

                    Từ lúc đó, hầu hết (nếu không nói là tất cả) các tấm bản đồ thế giới do TQ xuất bản, hay do các nước Tây phương xuất bản, đều có ghi chú Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TQ. Cũng từ thời điểm đó, tất cả các công bố khoa học, các bài viết, các giáo án… của các trí giả người Hoa có liên quan đến hình thể địa lý của nước Trung Hoa bắt buộc phải sử dụng các tấm bản đồ chính thức của nhà nước Trung Quốc đã công bố từ thời điểm đó.

                    Việc này dĩ nhiên đem lại hậu quả là các công bố khoa học (về địa lý nhân văn hay địa lý kinh tế có liên quan Trung Quốc) trên các tạp chí quốc tế, nếu có đính kèm bản đồ, nó sẽ là một trong các bản đồ đã ghi trên.

                    Cho đến những ngày gần đây một số người Việt mới phát giác ra các việc này (như sự việc National Geographic HK ghi chú HS và TS thuộc TQ hay vụ tờ The Nature in bài của học giả TQ có đính kèm tấm bản đồ Trung Quốc Hính Khu…). Nỗ lực và vận động của những người này nhằm phản đối các tấm bản đồ của TQ đều rất đáng tuyên dương. Nhưng việc này đáng lẽ đã không xảy ra nếu nhà nước VN đã có hành động thích hợp ngay sau khi bộ bản đồ của TQ được công bố vào tháng 6 năm 2006.

                    Vấn đề sẽ khó khăn hơn, nếu mọi người biết rằng, trong các chương trình dạy Hoa ngữ của các trường trung học hay đại học tại các nước Châu Âu, bản đồ nước Trung Hoa là tấm bản đồ Trung Quốc Chính Khu, tức tấm bản đồ có vẽ đường chín gạch chữ U.

                    Với tư cách một cá nhân hay một tập thể, ta có thể thuyết phục một tờ báo (như tờ The Nature) nếu ta có lý lẽ hợp lý. Nhưng đối với một tổ chức thuộc phạm vi quốc gia như National Geographic thì không dễ, nếu không có sự can thiệp của phía nhà nước VN. Việc thuyết phục các hệ thống giáo dục của các nước Châu Âu (và nhiều nước khác nữa) sẽ khó khăn gấp nhiều lần.

                    Tôi nhận thấy rằng, trong nhiều vấn đề liên quan đến quốc gia, người dân VN luôn đi sau dư luận quốc tế. Trường hợp HS và TS trong tấm bản đồ Trung Quốc Chính Khu, dư luận VN đi trễ 5 năm.

                    (nguồn : Blog Truongvantuan)

                    Comment


                    • #11
                      Ngư trường VN bị thu hẹp nghiêm trọng trước sự lấn chiếm của "ông bạn bốn tốt"

                      Theo Hiệp hội chế biến – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), từ đầu năm đến tháng 6/2011 đã có 147 doanh nghiệp (DN) ngưng chế biến, xuất khẩu hải sản để chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác. Nguyên nhân do các DN này không thể tìm đủ nguyên liệu để sản xuất và các chi phí đầu vào tăng cao. Bên cạnh hiện tượng lượng cá mà ngư dân đánh bắt được chưa đến tay DN trong nước đã bị thương lái Trung Quốc (TQ) tranh giành, đón mua ngay trên biển hoặc tại các cảng cá; còn một lý do đơn giản hơn: sản lượng cá đánh bắt giảm xuống vì phía TQ cấm biển (2).
                      Diện tích vùng biển Việt Nam lớn gấp 3 lần đất liền. Hiện tại, trên giấy tờ đội tàu đánh cá Việt Nam có khoảng 130.000 chiếc, trong đó có khoảng 64.000 chiếc có công suất trên 20 mã lực (CV) và khoảng 52.000 chiếc trên 90 CV. Lượng tàu cá công suất lớn đánh bắt xa bờ có khoảng 23.000 tàu. Với số lượng tàu không nhỏ như vậy, nhưng Việt Nam đang đứng trước thực trạng là hàng loạt đoàn tàu đánh cá nhà nước bị phá sản. Không thể đổ lỗi cho biên chế đơn vị quá công kềnh ban bệ, bởi ngay những DN tư nhân cũng lâm vào tình trạng sụp đổ tương tự. Một trong những nguyên nhân công bố được cho là quan trọng nhất: ngư trường gặp nhiều khó khăn. Nhưng không có dòng thông tin chính thức nào nói rõ về mức độ khó khăn ấy… Các đội tàu của Xí nghiệp Liên hợp Thủy sản Hạ Long, Tổng Công ty Hải sản Biển Đông… đã biến mất trên ngư trường Việt Nam. Hoặc như đội tàu xã Đức Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) có gần 300 chiếc là tàu đánh bắt xa bờ, được Hội Nghề cá Việt Nam đánh giá là đội tàu mạnh nhất miền Bắc. Mỗi năm đội tàu này từng thu hút hàng ngàn lao động đi bạn từ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa; vậy mà nay cũng là xã có hơn 90% hộ dân phải cầm cố sổ nhà đất (sổ đỏ) vào ngân hàng (3). Họ ngại ra biển, mặc dù không phải biển ít cá. Họ sợ những va chạm, rượt đuổi…
                      Số phận những hải âu gãy cánh
                      Đường đến Hoàng Sa xa ngàn trùng, nguy hiểm nhấp nhô theo từng con sóng. Nhớ năm xưa chẳng phải vô tình, các thủy binh trước khi lên đường trực chiến Hoàng Sa đều được tế sống. Trước tình trạng hàng loạt ngư trường truyền thống miền Trung và miền Bắc bị TQ tấn công, ngư dân ta vẫn tiếp tục ra khơi. Việc này dẫn đến tình trạng bị TQ bắt giữ. Từ năm 1989 – 2009, riêng tỉnh Quảng Ngãi tính trên giấy có đến 242 tàu với 2.399 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ; 3 ngư dân bị bắn chết và 1 bị thương. Còn số lượng trong thực tế lớn hơn rất nhiều. Từ năm 2007, nhiều ngư dân Việt Nam bị TQ giam giữ hàng năm trời, tịch thu toàn bộ tàu không thấy công bố cụ thể. Chẳng hạn như cuộc tiếp đón ông Mai Phụng Lưu cùng 8 người khác được TQ thả vô điều kiện hồi tháng 10/2010 được báo chí trong nước đưa tin rầm rộ – nhưng không hề thấy nhắc đến số phận 89 ngư dân và 21 con tàu khác (tính riêng tỉnh Quảng Ngãi) còn đang bị giam giữ. Ngoài việc quảng cáo về “lòng nhân đạo” của TQ, chẳng hiểu hệ thống báo chí nhà nước có suy nghĩ gì về số phận những đồng bào thiếu may mắn khác của chúng ta. Có bao nhiêu người được TQ thả sau tháng 10/2010 và số phận những người này hiện nay như thế nào… Tất cả đều cố ý tỏ ra thiếu minh bạch.
                      Không riêng gì tàu cảnh sát biển, tàu ngư chính kể cả tàu thăm dò địa chấn của TQ cũng tự ban cho mình cái quyền đàn áp ngư dân Việt. Bằng tay chân, báng súng và dùi cui điện, TQ đã đánh văng ngư dân ta xuống biển. Sau đó chúng trấn lột hàng tấn cá và mực khô trên các tàu này. Ngư dân ta có người bị TQ bắt đến 4 lần như ông Mai Phụng Lưu, ông Tiêu Viết Là. Để được thả ra, ngư dân phải đóng tiền chuộc từ 50.000 – 70.000 nhân dân tệ/tàu, tương đương từ 150 – 210 triệu đồng. Ngay sau lần bị bắt thứ 2, gia đình ông Lưu đã sa chân vào nợ nần. 3 lần trước để được thả về, mỗi lần gia đình ông phải bỏ ra 70.000 nhân dân tệ. Cộng dồn các lần nợ trước, ông Lưu đành bị chủ nợ xiết tàu sau khi TQ thả về lần thứ 4. Ngoài chuyện đem được cái thân trở về, ông Lưu còn mang theo di chứng những trận đòn đẫm máu của TQ. Để từ đó mỗi lúc mưa nắng trở trời, lưng ông Lưu cũng trở thế dăm phen để vượt qua những cơn đau nhức thấu xương của mình. Đằng sau cuộc tiếp đón ồn ào tháng 10/2010, một đồng tiền hỗ trợ tàu ông Lưu bị nạn cũng không có, với lý do tăng công suất tàu mà không đăng ký.
                      Từ năm 2009 còn có nhiều con tàu bị TQ đâm chìm, với số người bị nạn lên đến hàng trăm người. Chiếc tàu là toàn bộ tài sản của ngư dân, nên ngay sau khi bị tàu TQ đâm phải, chủ chiếc tàu đó trở thành người trắng tay. Số tiền hỗ trợ của chính quyền đương thời thì người được nhận, người không; song ngay cả những người được nhận tiền cũng không thể mua sắm lại chiếc tàu cho mình, vì nó quá ít ỏi. Tuy nhiên, không phải con tàu nào bị TQ đâm chìm cũng may mắn được cứu sống. Số phận con tàu QNg 66192 cùng 6 thủy thủ mất tích đến nay vẫn còn là một bí ẩn, người ta nhìn thấy lần cuối cùng con tàu xấu số này tại đảo Bom Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa. Sau 4 tháng tìm kiếm vô vọng, gia đình họ đành nặn hình nhân bằng đất sét, lập mộ gió mà tưởng niệm cha anh mình. Đến nay Việt Nam vẫn chưa có con số thống kê chính thức về số lượng tàu và người bị TQ tấn công bỏ mạng trên biển. Có thể đối với ai đó, sự thật về nguyên nhân gãy cánh cũng không làm sống lại những hải âu xứ Việt; nhưng những đứa trẻ mồ côi và phụ nữ bạc đầu ngóng chồng miền Trung rất muốn biết tại sao cha/chồng họ đã gặp sự cố gì trên biển Đông mà không thấy trở về.
                      Hiện nay lực lượng cảnh sát biển Việt Nam chỉ đáp ứng được từ 30 – 40% yêu cầu trong tình trạng thời tiết bình thường, còn khi có bão thì mức đáp ứng còn thấp hơn nữa. Cả nước chỉ có 2 tàu kiểm ngư thuộc Chi cục Vịnh Bắc bộ. Hiện tượng ngư dân bỏ nghề không thể cho ngư dân không có lòng với biển mà phải thấy rằng chế độ độc tài đã không có lòng với dân. Ngư dân ta không hèn nhưng vì đơn độc nên không đủ tự tin để bám biển.
                      Mãi đến tháng 8/2011 vừa rồi, ông Mai Phụng Lưu lại ra khơi bằng chiếc tàu mua bằng vốn vay ngân hàng. Trong 13 ngày lênh đênh trên biển, ông Lưu lại liên tục bị tàu Trung Quốc xua đuổi. Đến ngày 13/8/2011, một tàu quân sự Trung Quốc tống vào mũi tàu ông Lưu rồi bỏ đi, rất may tàu ông Lưu không bị hư hại nhiều. Liệu trong tương lai, sói biển Mai Phụng Lưu sẽ tránh tàu TQ được bao nhiêu lần nữa, một khi phần lớn sống sót là nhờ vào may mắn. Loay hoay lại sắp vào vụ mùa chính câu cá ngừ hàng năm (bắt đầu từ tháng 10 – tháng 3 âm lịch), có bao nhiêu con tàu sẽ tiếp tục ra khơi trên ngư trường Hoàng Sa… Tình hình này xuất hiện vòng lẩn quẩn: ngư trường bế tắc nên ngư dân phá sản, ngư dân càng phá sản ngư trường càng tiêu vong.


                      Theo nguồn tin trên mạng internet


                      Trần Kinh Nghị
                      (nguồn : Blog NGUOI BAN BAO)
                      Last edited by tieuchuy; 09-22-2012, 09:03 AM.

                      Comment


                      • #12

                        Ông Nguyễn Phú Trọng đang chuẩn bị khăn gói sang Bắc Kinh. Cuộc xuất hành được chuẩn bị suốt mấy tháng nay. Một thứ trưởng ngoại giao, một thứ trưởng quốc phòng đi tiền trạm, đón nhận chỉ thị “hiểu biết chung, cam kết chung: giải quyết mọi tranh chấp bằng đàm phán song phương, không để nước thứ ba can thiệp vào chuyện biển, đảo”, còn đưa ra lời bảo đảm “từ nay sẽ không để xảy ra tụ tập đông người”.

                        Phía Trung Quốc càng thêm yên lòng khi nhìn thấy cảnh ông tổng Trọng ôm rất chặt, rất lâu ông Đới Bỉnh Quốc – như không thể nào lâu hơn, chặt hơn – và cảnh ông thủ tướng Ba Dzũng mặc đồng phục tự nguyện - cùng áo kẻ sọc, cùng cà-vạt màu hồng nhạt, như 2 anh em song sinh - khi đón ông đại đồng chí họ Đới tại Hà Nội. Quả thật cử chi có khi nói nhiều hơn những bài diễn văn dài.

                        Ông Hồ Cẩm Đào nóng lòng chờ đón ông Nguyễn Phú Trọng sáng 11-10 tới tại Bắc Kinh; đó là lời nhắn của ông Đới khi tạm biệt ông tổng Trọng.

                        Vậy thì ông Trọng sẽ mang theo món quà gì đây?

                        Sử ta có ghi chép nhiều chuyện vui và sâu sắc về các sứ thần ta đi sứ sang phương Bắc và đối đáp rất thông minh, sâu sắc và hóm hỉnh với các vua chúa Đại Hán.

                        Lần này, nếu như quả thật ông Nguyễn Phú Trọng là một nhân vật tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam, thật sự là con cháu của các nhà yêu nước tiền bối Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung, mong ông sẽ mang sẵn trong túi áo một phẩm vật có ý nghĩa để gửi biếu (trả lại) Bắc Triều.

                        Đó là bài báo của Trung Quốc in trên tờ báo mạng Hoàn Cầu ngày 30-9-2011, được dịch ra nhiều thứ tiếng, được coi là tiếng nói của đảng CS Trung Quốc, có chủ đề là: dạy cho Việt Nam và Philippines một bài học đạo đức bằng vũ lực. Tác giả bài báo là Long Đạo, giáo sư trường đại học Triết Giang.

                        Bài báo sặc mùi cao ngạo Đại Hán tộc, cho rằng toàn bộ Nam Hải (Biển Đông của ta) là thuộc sở hữu không thể bàn cãi của Trung Quốc. Trung Quốc không thể chấp nhận có sân bay nước khác trên quần đảo của mình. Phải dùng vũ lực để diệt những con muỗi Việt Nam và Philippines tại đó. Chúng ta sẽ giết gà để dọa khỉ. Những con muỗi ắt phải biết sợ voi chứ.

                        Chúng ta biết rằng bọn muỗi ấy gọi con diều hâu già đến để cứu nguy chỉ là vô vọng.

                        Long Đạo có nghĩa là đạo của loài Rồng. Rồng vốn là biểu tượng của Hoàng Đế, của Thiên Triều. Bài báo dùng hình tượng các loại sinh vật như trong thơ ngụ ngôn. Tác giả miệt thị Việt Nam và Philippines, coi như những con muỗi vo ve vô tích sự, coi các nước Đông Nam Á xung quanh là một bầy khỉ, coi Hoa Kỳ là con diều hâu đã về già. Còn Trung Quốc là con Voi, là thần tượng chúa tể của rừng xanh, dạy đạo đức cho thiên hạ.


                        Mong rằng ông tổng Trọng sẽ gửi lại tận tay ông Hồ Cẩm Đào bài báo trên với một câu hỏi nhẹ nhàng:

                        - Toàn thể nhân dân Việt Nam chúng tôi, toàn thể đảng viên CS

                        chúng tội xin hỏi quý vị bài báo này có phản ánh đúng lập trường của quý vị hay không, xin quý vị cho biết rõ để chúng tôi trở về báo cáo lại cho toàn dân chúng tôi.

                        Để xem cử chỉ, thần thái và trả lời của phía Trung Quốc ra sao.

                        Chỉ bằng một việc làm nhẹ nhàng, đơn giản, đàng hoàng như thế, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị đương quyền sẽ được toàn dân, toàn đảng, toàn thế giới tiến bộ hoan nghênh nhiệt liệt, và có thể ghi một nét vàng son trong lịch sử dân tộc. Và như thế lịch sử dân tộc sẽ thật sự sang trang từ đây.

                        ( Blog của Nhà báo Bùi Tín.)




                        Việt-Trung ký thỏa thuận giải quyết các vấn đề trên biển




                        Nguyễn Phú Trọng (trái) và Hồ Cẩm Ðào

                        Việt Nam và Trung Quốc vừa ký kết thỏa thuận nhằm giải quyết ôn hòa các tranh chấp trên biển trong khu vực Biển Đông.
                        Văn kiện được Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn của Việt Nam ký với người tương nhiệm phía Trung Quốc là ông Trương Chí Quân vào ngày 11/10 tại Bắc Kinh.

                        Theo thỏa thuận gồm 6 điểm, hai nước Việt-Trung sẽ tìm cách giải quyết các tranh chấp trên biển qua các cuộc đàm phán và tham vấn hữu nghị.

                        Thỏa thuận được ký sau các cuộc hội đàm giữa Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào, với Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, nhân chuyến thăm chính thức của ông Trọng tới Trung Quốc kéo dài trong 5 ngày.

                        Theo hãng thông tấn DPA của Đức ngày 12/10, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc kêu gọi không nên để vấn đề tranh chấp trên biển làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai nước Việt-Trung và hai đảng cộng sản anh em.

                        Báo điện tử China.org.cn cùng ngày trích thuật phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng nếu vấn đề trên biển không được giải quyết hợp lý sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ các mối quan hệ song phương. Ông Trọng cũng nhấn mạnh là Việt Nam sẵn sàng tiếp tục giao tiếp trực tiếp với lãnh đạo Trung Quốc trong vấn đề giải quyết ổn thỏa tranh chấp trên biển.

                        Việt Nam và Trung Quốc cũng nhất trí mở một đường dây nóng để xử lý các xích mích có thể bùng phát tại Biển Đông, đồng thời mở ra các cuộc họp thường xuyên một năm hai lần giữa đại diện đàm phán về biên giới của đôi bên.

                        Thỏa thuận này là diễn tiến mới nhất trong loạt các nỗ lực gần đây giữa hai nước nhằm cải thiện mối quan hệ đang căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.

                        (Tin BBC)

                        Comment


                        • #13
                          Cam Ranh, ai cũng muốn giành!

                          Sau gần 10 năm đã có nhiều lời bàn luận dự đoán, trong vòng một tháng gần đây chính quyền Việt Nam đã dần dần nói rõ quyết định về vấn đề vịnh Cam Ranh, một vị trí chiến lược quan trọng trong vùng Biển Ðông, nơi quân đội Hoa Kỳ mở mang sử dụng gần 8 năm thời kỳ chiến tranh Việt Nam và sau đó được Nga thuê đặt căn cứ hải quân trong hơn 20 năm.



                          vịnh Cam Ranh

                          Ngày 12 tháng 10 năm 2010, một thông cáo đăng trên website của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, cho biết hải cảng Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, miền Trung Việt Nam, sẽ được khai thác tiềm năng để “phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,” bao gồm phát triển kinh tế, du lịch cũng như mục tiêu quân sự.

                          Phát ngôn viên Nguyễn Phương Nga của bộ này bác bỏ các tin đồn lâu ngày về việc Việt Nam có thể cho Hoa Kỳ hay Nga thuê đặt căn cứ Hải Không Quân, nói rằng: “Chủ trương không hợp tác quân sự với nước ngoài ở Cam Ranh đã được khẳng định nhiều lần.”

                          Tới cuối tháng 10, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên bế mạc hội nghị Thượng đỉnh ASEAN kỳ thứ 17 tại Hà Nội tuyên bố Việt Nam trực tiếp trách nhiệm việc phát triển cảng Cam Ranh thành một căn cứ bảo trì sửa chữa chiến hạm, kể cả tàu ngầm, và mở cửa cung cấp dịch vụ cho tất cả hải quân mọi nước ngoài.

                          Sau đó Tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam giải thích rõ hơn về dự án này, cho biết chuyên viên quân sự Nga sẽ đảm nhận việc sửa chữa và “nâng cấp” cảng Cam Ranh, xây dựng tại đây các cơ sở kỹ thuật hậu cần hải quân. Theo dự trù Việt Nam sẽ thuê các chuyên gia Nga và mua công nghệ của Nga, và dự án này phải mất ba năm mới hoàn tất.

                          Tướng Thanh nói thêm là các cơ sở này sẽ nằm riêng khỏi căn cứ hải quân hiện nay của Việt Nam và bác bỏ lo ngại về chuyện làm lộ bí mật quốc phòng khi tàu chiến của nước ngoài bỏ neo trong cảng Cam Ranh. Ông khẳng định lại là Việt Nam “chỉ cho thuê dịch vụ” ở Cam Ranh, hoàn toàn không có chuyện cho nước ngoài thuê làm căn cứ quân sự hay căn cứ hậu cần kỹ thuật ở cảng này.

                          Theo lập luận của Tướng Thanh: “Hải Quân Việt Nam đang trên đường hiện đại hóa nên cần có một cơ sở làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật để sửa chữa bảo trì chiến hạm. Tuy nhiên, nếu chỉ phục vụ trong nước sẽ thừa công suất, gây lãng phí lớn. Vì thế, cảng dịch vụ ở Cam Ranh cần khai thác thêm khách hàng nước ngoài, làm dịch vụ cho cả tàu quân sự lẫn tàu dân sự của các nước.” Ông cho biết cảng dịch vụ này là khu vực dành riêng cho dịch vụ kỹ thuật chứ không phải khu vực của tàu Hải Quân Việt Nam.

                          Hiện nay chưa rõ chiến hạm các nước nào sẽ có thể vào Cam Ranh để dùng dịch vụ này nhưng các tin tức từ giới truyền thông nói những quốc gia có quan tâm là Hoa Kỳ, Ấn Ðộ, Úc, Nam Hàn và Nhật Bản.


                          Lịch sử phát triển Cam Ranh

                          Cam Ranh là một trong những vịnh thiên nhiên đẹp nhất thế giới và là cảng nước sâu tốt nhất trong vùng Ðông Nam Á vì thềm lục địa tại khu vực này tương đối hẹp. Một quân cảng thành lập ở đây có vị trí thuận lợi với vai trò khống chế được toàn khu vực Biển Ðông. Khoảng cách từ Cam Ranh đến đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trung bình chỉ từ 300 đến 500 hải lý.



                          Quân cảng Cam Ranh thời chiến tranh Việt Nam. (Hình: The-diplomat.com)

                          Nhưng qua lịch sử nhiều thế kỷ của Chiêm Thành cũng như Việt Nam, vịnh Cam Ranh chưa chiếm vai trò gì quan trọng, tới đầu thế kỷ 20 người ta mới bắt đầu nói đến Cam Ranh.

                          Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905, sau khi hạm đội Viễn Ðông bị Nhật Bản đánh tan, Nga cho đưa một hạm đội lớn gồm hơn 30 chiến hạm từ biển Baltic qua tăng viện. Người Anh không cho dùng kinh Suez nên hạm đội Nga phải dùng đường vòng quanh Phi Châu qua Hảo Vọng Giác, hải trình đến Viễn Ðông dài tới 18,000 dặm. Hạm đội ghé vào vịnh Cam Ranh để các tàu được tiếp tế thêm nhiên liệu than, nhưng người Pháp lúc đó đang giữ thuộc địa Ðông Dương, và không mấy thân thiện với Nga hoàng cũng như tránh rắc rối với Nhật nên chỉ cho hạm đội lưu lại trong ít giờ.

                          Các chiến hạm Nga dưới quyền Ðô Ðốc Zinovy Rozhestvensky chưa tập trung đầy đủ, lại phải trải qua một hải trình quá dài, khi đi tới eo biển Ðối Mã (Tsushima) giữa Nhật Bản và Triều Tiên bị Hải Quân Nhật Hoàng đánh tan. Hạm đội Nga mất trên 20 tàu chiến trong đó gần toàn bộ các chiến hạm chủ lực, 4,300 thủy binh tử trận và 6,000 bị bắt làm tù binh, một số ít tàu chạy thoát ghé lại vịnh Cam Ranh một lần nữa trên đường về nước.

                          Pháp không có nhiều lực lượng quân sự ở Viễn Ðông nên Cam Ranh chỉ được dùng làm một vịnh neo tàu tránh bão chứ không được xây dựng thành căn cứ hải quân đáng kể. Ðầu Thế Chiến II khi Nhật chiếm Ðông Dương, Cam Ranh được Hải Quân Nhật dùng làm nơi tập trung xuất phát cho chiến dịch tiến đánh Mã Lai và Singapore, đồng thời có thiết lập tại đây một số cơ sở tiếp liệu. Những cơ sở này bị Hải và Không Quân Hoa Kỳ oanh tạc phá hủy hoàn toàn trước khi chiến tranh chấm dứt và Cam Ranh bị bỏ hoang…

                          Ðến thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh mới được phát triển xây dựng thành một căn cứ Hải Quân và Không Quân quan trọng. Năm 1964 các chuyên viên quốc phòng Hoa Kỳ đã đến nghiên cứu vịnh Cam Ranh và sau đó nơi đây mau chóng trở nên một phức hợp quân sự quan trọng của Không Quân, Hải Quân và các cơ sở tiếp liệu cho quân lực Mỹ tham chiến ở Việt Nam từ 1965 đến 1973. Ngoài phi trường nhỏ gần Ba Ngòi, trên bán đảo có một phi trường lớn với hai phi đạo 10,000 feet dùng cho máy bay vận tải lớn chở hàng hóa, quân đội từ Hoa Kỳ tới hay đi, cũng như các máy bay chiến đấu.và máy bay tuần thám duyên hải của Hải Quân. Cảng Cam Ranh là nơi tập trung hàng tiếp vận, sửa chữa chiến hạm và đảm nhận nhiều nhiệm vụ hậu cần khác, Tổng Thống Lyndon B. Johnson hai lần đến thăm binh sĩ Hoa Kỳ chiến đấu tại Việt Nam chỉ đáp xuống căn cứ Cam Ranh.

                          Trong chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, từ năm 1972 Hải Quân và Không Quân Hoa Kỳ rút đi dần, nhiều phương tiện được tháo gỡ hay chuyển giao cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Phi trường Cam Ranh là căn cứ xuất phát cũng như dự trữ các máy bay chiến đấu F-5, A-1E, A-37 và cảng Cam Ranh là một căn cứ của Hải Quân vùng 2 Duyên hải cho tới ngày 3 tháng 4 năm 1975 thì mất vào tay quân đội Bắc Việt.

                          Bốn năm sau khi Sài Gòn thất thủ, Cam Ranh trở nên một căn cứ Hải Quân quan trọng của Liên Xô trong giai đoạn cuối thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Năm 1979 Moscow và Hà Nội ký thỏa thuận cho Liên Xô sử dụng Cam Ranh 25 năm. Tới 1987 căn cứ này đã được phát triển lớn gấp 4 lần lúc ban đầu. Ðây là căn cứ Hải Quân duy nhất của Liên Xô trong vùng Ðông Nam Á và được coi như một bảo đảm an ninh cho Việt Nam trước nguy cơ xâm lăng từ Trung Quốc lúc đó. Tuy nhiên Liên Xô cũng như Việt Nam luôn luôn phủ nhận giá trị của Cam Ranh, giữ kín thực lực Hải Quân và Không Quân đồn trú tại căn cứ.

                          Sau khi Liên Xô sụp đổ đầu thập kỷ 1990, những khó khăn chính trị kinh tế khiến nước Nga mới không có chủ trương duy trì sức mạnh quân sự ở hải ngoại và các phương tiện của hải quân tại căn cứ Cam Ranh được rút bỏ dần. Hoạt động gần như duy nhất còn lại nơi đây là trạm kiểm báo, theo dõi vô tuyến hoạt động của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Ðông. Tuy vậy Nga vãn muốn giữ lại căn cứ Cam Ranh nhưng không thỏa thuận được với Việt Nam về việc giảm số tiền thuê mướn $200 triệu mỗi năm. Cuối cùng tới năm 2002, hai năm trước khi mãn hợp đồng, lá cờ Nga hạ xuống lần chót tại Cam Ranh ngày 2 tháng 5 năm 2002.

                          Ðầu thế kỷ 21, khi Hoa Kỳ và Việt Nam đã tái lập quan hệ bình thường, có những gợi ý từ cả hai phía là Hoa Kỳ có thể trở lại sử dụng căn cứ Cam Ranh. Nhưng thực tế là căn cứ này đã xuống cấp nặng nề sau thời kỳ Liên Xô và Nga sử dụng, thêm nữa tình thế phức tạp tế nhị trong tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề Biển Ðông khiến cho mọi dự định đều phải cân nhắc tính toán rất thận trọng.

                          Vị trí chiến lược

                          Cho đến bây giờ, Việt Nam vẫn chỉ tìm cách nhấn mạnh đến tiềm năng của Cam Ranh về mặt phát triển hòa bình và chưa bao giờ muốn công khai đề cập tới giá trị chến lược của Cam Ranh.

                          Phi trường Cam Ranh được sửa chữa và năm 2004 chuyến bay hàng không dân sự đầu tiên đã đáp xuống. Ngày 12 tháng 12 năm 2009, chính quyền Việt Nam tuyên bố Cam Ranh là một phi cảng quốc tế với tuyến bay đầu tiên nối liền tới Vladivostok (Hải Sâm Uy), thành phố cảng miền Viễn Ðông Nga bên bờ biển Nhật Bản. Ðây cũng là phi cảng dân sự dùng cho thành phố Nha Trang vì phi đạo của phi trường cũ quá ngắn, không có điều kiện kéo dài thêm với một đầu vướng núi và đầu kia đi vào giữa thành phố đã có nhiều nhà cửa xây dựng.

                          Về mặt quân sự, Cam Ranh ở vị trí thuận lợi hơn bất cứ căn cứ nào của Trung Quốc trong việc điều lực lượng Hải Không Quân ra các quần đảo ở Biển Ðông. Giáo sư David Brewster thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Phòng và Chiến Lược của Ðại Học Quốc Gia Australia khi thảo luận về vấn đề Hoa Kỳ có thể thuê cảng Cam Ranh, cho rằng “đó là một khả năng vô cùng khó tin hiện nay.” Theo ông: “Trong môi trường an ninh thế giới hiện nay, nước cờ ấy ảnh hưởng mạnh đến Mỹ cũng như Việt Nam và thật khó hiểu nếu bên nào muốn đi một bước như vậy.”

                          Nhiều quan sát viên Tây phương trong đó có chuyên gia kỳ cựu về vấn đề Việt Nam là Giáo Sư Carlyle Thayer đều đồng ý rằng có nhiều phức tạp trong sư hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Cam Ranh. Họ tin là nhiều giới lãnh đạo Việt Nam hiểu sự có mặt thường trực lâu dài của người Mỹ có thể đưa đến một thế khó xử với Trung Quốc và tạo điều kiện cho Trung Quốc gây hấn, ảnh hưởng đến tiến trình quan hệ bình thường Việt ố Trung. Giáo sư Thayer nhận định là Hoa Kỳ quan tâm đến “địa điểm hơn là căn cứ.”

                          Ngoài ra do vấn đề ngân sách, Hoa Kỳ đang có chủ trương cắt giảm, chứ không phải tăng thêm, căn cứ quân sự ở ngoại quốc. Chiến lược quân sự thế kỷ 21 cũng có nhiều điểm khác quan niệm cũ do những tiến bộ về kỹ thuật chiến tranh. Trong thế kỷ trước, địa thế của vịnh Cam Ranh với núi cao bao quanh có thể là lợi điểm về phòng thủ chống máy bay và chiến hạm, điều ấy không có nhiều ý nghĩa với hệ thống vũ khí ngày nay.

                          Tiến Sĩ David Scott, Ðại Học Brunel, cho rằng Cam Ranh là “món quà mà Việt Nam dùng để răn đe hay hứa hẹn các đại cường quốc có quan tâm đến khu vực này.” Ông nói: “Việt Nam có thể duy trì thế linh động chiến lược nếu tiếp tục giữ cân bằng trong quan hệ với Hoa Kỳ, Ấn Ðộ, Trung Quốc hay Nga.” Tờ báo tiếng Anh ở Trung Quốc ca ngợi chủ trương và quyết định của Hà Nội về Cam Ranh là điều tốt đẹp cho mối quan hệ thân hữu giữa hai nước.

                          Nhưng với Nga có nhiều khía cạnh không giống như Hoa Kỳ. Trong chiều hướng muốn duy trì vị thế là một cường quốc trên thế giới, mấy năm gần đây Moscow không tỏ ra thụ động như thời kỳ hậu Chiến Tranh Lạnh. Ðể đạt tới vai trò toàn cầu, một cường quốc hải quân như Nga cần có khả năng hiện diện trên mọi vùng biển chứ không chỉ là những bến cảng quá cảnh. Nga không có căn cứ hải quân viễn dương nào trong vùng Thái Bình Dương hay Ấn Ðộ Dương để có thể thường xuyên sử dụng. Trong khi ấy thì Việt Nam lại đã từng là nơi quen thuộc với người Nga, nên nhiều giới chức quân sự cao cấp Nga không ngần ngại bày tỏ ý muốn trở lại căn cứ Cam Ranh. Nhưng điều này cũng sẽ trở thành vấn đề tế nhị theo nhãn quan của Trung Quốc, và do đó dù muốn dù không, Việt Nam chắc rằng sẽ chỉ giới hạn mức can dự của Nga tới chỗ trợ giúp kỹ thuật trong việc cải tiến xây dựng cơ sở kỹ thuật hậu cần tại Cam Ranh.


                          (sưu tầm online)

                          Comment


                          • #14
                            Trung Quốc đưa tàu sân bay ra biển Đông trực chiến

                            Hải quân Trung Quốc sẽ đưa vào trực chiến tàu sân bay đầu tiên của nước này vào ngày 1/10 tới. Với hành động trên, Trung Quốc tiến gần hơn tới việc thâu tóm quyền khống chế trên biển Đông.



                            Hãng Thông tấn Nga ITAR-TASS ngày 9/8 đưa tin Hải quân Trung Quốc sẽ đưa vào trực chiến tàu sân bay đầu tiên nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc (1/10). Tàu sân bay Varyag có chiều dài 304,5m và chiều rộng 37m với trọng lượng choán nước 58.500 tấn. Chuyên gia quân sự Trung Quốc ca ngợi con tàu có khả năng chiến đấu cao, đem lại sự tự tin trong quá trình tác chiến nếu được huy động.


                            Ngoài việc đưa vào trực chiến con tàu trên, Trung Quốc cũng dự định tự đóng thêm ít nhất 3 tàu sân bay cùng loại với tàu Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga nhằm mục đích "bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển của Trung Quốc" và hướng tới mục tiêu trở thành “một cường quốc hải quân”.


                            Các tàu sân bay này sẽ được Trung Quốc khởi công trong năm nay và được biên chế vào Hạm đội Hải Nam quản lý Biển Đông, chia thành hai đội tàu chiến. Một đội sẽ làm nhiệm vụ tuần tra-tác chiến, đội còn lại tham gia hỗ trợ và đảm nhiệm công tác huấn luyện.


                            Các chuyên gia cảnh báo đội tàu sân bay của Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa ở khu vực sau 10-20 năm nữa. Tuy nhiên, mức độ đe dọa thực sự nguy hiểm đến cỡ nào còn phải chờ vào "đẳng cấp" của những tàu đóng mới.


                            Theo kế hoạch, vào đầu năm 2014, Hải quân Trung Quốc sẽ đón nhận chiếc tàu chiến Type 081 LHD mới nhất. Tàu Type 081 có thể mang theo 8 trực thăng trên boong cùng với 4 trực thăng và tàu đệm không khí trong nhà chứa máy bay. Tàu chiến mới của Trung Quốc có khả năng chở 1.068 lính thủy đánh bộ. Hệ thống vũ khí của tàu gồm hệ thống radar nhiều tầng, 4 tên lửa phòng không tầm ngắn và những vũ khí chồng tàu ngầm. Tầm hoạt động của tàu tấn công đổ bộ Type 081 được ước tính là vào khoảng 13.000km, với khả năng tác chiến trên biển liên tục trong 30 ngày. Giới chuyên gia quân sự Đài Loan nhận định, tàu chiến Type 081 có thể làm thay đổi “cuộc chơi” trong bất kỳ chiến dịch tấn công đổ bộ nào vào vùng lãnh thổ này cũng như các đối thủ khác của Trung Quốc ở Biển Đông.



                            Trung Quốc cũng đang dốc hết sức đầu tư các nguồn lực phát triển lực lượng hạt nhân dưới nước, bao gồm xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược ở đảo Hải Nam. Báo Trung Quốc tuyên truyền "Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc sẽ mang đầy đủ vũ khí hạt nhân để tiến hành tuần tra răn đe chiến lược". Báo Trung Quốc dẫn thông tin trên trang mạng của Quỹ Jamestown Mỹ cho biết, những năm gần đây Trung Quốc duy trì chế tạo tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 lớp Tấn.



                            Hồi tháng 7/2012, báo giới Trung Quốc đưa tin, 27 tàu chiến của hạm đội Bắc Hải và Đông Hải sẽ diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông. Trang mạng quân sự Trung Quốc nói, việc nước này tập trận ở vùng biển Trường Sa của Việt Nam là "một cách thể hiện thực lực của hải quân Trung Quốc với các nước láng giềng trên Biển Đông". Trong ảnh là ba trong số bốn tàu khu trục lớp Sovermenny trang bị cho Hạm đội Đông Hải.


                            Biển Đông đang trở thành điểm nóng đáng chú ý nhất thế giới bởi cuộc “đua” tàu chiến rầm rộ của các cường quốc. Hồi giữa tháng 5, Mỹ đã đưa tàu ngầm tấn công tối tân USS North Carolina đến khu vực gần bãi đá ngầm Scarborough ở Biển Đông, nơi chứng kiến cuộc đối đầu “nảy lửa” giữa Philippines và Trung Quốc suốt mấy tháng.



                            USS North Carolina là chiến hạm thuộc thế hệ tàu ngầm tấn công đa chức năng chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia. Con tàu này có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như chống ngầm, chống tàu nổi, yểm trợ cho lực lượng đặc biệt, giám sát, trinh sát và tác chiến thủy lôi.. Với chiều dài hơn 106m và trọng lượng hơn 7.800 tấn khi lặn, USS North Carolina là một trong những tàu ngầm có khả năng tàng hình cao nhất và được trang bị công nghệ tân tiến nhất trên thế giới.


                            Hôm 1/8, một quan chức cấp cao của Bộ quốc phòng Mỹ cho biết, các nhà hoạch định Lầu Năm Góc sẽ xem xét bổ sung thêm máy bay ném bom và tàu ngầm tấn công tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong khuôn khổ một kế hoạch của Mỹ nhằm chuyển sự tập trung sang các thách thức an ninh ở khu vực này.


                            Từ tháng 6/2012, Mỹ đưa vào trang bị cho Hải quân chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia mới nhất mang tên USS Mississipi (SSN-782). USS Mississipi sẽ thực hiện các chiến dịch diệt hạm và diệt ngầm. Ngoài ra tàu này có thể thực hiện các hoạt động trinh sát bí mật tại các vùng biển của đối phương.


                            Trong khi đó, Philippines cũng chẳng vừa khi lên kế hoạch mua hai tàu chiến được trang bị tên lửa và có khả năng chống tàu ngầm để tăng cường sức mạnh của Hải quân trên Biển Đông.


                            Theo đó, Philippines sẽ có hai tàu chiến hiện đại đầu tiên trong năm sau. Manila dự kiến sẽ mua lại các tàu khu trục lớp Maestrale từ Hải quân Italy với giá 11,7 tỷ peso (285 triệu USD).Các tàu này có khả năng chống lại tàu ngầm và thực sự dành cho cuộc chiến". Philippines đang quyết tâm hiện đại hóa quân đội, sau khi những điểm yếu của lực lượng vũ trang, đặc biệt là hải quân, bộc lộ rõ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc tại một bãi cạn tranh chấp trên biển Đông.


                            Nhiều người nghi ngại hành động của Trung Quốc và các nước liệu có làm dịu căng thẳng đang leo thang trên biển Đông hay sẽ châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang “tổng lực” trong khu vực…


                            (Sưu tầm online)

                            Comment


                            • #15
                              Mỹ đưa tàu chiến mới toanh đến Biển Đông


                              Hải quân Mỹ hôm qua (9/5) tuyên bố, họ sẽ triển khai chiếc tàu chiến đầu tiên trong lớp tàu chiến mới toanh của nước này đến Singapore vào mùa xuân tới trong thời gian 10 tháng. Thông tin này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc giật mình lo ngại về viễn cảnh Mỹ can thiệp vào các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông.

                              Chuẩn Đô đốc Thomas Rowden, Giám đốc phụ trách chiến tranh trên mặt nước của Hải quân Mỹ, cho các phóng viên biết, con tàu mới mang tên “Tự do” sẽ được đưa vào trực chiến ở Singapore nhằm củng cố sức mạnh chiến đấu của lực lương Mỹ tại đây.

                              "Chúng tôi sẽ triển khai tàu chiến Tự do trong thời hạn khoảng 10 tháng vào mùa xuân năm tới ở Singapore. Trong lúc này, chúng tôi đang chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để tàu chiến mới có thể thực hiện thành công nhiệm vụ của mình”, ông Rowden cho biết thêm.

                              Tàu chiến tuần duyên Tự do là một loại tàu chiến hoàn toàn mới vừa ra đời của Mỹ. Với tốc độ hơn 74km/giờ, tàu Tự do được thiết kế cho các nhiệm chống tàu ngầm, chống tàu nổi và hoạt động theo phương thức “kết nối và chiến đấu”.

                              Singapore là nước nằm ở vị trí chiến lược dọc Eo biển Malacca. Đây là tuyến đường chính nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Có khoảng 40% giao dịch thương mại của thế giới đi qua con đường biển chiến lược quan trọng này.

                              Chính phủ Singapore đã nhất trí cho phép Mỹ triển khai tới 4 chiếc tàu chiến tuần duyên (LCS) ở các cơ sở hải quân nước này trên cơ sở luân phiên. Việc Mỹ đưa tàu chiến đến Singapore cho thấy “cam kết của Washington đối với khu vực và hoạt động này sẽ giúp củng cố khả năng đào tạo cũng như tham chiến với các đối tác khu vực”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nói như vậy với người đồng cấp Singapore Ng Eng Hem sau cuộc họp giữa hai vị quan chức này ở Lầu Năm Góc hồi tháng trước.

                              Hoạt động triển khai tàu chiến đến Singapore là một trong những bước đi nằm trong khuôn khổ chính sách quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Hồi năm ngoái, Tổng thống Barack Obama từng tuyên bố, Mỹ là một cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương và từ giờ trở đi, Washington sẽ hướng sự tập trung trở lại khu vực quan trọng này sau một thập kỷ bị sa lầy trong hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.

                              Trong cái gọi là chiến lược quay trở lại Châu Á-Thái Bình Dương, ngoài việc triển khai tàu chiến đến Singapore, Mỹ còn đưa thủy quân lục chiến đến đóng tại Australia và tăng cường hợp tác quân sự với Philippine.

                              Tất cả những động thái trên của Mỹ đều khiến Bắc Kinh lo lắng, đứng ngồi không yên. Sự lo lắng này càng tăng lên khi Trung Quốc đang có cuộc đối đầu quyết liệt với Philippine vì tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông. Trung Quốc lo ngại, Mỹ sớm muộn sẽ can thiệp vào tình hình Biển Đông và tất nhiên điều này hoàn toàn không có lợi cho họ.

                              Trung Quốc hiện tại đang có tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông với một loạt nước trong khu vực gồm Philippine, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Bắc Kinh gần đây liên tục cảnh báo các nước trong khu vực không được quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc muốn được giải quyết các cuộc tranh chấp này trên cơ sở song phương.

                              Mặc dù Washington tuyên bố không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông nhưng các động thái của nước này lại không có vẻ như vậy. Trong cuộc đối đầu mới nhất giữ Philippine và Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough hiện nay, Mỹ đã cam kết sẽ giúp đồng minh Manila củng cố sức mạnh hải quân. Cụ thể, Mỹ đã tăng viện trợ quân sự cho Philippine trong năm nay lên gần gấp 3 lần so với năm ngoái đồng thời nhanh chóng chuyển giao cho Philippine chiếc tàu chiến thứ hai vào cuối tháng này.

                              Ngoài ra, hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Philippine còn tiết lộ, giới lãnh đạo Mỹ đã hứa bảo vệ Philippine khỏi các cuộc tấn công ở Biển Đông.


                              (Sưu tầm online)

                              Comment



                              Hội Quán Phi Dũng ©
                              Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                              website hit counter

                              Working...
                              X