Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Quýt Việt Nam Chỉ Ngọt khi Được Trồng Nơi Đất Khách.

Collapse
X

Quýt Việt Nam Chỉ Ngọt khi Được Trồng Nơi Đất Khách.

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Quýt Việt Nam Chỉ Ngọt khi Được Trồng Nơi Đất Khách.

    Quýt Việt Nam Chỉ Ngọt Khi Được Trồng Nơi Đất Khách
    ĐẠI DƯƠNG


    Tin Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng với 3 người đoạt giải thưởng Fields hôm 19/08/2010, dành cho những nhà toán học xuất sắc nhất dưới tuổi 40, đã vang rền như tiếng sấm lan truyền khắp thế giới làm cháy bùng niềm hãnh diện trong lòng người Việt Nam.

    Giải thưởng Fields được nhà toán học John Charles Fields thiết lập từ năm 1936 đã trao cho 48 nhà toán học theo chu kỳ 4 năm một lần. Á Châu chỉ nhận được 4 giải mà 3 thuộc về người con cháu Thái Dương Thần Nữ vào các năm 1954, 1970, 1990 và 1 của người Việt năm 2010. Giải thưởng này được xét và cấp theo chu kỳ 4 năm tại Đại hội Toán học Thế giới ở Hyderbad, Ấn Độ.

    Năm 2008, Tiến sĩ Ngô Bảo Châu đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho đại số Lie (Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie) nhằm thống nhất hai nhánh toán học là thuyết về số (number theory) và thuyết về nhóm (group theory) do Giáo sư Robert Langlands đưa ra từ năm 1979 mà suốt 30 năm qua chưa ai làm được. Tạp chí Time của Mỹ xếp công trình này vào trong số 10 phát minh khoa học quan trọng nhất của năm 2009. Bổ đề này dày 169 trang mà các nhà toán học quốc tế phải mất 1 năm để xác định kết quả.


    Ra đời tại Hà Nội năm 1972, Ngô Bảo Châu con của một gia đình khoa bảng được tòng học các trường chuyên toán từ lúc trẻ và đã đoạt 2 huy chương vàng trong cuộc thi toán quốc tế tại Úc Đại Lợi năm 1988 và ở Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989. Được học bổng sang Pháp năm 1989, nghiên cứu sinh Ngô Bảo Châu đã bảo vệ luận án tiến sĩ năm 25 tuổi và lúc 32 tuổi chính thức làm Giảng sư toán tại Đại học Paris Sud 11 vào năm 2004, Giáo sư thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton của Hoa Kỳ. Việt Nam đã phong hàm giáo sư cho Tiến sĩ Ngô Bảo Châu năm 2005.

    Tiến sĩ Ngô Bảo Châu có quốc tịch Pháp từ tháng 1/2010 đã từng đoạt các giải thưởng về toán như Clay năm 2004, Oberwolfach năm 2007 và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp năm 2008.
    Ly rượu chúc mừng Giáo sư Ngô Bảo Châu chưa cạn thì đã có hai xu hướng xuất hiện trong khối hậu duệ con Rồng cháu Tiên: thấy sang bắt quàng làm họ hoặc làm sao để dân tộc Việt Nam có thể cùng theo nhịp bước thời đại.

    Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ chính thức chúc mừng Giáo sư Ngô Bảo Châu, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hứa cấp một căn hộ, Bộ Giáo dục và Đào Tạo đề nghị ban thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Viện toán học cố chứng minh giai đoạn hoàng kim của nền toán học Việt Nam và công lao vun trồng Ngô Bảo Châu, báo chí quốc doanh không ngớt đào bới mọi chi tiết liên quan đến đời tư của thần tượng.

    Nhà cầm quyền Việt Nam tuy phong chức giáo sư cho Tiến sĩ Ngô Bảo Châu mà không màng chiêu hiền đãi sĩ cho tới khi được tin người từng bỏ vài tháng mỗi năm để về nước giảng dạy và khuyến khích tinh thần toán học.

    Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng bắt chước mô hình Liên Xô để đẩy mạnh việc đào tạo những nhà toán học. Thoạt tiên, Ngô Bảo Châu chỉ mơ tưởng được du học Mạc Tư Khoa hoặc Hung Gia Lợi. Làn sóng dân chủ ở Đông Âu cuốn trôi hệ thống xã hội chủ nghĩa trên bình diện toàn cầu khiến chàng tuổi trẻ phải gác lại giấc mơ du học.

    Tình cờ có một tiến sĩ người Pháp sang Hà Nội hợp tác với Viện Cơ học có GS Ngô Huy Cẩn làm việc, khi nghe kể về thành tích 2 năm liền đoạt huy chương vàng Olympic Toán của Châu thì lập tức xin cho một học bổng ở Kinh đô ánh sáng.

    Ngô Bảo Châu tòng học tại học École Normale Supérieure de Paris, nơi từng đào tạo Giáo sư Lê Văn Thêm, học giả Hoàng Xuân Hãn, Triết gia Trần Đức Thảo; từng mài đũng quần tại giảng đường Đại học Paris 11 để lấy bằng tiến sĩ toán.

    Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ thích khoe mà không biết trọng dụng nhân tài do chủ trương Hồng hơn Chuyên đã giết chết khát vọng vươn lên của mỗi cá nhân. Chủ trương này cũng đẩy trí thức xã hội chủ nghĩa nằm dưới sức nặng dưới khối “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”.

    Tài năng của Triết gia Trần Đức Thảo đã bị chôn vùi khi Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đang ở vào thời kỳ tột đỉnh danh vọng.

    Khi đến thăm Hà Nội năm 1967, nhà toán học Pháp, Alexander Grothendieck đã nhận xét “có một nền toán học đúng nghĩa ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bắc Việt”. Nhưng, tiên đoán đó vẫn chưa thành sự thực. Cho đến nay Việt Nam chỉ có khoảng 1,000 tiến sĩ Toán, tương đương với công ty Microsoft của Mỹ.

    Cựu Phó thủ tướng Vũ Khoan chua chát “tôi ngậm ngùi khi thấy nhiều em chỉ có thể thành danh ở nước ngoài … Không ít nhà khoa học trẻ ở trong nước chẳng được trọng dụng đành phải tha phương cầu thực”. Phải chăng quýt Việt Nam chỉ ngọt khi được trồng ở xứ người?
    Thành quả do thiên tài Ngô Bảo Châu có thể khuyến khích Việt Nam mở rộng hệ thống trường chuyên tạo điều kiện nhà nhà đua nhau chạy chọt làm trầm trọng thêm cho tình trạng “tham nhũng giáo dục”.

    Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020” với kinh phí đầu tư 36 triệu USD để 70% giáo sư toán tại Đại học tốt nghiệp tiến sĩ toán có vẻ phù phiếm vì hiện tại 90% tiến sĩ toán đã bỏ ngành.

    Phó Viện trưởng Toán học, Lê Tuấn Hoa cho biết “Khả năng về nước làm việc 100% là khó vì bản chất Ngô Bảo Châu rất kiên quyết nên rất khó khăn hội nhập trong nước”.
    Hôm 29/05/2010, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã viết thư cho Quốc hội Việt Nam nêu lên nguy cơ nô lệ cho kẻ thù Phương Bắc; chỉ trích việc Chính phủ cho phép người Tàu khai thác bauxit ở Tây Nguyên “phần hại thì cầm chắc, phần lợi thì mong manh” mà chưa được phúc đáp. Ông công khai không đồng ý việc đóng cửa Viện Nghiên cứu độc lập ở trong nước vì “mỗi người đều có quyền suy nghĩ độc lập”.

    Tiến sĩ Ngô Bảo Châu khuyến khích tinh thần toán học ở trong nước đồng thời thúc giục nhà cầm quyền phải giải phóng tư tưởng để tạo điều kiện cho trí thức tận dụng tài năng giúp nước. Và mỗi nhà trí thức cần bảo vệ thiên chức chính đáng của tầng lớp trí thức để khỏi làm con cừu.

    Nhà nước không muốn sử dụng chất xám ở hải ngoại vì phi-xhcn, mặc dù đã mở mặt trận tuyên truyền mạnh mẽ. Hôm 13/08/2010, Nhà cầm quyền Hà Nội đã bắt giam việt kiều Phạm Minh Hoàng, Giảng sư toán của Đại học Tổng hợp TPHCM vì nghi ngờ thuộc đảng Việt Tân ở hải ngoại. Trí thức trong nước chẳng hài lòng với môi trường làm việc nên chất xám của đất nước chỉ có tuôn ra mà không chảy vào.

    Nhà nước siết chặt kiểm soát internet khiến cho người Việt quốc nội bị chột về thông tin, lạc hậu về kiến thức hiện đại.

    Tình trạng thiếu tự do tư tưởng ngày càng nghiêm trọng hơn nên bất cứ công dân Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có điều kiện đều lo chạy chọt cho con cháu đi “tị nạn giáo dục” ở nước ngoài.

    Vì thế, Việt Nam chỉ còn những kẻ làng nhàng và thuộc loại 5C (Con Cháu, Các, Cụ, Cả) điều khiển đất nước ì ạch theo đúng chủ trương Hồng hơn Chuyên của đảng cộng sản.
    Con đường thoát cảnh nô lệ tư tưởng và phát triển nhanh chóng tuy dễ đối với dân tộc mà khó đối với đảng cộng sản Việt Nam.

    Không ngăn sông, cấm chợ, để cho nông dân tự canh tác đã biến nước Việt Nam thiếu gạo ăn trở thành quốc gia xuất cảng gạo số 2 trên thế giới.
    Không gò bó tư tưởng, khuyến khích sáng kiến cá nhân sẽ giúp dân tộc, trong đó có cả đảng viên cộng sản, lớn mạnh như Phù Đổng Thiên Vương.

    () -()-- ()---


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X