Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tìm Lại Hài Cốt Đồng Đội

Collapse
X

Tìm Lại Hài Cốt Đồng Đội

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tìm Lại Hài Cốt Đồng Đội

    Tìm Lại Hài Cốt Đồng Đội (4)

    * NgyThanh

    (Tiếp theo kỳ trước)

    Khai quật hài cốt phi hành đoàn Tinh Long 7

    Có một câu chuyện về công tác tìm kiếm đồng đội mới nghe cứ như sự tích Mai Hoa Dịch Số của nhưng lại do ông Trời sắp xếp để trở thành móc xích của nhau sau hơn ba thập niên. Sự tích rằng…

    “Đời nhà Tống, có ông Khang Tiết Thiệu, ẩn cư tại chốn sơn lâm, mùa đông lạnh không sưởi ấm, mùa hạ nóng nực không dùng quạt giải nhiệt, chỉ để tâm đến Dịch, quên hẳn sức giá rét, sức nóng bức, mà còn dán Dịch lên vách, chú tâm suy xét tìm tòi chỗ cùng cực và mắt đăm đăm nhìn vào Dịch xét sự huyền bí sâu xa của Dịch, lòng mong ước tạo nên Dịchsố, nhưng chưa có bằng chứng xác thực.

    Một ngày kia, đương Ngọ, ngủ trưa, thấy một con chuột chạy ngang qua, bèn lấy cái gối bằng sành, kê trên đầu, ném con chuột đương chạy. Chuột chạy mất, gối bị bể ra, trông thấy mảnh gối có đề chữ, bèn lưọm lên đọc như vầy như vầy: ‘Cái gối nầy bán cho hiền nhân Khang Tiết, năm ấy, tháng ấy, ngày ấy, giờ ấy, thì dùng gối nầy mà ném chuột, gối bị bể’.

    Khang tiên sinh lấy làm lạ, bèn đi tìm nhà làm đồ gốm, để dò xét. Chủ lò gốm kể với tiên sinh rằng ‘trước đây có một người, tay cầm quyển ChuDịch, ngồi nghỉ, tay kia cầm cái gối ấy biên chép, vậy chắc dạng chữ là của ông già đó vậy. Đến nay cũng chưa được bao lâu, vả chăng tôi có quen biết ông già đó, vậy tiên sinh vui lòng cùng tôi đi tìm xem.’ Nhưng ông già ấy không còn nữa, chỉ để lại một quyển sách và dặn với gia nhân rằng: ‘Năm ấy, tháng ấy, ngày ấy, giờ ấy, có một tú sinh đến nhà ta, nên giao quyển sách nầy cho người, thì sẽ biết được hậu sự của ta ra thế nào.’Người nhà lấy sách trao cho tiên sinh. Tiên sinh xem thấy lời văn của Dịch, gồm toàn pháp thuật kiện toàn tiên quyết, đáng được chọn làm lệ để tạo nên Dịch số. Tiên sinh đọc, và bảo cùng gia nhân rằng: ‘Xưa thân sinh nhà ngươi có chôn giấu một số quý kim, trong một cái lỗ, đào về phía Tây Bắc chỗ giường nằm của người, để lo toan việc táng sự.’ Thế rồi, người nhà tin lời nói, quả tìm được số bạc đó. Tiên sinh đem sách ấy về, ngày sau đời đặt tên cho quyển Dịch số ấy là Quan Mai Dịch Số, hay Mai Hoa Dịch Số.”

    Chuyện xưa quá, khó lòng kiểm chứng hư thực. Nhưng chuyện sau đây là chuyện có thật đã xẩy ra, do một người trong cuộc là Đ/Úy phi công Trần Văn Phúc, đang sống ở cận Los Angeles, California kể trực tiếp cho phóng viên Thời Báo ghi lại.

    Trước lúc bình minh ngày Sài Gòn hấp hối 29/04/1975, phi hành đoàn chiếc vận tải cơ vũ trang AC-119K mang danh hiệu Tinh Long 07 do trưởng phi cơ Tr/úy Trang Văn Thành cất cánh lên bảo vệ Thử Đô và TSN mà không biết đó là phi vụ cuối cùng của đời mình. Máy bay đã bị trúng hỏa tiển tầm nhiệt SA-7 của Bắc quân và rơi xuống trong vòng đai phía Bắc của phi trường trước sự chứng kiến của hàng ngàn người đang chen chúc tìm đường di tản, làm cho nhiều người hốt hoảng vì hiểu lầm phi trường bị tấn công và có thể bị pháo kích trở lại bất cứ lúc nào.

    Cùng giờ ấy, phóng viên trẻ Don Harris 39 tuổi của hảng truyền hình NBC tình cờ nhìn từ khách sạn Palace đang ở xuyên qua hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà ( Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn ) , trông thấy cảnh chiếc máy bay hai đuôi AC-119K bị bắn cháy trên không và đưa máy quay lên, kịp ghi lại đoạn video clip định mệnh này rồi Don Harris quên đi.
    Ngày 18/11/1978, Don Harris tháp tùng dân biểu Leo Ryan của tiểu bang California tới thủ đô Jonestown của Guyana để tường thuật vụ thủ lãnh tôn giáo Jim Jones tra tấn con tin. Trong buổi phỏng vấn, đột nhiên Jim Jones nổi triệu chứng hoang tưởng, nghi ngờ cùng cực về thiện chí của người đối diện. Hắn ra lệnh hủy bỏ cuộc phỏng vấn, và đuổi phái đoàn quốc hội và báo chí ra khỏi nước, cấm không được quay trở lại nữa. Khi đoàn người đang chuẩn bị đáp máy bay ở phi trường ở cảng Kaituma để thoát hiểm, một xe quân sự chở các tín đồ vũ trang của giáo phái Temple bất thần xông tới, xã súng bắn chết tất cả.
    Nhà báo Don Harris thiệt mạng, nhưng đoạn video clip quay ở Sài Gòn ngày 29/4/1975 tình cờ được đại úy Trần Văn Phúc tìm thấy trên Internet khi anh cùng anh Nguyễn Toại Chí ở Sài Gòn đang truy tìm địa điểm noi chiếc Tinh Long 07 đã rơi.

    Máy bay vận tải vũ trang AC-119 là loại phi cơ chiến đấu rất hữu dụng ở chiến trường Việt Nam, với hai kiểu: kiểu AC-119G được chuyên dùng trong công tác bảo vệ căn cứ, còn AC-119K có tiếng lóng là Stinger với tiếng kêu ồ ồ như bò rống là kiểu thành công trong công tác chặn đứng các đoàn xe quân sự từ bắc xâm nhập miền nam bằng đường mòn Hồ Chí Minh; loại máy bay nầy đã loại khỏi vòng chiến một số xe tăng T62 đáng kể của địch.

    Máy bay AC-119 do hảng Fairchild chế tạo với hai động cơ 2610-kWright, riêng kiểu AC-119K gắn thêm hai động cơ phản lực 12.6 kN General Electric J85-GE-17 để có thể đạt tốc độ 391 Km/giờ và tầm bay 1.565 km không cần tiếp xăng. Tàu được vũ trang 4 cây minigun MXU-470/A với dây đạn 21,500 viên loại 7.62 ly; và 2 đại bác Vulcan M-61A1 sáu nòng. Đại bác Vulcan là loại vũ khí cũng gắn cho các loại máy bay phản lực tiêm kích F-104, F-105, F-15, F-16, A-7D, F-111A, F-4E Phantom, B-58 và B-52H, có thể bắn ra 6.000 viên đạn 20 ly trong một phút. Khi tác xạ, chỉ một trong sáu nòng được nhã đạn, rồi xoay tròn luân phiên để tránh bị cháy nòng.

    Khi Chiến tranh Triều Tiên ngưng tiếng súng, loại tàu C-119 (chữ C để chỉ danh Cargo, máy bay vận tải, trong khi AC là Attack & Cargo, vừa tấn công vừa vận tải), nầy nằm ụ một thời gian. Nhưng tới khi cuộc chiến ở Việt Nam bùng nổ lớn, Lục quân Mỹ đã cãi biên C-119 thành AC-119G và AC-119K với phi hành đoàn 10 người, như chiếc Tinh Long 07, chuyên dùng cho hành quân xạ kích về đêm. Quân sử Hoa Kỳ ghi nhận trong một chuyến bay hành quân trên không phận Lào, sau khi triệt hạ nguyên một đoàn quân xa của địch, một chiếc AC-119 đã trúng đạn phòng không xé toạc cánh phải và bắt lửa. Chỉ trong vòng 3 giây đồng hồ, tàu rơi mất cao độ đến 300 mét. Để cứu nguy, phi công đã tống hết ga để tàu khỏi rơi. Nhưng dùng hết ga có nghĩa tiêu thụ xăng thật nhanh, trong khi tàu đang nghi ngút cháy, và xăng cạn xuống đáy bình thật lẹ. Biết không thể xuống thấp hơn để đỡ tốn xăng nhưng ăn thêm đạn địch, phi hành đoàn quyết định liệng ra khỏi tàu bất cứ thứ gì có thể tháo rời khỏi thân tàu. Khi về tới đầu phi đạo, phi công không thể cho phép tàu nhảy cóc khi đáp, điều nầy cần bàn tay khéo léo và kinh nghiệm đầy mình, với chiếc tàu đang hừng hực cháy. Thắng được tàu lại rồi, phi hành đoàn thoát ra khỏi thân máy bay mới biết cánh tàu mình bị cắt cụt chỉ còn một phần ba.
    Khi Tinh Long 07 đang chiến đấu trên không phận Sài Gòn, Đ/Úy Phúc và Th/Tá Trương Phùng là hai pilot khu trục thuộc Phi đoàn 518 Phi Long cũng đang thi hành cùng một nhiệm vụ như Tinh Long 07 . Danh hiệu của hai chiếc A1 Skyraider này là Phi Long 51 và 52 . Qua vô tuyến, Đ/Úy nghe Tr/úy Trang văn Thành nói :“Dường như có một toán năm, bảy thằng đặc công định cắt hàng rào kẽm gai phòng thủ, chỗ miếng đất trống hình tam giác ở An Nhơn, bạn cho một trái ngay đó đi.” Sau trái bom đầu của thiếu tá Phùng, Đ/úy Phúc nghe giọng Tr/úyThành trong máy, “Số 1 thả bom như để, số 2 tiếp tục trái nữa ngay chỗ đó đi”. Trái bom thứ hai vừa nổ đã nghe tiếng Tr/úy Thành la lớn “Phượng Hoàng11... hold highride, coi chừng thả vô nhà dân đó.” ( Tr/úy Thành tưởng lầm phi tuần Phi Long51 là Phượng Hoàng 11 do Th/tá Hồ Ngọc Ấn và Đ/Úy Nguyễn Tiến Thụy từ Cần Thơ bay lên ) Thực ra, đó là trái bom cuối cùng của Phi Long52 Th/tá Phùng , còn phi tuần tiếp viện Phượng Hoàng11 cũng là hai A1 Skyraider xuất phát từ Cần Thơ mới chỉ lên tới Bến Lức , Long An ! Vài phút sau, Đ/Úy Phúc nghe tiếng Th/tá Phùng: “Ê 1, tao bay với mày gần 3 tiếng đồng hồ, bây giờ mới liên lạc với nhau được ! Tụi mình về Cần Thơ đáp nha bạn ?”. Đồng hồ xăng báo còn 800 pounds, vừa đủ để bay xuống Cần Thơ nhưng Đ/úy Phúc từ chối, vì vợ con của anh đang còn kẹt lại trong căn cứ Tân Sơn Nhất , hơn nữa khi đó phi trường vẫn còn yên tỉnh .

    Biết được 2 chiếc của phi tuần Phi Long đang bình phi ở cao độ 1.000 bộ, Tr/Úy Thành lên tiếng: “Báo cho Phi Long và Phượng Hoàng biết, Tinh Long 07 đang ở cao độ 5.000 sẽ xuống thấp để quan sát kỷ hơn, tôi không muốn các bạn thả bom lầm vào nhà dân, tội cho họ lắm!”

    Khi đang bay trên Lăng Cha Cả, Đ/úy Phúc nghe tiếng Th/tá Phùng: “Ê 1( Phi Long 51 = danh hiệu của Đ/úy Phúc ) có hai em Phượng Hoàng gần đến thay thế mình rồi , mình về đáp đi.” Nhận thấy truớc đó vô tuyến của Th/tá Phùng bị trục trặc, Đ/úy Phúc nhường cho Th/tá Phùng đáp trước. Nhưng trước khi tàu chạm bánh, Th/tá Phùng bất ngờ đổi ý, “Ê 1, tao vòng lại để coi cái nầy chút, mày đáp trước đi, chờ tao năm ba phút tao đáp rồi tao sẻ chở mầy về ”
    Đó là những lời nói cuối cùng của Th/ tá Phùng với Đ/úy Phúc .

    Tuần rồi qua điện thoại, đại úy Phúc còn kể rạch ròi cho chúng tôi biết lúc anh taxi tàu vào bãi đậu, các anh phi đạo A-1 mừng rỡ, chạy ra chào đón như mừng anh chiến thắng trở về, ùa nhau trèo lên chiếc khu trục, người gỡ hộ seatbelt, người giúp Đ/úy Phúc leo xuống .

    Nỗi mừng vui chỉ được vài phút, rồi bất ngờ nỗi bàng hoàng , thảng thốt ụp đến khi mọi người đang ở bãi đậu chứng kiến chiếc Tinh Long 07 trúng hỏa tiễn tầm nhiệt SA-7, đuôi bên phải gãy lìa . Từ mãi tít xa , người ta trông thấy một đốm đen rời khòi thân con tàu , sau nầy mới biết đó là thượng sĩ Chín, người duy nhất may mắn sống sót nhờ nhảy dù ra kịp. Ngay sau đó cánh phải gãy ngay chỗ gắn động cơ, còn buồng lái vừa phát hỏa vừa lao xuống theo đường trôn ốc. Với phản ứng tự nhiên, tất cả mọi người la lớn : “Nhảy dù ra! Nhảy dù mau ! Nhảy dù...”

    Nhưng tất cả đã tuyệt vọng. Muộn quá rồi. Máy bay lao xuống phía Bắc khu Hot Cargo , nổ bùng lên thành một đám cháy , từng cụm khói đen cuồn cuộn bốc lên . Anh em nhìn nhau, nước mắt lưng tròng, câm nín, mỗi người tản mát một nẻo với những bước chân trĩu nặng , trở về với phận sự của mình.

    Ngồi bệt xuống bãi cỏ cạnh đường bay, chờ Th/Tá Phùng thêm 15 phút nữa mà vẫn biệt vô âm tín, Đ/úy Phúc đành quá giang xe bồn tiếp xăng để trở về phi đoàn . Sau đó , rơi vào dòng xoáy của định mệnh đẩy đưa , anh Phúc phải ra đi và trở thành người lưu vong tỵ nạn . Ba mươi mấy năm đã qua nhưng trong lòng anh vẫn trĩu nặng câu hỏi về số phận của người chiến hữu Trương Phùng cũng như hình ảnh bi tráng của chiếc AC119K TL07 cùng PHĐ đã hy sinh ngay trong giờ thứ 25 của vận nước .
    Vào những giờ cuối của quân chủng Không quân ở Tân Sơn Nhất, dưới cơn mưa pháo của địch, kẻ vắng mặt , người còn, nên các phi hành đoàn của các phi vụ chót đều là tình nguyện do vậy không hề khớp với danh sách của phi vụ lệnh . Đó chính là trường hợp của Phi đoàn Tinh Long 821, đặc biệt là PHĐ Tinh Long 07, cho đến khi các anh Trần Văn Phúc ( Los Angeles ) và anh Nguyễn Toại Chí ( Sài Gòn ) đã phối hợp để truy tìm hài cốt của phi hành đoàn TL07 . Các anh đã nghiên cứu rất kỷ video clip từ máy quay của Don Harris, kết hợp xử dụng bản đồ vệ tinh wikimapia để tìm giao điểm của hai đường thẳng : 1/ Từ khách sạn Palace xuyên qua hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà SGN .2/ Góc nhìn của tấm hình mà ngừoi chụp khi đó đang đứng giữa hai mái vòm của hangar chứa máy bay . 3/ Vị trí chồ Đ/Phúc đứng nơi bãi đậu A1 xuyên qua khu Hotcargo .Các anh còn tận dụng khả năng gọi hồn của nhà ngoại cảm ( đã từng giúp tìm được hài cốt của thiếu tá Trương Phùng ở Bình Điền trước đó vào tháng 12-2008 ) để xác định chỗ TL07 đã rơi . Cựu Đ/úy Trần Văn Phúc cho biết tọa độ mà các anh đã xác định vị trí nơi máy bay rơi là :
    http://wikimapia.org/#lat=10.8353134...&z=17&l=38&m=b


    Sau khi truy tìm thành công hài cốt của Th/ta Trương Phùng ở Ngã ba Bờ Ngựa, Bình Điền (đã tường thuật trong Thời Báo kỳ trước), các nhà ngoại cảm đã được đưa vào kho chứa xe camion lộ thiên của Cty lắp ráp xe Isuzu , trèo lên nóc thùng xe , nhìn vào khu Hotcargo của căn cứ TSN ( . ngày 3/12/2008 ) . Các nhà ngoại cảm cho biết đã “thấy” được một số tử sĩ phi hành đoàn Tinh Long 07 nằm vòng quanh xác chiếc TL07 ! ( Nhưng trong thật tế , chúng ta sẻ không thể nhìn thấy xác chiếc AC119K TL07 vì nó đã bị …bán ve chai từ lâu rồi ! )

    Trước đó rất lâu , anh NTChí đã có lân la , dò hỏi các cư dân gần nới máy bay rơi để tìm hiểu thêm tin tức về các tử thi của PHĐ TL07 nhưng không có một ai biết đựoc chuyện gì đã xảy ra sau ngày 29/4/1975 .
    Sau biết bao nổ lực vận động “ ngoại giao “ cộng thêm với nhân duyên xui khiến và nhất là nhờ sự linh hiển phò hộ của PHĐ TL07 , anh NTChí đã xin được giấy phép vào khu kho bom của TSN với lý do “ Truy tìm và bốc mộ thân nhân bị tai nạn máy bay “ !
    Khu vực trọng yếu Hotcargo của căn cứ TSN đã rộng cửa cho các anh em VNAF vào cúng viếng PHĐ TL07 nhưng vì chưa có nhà ngoại cảm nào đồng ý giúp nên việc bốc cốt các tử sĩ TL07 phải đành chịu “ dậm chân tại chỗ “ hàng mấy tháng trời ! Khu vực tình nghi chiếc AC119K TL07 đã rơi rộng khoảng 5 Ha , nếu không có nhà ngoại cảm giúp thì cho dù có huy động bao nhiêu nhân lực , bao nhiêu phương tiện cơ giới…cũng sẻ không bao giờ tìm lại được các hài cốt tử sĩ TL07 ! Gần như tất cã các nhà ngoại cảm nổi tiếng ở VN đều được các anh em VNAF cầu viện để mong nhờ họ giúp tìm lại các tử sĩ TL07 nhưng tất cả các cánh cữa đều khép lại khi biết rằng các hài cốt cần tìm là của “ ngụy quân Sài Gòn “ !

    Việc đang lâm vào bế tắc lại càng làm cho các anh em VNAF khốn đốn , lo lắng hơn khi hay tin đơn vị đồn trú trong TSN thông báo là sẻ cho tiến hành xây dựng khu Hotcargo thành một sân Golf ! Nếu không kịp thời bốc cốt các tử sĩ thì một mai khi công trình này hoàn thành , di cốt của các tử sĩ sẻ bị đào bới , dập vùi , vung vãi khắp nơi trong sân golf theo những con hào , hồ nước , đồi cỏ…của sân golf !

    Anh Trương Nguyên Thuận, cựu trung úy phi công hiện sống ở Texas cho biết thêm vào sáng 28/4 khi Sư đoàn 3KQ di tản từ Biên Hòa về Sài Gòn, tình hình Tân Sơn Nhất đã trở nên quá hỗn loạn. Tuy nhiên phần lớn nhân viên trong phi đoàn Tinh Long 821 vẫn tìm cách sinh hoạt và hành quân bình thường cho đến giờ tàn của cuộc chiến.

    Phi-đoàn Tinh Long 821 là 1 đơn vị gồm 300 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ kể cả nhân viên phi hành và hành chánh, là một phi đoàn hoạt động khắp 4 quân khu từ Bến Hải tới Cà Mau , chuyên đánh trận vào ban đêm. Tại phi đoàn, mỗi đêm có 6 phi vụ chính mang danh hiệu từ Tinh Long 01 đến Tinh Long 06, và 3 phi vụ dự phòng ( spare ) ứng chiến từ Tinh Long 07 đến Tinh Long 09 để được điều động hành quân bất cứ lúc nào. Nhân viên có tên trong phi vụ lệnh phải có mặt tại phi đoàn trước 5 giờ chiều trong tình trạng sức khỏe bảo đảm cho chuyến bay và phải ngủ ngay tại phòng trực hành quân suốt đêm.

    Vào khoảng 5g30 sáng ngày 29/04/1975,trong lúc phi trường bị pháo kích Tinh Long 07 được lệnh cất cánh khẩn cấp để thay thế TL06 về đáp vì chiếc này đã cạn hỏa lực . Mặc dù đã bay phi vụ TL 01 trước đó nhưng với tinh thần trách nhiệm & lòng quả cảm trước sự an nguy của đồng bào SG , của những đồng đội và gia đình của họ , Tr/Úy Trang Văn Thành và Tr/Úy Tào Thuận đã tình nguyện bay tiếp phi vụ TL07 . Hai anh đã " gom nhặt " được một số nhân viên phi hành đang có mặt ứng chiến để cấp tốc tạo nên một phi hành đoàn Tinh Long 07 định mệnh . Chính vì vậy mà ngoài 3 người được xác định danh tính là Tr/úy Thành , Tr/úy Thuận và cơ phi Phan Quốc Tuấn ra , những nhân viên phi hành còn lại của PHĐ TL 07 là cà một bí mật hơn 35 năm trời không có ai biết được !

    Khi tàu bị bắn trúng , gãy đuôi phải , động cơ và phòng lái đã bốc cháy và gảy luôn cánh phải , rơi xoắn ốc từ cao độ 700 mét, gần như tấ cả phi hành đoàn đã tử nạn, chỉ trừ một nhân viên đã nhảy dù kịp và sống sót với nhiều thương tích khi dù bung quá gần mặt đất . Người may mắn thoát chết trong đường tơ , kẻ tóc đó là Thượng Sỹ Nhất xạ thủ phi hành Nguyễn Văn Chín. Vài tuần sau , khi thưong tật vẫn chưa lành lặn hẳn , anh Th/Sỹ Chín đã đến tận nhà của Tr/úy TVThành để báo hung tin cho vợ anh Thành biết . Rồi cũng kể từ lần xuất hiện đó , anh Th/Sỹ Chín biệt tích suốt hơn 35 năm trời , mang theo anh một bí mật về danh sách PHĐ TL07 !


    Khi tàu bị bắn trúng , động cơ đã bốc cháy và gảy cánh phải , rơi xoắn ốc từ cao độ 700 mét, gần như tấ cả phi hành đoàn đã tử nạn, chỉ trừ một nhân viên đã nhảy dù kịp và sống sót với nhiều thương tích khi dù bung quá gần mặt đất . Người may mắn thoát chết trong đường tơ , kẻ tóc đó là Thượng Sỹ Nhất xạ thủ phi hành Nguyễn Văn Chín. Vài tuần sau , khi thưong tật vẫn chưa lành lặn hẳn , anh Th/Sỹ Chín đã đến tận nhà của Tr/úy TVThành để báo hung tin cho vợ anh Thành biết . Rồi cũng kể từ lần xuất hiện đó , anh Th/Sỹ Chín biệt tích suốt hơn 35 năm trời , mang theo anh một bí mật về danh sách PHĐ TL07 !

    Ngày 21/07/2010, với sự có mặt của chị Nguyệt Điểu (em của thiếu úy Phạm Tấn Đức) và 4 cựu quân nhân không quân gồm các anh Th/Tá Võ Văn Xuân, Th/Tá Nguyễn Kim Ngân , KQ Nguyễn Văn Thanh và KQ Nguyễn Toại Chí cùng nhà ngoại cảm tiến hành khai quật. Từ 8 g sáng cho tới khi kết thúc vào lúc 5g45 chiều , đã tìm được 8 hài cốt, chứa trong 6 chiếc hủ , trong đó có 2 chiếc hủ mỗi chiếc chứa hài cốt của 2 người, vì xương cốt lẫn lộn không thể phân biệt được. Tất cả 6 hủ hài cốt được chôn chung một nấm mồ . Sau đó , đã báo tin cho thân nhân anh Trang Văn Thành, thân nhân anh Tào Thuận và thân nhân anh Trương Ngọc Anh.

    Theo lời nhà ngoại cảm, các vong linh tử sĩ phi hành đoàn Tinh Long 07 muốn được chôn chung cùng một huyệt. Ngay cả thân nhân của Tr/úy Trang Văn Thành , Th/úy Phạm Tấn Đức cũng đồng thuận . Vì vậy các hài cốt tử sĩ TL07 đã đựoc cải táng vào lúc 10 g sáng ngày 24/7/2010 tại nghĩa trang An Khánh , Thủ Thiêm .

    Như thế, tính đến nay, danh tánh hài cốt của phi hành đoàn đã được xác nhận là : Tr/Úy Trang Văn Thành, trưởng phi cơ; Tr/úyTào Thuận, phi công phụ; Phan Quốc Tuấn, cơ khí phi hành; Th/úy Phạm Tấn Ðức, điều hành viên . Ngoài ra, 5 hài cốt còn lại theo liệt kê của nhà ngoại cảm là các anh Nguyễn Văn Chánh, Nguyễn Tiến Cường, Phan Văn Quốc, Phan Văn Duy và Trần Tiến Mạnh cần được thân nhân của đại gia đình Tinh Long 821 xác định.

    Thật bất ngờ , ngày 2/08/2010, ông Bui Dam ( USA ) cho KQ Chí biết số cellphone của Th/Sỹ 1 Chín ,người duy nhất nhảy dù sống sót . Ngay lập tức , KQ Chí cùng Th/Tá Ngân đã tới nhà anh Chín . Qua câu chuyện kể , anh Chín có xác nhận 3 trong số 5 người do các nhà NC nêu tên , đã có mặt trên chiếc TL07 : KQ Trần Tiến Mạnh , KQ Nguyễn Tiến Cường và Th/úy Phan Văn Quốc .Ngoài ra , anh Chín còn xác nhận thêm trên phi cơ còn có hai người xạ thủ là : Nguyễn Văn Tân và Nguyễn Thái Bình . Nhưng theo sự dò hỏi các anh em PD0 821 của anh Tr/úy TNThuận thì trên phi cơ còn có các người sau đây : KQ Nguyễn Thái Bình , KQ Nguyễn Văn Tân , Tr/Úy Trương Ngọc Anh và KQ Phan Quốc Tuấn .

    Phổ biến thông tin kể trên, Thời Báo mong đọc giả khẩn thiết tiếp tay chuyển tiếp rộng rãi bản tin này với hy vọng thân nhân của các anh hùng tử sĩ chưa xác định sớm được biết thân nhân của mình đã được tìm thấy và cải táng mồ yên mả đẹp . Xin quý thân quyến của các vị Anh Hùng Tử Sĩ này liên lạc với :
    • KQ Trương Nguyên Thuận qua số phone : 281.443.1015 .
    E-mail add. : thanphongkingwood@yahoo.com .

    • KQ Nguyễn Toại Chí qua E-mail add.: nguyentoaichi@gmail.com


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X