Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đại cương Kinh Việt

Collapse
X

Đại cương Kinh Việt

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đại cương Kinh Việt

    Nguồn: Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam VRNs (18.08.2010) – Sài Gòn –

    Là người dòng giống Lạc Long
    Ðồng Bào ta nhớ thuộc lòng chín kinh
    Tiên Rồng thứ nhất xác minh
    Hiệp Song Hoàn Chỉnh trọn tình ai ơi
    Thứ hai Trầu Cau diễn lời
    Thân Thương nguyên lý làm đời sống chung
    Thứ ba hướng tới trùng phùng
    Chữ Ðồng: Bình Ðẳng Tột Cùng là đây
    Tiết Liêu thứ bốn dựng xây
    An Dân Thịnh Nước xum vầy ấm no
    An Tiêm kinh tiếp chăm lo
    Việc Làng Dân Chủ - đạo phò con dân
    Vọng Phu thứ sáu góp phần
    Chồng nào Vợ nấy chuyên cần tăng gia
    Trương Chi thứ bảy ấy là
    Căn nguyên hạnh phúc – tình ta sáng ngời
    Mỵ Châu thứ tám truyền lời
    Là Kinh Giữ Nước góp đời sĩ phu
    Kết Kinh Phù Ðổng diệt thù
    Dấn thân Cứu Nước cho dù gian nan
    Chín kinh tóm tắt chứa chan
    Tiên Rồng văn hóa bao ngàn năm qua
    (Huấn ca Kinh Việt, 1982)

    Kinh Việt là tinh hoa nền tảng của Văn Hóa Việt, đúc kết nội dung chín truyện tích truyền khẩu trong lòng Dân Tộc Việt trải qua bao ngàn năm lịch sử. Khác biệt với Kinh Dịch khai triển theo ý niệm âm dương, hoặc Tam tài Thiên Địa Nhân: Thiên hòang, Địa hòang, Nhân hòang… là những ý niệm trừu tượng và được coi là thành quả của óc suy luận thuần túy... đang khi Kinh Việt của Tổ Tiên, lại căn cứ trên biểu tượng về Con Người: Tiên Rồng – là kết tinh của nhận thức hiện thực làm nền tảng của Con Người, đó là mỗi Con Người đều được tạo thành do Mẹ và Cha. Theo đà xác tín cũng như qúy trọng ấy, biểu tượng Tiên Rồng đã trở thành biểu hiệu cho Hai Vị Tổ khai sinh ra dòng giống Việt vào thời khởi đầu lịch sử… mà ngày nay, mọi người Việt Nam chúng ta đều hãnh diện, xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng.

    Chín truyện tích này lại có những đặc điểm nổi bật biểu tượng Tiên Rồng, tức hai nhóm đặc tính được nhận diện nơi Cuộc Sống Con Người, và phần cốt truyện lại nhắc tới thời đại của các Vua Hùng. Dù có nhiều chi tiết kỳ lạ, nhưng vẫn được lưu truyền nguyên vẹn tinh ròng cho tới ngày nay. Mỗi truyện tích lại được nhắc nhớ bằng những biểu hiệu tôn quý trong các dịp lễ tết của Dân Tộc Việt Nam. Tất cả những truyện tích đó đã kết tinh quan niệm sống của dân tộc, và liên hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống chỉ đạo mạch lạc, sống động và hiện thực, làm nền tảng căn bản cho tòan thể Văn Hóa Việt – sự tổng hợp và hệ thống hóa này được gọi là Hệ Tiên Rồng, luôn có cái nhìn vào thực tế cuộc sống Con Người, căn cứ trên cuộc sống trọn vẹn của Con Người, và không ra khỏi cuộc sống. Do đó Hệ Tiên Rồng còn được gọi là Sinh Thức Hệ.

    Hệ thống này không phải do một người, hay một nhóm người “phát minh” ra, mà là cả một nền văn hóa đang sống trong Dân Tộc Việt, dù ý thức khác biệt ít nhiều, tùy từng người… Nhưng Văn Hóa Việt được phát hiện là một hệ thống tòan bích, đang chỉ đạo cho tòan thể cuộc sống của Con Người. Văn Hóa Việt lại cũng không phát xuất từ một chủ nghĩa, một triết thuyết, hay một tôn giáo nào, mà từ việc nhận diện những sinh họat và tâm tư của Con Người đang thể hiện một cách sống động trước mắt. Bởi thế, Văn Hóa Việt chẳng những trung thực và thích hợp cho mọi người, mọi thời đại vì đã mở rộng cửa đón nhận tất cả những gì tốt đẹp, tinh hoa cho cuộc sống, như là phần ứng dụng và khai triển của chính nếp sống, còn gọi là Đạo Sống Việt.

    Việc tìm hiểu, khảo cứu, áp dụng để sống thích nghi với hiện cảnh… là một tiến trình dài như bao ngàn năm vẫn luôn tiếp diễn, cao siêu hiện thực, và là đặc điểm của những người Con Cháu Việt. Có thể nói mỗi chữ, mỗi câu, mỗi mệnh đề trong Kinh Việt ngày nay, còn đang chờ cả một thiên khảo cứu về lịch sử và văn hóa… Bởi thế cho nên, đây cũng là phần mà mọi người chúng ta cần tìm hiểu, thảo luận, và đừng quên sự đóng góp thêm với những khám phá mới của bạn vào kho tàng Văn Hóa Chính Trị của Tổ Tiên Việt Nam.

    Ðiểm đặc biệt, Tổ Tiên để lại một hệ thống biểu tượng chớ không phải hệ thống ngôn từ hay tư tưởng, vì ngôn từ hay tư tưởng có thể bị bóp méo, bị làm lệch lạc ý nghĩa bởi thời gian hay chế độ. Nhưng biểu tượng thì trước sau vẫn thế, cứ tùy theo thời đại mà chúng ta dùng ngôn từ thích hợp để diễn tả biểu tượng. Trong mỗi bài nêu ra phần Chính Kinh, là phần cố gắng ghi chép lại những điểm chủ yếu, cưu mang bài học của Tổ Tiên. Dĩ nhiên, với thời gian và qua sự phù độ của Đức Quốc Tổ và Hồn Thiêng Sông Núi… chúng ta sẽ nhận được sự đóng góp của nhiều người, để giúp cho bản Chính Kinh, ngày thêm đúng thực và trọn vẹn.

    Diễn Kinh, là phần có tham vọng đào sâu, diễn giải biểu tượng tới tận ý nghĩa, và cố gắng đạt đến những điểm tột cùng. Do đó phần Diễn Kinh này, đôi khi trở thành khó hiểu cho một số người đọc... Tuy nhiên bạn đọc có thể căn cứ vào lịch sử để rút ra những thí dụ, những gương sống thực của các vị Minh Quân, Văn Thánh Võ Thần… để giúp nhau tìm hiểu, học hỏi và thông tòan bài học Tổ Tiên.

    Sau phần diễn kinh là phần Tìm Hiểu Kinh qua Văn Hóa Việt. Riêng Kinh Tiên Rồng vì là Kinh Nền Tảng, gọi là nền tảng vì trong đó chúng ta có nhận diện, hay định nghĩa về Con Người và Xã Hội Con Người một cách hoàn chỉnh, toàn diện, và đúng thực. Phần này được coi là đúc kết nét đặc thù của văn hóa Việt, khai thác hết nét đặc thù đó, chúng ta có một hệ thống chỉ đạo sống động và hiện thực, gọi chung là Hệ Tiên Rồng, qua nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp để áp dụng vào cơ cấu tổ chức xã hội con người, tức Bọc Mẹ Trăm Con.

    1. Kinh Tiên Rồng: Kinh nền tảng, chúng ta rút ra nguyên lý sinh hóa của vạn vật, đặc biệt căn cứ trên con người, tức nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp. Với Kinh Tiên Rồng, chúng ta có được định nghĩa về con người hoàn chỉnh toàn diện, đúng thực. Và nhận diện xã hội con người là Xã Hội Đồng Bào (Một Bọc Trăm Con), tức xã hội anh em bình đằng và thân thương tột cùng. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đem con người thật của Văn Hóa Việt để nghiệm lại những thân phận con người trong các nền văn hóa khác: sinh vật kinh tế, con thú tiến bộ hay vật lao động…

    Kinh Tiên Rồng nêu ý niệm về các đặc tính của Tiên và của Rồng, qua mẹ Tiên cha Rồng. Qua việc phối hiệp tòan nhất và tương đồng, Tiên và Rồng kết tinh tòan vẹn mọi tương quan và sinh họat của Con Người.

    Trong Kinh Tiên Rồng, biểu tượng Một Bọc Trăm Con, khẳng định Đặc Tính Xã Hội Bẩm Sinh của con người, cũng do kinh nghiệm của cuộc sống gia đình, với mẹ với cha, với anh chị em. Trong cuộc sống, con người nhận ra mình không thể sống đơn độc. Ngay từ lúc bắt đầu sống, con người cần có mẹ có cha, có sự chăm sóc bảo bọc của tình thân ruột thịt. Khi sống đơn độc, con người không thể phát triển tòan vẹn một cuộc sống xứng đáng Làm Người. Do kinh nghiệm đó, con người nhận ra mình vừa là một hiệp thể cá biệt tòan vẹn, mà cũng vừa là một thành phần của cộng đồng anh em.

    Cũng do kinh nghiệm của cuộc sống trong tình thân với cha mẹ anh chị em, con người nhận ra mình cũng có cùng một nguồn gốc, cùng một sức sống, và cùng chia sẻ cuộc sống với nhau, cho nhau. Con người rút tỉa kinh nghiệm do cuộc sống bản thân quây quần trong gia đình. Tuy nhiên, cuộc sống không đóng khung trong tập thể hạn hẹp, mà mở rộng tới nhiều con người khác. Vì vậy Kinh Chữ Đồng và Kinh Trầu Cau ghi nhận kinh nghiệm do cuộc sống đông người.

    2. Kinh Trầu Cau: Kinh Trầu Cau chia sẻ với Kinh Tiên Rồng, rút tỉa từ Bọc Mẹ Trăm Con (hai anh em sinh đôi, giống nhau như đúc, thương nhau rất mực và chưa hề lìa nhau) để áp dụng vào đời sống Con Người bằng Nếp Sống Tiên (Kinh Sống Tiên): Thân Thương Tột Cùng của Con Người! Kinh Trầu Cau đặt nền tảng tương quan giữa người với người. Nghĩa là “thương nhau trọn tình, sẵn sàng chết vì thương và dẫu có chết cũng vẫn còn thương.”

    Vì là nền tảng tương quan giữa người và người, nên cũng là nền tảng cho Xã Hội Con Người, được tổ chức từ gia đình, gia tộc… tới dân tộc, nhân loại. Lời linh huấn của Tổ Tiên quá thâm thúy diệu vời, khiến chúng ta nhìn lại xã hội Việt với bao tấm gương sống sáng ngời: nào là lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, thiếu phụ Nam Xương, Anh phải sống, nuôi chồng tù cải tạo… thành tín với vợ, chung thủy đợi chờ… tới chết cho gia đình, cho quê hương, “Tình nhà tình nước chết chưa hết tình.”

    Do kinh nghiệm cuộc sống thân thương của gia đình, con người nhận ra tình cảm giữa con người với con người đã phát xuất từ việc nhìn nhận nhau là Anh Em, Giống nhau như đúc, và từ thực tâm Quyết chẳng lìa nhau. Tình yêu thương ruột thịt đó lại nhận thêm nhiều kinh nghiệm khi gia đình có thêm những người xa lạ, như người Anh ở Kinh Trầu Cau cưới vợ.

    Với cuộc sống đầy biến chuyển và trắc trở, con người lại nhận ra rằng tình thân thương chỉ tồn tại khi con người sẵn sàng đánh đổi cả cuộc sống mình cho những người mình mến thương, Sẵn sàng chết cho nhau. Và rồi dù yêu thương nhau khắng khít, dù có vượt thắng mọi trở ngại để bảo vệ tình thân, con người cũng trải qua kinh nghiệm của sự chết, của việc người thân vĩnh viễn chia lìa. Nhưng cũng do chính kinh nghiệm đó, do lòng thương nhớ không nguôi, con người lại cảm nhận là sự chết chẳng những không chấm dứt hoặc ngăn cản, mà trái lại, còn giúp thể hiện trọn vẹn tình Thân Thương Tột Cùng, Mãi mãi có nhau, vì khi đó không còn bất cứ gì có thể ngăn cản con người kết hợp với nhau trong yêu thương.

    3. Kinh Chữ Ðồng: Nếu như Kinh Trầu Cau rút từ “Bọc Mẹ Trăm Con” ra hai anh em, hai con người để áp dụng nguyên lý “Thân Thương Tột Cùng” thì để dạy bài học “Bình Ðẳng Tột Cùng” tức Nếp Sống Rồng (Kinh Sống Rồng), Tổ Tiên ta lấy lại hình ảnh Tiên Rồng nơi nàng Công Chúa Tiên Dung (đẹp, sang, giầu, được yêu thương, kính trọng quyền thế cao cả… tột cùng trong xã hội. Chúng ta thường nói sướng như tiên, theo chữ nho, chữ nhân ghép với chữ sơn thành chữ tiên, tiên là người ở núi, núi của (vật chất).

    Nàng qủa là nàng tiên giáng trần đang khi chàng rồng Chữ Ðồng đói khổ lang thang bên bờ sông bãi sú để kiếm ăn. Chàng nghèo khổ đến nỗi chỉ có một cái khố, mà chàng vì hiếu đã cởi ra để liệm cho cha chàng lúc người lìa trần, rồi đành với cảnh sống tồng ngồng! Tổ Tiên muốn dạy điều gì? Vâng muốn sống với nhau, trước tiên phải thấy nhau bằng con người thật, con người tinh tuyền, con người không bị vật chất lụa là, vàng bạc che phủ… Mặt khác, chàng là rồng thì ẩn mình trong lòng đất (thủy phủ) để chờ đợi cho tới khi công chúa Tiên Dung vây màn tắm gội... Nàng từ trời xuống, chàng từ đáy huyệt lên... Nàng giầu sang tuyệt thế, chàng tệ hơn khố rách áo ôm! Xin hỏi, có ai hơn công chúa và ai thua chàng không khố… thế mà nên duyên, song hiệp… thì thử hỏi, xã hội này còn kẽ hở nào để mà phân cách, phân chia giai cấp?

    Chính nhờ sự Song Hiệp Tiên Rồng đó, con người mới được hạnh phúc. Tiên Dung Chữ Ðồng đã giúp dân. Họ có cả một chương trình phát triển xã hội: giáo hóa dân chúng (dạy dân phép tiên), phát triển kinh tế (lập phố xá), ngoại thương (ra biển đi buôn), phát triển giao dịch, lưu thông (gậy thần rút đất)… và rồi khi họ Về Trời, dân chúng cũng được về theo, nghĩa là tất cả cũng được thành tiên… đẹp như tiên và sướng như tiên, hạnh phúc, cực lạc!

    Nhìn lại cuộc sống càng kéo dài và càng có đông người, thì con người càng thêm kinh nghiệm về những khác biệt trong tài năng, trong sức lực, cũng như trong may rủi của cuộc đời… như kinh nghiệm của Tiên Dung và của Chữ Đồng. Do đó, do kinh nghiệm đối xử với nhau, và do tâm tình muốn bảo đảm cuộc sống tốt đẹp cho hết mọi người, con người nhận ra rằng mỗi người phải Nhận thực chính mình.

    Khi đã biết rõ thân phận Con Người của mình, mỗi người lại phải nhìn nhận và sống với những con người khác như những con người tinh vẹn, không để bất cứ ngọai vật nào làm sai lạc hình ảnh đích thực của con người. Chỉ thấy con người. Cũng do kinh nghiệm san sẻ trong tình thân, con người nhận ra cách xử dụng thích đáng tài năng và của cải. Tài và của chỉ là những phương tiện để gíup nhau cùng phát triển, Tài của giúp người, để tất cả Mọi người cùng hưởng hạnh phúc và thăng tiến, không trừ ai. Những kinh nghiệm sống đó, Tổ Tiên đã gói ghém tuyệt vời trong Kinh Chữ Đồng.

    Nhắc tới đây, chắc chắn có nhiều bạn đọc còn hiểu nhiều về chi tiết Văn Hóa Việt hơn cả người viết?… còn bao điều muốn nói nữa, nhưng mà làm sao mà nói cho hết được. Vì mỗi con cháu Việt – Con cháu của Tổ Tiên dòng giống Tiên Rồng siêu việt – thì với tâm hồn Việt, với máu huyết Việt đang luân lưu trong chính con người của bạn, đó là cả một kho tàng Văn Hóa Việt tiềm ẩn trong bạn, xin hãy tự khai thác lấy gia tài Tổ Tiên?

    Sau ba Kinh Nền Tảng cho con người và cuộc sống con người trong xã hội, Tổ Tiên dạy về một cơ cấu quan trọng nhất, đã chi phối mạnh mẽ tới đời sống con người, đó là Nước, Quốc Gia.

    4. Kinh Tiết Liêu: Nếu như Kinh Chữ Ðồng đề ra nguyên tắc phát triển xã hội, thì Kinh Tiết Liêu dạy việc Trị Nước An Dân. Vua Cha muốn truyền ngôi dạy chúng ta dâng lễ vật thờ cúng tổ tiên, trong khi nhiều nền văn hóa khác lại dạy phải kiếm nhiều thủ cấp của dân láng giềng… Và Tiết Liêu vì hiếu, thà lo cho mẹ hơn là làm vua… nên chàng ở nhà, Cầu Tổ… và được Tổ chỉ dạy làm bánh dày bánh chưng… và rồi chàng lại được làm vua! Ðó không phải là nền tảng An Dân Trị Nước sao?

    Tiết Liêu có tinh thần dân tộc (thờ cúng Tổ Tiên), hiếu thảo (gia đình là gốc của nước, như trong Kinh Trầu Cau), không màng giầu sang, nhưng biết lo cho dân (lấy gạo làm căn bản sống của dân), có sáng kiến, phát triển kinh tế (gạo nấu cơm để lâu dễ bị thiu, nhưng làm thành bánh dày bánh chưng thì để được cả tháng trời)… lại đủ đạo Trời đạo Ðất (tròn, vuông)… Con người như thế không đáng trị nước an dân?

    Như vậy, Tiết Liêu được Tộc Tổ chỉ dạy, chính là người làm việc nước phải để Hồn Nước hướng dẫn, tức là phải học hỏi, phải thấm nhuần tinh thần và truyền thống dân tộc. Và do đó, làm việc nước cũng có nghĩa là làm cho người dân thể hiện Hồn Nước vào cuộc sống hằng ngày. Như thế cái tài của người làm việc nước là: Tài biết tin tưởng vào dân nước, tài giúp dân sống thực truyền thống dân tộc, tài thấu hiểu nhu cầu thực tế của dân, và tài cải tiến cuộc sống người dân. Trong những tài này, tài cải tiến cuộc sống người dân là công tác thực tiễn và đa đoan.

    5. Kinh An Tiêm: Chuyện qủa dưa đỏ cũng hình thành bài học tương tự! Thà bị Vua Cha đày oan còn hơn phải trốn theo tầu buôn mà về đất liền làm giặc… Nhưng khi có qủa dưa đỏ, dưa hấu, một loại của ngon vật lạ nơi hải đảo đã gởi về dâng vua, biếu nước! Và từ đó dân ta, đặc biệt nơi miền khô cháy nóng bỏng, được thêm món ăn tươi mát thơm ngon… Chàng chẳng đáng mặt trị nước an dân?

    Dưới khía cạnh kinh tế, chúng ta có thể nói, Kinh Tiết Liêu phát triển trên đất, nội địa… Kinh An Tiêm phát triển vùng biển, ngoại thương… và đừng quên Kinh Chữ Ðồng!

    Tất cả đều là kinh nghiệm sống, và tất cả đều phát xuất từ tình thân ruột thịt gia đình, từ mẹ, từ cha, từ anh chị em đối xử với nhau. Và cũng vì vậy, mọi cuộc sống mang vết tích con người, mọi cuộc sống xứng đáng con người, mọi cuộc sống tràn đầy ý nghĩa, mọi cuộc sống tòan vẹn đều là những cuộc bộc lộ và thể hiện tình thân giữa người và người. Bởi thế, Văn Hóa Việt bao gồm mọi con người trong tình thân của Gia Đình. Đối với nếp sống Việt, Làng, Nước và cả Nhân Lọai, cũng chỉ là một gia đình!

    6. Kinh Mỵ Châu: là Kinh Giữ Nước! Xây thành làm gì (Cổ Loa Thành), cậy vào khí giới có ích chi (nỏ thần), chờ đợi chi người xa lạ (thần Kim Quy)… Xây thành cho dân khổ. Phung phí làm dân cùng cực. Ỷ nỏ thần mà quên dân… Thành cao, khí giới tốt có ích chi khi chính người con gái yêu, con dân cuối cùng là nàng (tiên Việt) Mỵ Châu cũng còn đối nghịch?

    Tổ Tiên dùng câu chuyện thương tâm An Dương Vương, Mỵ Châu và Trọng Thủy, là câu chuyện công chúa làm mất nước để dạy chúng ta về bài học Giữ Nước, tức là phải giữ Hồn Nước, giữ Dân Nước, giữ Sức Nước, và giữ Đất Nước.

    7. Kinh Phù Ðổng: Là Kinh Cứu Nước. Giặc chiếm đã ba (nhiều) năm, và trong ba năm đó, dân chúng sống như một đứa bé: không thể đi, không thể đứng, không thể nói, không thể cười! Nhưng Tổ hiện về (Cụ Gìa áo đỏ, múa nhảy với bọn trẻ ngoài đầu xóm!) như trong Kinh Tiên Rồng, khi Cha Rồng xác tín: “Khi nào cần thì gọi, ta về ngay!”

    Vâng lời Tổ, Vua Hùng sai sứ đi tìm người cứu nước. Cậu bé của làng Phù Ðổng lắng nghe sứ vua… vươn vai thành người cao lớn, nhảy lên ngựa sắt, cầm roi sắt để đánh giặc Ân. Khi giặc thua thì cậu dùng tre làm roi mà đánh: Ôi! Bài học nhân thứ (từ roi sắt cậu chuyển sang roi tre để giặc bớt đau khi đã thua chạy).

    Toàn dân toàn diện (dân làng mang gạo, áo giúp cậu ăn mặc, rồi to lớn đến nỗi phải dùng hoa mà kết). Ngựa sắt cũng hét ra lửa! Gốc tre làng cũng hữu hiệu hơn gươm đao… Và lũy tre xanh, hệ thống làng mạc, chẳng những giúp chúng ta thắng giặc cứu nước, mà còn giúp toàn dân Phù Ðổng làm lại cuộc đời! Hạnh phúc như tiên, bay Về Trời!

    Kinh Phù Ðổng chẳng những chỉ phương cách cứu nước cho mỗi người, cho tổ chức, và cho cả một dân tộc, mà đồng thời, lồng trong đó còn có cả một kế hoạch vĩ đại cho việc Cải Hóa Con Người và Cải Hóa Xã Hội!

    Cũng như Vua Hùng, kinh xác định những đức tính thiết yếu của chúng ta là dám nhận thực hiện trạng phũ phàng, dám tin tưởng tuyệt đối vào sức sống, sức mạnh của dân tộc, dám “lột xác” để thích ứng với tình thế mới, dám quyết tâm dấn thân để làm đến thành công.

    Kinh khởi sự với việc nêu rõ những điều kiện, những đức tính cần thiết để cải hóa từng người, rồi từ một người tới một tổ chức, từ một tổ chức đến mọi người khác … Kinh duyệt qua từng giai đoạn, từng công tác, từng hành động… từ việc vận động tinh thần, tới các điều kiện đoàn kết, qua phương thức phát hiện tiềm năng, tới cách thể hiện điều hợp, ứng biến và tập trung sức mạnh.

    Kinh còn nêu rõ vấn đề vai trò của các chủ lực, cả những thái độ và những phương thức để khỏi rơi vào tròng độc tài, áp bức bất công. Tất cả được Tổ Tiên chỉ dẫn từng bước cụ thể, từng giai đoạn thực tế, để từng người, từng nhóm người và toàn thể nhân loại trở về với Con Người đích thực, và để Xã Hội cũng trở thành đích thực trọn vẹn là xã hội của loài người.

    Vạn vật, con người, xã hội, đất nước đều có, nhưng Tổ Tiên vẫn không quên cá nhân từng người.

    8. Kinh Trương Chi: Với Kinh Trương Chi, Tổ Tiên tả thẳng vào nỗi niềm thâm sâu nhất là trái tim Con Người, căn cội của hạnh phúc. Chuyện kể chàng lái đò xấu trai Trương Chi, với mối tình của người đẹp nhà giầu Mỵ Nương. Nhưng nàng tương tư qua tiếng sáo của chàng, để khi gặp nhau, thấy thực tế hình dáng chàng thì nàng lại bỗng dửng dưng…

    Và tiếng sét ái tình kia, đã làm chàng Trương chết trong tẻ lạnh… Ôi! Mối tình đầu! Tình lãng mạn, đẹp và buồn!

    Tình tuyệt vời và tuyệt vọng! Đã biến trái tim chàng thành chén ngọc, và chàng vẫn mãi chèo đò trong chén ngọc… Đợi chờ cho được một giọt nước mắt của người mình yêu, và chàng chết vì nàng! Chính lúc ấy chén mới tan! Tình mới trọn!

    Ai dám bảo Tổ Tiên ta khô cằn sỏi đá? Hay lìa xa tâm hồn con người?

    9. Kinh Vọng Phu: Chồng ra đi giúp nước, nàng ở nhà ôm con chờ chàng đến hóa đá! Nghe sao thật đơn sơ! Nhưng biết đến bao giờ chúng ta mới sống trọn bài học “bổn phận làm dân,” và bài học “người nào việc nấy” của Kinh Việt này! Vẫn biết mọi người bình đẳng. Nhưng Trời sinh ra mỗi người mỗi khác, và mọi người cũng phải tùy vào tài sức của riêng mình mà góp phần vào việc chung việc nước!

    Chàng là rồng thì chàng phải làm mây, làm mưa với đời. Còn phận thiếp là tiên, lý đâu lại đòi làm sấm, làm sét? Biết thế, thiếp đã lo ôm con gánh vác giang sơn nhà chồng… để giúp chàng an tâm mà đem tài năng ra giúp dân cứu nước! Và rồi biết bao hình ảnh, như mẹ gìa cuốc đất trồng khoai, nuôi con đánh giặc… vợ hiền ôm con, gồng gánh thăm nuôi chồng đang bị tù cải tạo... và Tổ Tiên đã thưởng công cho nàng, bằng cách cho nàng hóa đá!

    Trong Kinh Mỵ Châu, Tổ Tiên chém chết nàng công chúa làm mất nước! Nàng có tội với nước thì bị xử phạt thích đáng, hầu răn dạy những người khác tránh tội. Làm mất nước là tội không thể tha thứ!

    Nhưng tình nhà, nàng đã chung thủy với chồng, thương chông và nghe chồng đến nỗi làm mất nước! Tổ Tiên ta xét đoán phân minh: Làm mất nước là tội tử hình! Nhưng trọn tình nhà thì cho nàng thăng hoa thành ngọc (Máu Mỵ Châu chảy xuống biển, trai ăn thành ngọc). Và ngọc đó chỉ được rửa bóng khi lấy nước trong giếng sâu nơi chồng nàng, Trọng Thủy tự tử để đền tội với vợ! Ðừng quên Kinh Tiên Rồng: Nước và Nhà! Và cũng đừng quên Kinh Trầu Cau: Thương nhau trọn tình, chết vì người mình thương, và dẫu có chết cũng vẫn còn thương!

    - Ở cấp Tình Nước, những người An Dân Trị Nước như Tiên Dung Chữ Ðồng thành Tiên, Phù Ðổng thành Thần… Tiên, Thần là phần thưởng công, phần thăng hoa hay tinh túy của linh thiêng.

    - Ở cấp Tình Nhà, Kinh Trầu Cau qua chuyện người em hóa đá, máu Mỵ Châu trọn tín thác chồng thì hóa ngọc, trái tim Trương Chi ôm mối tình câm, chỉ vì con người phân chia đẹp xấu, giầu nghèo… thì cũng hóa ngọc. Ðá, ngọc là kết tinh, tinh túy của vật chất!

    Và nói đến cả hai phần vật chất và tinh thần (siêu linh), Tiên Rồng trong mỗi Con Người, đều được thăng hoa thành đá, thành ngọc, thành Tiên, thành Thần… thì chúng ta đã trở về với Kinh Tiên Rồng gồm linh thiêng và vật chất của Con Người.

    Vậy có sự an ủi, và niềm hãnh diện nào hơn, được làm Con Cháu Tiên Rồng?

    Phạm Văn Bản


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X