Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Gorbachev: Giải trừ Cộng Sản

Collapse
X

Gorbachev: Giải trừ Cộng Sản

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Gorbachev: Giải trừ Cộng Sản

    Gorbachev: Giải trừ Cộng Sản




    Phạm Văn Bản

    Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam - VRNs: Luận về danh nhân (Man Of The Year) khó ai quên cựu lãnh tụ Mikhail Gorbachev, người mang bản đồ Liên Sô trên vầng trán (1*) với quyền lực và danh vọng. Nhưng trở thành nhà sáng tạo tuyệt vời, khi ông đem thế giới Cộng Sản về sống chung trong cộng đồng nhân loại, chấm dứt cuộc chạy đua vũ khí hạch tâm và chiến tranh lạnh. Ông nhận Giải Nobel Hòa Bình năm 1990 đúng như di chúc: “Giải thưởng được trao người có công cống hiến cho tình thân thiện giữa các quốc gia, cho việc giải trừ các lực lượng vũ trang và tổ chức xúc tiến các hội nghị hòa bình.”

    I. Tin Tưởng Thành Công

    Có thể nói Gorbachev là người có niềm tin xẻ núi, lấp sông, dời biển... để thực hiện cuộc cách mạng dân chủ, nhằm mưu cầu ơn ích cho nhân dân và đất nước của ông. Hễ là người thì ai cũng muốn thành công, và ai cũng mong muốn có những điều tốt đẹp đến với mình. Chẳng có ai lại thích sống cuộc sống bạo hành gian dối, luồn cúi nịnh bợ, hoặc làm lãnh đạo bù nhìn cho tập đoàn Cộng Sản dựa vào để mà tham nhũng, cướp của, giết người. Thực tế đã được Gorbachev xác nhận trong tập tài liệu Power Profile: “Stalin tắm trong máu! Bản thân tôi đã thấy những án tử hình do chính ông ấy ký, cùng với Molotov, Voroshilov, Kaganovich, Zhdanov là những kẻ giết người hung dữ nhất. Molotov còn dám sửa thêm những bản án tù từ 10 năm, thành ra án tử hình. Họ giết người hàng loạt!” Bởi thế, Tổng Bí Thư của đại hội đảng Sô Viết tòan quốc lần thứ 27 tuy là người Cộng Sản vô thần, nhưng ông lại có được niềm tự tin tự hào và cảm nhận lời Kinh Hòa Bình của Thánh Francis Thành Assisi Nước Ý, khi viếng thăm Mộ Thánh khà kính trước đây:

    “Lạy Chúa từ nhân
    Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chuá trong mọi người.
    Để con đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
    Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng.
    Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.
    Lạy Chúa xin hãy dạy con. Tìm an ủi người hơn được người ủi an. Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết. Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu.
    Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân.
    Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
    Ôi! Thần Linh thánh ái, xin mở rộng lòng con. Xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí ơn an bình.”

    1. Bình Tâm Sáng Tạo

    Ai cũng biết chủ thuyết Mác-Lê đã chủ trương duy vật vô thần. Người Cộng Sản không thừa nhận tâm linh, không chấp nhận niềm tin tôn giáo, họ giải thích sự hiện hữu của con người và vạn vật theo thuyết tiến hóa tự nhiên của Darwin, con người sinh ra và chết đi như bao loài động vật khác. Bởi thế, người Cộng Sản luôn coi tôn giáo là phản động, là mê hoặc, là kẻ thù của giai cấp vô sản do họ tự nhận làm đại diện, và đã gây ra bao hành vi xuẩn động... mà động thì không sáng tạo, và “động ắt mòn!”

    Thánh Francis đã chỉ ra rằng, con người chỉ thực sự “bình tâm sáng tạo” ở phút lìa đời, khỏang khắc thời gian mà mình thỏai mái nhất, bình an nhất, cao thượng nhất… là lúc gặp lại bản thân – như Gorbachev có được niềm tin – để đem suy tư vào trong sáng tạo, và đạt tới ý tưởng suy tư thâm thúy, cao siêu và hiện thực... Bởi tư tưởng phải có trước hành động, tư tưởng chỉ đạo cho hành động, hoặc có tư tưởng trong đầu rồi mới ra lệnh cho chân tay làm… là những điều kiện thiết yếu của những nhà lãnh đạo chính trị cần có và phải có.

    Lúc đầu Gorbachev cho thi hành hàng lọat cải tổ chính trị và kinh tế, dựa theo quan niệm được gọi là glasnost (cởi mở), perestroika (cải tổ), demokratizatsiya (dân chủ), uskoreniye (tăng tốc)… khi đưa ra trong đại hội đảng Cộng Sản Sô Viết tháng 2 năm 1986. Đối với người dân Liên Bang Sô Viết, Gorbachev trở thành niềm hy vọng của họ. Đối với đảng viên Cộng Sản, Gorbachev tạo cho họ có cảm tưởng là ông đang dùng chiến thuật lùi một bước mà tiến ba bước, như Lenin đã làm.

    Công cuộc cải tổ, trước tiên đã được thiết kế và thi hành ở thượng tầng hệ thống đảng và nhà nước. Và sau đó là một thể chế Tồng Thống được thành hình với nhiều quyền hạn, trong lúc thế lực cai trị của đảng Cộng Sản bị mất dần. Kinh tế tập trung được phân quyền rộng khắp từ trung ương tới các nước Cộng Hòa Sô Viết để người dân bị trị được bắt đầu hưởng quyền tư hữu, và làm quen với nếp sống tự do dân chủ. Từ đó, các thành phần chống đối cũng được phép ra ứng cử vào các chức vụ, ngay cả những nhân vật đã từng bị giam cầm trước đây, vì phản kháng đường lối độc tài Cộng Sản, hay những vi phạm nhân quyền của chính phủ, điển hình là nhà bác học nổi tiếng Andre Saklarow, cũng được đắc cử vẻ vang vào Quốc Hội.

    Trong lúc Liên Bang Sô Viết thay đổi nền tảng chính trị và kinh tế, thì các nước Cộng Sản Đông Âu như Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc… là những quốc gia đã có truyền thống sinh họat chính trị dân chủ lâu đời trước khi họ bị Cộng Sản Liên Sô cưỡng chiếm… thì ngày nay quan niệm glasnost, perestroiska trở thành ngòi nổ làm bùng lên cuộc cách mạng lịch sử phát xuất từ trong lòng dân chúng, như phong trào Solidarity (Ba Lan), Civic Forum (Hung Gia Lợi), National Frost (Lỗ Ma Ni)… đã giải trừ chế độ Cộng Sản trong khỏang thời gian ngắn. Và khi cách mạng Đông Âu thành công, ngọn lửa thiêng dân chủ đó cũng làm hậu thuẫn để qúet sạch các tàn tích của chế độ Cộng Sản bất công thối nát tại Liên Sô.

    Chúng ta biết rằng, các chế độ Cộng Sản Đông Âu là do Liên Sô cưỡng chiếm và áp đặt sau Đệ Nhị Thế Chiến, các đảng Cộng Sản đã ngụy tạo công cuộc cách mạng bằng chiêu bài giải phóng dân tộc, chống chế độ thuộc địa hay bán thuộc địa… Và trong quá trình đấu tranh gian khổ, họ đã nằm gai nếm mật ròng rã nhiều năm mới cướp được chính quyền. Bởi thế người Cộng Sản không thể từ bỏ quyền lực, rút khỏi chính quyền… trừ khi có biến động chính trị để bắt buộc họ nhượng bộ, rút lui. Do đó chúng ta thấy rằng, nguyên tắc “dân tộc tự tiến” là yếu tố quyết định vận mệnh chính trị của những quốc gia Cộng Sản, nếu dân chúng đó không bày tỏ ước nguyện “dân chủ” một cách rõ ràng công khai như các nước Cộng Sản Đông Âu, thì nhân lọai cũng khó có lý do yểm trợ hay can thiệp giúp họ.

    2. Thân Thế và Sự Nghiệp

    Nguyên nhân nào đã thúc đẩy Gorbachev hành động cương quyết, đem cả mạng sống của mình ra thực hiện như thế? Trước hết ông có niềm tin, một niềm tin phát xuất mãnh liệt tận đáy lòng: Ông tin chính ông, ông tin tài năng họat động chính trị của ông, của người lãnh đạo cơ quan tình báo KGB. Ông tin tài năng xây dựng và kiến thiết quốc gia thịnh vượng của bao lớp người trẻ Liên Sô. Nói chung, ông tin tòan dân sẽ trên dưới đồng lòng muốn xóa bỏ chế độ Cộng Sản tham tàn, bất công thối nát, để xây dựng lại đất nước. Cuối cùng niềm tin đó đã phá được núi, dời được sông, lấp được biển… để giúp cho Gorbachev thành công với ước nguyện.

    Mikhail Gorbachev sinh ngày 2 tháng 3 năm 1931 tại Stavropol Krai, và tốt nghiệp trường đại học Moscow State University, năm 1955 với văn bằng luật khoa. Ngay từ thời gian còn trong học đường, ông đã gia nhập Đảng Cộng Sản Sô Viết và trở thành người đảng viên gương mẫu. Năm 1970 ông được bổ nhiệm làm bí thư đầu tiên của Kraikom Stavropol, rồi làm bí thư thứ nhất Sô Viết Tối Cao năm 1974, và được bổ nhiệm vào làm thành viên của Bộ Chính Trị năm 1979. Sau cái chết của các lãnh tụ Leonid Brezhnev, Yuri Vladimirovich Andropov, Konstantin Chernenko, thì Gorbachev được bầu làm Tổng Bí Thư của Bộ Chính Trị Sô Viết năm 1985 và trở thành Tổng Thống Liên Bang Sô Viết năm 1990. Ông viết nhiều bài mô tả quan điểm và lập trường chính trị của ông, được phổ biến rộng rãi trên những diễn đàn khắp nơi, được giới báo chí Tây phương biết đến ông như là nhà lãnh đạo Cộng Sản thừa kế và có khả năng trở thành danh nhân thế kỷ.

    Trong hơn 70 năm thiết lập thể chế Cộng Sản Liên Sô, các lãnh tụ đảng đã hòan tòan thất bại trong việc cải thiện đời sống người dân, nhất là những năm cuối thập niên 80 thì nền kinh tế đi tới chỗ phá sản. Trong thời đại truyền thông và phát triển khoa học vượt bực, nhất là sự phát triển của kỹ thuật điện tử, sự tự do và tư tưởng sáng tạo là những điều kiện cần thiết cho sự tiến bộ. Bởi thế sự bế tắc căn bản của chế độ Cộng Sản là muốn nâng cao đời sống người dân thì phải cải tổ hệ thống kinh tế điều khiển và thiết kế từ trung ương bằng một nền kinh tế hướng về thị trường. Tiến sĩ Zbigniew Brzezinski mở đầu cuốn sách tựa đề “The Grand Failure: The birth and death of communism in the 20th Century” Sự Thất Bại To Lớn: Sự khai sinh và cáo chung của Chủ Nghĩa Cộng Sản trong thế kỷ 20, xuất bản vào tháng 8 năm 1988, tức là trước cách mạng dân chủ bùng nổ tại Châu Âu và cuộc nổi dậy ở Thiên An Môn (Trung Quốc) với đọan văn như sau:“Cái bế tắc không lối thóat của hệ thống Cộng Sản là ở chỗ sự thành công kinh tế chỉ có thể đạt được với cái gía trị của sự ổn định chính trị, trong lúc sự ổn định chính trị chỉ có thể tồn tại với cái giá trị của sự thất bại kinh tế.” Do đó, cái bế tắc của Cộng Sản là ở chỗ nếu không cải tổ, không cởi mở thì cũng chết, mà cải tổ, cởi mở thì phải áp dụng một nền kinh tế thị trường và một thể chế chính trị đa đảng, có nghĩa là phải từ bỏ giáo điều từng làm nền tảng căn bản của chủ nghĩa Cộng Sản.

    Với Gorbachev, trong suốt 6 năm cầm quyền ông chưa bao giờ xử dụng quân đội để xâm phạm chủ quyền hoặc đàn áp cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ và nhân quyền của nhân dân trong khối Cộng Sản Đông Âu, như Kroutchev đã từng cho xe tăng Liên Sô dầy xéo dân chúng biểu tình ở Budapest (Hung Gia Lợi) và Praha (Tiệp Khắc). Hè 1989 biến cố Đông Âu bắt đầu khi người Cộng Sản Hung Gia từ bỏ độc tài để chấp nhận bầu cử tự do vào tháng 3 năm 1990. Dân chúng Ba Lan bầu Thủ Tướng không cộng sản, và phong trào Công đoàn Đoàn kết góp phần vào việc sụp đổ chủ nghĩa Cộng Sản Đông Âu. Hai lãnh tụ Cộng Sản Ceaucescu (Lỗ Ma Ni) và Honecker (Đông Đức) bị nguy cơ hạ bệ và khẩn khỏan yêu cầu Gorbachev cho Hồng quân và xe tăng Liên Sô can thiệp, nhưng bị từ chối “niet!” Ông không muốn giải cứu Đông Âu như Nikita Kroutchev ngày trước, vì rằng ngày nay Đông Âu không còn là hàng rào chiến lược cản bước tiến của khối NATO, đang khi các tên lửa liên lục địa tầm xa của Hoa Kỳ đã có thể đánh vào Mạc Tư Khoa một cách dễ dàng. Hơn nữa, cuộc thương thuyết giữa ông với Tổng Thống Ronald Reagan về hạn chế vũ lực nguyên tử sẽ có lợi và ít tốn kém ngân sách quốc gia.

    Trong tài liệu Power Profile, Gorbachev viết, “Những quan hệ ngoại giao, chính trị càng ngày càng căng thẳng, những suy nghĩ chống Liên Sô càng ngày càng mạnh, có thể một ngày nào đó biến thành chiến tranh… Cho xe tăng và Hồng quân can thiệp chỉ sẽ làm tổn hại đến tinh thần Perestroika, làm sụp đổ lòng tín cẩn của thế giới đối với Liên Sô, và cũng chẳng giúp gì cho sự trường tồn của các chế độ xã hội chủ nghĩa bạn, và cũng chẳng cản trở được những cuộc biểu tình do phong trào quần chúng nổi dậy hay cả đến những cuộc nổ súng, nếu phải có.” Ngoài ra là lý do kinh tế, Đông Âu trở thành gánh nặng cho Liên Sô, ngày 10 tháng 3 năm 1988, Gorbachev nói trước Bộ Chính trị: “Giúp đỡ các nước bạn tốn kém 41 tỷ tiền roubles hằng năm, tình trạng kinh tế hiện tại của chúng ta khó có thể chịu đựng lâu dài mãi được… Từ hai năm nay, với giá dầu thô bị giảm, chúng ta mất khoảng 40 tỷ roubles, vì cấm bán vodka cho dân (bài trừ tệ nạn nghiện ngập) chúng ta đã thất thu 38 tỷ, cộng với nhà máy nguyên tử Tchermobyl nổ thiệt hại khoảng 8 tỷ… Kết luận là chúng ta thất thu, nợ nần gần 130 tỷ roubles… Chúng ta, tốt hơn, nên ưu tiên lo lắng cho nhân dân Liên Bang Sô Viết của chúng ta.” Gorbatchev còn có viễn kiến và thấy rằng Tây Âu sát nhập với Đông Âu là điều có thể, vì sự sống còn của một chế độ xã hội chủ nghĩa phải được hội nhập vào “căn nhà chung của Âu Châu.” Quan niệm này tuy mới lạ, nhưng trong tâm tư Gorbachev đã có một khái niệm tổng hợp kinh tế, chính trị, và cả quân sự trong một liên hiệp mới mà Liên Sô sẽ là một thành viên.

    II. Luận Về Thời Cuộc

    Sự xụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản, đã là giai thọai của nhiều anh em sĩ quan VNCH trong thời gian bị bắt ở tù cải tạo Cộng Sản sau năm 1975. Khi trong tay đã mất hết tất cả… nhưng nhờ có niềm tin mà những người tù khốn khổ này có thể sống, biết sống… với tinh hoa Văn Hóa Việt, sau khi họ chiêm nghiệm 4 cặp thơ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) qua cái nhìn của Nam Thiên, như sau:

    Non đoài vắng vẻ bấy lâu nay
    Có một đoàn xà đánh lộn nhau
    Vượn nọ leo cành cho xỉ bóng
    Lợn kia làm quái phải sai đầu
    Chuột nọ lăm le mong cắn tổ
    Ngựa kia đủng đỉnh bước về tàu
    Hùm ở trên rừng gầm mới dậy
    Tìm về quê cũ bắt ngựa tàu

    1. Cặp Ðề: “Non đoài vắng vẻ bấy lâu nay – Có một đoàn xà đánh lộn nhau”

    Non đoài, theo cách định hướng của người xưa thì đoài là hướng tây. Đông là biển tây là núi, núi tây, và vùng đất ở hướng tây (phương Tây) được gọi là non đoài. Vùng đất phía tây của Tổ Tiên, không chỉ là những nước lân bang mà còn kéo dài tới châu Âu, Biển Ðại Tây Dương. Người châu Âu được gọi là người (Ðại) Tây Dương.

    Non đòai vắng vẻ bấy lâu nay. Bao lâu nay vùng phương Tây yên lặng, vắng vẻ, như không có chuyện gì xảy ra.

    Có một đoàn xà đánh lộn nhau. Xà: xà là rắn, là tỵ, vừa xác nhận cho năm Kỷ Tỵ 1989, lại vừa là đặc tính của nhóm người liên hệ với nhau trong một chế độ Cộng Sản: Ðoàn xà. Đòan là nói tới nhiều nhóm rắn cùng một loại, cùng một đặc tính, cùng một chế độ, cùng một chủ nghĩa. Ðó là các Ðảng Cộng Sản ở Ðông Âu – non đoài.

    Trong thế kỷ 20, người Tây phương dùng hình ảnh Rắn Ðỏ để chỉ Cộng Sản. Chữ rắn đặt định không chỉ cá tính gian xảo, lươn lẹo, tuyên truyền của Cộng Sản, mà vì người ta liên kết sự độc hại của thuyết Cộng Sản với chuyện tích qủy dữ hiện hình con rắn dụ dỗ Bà thủy tổ Eva ăn trái cấm cho nên loài người chịu khổ sở trầm luân (Kinh Thánh).

    Nhìn vào tình hình thế giới, chúng ta nhận thấy hai câu thơ này có nhiều điểm ứng hợp với biến động năm 1989 ở Ðông Âu. Trong bao chục năm các nước Cộng Sản Ðông Âu, sau bức màn sắt được tuyên truyền là luôn luôn kiên trì theo đuổi chủ nghĩa cộng sản, không một biến động nào. Sau bức màn sắt, đời sống thì hoàn toàn yên tĩnh vắng vẻ, không hề có biểu tình, không hề có đình công, không hề có âm mưu đảo chánh, mọi tin tức đều bị bưng bít. Tình hình chính trị độc đảng rất ổn định – Non đoài vắng vẻ bấy lâu nay.

    Bỗng dưng vào năm con rắn, Kỷ Tỵ 1989, toàn thể các nước Cộng Sản Ðông Âu đột ngột vùng lên đánh lộn nhau. Suốt mấy chục năm của chiến tranh lạnh, mọi người đều lo sợ khối Cộng Sản Ðông Âu, Minh Ước Warsawa tấn công bất thần vào các nước khối Tự Do. Nhưng không ngờ chính Ðông Âu lại tự gây ra xáo trộn. Qủa thực rằng nhân dân Ðông Âu không thể chịu đựng thêm cuộc sống dưới chế độ Cộng Sản hà khắc, nên đã vùng lên lật đổ các chính phủ tự xưng là của nhân dân!

    Cách nay hơn 400 năm Trạng Trình đã tiên báo chính sách Giải Trừ Cộng Sản có đầy đủ 6 điểm: (1) địa điểm (non đoài), (2) tình hình (bức màn sắt – vắng vẻ bấy nhiêu lâu), (3) đặc tính của vùng (một đoàn), (4) chế độ (cộng sản – xà), (5) thời điểm (năm tỵ), (6) tính chất của biến cố (đánh lộn nhau). Toàn bộ 6 đặc điểm biến động của các nước Cộng Sản Ðông Âu vào năm 1989 đã được tiên báo ngắn gọn trong cặp thơ.

    Thật là tài tình và độc đáo.

    2. Cặp Thực: “Vượn nọ leo cành cho xỉ bóng – Lợn kia làm quái phải sai đầu”

    Vượn. Nếu như cặp đề tiên báo biến động của các nước Cộng Sản Ðông Âu, thì câu này Trạng Trình lại dùng chữ vượn. Dĩ nhiên chữ vượn (khỉ) là năm Nhâm Thân 1992. Theo thuyết Cộng Sản vượn là thủy tổ loài người. Nói tới vượn là nhắc tới chủ thuyết Cộng Sản. Khỉ vượn là ông Tổ của Cộng Sản.

    Trong thực tế, nơi phát xuất chế độ Cộng Sản thế giới là Liên Sô, khởi đầu với Lenin/ Trotsky. Vì vậy, vượn vừa chỉ Cộng Sản cố chấp mà cũng vừa chỉ cho Liên Sô.

    Leo cành. Biệt tài của vượn là leo cành. Vượn leo cành tức là vượn biểu diễn tài năng tuyệt hảo, cố gắng bộc lộ sở trường của vượn Cộng Sản. Tức chạy đua trong việc sản xuất vũ khí nguyên tử, chiến tranh không gian… là những thứ làm cho tốn hao công qũy, làm cho nền kinh tế quốc gia lụn bại, và làm đời sống nhân dân trở thành đói nghèo khổ sở.

    Sỉ bóng. Cũng là sảy bóng. Cái câu mà người ta thường nói “mất mồi sảy bóng” hay “cái nảy sảy cái ung…” nghĩa là mất tất cả, mọi sự vượt khỏi tầm tay.

    Lời thơ ứng nghiệm vào Liên Sô (vượn), quan thày của các nước Cộng Sản năm 1992 (vượn), khi tập đoàn Cộng Sản cố chấp (vượn) tạo biến động trong cố gắng phục hồi chế độ Cộng Sản chuyên chế (leo cành). Nhưng cũng chính vì vậy mà họ đánh mất tất cả. Biến động đã chẳng những làm tan rã Ðế Quốc Cộng Sản Liên Sô, mà còn tiêu hủy mọi ảo tưởng về chủ nghĩa Cộng Sản, và làm cho Cộng Sản Việt Nam bị lột mặt nạ.

    Lợn kia làm quái phải sai đầu. Lợn. Trong cặp này nếu như câu 3 nói về Chế Ðộ Cộng Sản, thì câu 4 nói nội dung của chế độ này. Câu 3 nói về Cộng Sản Vượn (Liên Sô) thì câu 4 nói về Cộng Sản Lợn (Việt Nam). Ðặc tài của vượn là leo cành, thì đặc tài của lợn lại là tham ăn. Chính quyền Cộng Sản là loại chính quyền tham ăn nhất thế giới, chỉ lo tham nhũng, mua quan bán chức và cấp nào ăn được thì ăn, tham ăn như lợn. Tham nhũng thành chính sách, tham nhũng đến nỗi tranh nhau bán đất đai tài sản quốc gia, lãnh thổ lãnh hải: Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, nhiều phần Ðảo Trường Sa, Ðảo Hoàng Sa và nhiều nơi khác…Cộng Sản Việt Nam tham nhũng được xếp hạng cao nhất thế giới, và ăn bẩn nhất không ai bằng Cộng Sản Lợn.

    Làm quái. Trạng Trình chẳng có hận thù gì với chế độ Cộng Sản, cũng chẳng có nợ máu, chẳng có học tập cải tạo… nhưng khinh miệt Cộng Sản vì đường lối vô thần, mà ngài hạ bút phê làm quái. Chỉ tranh nhau ăn bẩn, tham nhũng hối lộ và hãm hại đồng bào, tàn phá quê hương, mà còn trở thành tên đại bịp quốc tế, biến Việt Nam thành ổ cung cấp bạch phiến lớn thứ ba thế giới. Cộng Sản Việt Nam ăn bẩn như lợn, làm quái làm bậy, và thành tên tội phạm của nhân loại, phải sai đầu, chém đầu!

    Phải sai đầu. Câu “sái trí thay đầu” thường dùng chỉ người làm bậy, làm quái đến nỗi như mất trí, mất nhân tính. Theo văn mạch câu thơ, chữ phải, chứng tỏ Cộng Sản Việt Nam bị bắt buộc chứ không là một biến chuyển bình thường. Do đó, việc sái trí thay đầu này không chỉ là một diễn tiến, mà là một sự bắt buộc phải biến tính, phải thay đổi bản chất… Nếu chúng ta nói về một chế độ thì có nghĩa thay đổi thể chế, còn nếu nói về một chính phủ thì phải đảo chính.

    Cũng theo lời thơ, vào năm Hợi 1995, Cộng Sản Việt Nam ít nhất cũng đã phải chịu một cuộc đảo chính hay thay đổi nền tảng của chế độ. Với câu 1 và 2 ứng nghiệm toàn bộ sáu đặc điểm của Ðông Âu năm 1989, thì câu 3 nói về biến cố 1992 của Liên Sô, và câu 4 tả đàn lợn Cộng Sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sản sinh.

    3. Cặp Luận: “Chuột nọ lăm le mong cắn tổ – Ngựa kia đủng đỉnh bước về tàu

    Trạng Trình mắng Cộng Sản là rắn, là vượn, là lợn… tức đảng người cố chấp, tham ăn, làm quái… thì chuột là hình ảnh của người Con Cháu Dân Việt, nhóm người nhỏ bé nhưng năng động.

    Tổ chức Cứu Nước khi bắt đầu khai sinh cũng như em bé Phù Ðổng bú sữa mẹ Việt, ăn cơm Việt… tức là phục hồi phục hoạt tư tưởng, và truyền thống nếp sống cao đẹp của Tổ Tiên giống nòi, rồi sẽ lớn khôn – như Phù Ðổng – em bé lớn lên như thổi, vươn vai một cái là đủ lớn mạnh khiến giặc Cộng Sản khiếp sợ… Khi giặc còn mạnh thì Phù Đổng Thiên Vương dùng roi sắt, nhưng khi giặc thua chạy thì… đổi sang roi tre (tre la ngà) mà đánh cho giặc bớt tàn sát đau đớn. Ðây là bài học nhân thứ của người Con Cháu Tiên Rồng thừa hành công tác của Tổ Tiên, của Dân Tộc để Chống Cộng Cứu Nước.

    Trở lại lời thơ cắn tổ, là chuột làm ổ để sinh con. Chuột sinh sôi nảy nở phát triển, bành trướng khuyếch trương mọi mặt, cũng như tổ chức Cứu Nước. Nhưng trong khi cắn tổ, chuột cũng cắn phá đồ đạc trong nhà, cũng cắn nhau chí chóe…

    Câu 6: Ðang khi ngựa chẳng những là năm Ngọ 2002, mà còn nói về đặc tính của ngựa. Biệt tài của ngựa là chạy nhanh, chạy mau và chạy xa. Nhưng ở đây Trạng Trình lại nói rằng ngựa kia đủng đỉnh. Ngựa đi một cách thong thả, nhàn tản thoái mái, không hấp tấp, không mắt trước mắt sau, không lo sợ công an khu vực… Từ chữ “chuột nọ” tới “ngựa kia” có khỏang cách thời gian là chục năm (thập niên).

    Tàu là chuồng ngựa, là nhà nơi ngựa ở. Ngựa về tàu có nghĩa là ngựa đang ở xa, ở hải ngoại mà về nhà mình. Trong khi chữ Tàu cũng có nghĩa là Trung Quốc nằm trong câu 8: ngựa tàu.

    Theo lời thơ, vào năm Ngọ 2002 đã bắt đầu có nhóm người chạy mau chạy xa ung dung về nhà. Nhưng ý nghĩa câu thơ này nhắc nhở chúng ta rằng cuộc di tản của người Việt xa lánh chế độ độc tài man rợ của bọn Rắn Ðỏ khi chúng vào chiếm đọat miền Nam Việt Nam năm 1975. Tình cảnh dân chúng Việt Nam ngày đó… nếu như địa ngục, diêm vương ra lệnh chặt chân phạm nhân, thì thiên đường Cộng Sản, bác và đảng cũng cưa chân tòan dân, không tự do đi đứng. Nếu như địa ngục, diêm vương ra lệnh cắt lưỡi nạn nhân, thì thiên đường Cộng Sản, bác và đảng cũng dùng lưỡi lê AK 47 cắt đứt lưỡi tòan dân, không tự do ngôn luận. Nếu như địa ngục, diêm vương ra lệnh chọc thủng tai nạn nhân, thì thiên đường Cộng Sản, bác và đảng cũng chọc thủng tai nhân dân bằng hệ thống loa tuyên truyền một chiều, không tự do thông tin báo chí, không cho nghe ngóng… Nếu như địa ngục, diêm vương ra lệnh chọc thủng mắt nạn nhân, thì thiên đường Cộng Sản, bác và đảng cũng hành hạ tòan dân bị mù lòa dốt nát, không tự do tôn giáo… Thế mà, những người tỵ nạn Cộng Sản, đang là giặc thù “phản động/ phản cách mạng” nay bỗng dưng lại được “bác đảng” trọng kính và nâng lên hàng “khúc ruột ngàn dặm,” hồi hương thăm quê… Dù Cộng Sản Việt Nam muốn hay không muốn cũng không thể cưỡng lại “cơ trời vận nước!” Bác và đảng lâm vào cái thế bị bắt buộc mà phải ngậm bồ hòn!

    Chúng ta khẳng định với nhau rằng, khi gọi là đủng đỉnh thì không còn tàn tích gì của giặc Cộng Sản Việt Nam nữa. Nói kiểu Trạng Trình, thì quê hương và đồng bào Việt Nam chúng ta sẽ được giải cứu, và được hưởng thái bình thịnh vượng trong một chế độ tự do dân chủ thực sự, vào năm 2014. Triển vọng tốt đẹp ấy hãy cùng nhau tìm hiểu cặp kết để thấy năm 2010 và 2014 có những gì xảy ra quê hương Việt Nam – Xin lưu ý cách nhìn của Trạng Trình được đúc kết trong khoảng thời gian gọi là Một Trăm Năm Việt Nam, tính từ năm 1925 đến 2025.

    4. Cặp Kết “Hùm ở trên rừng gầm mới dậy – Tìm về quê cũ bắt ngựa tàu”

    Hùm chỉ năm dần, mà còn chỉ về đặc điểm của Dân Tộc Việt Nam, của “Thánh Chúa” trong thời kỳ ấy. Theo đạo sống và truyền thống Việt – chỉ khi đất nước sạch bóng quân thù (Cộng Sản làm quái phải sai đầu), hải ngoại cũng như trong nước sẽ cùng nhau chung sức chung lòng mà xây dựng lại đời sống mới. Ðặc biệt với lớp người từ 40 tuổi trở lên, là chứng nhân lịch sử, là người chịu đau thương nhất, có lòng yêu nước thương dân… và có sẵn kinh nghiệm, tài năng, của cải nhiều nhất… trong các lãnh vực mà có thể góp phần vào công cuộc dựng nước. Bằng ngược lại, cũng theo lời thơ năm 1996 - Chuột nọ lăm le mong cắn tổ, không còn lớp người “chứng nhân lịch sử” thì Việt Nam khó mà vươn vai, khó mà xây dựng đất nước. Cho nên “Giờ đã điểm!”

    Tới năm hùm, Canh Dần 2010, đất nước Việt Nam sẽ thay đổi, Cộng Sản Việt Nam xụp đổ hay thay đổi chế độ để cho dân nước trở thành con cọp ở trên rừng – cọp, hùm… hùng cứ một phương, làm vua một cõi… và chỗi dậy vươn vai gầm lên hùng tráng.

    Ðiều ngạc nhiên là trong những năm gần đây, báo chí thế giới gọi các nước đang phát triển như Ðài Loan, Ðại Hàn, Tân Gia Ba, Hồng Kông… là những con rồng nhỏ, hoặc những Con Cọp Ðông Á. Ðối với Trạng Trình thì Cộng Sản Việt Nam đã chỉ là rắn, là vượn, là lợn chớ không thể mơ thành hùm, thành cọp. Trạng Trình nhìn lớp người Con Cháu Việt và Chánh Thuyết Tiên Rồng hiện nay ví như con hùm đang ngủ, con cọp rình mồi. Hơn 400 năm Ngài xác tín rằng Việt Nam sẽ là con Hùm vươn vai vào thời đầu thế kỷ 21, tức là từ năm Canh Dần 2010 trở đi Việt Nam ra mặt góp phần oai dũng của mình với thế giới.

    Hùm gầm lại nhắc nhở chúng ta về tiếng lợn kêu mà Trạng Trình đã ghi, cũng như ngựa đủng đỉnh và lợn ủn ỉn, hay hùm gầm… cùng diễn tả một trạng thái giống nhau giữa những con giáp đang loan báo tin mừng, tức là sự kiện quan trọng xảy ra mà chúng ta cần chú ý. Ngoài ra chữ mới dậy nhắc nhở ngày vàng son, thời đại kim hoàng của con người.

    Tìm về quê cũ bắt ngựa tàu. Ngựa. Năm ngọ, sau năm dần 2010, là năm Giáp Ngọ 2014. Ngựa tàu - có nghĩa là ngựa Trung Quốc. Chữ tàu nghĩa là chuồng ngựa. Tuy nhiên khi dùng chữ tàu làm vần trong hai câu thơ 6 và 8, Trạng Trình cố ý cho chúng ta đừng hiểu lầm hai chữ “tàu” cùng một nghĩa. Theo luật thơ, vần đồng âm thì không đồng nghĩa; bởi vì, nếu vừa đồng âm lại vừa đồng nghĩa thì là điệp vận, phạm lỗi luật làm thơ… Cho nên chữ tàu trong ngựa tàu câu 8 chỉ có nghĩa là Trung Quốc, đang khi chữ tàu ở câu 6 lại có nghĩa là chuồng ngựa, quê hương.

    Quê cũ. Quê cũ của dân tộc Việt chúng ta gồm những vùng Ðất Tổ ngày xưa mà nay là miền Nam Trung Quốc. Nếu tính từ thời Ðức Ngô Quyền phá quân Nam Hán, dựng nền độc lập cho nước ta cho tới thời Ðức Trưng Nữ Vương đánh đuổi Tô Ðịnh, thì Quê Cũ của Việt Nam chúng ta gồm vùng Lưỡng Quảng và Vân Nam của Trung Quốc. Và nếu tính từ hơn ba ngàn năm về trước thì vùng Ðất Tổ gồm vùng Hồ Ðộng Ðình, dọc theo Sông Dương Tử xuống phía Nam, vì thời này, Tộc Hoa chưa ra khỏi vùng Hoàng Hà. Trung Quốc còn nằm hướng Bắc quanh năm tuyết gía.

    Tìm về. Ðã nhiều lần trong lịch sử, mỗi khi nước ta cường thịnh thì Tổ Tiên thường tính đến chuyện “tìm về quê cũ” như Lý thường Kiệt, Lê Thánh Tôn, Quang Trung Nguyễn Huệ, hay Gia Long… đều đã khởi công phục hồi di sản của Tộc Việt. Và Tổ Tiên cũng thường khuyên con cháu tìm về quê cũ.

    Tìm về quê cũ bắt ngựa tàu - Năm Giáp Ngọ 2014 dân Việt chúng ta tìm về quê cũ là nơi quê cha đất tổ ở mãi tận bên Tàu. Ngoài ý nghĩa cụ thể đó, câu thơ cũng còn có ý là Việt Nam sẽ cùng với các nhóm dân khác của Bách Việt là những sắc dân mà hiện nay dầu sống trên vùng nam Trung Quốc, nhưng họ luôn ý thức rằng ít thuộc về Tộc Hoa, mà còn giữ được đặc điểm của Tộc Việt. Tòan dân phát huy tinh thần Văn Hóa Việt đó để khai mở kỷ nguyên an bình thịnh vượng và hạnh phúc đích thực cho dân tộc và nhân loại.

    III. Kết Luận

    Tháng 8 năm 1991, Vượn nọ leo cành cho xỉ bóng nhóm cố chấp như Kryuchkov, Yazov, Pavlov, Yanayev muốn xây dựng lại chế độ Cộng Sản. Gorbachev đã bị bắt tại Crimea và biệt giam trong 3 ngày từ ngày 19 đến 21 tháng 8, sau đó cũng được Yeltsin giải cứu. Gorbachev đã ra lệnh giải tán và đặt Cộng Sản ra ngoài vòng pháp luật, giải phóng hoàn toàn khối Liên Sô khỏi đại họa Cộng Sản.

    Riêng đối với Việt Nam, người viết thành thực thưa rằng, công dụng bài thơ Trạng Trình là lời chỉ vẽ, báo động, khích lệ để giúp cho toàn dân Việt Nam thêm ý thức, thêm hăng hái hoạt động cho tiến kịp thiên cơ. Hé mở cơ trời, bài thơ trên chính là lời mời gọi của Quốc Tổ và Hồn Thiêng Sông Núi thúc dục mọi người mau chuẩn bị để thích ứng, vận dụng thời cơ.

    Dĩ nhiên bất cứ công cuộc nào, nhất là những việc to lớn như Việc Nước, rất cần có sự tích cực đóng góp của con người. Ðã là chuyện của con người thì các Ðấng Linh Thiêng dầu có uy quyền phù trợ cho chúng ta tới đâu thì kết quả mang đến vẫn có giới hạn. Chúng ta là người trong cuộc thì không thể là khách bàng quang. Những ai, vì dân vì nước, hãy mạnh dạn góp phần tăng triển những ơn ích của Thời Ðại Mới! Trách Nhiệm Mới. Mọi người, mỗi người theo khả năng của mình mà góp phần chung sức xây dựng lại giang sơn gấm vóc, cơ nghiệp tiền nhân. Công cuộc đó luôn luôn khởi đầu từ một nhóm anh em tâm huyết… tâm sự tăng tự tín, bàn tính giúp niềm tin mà thành đại sự, như Gorbachev là mẫu người điển hình.
    Giờ lịch sử đã điểm!
    Cơ trời vận nước đã sáng!
    Như lời thơ truyền vang bên ta…

    Phạm Văn Bản

    Ghi chú:

    1* Gorbachev là người nổi tiếng trong thời hiện đại vì hiển thị nốt ruồi (flammeus), với các crimson bớt và thô nhện lông màu đen giống như trên đỉnh đầu của ông. Mặc dù có người cho rằng nên giải phẫu, nhưng Gorbachev lại không, và tin rằng tấm bản đồ Liên Sô trên trán được cảm nhận như đang làm cuộc thay đổi quan trọng còn hơn cả sắc đẹp gỉai phẩu của ông.

    Nguồn: www.chuacuuthe.com


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X