Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TT. Ngô Đình Diệm

Collapse
X

TT. Ngô Đình Diệm

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • TT. Ngô Đình Diệm

    Nền ĐỆ NHẤT CỘNG HOÀ Sụp Đổ: MIỀN NAM TỰ DO Sụp Đổ

    ::: HÀN GIANG Trần Lệ Tuyền :::


    Chí Sĩ Ngô Đình Diệm: Tổng Thống Nước Việt Nam Cộng Hòa


    TT. Ngô Đình Diệm đã chiếm đến ba chữ «Có» trong «Tứ Bất Tử»

    Chí Sĩ Ngô Đình Diệm: Tổng Thống Nước Việt Nam Cộng Hòa.Nhân dịp tưởng niệm lần thứ 46, kể từ ngày 01-11-1963, ngày vị anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam : Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã Vị Quốc Vong Thân.

    « Tứ Bất Tử » là lời của cổ nhân đã dạy, từ thuở xa xưa, tất cả nhân loại ở trên mặt địa cầu này ai cũng đều đã biết: con người sinh ra rồi ai cũng phải chết, mỗi cái chết đều khác nhau. Nhưng, cổ nhân đã khẳng định có bốn cái chết để rồi vẫn sống mãi mãi với thời gian, đó là « Tứ bất tử », và trong bốn cái chết ấy gồm những bậc có công nghiệp nhưsau:
    1- Có sự nghiệp lớn;
    2- Có đạo đức lớn.
    3- Có công ơn lớn ở người đời.
    4- Có văn chương truyền được lâu dài.

    Vậy, hôm nay, nhân dịp tưởng niệm lần thứ 46, kể từ ngày 01-11-1963, ngày vị anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam: Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã Vị Quốc Vong Thân cùng với nhị vị bào đệ là Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Cố vấn Ngô Đình Cẩn. Và cứnhư theo lời của cổ nhân đã dạy, thì chỉ cần một chữ « Có » thì đã trở thành Bất Tử rồi. Nhưng Tổng Thống Ngô Đình Diệm thì đã chiếm được đến ba chữ « có ». Bởi, tất cả các vịanh hùng ở trên thế giới này, họ thường chỉ được từ một đến hai chữ có. Nhưng riêng Tổng Thống Ngô Đình Diệm thì theo tôi, chỉ trừ chữ có thứ bốn là «Có văn chương truyền được lâu dài» thì Tổng Thống Ngô Đình Diệm chưa có tác phẩm văn chương nào để lại cho hậu thế, nhưng Người đã chiếm đến ba chữ « Có » trong « Tứ Bất Tử »:

    1 – Sự nghiệp lớn: Đó là sự nghiệp đã khai sinh ra Thể Chế Cộng Hòa, tức đã khai sinh ra Nước Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời đã xây dựng được một Miền Nam Tự Do và phồn thịnh, mà không phải do được các cường quốc viện trợ tiền rừng bạc biển.

    2- Có đạo đức lớn: Người đã nêu cao đạo đức về nhiều phương diện đối với người dân. Cả cuộc đời Người không màng đến cao lương mỹ vị, không chăn ấm nệm êm, Người đã quên mình để chỉ ưu tư cho Tổ Quốc và Dân Tộc.
    Vậy chúng ta hãy nghe những lời của Thiếu Tá, sau là Đại Tá Nguyễn Duệ, tác giả cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ngày 1-11-1963, Ông là Tham Mưu Phó, Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Tổng Thống Phủ, đã đề nghị Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho xử dụng Thiết giáp và Bộ binh đánh thẳng vào Bộ Tham mưu, sào huyệt của phe « cách mạng », bắt sống toán đảo chính. Tổng Thống nghe nhưng không cóý kiến gì. Khi được tin Đính đã thực sự theo phe đảo chính, Tổng Thống Ngô Đình Diệm than với Đại úy Bằng, Sĩ quan Cận vệ, là « Cháy nhà mới ra mặt chuột ». Và « Khi lục soát tử thi, người ta tìm thấy trong tử thi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nửa bao thuốc lá Bastos xanh và một chuỗi Tràng Hạt!!! »

    « Lúc gần sáng Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã ra lệnh buông súng, vì không muốn binh sĩđổ máu vì Ông, tôi thấy rã rời, thất vọng. Nhưng vẫn còn chút hy vọng mong manh, là Ông sẽđược đối xử tử tế bởi các tướng lãnh làm đảo chính, vì hầu hết những người này đều do Ông gắn sao cho họ. Chẳng bao lâu, được tin Ông chết. Nghĩ mà thương cho Ông, vì sợ anh em vì bảo vệ cho Ông mà đổ máu, sợ anh em giao tranh với nhau mất tiềm lực chống cộng, mà Ôngbị làm nhục, phải chết trong tay những kẻ vũ phu, trong một xe thiết giáp ».

    Trên đây, là những dòng của Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ đã viết trong cuốn sách: "Nhớ LạiNhững Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm", nơi trang số 169, thì chắc hẳn mọi người đều đã thấy được: cho đến giờ phút cuối của cuộc đời, giữa lúc tử – sinh, mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm vẫn không muốn có một người chiến sĩ nào phải đổ máu để bảo vệcho mình. Ôi! một tấm lòng cao cả: ngất ngưỡng như ngọn Hy Mã Lạp Sơn, và mênh mông như Ngũ Đại Dương góp lại.
    Tôi cũng xin nói thêm là tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà tôi đã đưa lên trên của bài viết này là tấm hình của bìa cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, theo Đại tá, thì Ông viết cuốn sách này, mục đích là để tặng cho những người còn giữ được lòng trung thành với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, chứ không có mục đích thương mại. Trước đây, lúc Ông còn khỏe Ông vẫn thường xuyên viết trên Văn Nghệ Tiền Phong, Ông đã ký tên: Nhật Lệ Nguyễn Hữu Duệ. Và Ông đã từ Hoa Kỳ gửi sang Pháp quốc, với những dòng chữ mà chính tay Ông đã viết tặng tôi vào ngày 24-11-2003. Phía sau bìa sách, Ông có chú thích tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là của Bác sĩ Giáp Phúc Đạt cho Ông được xử dụng. Hôm nay, tôi đưa tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm lên trên bài viết này cũng cùng như ýNguyện của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ và của Bác sĩ Giáp Phúc Đạt, nghĩa là để cho các vị:những người còn giữ được nguyên vẹn một tấm lòng trung nghĩa với Tổng Thống Ngô ĐìnhDiệm, để các vị được thấy lại hình ảnh của Vị Anh Hùng của Dân Tộc. Vậy, tôi rất mong quý vị trên các diễn đàn chớ lấy tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cho những mục đích khác. Đặc biệt, đối với những kẻ đã từng hạ bút viết những lời lẽ xúc phạm đến thanh danh của Tổng Thống, thì tuyệt đối không được lấy tấm hình của Tổng Thống, bởi những bàn tay đó, đã vô cùng bẩn thỉu khi dám viết lên những lời lẽ xuyên tạc, đầy ác ý, để bôinhọ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và cả dòng họ Ngô Đình.

    Và bây giờ tôi phải trở lại với chữ « Có » thứ 3 của « Tứ Bất Tử »:
    Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã có công ơn lớn với tất cả mọi người dân miền Nam : Kể từsau ngày 20-7-1954: Đó là: Công Cuộc Xây Dựng Tự Do – Thanh Bình – Phồn ThịnhTại Miền Nam .
    Chúng ta là những người dân của miền Nam , có lẽ nào lại quên rằng: Vào những năm từ 1954, đến đầu thập niên 1960. Dưới ánh sáng mới của Chính Thể Cộng Hòa. Dưới sựlãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Là những người Việt Nam đã từng sống vào thời kỳ ấy. Tất cả đều đã thấy được một Miền Nam Thanh Bình-Tự Do-no ấm thực sự.
    Ngày ấy, nếu những ai đã từng sống với những cảnh đêm về, dưới ánh trăng lành, trên khắp nẻo đường quê, bên những lũy tre làng rộn rã những bước chân của lớp người trai trẻ, với hình ảnh hiền hòa, chân phác. Họ đã đến với nhau trong những lần sinh hoạt của thanh niên, cùng nhau hòa lời ca với tiếng đàn Mandoline, với những bài hát ca ngợi quê hương dưới cảnh thanh bình. Bởi vậy, tôi vẫn nhớ dù không đầy đủ những bài ca, có bài tôi chỉ còn nhớ một đôi câu, hoặc một vài điệp khúc như sau:
    “Đây phương Nam, đây ruộng Cà Mau no lành. Có tiếng hát êm đềm trong suốt đêm thanh. Quê hương anh lúa ngập khắp bờ ruộng xanh. Lúa về báo nhiều tin lành, từ khắp đồng quê cùng kinh thành …
    Đây phương Nam, đây tình Cần Thơ êm đềm. Có lúa tốt quanh vùng nuôi sức dân thêm. Quê hương em bóng dừa ấp ủ dịu êm. Những chiều trăng rọi bên thềm, vọng tiếng khoan hò về êm đềm …
    Ai vô Nam , ngơ ngẩn vì muôn câu hò. Những tiếng đó khơi lòng vui sống ấm no. Trăng phương Nam sáng tỏa khắp bờ Cửu Long. Nước chảy con thuyền xuôi giòng, vọng tiếng khoan hò làm ấm lòng… ».
    Trên đây là những lời quê mà tôi muốn ghi lại, để các vị cao niên đã từng sống, từng chứng kiến những cảnh thanh bình nơi cố lý, của một thời đã mất, và sẽ không bao giờcòn tìm gặp lại, dù chỉ một lần nào nữa.!!!
    Và đó, là « Có công ơn lớn ở người đời »; bởi Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Người đã tậnhiến cả cuộc đời từ thuở còn trai trẻ, cho đến giờ phút cuối cùng đã Vị Quốc Vong Thân.
    Nhưng rồi những cảnh thanh bình ấy, đã bị bức tử khi cái gọi là « Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam » ra đời. Mà ác hại thay, những người công khai lãnh đạo cái mặt trận này lại là những « trí thức » đã được ăn cơm Quốc Gia nhưng lại thờ ma cộng sản, và những « nhà tu hành » của Phật giáo Ấn Quang. Những « nhà sư » đó sau ngày 30-4-1975, họ là « Hòa Thượng- Thượng tọa » đã được cộng sản Hà Nội trao gắn đầy những tấm Huân chương, Huy chương, là những bằng chứng về những hành vi và cũng là tội ác đã từng làm giặc, mà sưsãi Ấn Quang không có cách nào chạy chối cho được.
    Chính những kẻ « tu hành » bất nhân, thất đức như Thích Đôn Hậu – Thích Trí Quang – Thích Đức Nhuận – Thích Huyền Quang – Thích Quảng Độ v…v… và những tên đâm thuê, giết mướn như: Dương Văn Minh – Nguyễn Khánh – Trần Thiện Khiêm – Đỗ Mậu –Nguyễn Chánh Thi – Trần văn Đôn – Dương Hiếu Nghĩa v…v… chúng đã nhúng tay vào máu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chính những kẻ này, đã làm cho Miền Nam Tự Do phải sụp đổ, khiến cho hàng triệu Quân-Dân-Cán-Chí nh Việt Nam Cộng Hòa phải chịu cảnh đọa đày trong các « Trại tù cải tạo », với những cực hình dã man, tàn bạo nhất, có người đã chết ở bên bờ kẽm gai oan nghiệt của nhà tù. Và đã không biết bao nhiêu người đã chết nơi rừng thiêng, nước độc ở các « vùng kinh tế mới »; và đau thương nhất là những em bé gái đã chết dưới những bàn tay của những tên hải tặc, đã làm mồi cho cá, cho thú rừng, hay đã vùi thây trên ngàn dưới biển trên đường chạy trốn ngục tù cộng sản?!!!
    Ngoài những thảm cảnh đó. Chính những kẻ này đã đẩy lớp trẻ vào bước đường cùng, thương luân, bại lý!!!
    Riêng Đỗ Mậu, vốn là một tên gian manh, phản phúc, nên chẳng những đã nhúng tay vào máu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mà sau đó, hắn còn bắt giam rất nhiều vị, chỉ vìkhông ủng hộ đảo chính, trong đó có Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ. Song cũng chưa thỏa mãn, mà cho đến mãi sau này, khi đã chạy sang nước Mỹ, Đỗ Mậu cũng đã gian manh khi đã vẽ vời ra những câu chuyện láo khoét, rồi hắn đã nhờ đến mấy tên tay sai của Việt cộng, đã viết cho hắn cái cuốn: Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, mà nội dung, thì ngoài những lời kể của hắn, lại được mấy tên lưu manh này dàn dựng thêm vô số những chuyện trên trời, dưới đất, mục đích để bôi nhọ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và cả dòng họ Ngô Đình, và tên khố xanh Đỗ Mậu, hắn cũng đã về Việt Nam để công khai tái bản cuốn « Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi » và hắn đã chết sau những tháng ngày ngồi trên chiếc xe lăn tại « quê hương » của hắn. Nhưng có một điều là bọn này không biết rằng: Ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ nhiệm Bán Nguyệt San Văn Nghệ Tiền Phong, một tờ báo sốngthọ nhất, kể từ lúc mới ra đời từ năm 1956, ông đã tìm hiểu, và đã biết được những tên đãnúp ở phía trong cái quần của tên lính khố xanh Đỗ Mậu, để hoàn thành cái cuốn sách rác rưởi đó. Do đó, mà ông Nguyễn Thanh Hoàng đã cho mấy tên này ra rìa khỏi tờ Văn Nghệ Tiền Phong.

    Song nói đến Tổng Thống Ngô Đình Diệm, mà không nói đến Ông Ngô Đình Luyện là một điều vô cùng thiếu sót; bởi ông Ngô Đình Luyện cũng là một người đã hết lòng phụng sự cho Quốc Gia và Dân Tộc. Song cả một đời của ông Ngô Đình Luyện cũng không hềđược hưởng sự giàu sang phú quý, như những lời của những kẻ bất lương xuyên tạc. Vậy,một lần nữa, tôi xin trích một đoạn ngắn những lời kể của Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ trong thời gian gặp gỡ ông Ngô Đình Luyện tại Mỹ như sau:
    « Trên máy bay, khi từ toilets ra, dây lưng bị đứt, khiến quần ông muốn tụt ra, vì ông mặc đồ cũ từ ngày xưa, nay ông ốm hơn nhiều. Tôi phải tháo dây lưng của tôi cho ông dùng. Tôi cảm thấy thương ông, vì ông nói rằng cả chục năm nay, ông chưa mua quần áo mới và thay dây lưng.
    Ông nắm tay tôi và chảy nước mắt, làm tôi cảm động.
    Khi về Pháp, ông viết cho tôi một lá thư khá dài để cám ơn, nhắc lại cái dây lưng, và nói sẽgiữ suốt đời để làm kỷ niệm ».
    Ôi! Suốt cả cuộc đời của các Huynh–Đệ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã sống trong thanh khiết, chỉ biết đặt Tổ Quốc và Dân Tộc lên trên hết.
    Còn gì đáng kính phục, đáng thương hơn, đau lòng hơn, khi một vị Tổng Thống sau khi bị bọn đâm thuê, chém mướn giết chết, khi lục lọi cả tử thi của Người mà chỉ tìm được vỏn vẹn chỉ nữa gói thuốc Bastos xanh và một chuỗi Tràng Hạt còn vương đọng những giọt máu thiêng của vị Anh Hùng của Dân Tộc: Chí Sĩ Ngô Đình Diệm!!!
    Ôi! Không có một ngôn từ nào của nhân loại để có thể diễn đạt cho vừa những trang sửđầy đau thương và đẫm máu này???!!!
    Riêng tôi, khi viết lên những dòng này, tôi đã phải bao lần bị đứt quãng, vì không cầm được nước mắt, và mỗi lần như thế, những dòng nước mắt của tôi đã rơi xuống trên chiếc bàn phím này. Đây không phải là lần đầu tiên, mà mỗi lần nhìn tấm hình của Tổng Thống Ngô Đình Diệm là nước mắt của tôi lại cứ ứa ra, những giọt nước mắt của một con dân Việt đã khóc cho Người, khóc cho một Nước Việt Nam Cộng Hòa đã bị sụp đổ, song không phải sụp đổ vào ngày 30-4-1975, mà nó thực sự bắt đầu sụp đổ vào ngày 1-11-1963. Nhưng có một điều mà trước đây, ít ai nghĩ đến, là ngày đó Tổng Tổng Ngô Đình Diệm đã bị giết chết. Nhưng, Vị Tổng Thống đã Hồi Sinh ngay sau đó, và đã trở thành Bậc Anh Hùng Bất Tử.

    « Nhân-Quả »
    Viết đến đây, tôi muốn nói đến những kẻ đã từng tham dự vào vũng máu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị bào đệ. Những kẻ đó, có người đã chết. Nhưng trước khi chết, họ đã sống trong những tháng ngày đau khổ từ thân xác đến tinh thần, bởi bị chính lương tâm của họ kết tội. Có kẻ hàng ngày đau đớn ngồi trên chiếc xe lăn. Cũng có người đã bị chính vợ và con của họ đày đọa. Có kẻ trước khi chết đã bị chính con trai ruột củamình đã đuổi ra khỏi nhà giữa đêm đông giá buốt của Trời Âu. Và đó, là cái « Quả » mà họđã phải gặt từ cái « Nhân » mà họ đã từng gieo trước đó. Riêng những kẻ đã từng núp trong cái khố xanh của Đỗ Mậu hiện vẫn còn sống, nhưng tôi tin rồi sẽ có một ngày chúng cũng sẽ ngồi trên chiếc xe lăn trước khi gục chết như tên Đỗ Mậu.
    Ngoài ra, một số tên vẫn còn sống trong những thứ hư danh, những kẻ đó, có lẽ nào trong suốt bao nhiêu năm qua, mà không một lần nữa đêm tỉnh giấc, vì hình ảnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cùng nhị vị bào đệ là ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và ông Ngô Đình Cẩn, với thân xác nhuộm đầy máu. Hoặc hình ảnh của một vị Tổng Thống với ánhmắt nhân từ, đã từng thân ái cài lên ngực áo của họ những chiếc lon từ cấp Úy, Tá, Tướng, để từ đó họ bước lên đài danh vọng. Và để rồi sau đó, họ đã lấy oán trả ân, bằng dã tâm thua cả loài lang sói. Chúng đã giết chết chính người đã thi ân cho chúng, chúng đã mất cả lương tri, thua cả một con chó, vì loài chó dù cho có đói đến đâu, nó cũng đành chịuchết, chứ chúng không bao giờ ăn thịt của đồng loại (chó). Chúng cũng không bao giờ cắnchủ, kể cả người đã cho nó ăn, dù chỉ một lần.
    Đến đây, tôi muốn nói tới Tướng Nguyễn Khánh. Bởi ông ta cũng là một kẻ bất nhân, bất nghĩa, bất lương, Nguyễn Khánh đã vô cùng tàn ác, khi xuống tay giết chết một người vô tội là ông Ngô Đình Cẩn là bào đệ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Nên biết, những người dân chân thực tại miền Trung, họ đều biết về ông Ngô Đình Cẩn là một người Đại Hiếu- Tận Trung và Nhân Từ, không như những kẻ đâm thuê, giết mướn với lòng dạ bạc ác, bất nhân đã cố tình tuyên truyền, xuyên tạc với những chuyện động Trời như: « Ông Cẩn giết các nhà sư rồi chôn dưới gốc cây cam, mỗi gốc cây cam trong vườn của ông Cẩnlà một xác nhà sư ». Và cũng nên biết, trước khi ông Ngô Đình Cẩn bị xử bắn, thì một « Ủy Ban Điều Tra Tội Ác Gia Đình Nhà Ngô » đã được thành lập, và ủy ban này đã đến tận nơi, đã đào tận gốc rễ của từng gốc cây cam. Lúc ấy, mọi chuyện đều đã sáng tỏ, là không hềcó một xác người hay vật gì dưới những gốc cây cam.
    Sau đó, mặc dù « Ủy Ban Điều Tra Tội Ác Gia Đình Nhà Ngô » đã lập biên bản với nhiều chữ ký của các vị trong « Ủy Ban » này, và đem trình lên các cơ quan hữu trách, nhưng tướng Nguyễn Khánh đã không thèm ngó tới, không cần đến sự thật, mà đã cương quyết phải giết chết ông Ngô Đình Cẩn cho bằng được.
    Nguyễn Khánh thật vô cùng tàn ác, khi xuống tay để giết chết ông Ngô Đình Cẩn trong lúc ông đang bệnh nặng, nằm liệt giường tại khám Chí Hòa, vì thương Mẹ già, vì đau xót về cái chết thảm của nhị vị bào huynh. Nguyễn Khánh nên nhớ, khi ông ta giết ông Ngô Đình Cẩn, là ông đã giết cùng lúc thêm hai mạng người nữa, vì ngay sau đó, Cụ Bà Thân Mẫu của ba vị đã vì quá đau đớn, nên cũng đã chết theo ba người con.
    Ôi! ai đã từng « Tre già khóc măng » thì mới thấu được nổi đau đớn của Mẫu Thân của Tổng Thống Ngô Đình Diệm!!!
    Và cũng trong cuốn sách: Nhớ Lại Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ, ông đã viết về ông Ngô Đình Cẩn nơi trang số 118 – 119, nhưsau:

    « Ông Khánh lãnh đạo Quốc Gia, mà hành động như một thằng hề, trái hẳn với Tổng ThốngNgô Đình Diệm. Ông Khánh rất sợ báo chí, sinh viên, nhất là các thượng tọa, như sợ cha đẻvậy. Tôi bất bình nhất là ngày ông « chỉnh lý » ông chê « ông Minh đã giết anh em ông Diệm một cách dã man » rồi ông kể lể làm như thương và phục Tổng Thống Ngô Đình Diệm lắm, đểlấy lòng anh em chế độ cũ. Nhưng khi ra Huế gặp thượng tọa Trí Quang là sợ ngay, là kýgiấy hành quyết ông Cẩn là người độc nhất còn ở Việt Nam . Vả lại ông Cẩn đang bệnh tật nặng ở khám Chí Hòa, và chả có tội gì rõ ràng để bị xử bắn.
    Sau này anh Tuyên là em của Đức Cha Nguyễn Văn Thuận, là cháu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm kể với tôi rằng: ông Khánh cho người liên lạc với gia đình đòi một số tiền đểgiữ mạng sống cho ông Cẩn, số tiền là tám mươi triệu. Nếu đủ sức thì cảdòng họ sẽ đóng góp để lo, nhưng nhiều quá thì chạy đâu ra. Anh Tuyên hiện đang ở Hoa Kỳ. tôi thấy « gian hùng như Tào Tháo » mà mọi người vẫn gán cho ông là quá đúng ».

    Thực ra, ngoài chuyện Nguyễn Khánh đã đòi tiền chuộc mạng, ông Ngô Đình Cẩn cũng đã chết vì đặt lòng tin vào những tên thầy chùa của Phật giáo Ấn Quang như: Thích Trí Quang – Thích Đôn Hậu vv… Nên biết, vào thời đó, ông Ngô Đình Cẩn đã nuôi các sưsãi Ấn Quang trong nhiều chùa tại miền Trung, đặc biệt là các chùa Thiên Mụ, Từ Đàm, Từ Hiếu v …v… tại Huế, chính ông Ngô Đình Cẩn đã từng lo hết sức chu đáo cho mấychùa này từ gạo, tương v…v…và cung cấp cả tiền bạc, phương tiện di chuyển, Ông đã xem Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu là thượng khách. Nhưng rồi ông Ngô Đình Cẩn đã chết về tay của chính Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu. Và tướng Khánh đã giết ông Ngô Đình Cẩn, còn vì lời giao ước với Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu.
    Nhưng Nguyễn Khánh còn một hành vi tàn ác nữa, là đã xử bắn ông Phan Quang Đông, là người chịu trách nhiệm lo cho những vị mà do ông Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn đã đưa họ trở về miền Bắc ngay khi họ vừa vào Nam, hoặc sau đó. Nên nhớ, khi giếtchết ông Phan Quang Đông là Nguyễn Khánh đã chặt tay, chặt chân, cắt đứt con đường về của các chiến sĩ đã được đưa ra miền Bắc để sống trong lòng địch. Và bởi không có đường về, nên họ đã phải tự tìm cách để sống còn trong mỏi mòn chờ đợi, cho đến ngày 30-4-1975, thì họ đã hoàn toàn tuyệt vọng. Vì thế, nên có người đã phải chết trong uất hận khôn nguôi!!!
    Song rồi cuối cùng Nguyễn Khánh cũng đã biết, đã thấy rõ là Phật giáo Ấn Quang không bao giờ giữ lời giao ước với bất cứ một ai, kể cả tôn giáo, đảng phái hay người của một cường quốc.
    Bởi, Ấn Quang chỉ lợi dụng tất cả những « chính khách » hoặc cá nhân cũng như đoàn thể, kể cả ngoại nhân. Đồng thời cũng lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt, để tóm thâu « Sơn Hà Xã Tắc » vào trong lòng bàn tay độc nhất, và chỉ riêng là của Ấn Quang mà thôi.
    Với cuồng vọng ấy, Ấn Quang đã, đang và sẽ không từ bất cứ một thủ đoạn nào, kể cảgiết hại người thân yêu, cốt nhục. Vì Phật giáo Ấn Quang đã học tập, đã thấm nhuần và đã quyết tâm lấy « Cứu cánh để biện minh cho phương tiện ».
    Nhưng, như lời Đức Phật đã dạy về luật « Nhân-Quả ». Vì thế, tất cả những kẻ đã gieo những « Nhân » nào, thì tất nhiên phải có một ngày sẽ phải gặt lấy cái kết « Quả » ấy.

    Riêng về việc “Vinh Danh”, Tổ chức Lễ giỗ, tạc tượng, lập đền thờ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì bất cứ ai muốn núp dưới ánh hào quang của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì muốn nói, muốn viết và muốn làm gì cũng được, vì chẳng có ai cấm. Nhưng, tất cả phải nên nhớ cho rằng: Những lời nói, những bài viết mà những kẻ đó đã viết ra bằng giấy trắng mực đen, tất cả vẫn còn lưu giữ trên sách, báo, trên mạng lưới toàn cầu, chúng sẽ không bao giờ bôi xóa cho hết được. Đừng có mơ rằng sẽ lừa bịp được thiên hạ.
    Và nhân đây, tôi muốn nói với những kẻ ấy rằng: Tại sao ông Ngô Đình Quỳnh, thứnam của ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, năm nay đã gần sáu mươi tuổi, mà vẫn sống độc thân, không lấy vợ, ông có học vị Tiến Sĩ Kinh Tế, đang làm đại diện cho nhiều công tycủa nhiều nước, trong đó có Hoa Kỳ, ông không thiếu tiền bạc, song ông không bỏ tiền ra để xây mộ cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn, mà tất cả tiền lương của ông, ông chỉ dành chút đỉnh để sống, còn tất cả Ông đã đem dâng hiến cho các cơ sở từ thiện???

    Nên biết, ba ngôi mộ của ba vị tại Lái thiêu, Việt Nam, chỉ khắc mỗi ngôi mộ với chữ“Huynh” và “Đệ”, là không phải do các con, các cháu của ba vị, hay của các vị trongdòng họ Ngô Đình đã bỏ công, bỏ của ra để xây ba ngôi mộ đó.
    Ôi! ba ngôi mộ không khắc ghi tên tuổi, chỉ vỏn vẹn có chữ “Huynh” và “Đệ”, song hiện nay, tại Việt Nam, cứ mỗi ngày sự linh thiêng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm càngvang vọng, và mỗi ngày càng tăng thêm con số của những người dân từ khắp nơi đã đổ vềLái Thiêu, để tìm đến ba ngôi mộ, để cầu xin những điều mà chính con người và khoa họckhông thể làm nổi, nhưng chỉ cần đến thắp một nén hương cắm lên ba ngôi mộ, với những lời cầu xin chân thành, thì Anh Hồn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm sẽ cho họ được toạinguyện.
    Mọi người cũng cần phải biết rằng: Việc tạc tượng hay lập đền thờ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm không phải là chuyện của một tổ chức hay của một nhóm người. Mà việc đó phải do một chính phủ, một chính phủ phải do mọi người dân bầu ra, rồi chính phủ ấy bắt buộc phải trả lại công đạo cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị Bào đệ là ông cốvấn Ngô Đình Nhu và Ông Ngô Đình Cẩn, và sẽ được quyết định bởi Quốc Hội của một ThểChế.
    Và sau khi đã được sự đồng thuận, Quốc Hội sẽ công bố một định luật, thì ngay trên đất nước Việt Nam sẽ có những Đại Lộ Ngô Đình Diệm – Đại Lộ Ngô Đình Nhu – Đại lộ Ngô Đình Cẩn, đồng thời sẽ có những Đền Thờ Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng nhị vị Bào đệ, và một trang sử mới cũng sẽ được khắc ghi thêm tên tuổi của ba vị anh hùng đã cương quyết để bảo vệ Tổng Thống, mà chính bọn Hội Đồng Gian Nhân Phản Loạn đã biết chắc chắn, là phải bước qua xác chết của cả ba người thì mới giết được vị Tổng Thống. Chính vì thế, mà bọn chúng đã giết cả ba vị, đó là: Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Đại Tá Lê Quang Tung cùng người em ruột là Thiếu Tá Lê Quang Triệu. Và rồi những Bảo Tàng Thư và những con đường sẽ được mang tên của nhiều vị Anh Hùng của Dân Tộc đã Vị Quốc Vong Thân.
    Những kẻ bán buôn chính trị hãy nhớ cho thật kỹ những điều đó.

    Tạm Thay Lời Kết:
    Như Nhân loại đã từng chứng kiến, kể từ thời Sáng Thế, từ Đông sang Tây. Lịch sử đã chứng minh, hể cái gì nó đã trở thành chân lý, thì con người có dùng mọi thủ đoạn gian manh đến đâu, cũng không bao giờ thay đổi chân lý đó cho được.
    Bởi vậy, mà cho dù bao nhiêu năm qua, đã có rất nhiều kẻ manh tâm đã từng dùng những ngụy bút, ngụy sách, ngụy báo, để cố tình bịa đặt, xuyên tạc, để bôi nhọ, mục đích là để hạ thấp uy danh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, để mong làm tróc thủy* phần nào của một tấm gương, nhưng dù cho đến ngày tận thế, thì bọn chúng cũng đừng hòng được toại ý, vì tấm gương ấy quá toàn bích.
    Chính vì thế, mà tôi đoan chắc rằng: Không phải riêng đối với những tên gian manh kia, mà cả trên quả địa cầu này, cũng không một ai có thể làm nổi chuyện đó, bởi lịch sửvốn công bằng, bởi Tổng Thống Ngô Đình Diệm Người đã có Công Nghiệp Vĩ Đại là đã khai sinh ra nước Việt Nam Cộng Hòa. Đã một thời xây dựng được một Miền Nam Tự Do Thanh Bình thực sự. Và với Tài-Đức, Liêm-Khiết, Nhân-Từ: Người đã tận hiến cả đời mìnhcho Quốc Gia và Dân Tộc, với chân lý đó, thì:
    Đời Đời hình ảnh của Chí Sĩ Ngô Đình Diệm: Bậc Anh Hùng đã Vị Quốc Vong Thân vấn mãi mãi uy-nghi, ngời sáng và Bất-Tử trong tâm trí của tất cả những người Việt Nam yêu nước chân chính.

  • #2
    2 tháng 11, 1963 : Nhớ về ông bà Ngô Đình Nhu

    2 tháng 11, 1963: Nhớ về ông bà Ngô Đình Nhu

    Nguyễn Văn Lục





    Tôi mới nhận được một giấy mời tham dự Lễ Tưởng niệm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm vào ngày 02/11/2007. Tôi không một chút suy nghĩ và đã nhận lời. Lần đầu tiên nhận một giấy mời như thế kể từ khi ông chết. Cám ơn ban tổ chức.

    Tôi nhìn thấy tên người tổ chức: ông Lê Châu Lộc. Người đã có thời hãnh diện vì đã được sống bên cạnh vị tổng thống ấy. Từ Lê Châu Lộc, tôi liên tưởng đến những người từng có cơ hội gần gũi với ông Tổng thống Diệm như Đỗ Thọ, Nguyễn Hữu Duệ, Cao Xuân Vỹ, Tôn Thất Thiện, Cụ Quách Tòng Đức, Huỳnh Văn Lang, Trần Kim Tuyến Lâm Lễ Trinh, cụ Đoàn Thêm, Võ Văn Hải, Nguyễn Thành Cung, Nguyễn Cửu Đắc, Nguyễn Văn Minh và v.v...

    Ít ai có lời phỉ báng, nặng nhẹ, nếu không nói là một lòng, một dạ. Hình như ít có vị lãnh đạo nào, dù đạo hay đời mà khi chết đi để lại thương nhớ và niềm kính trọng nơi những kẻ dưới quyền đến như ông? Hồ Chí Minh chăng? Không. Nào ai khác không có. Nhớ những người này, những kẻ một lòng, một dạ với ông thì đồng thời tôi cũng muốn không nhớ tới Đỗ Mậu, một số tướng lãnh hay Thích Trí Quang và Cabot Lodge. Nói chi đến thứ viết như Nguyễn Đắc Xuân, viết bẩn, bôi bẩn.

    Tôi sẽ đến đó với một tấm lòng thanh thản.

    Bởi vì tôi đi đến đó không phải để vinh danh một vị tổng thống của nền đệ nhất cộng hoà. Đến đó không phải để tôn sùng, không phải để thần thánh hóa như người ta mỉa mai. Đến đó không phải vì ngu muội.vì thiếu hiểu biết lịch sử. Như người ta chửi. Cũng chẳng một chút mưu cầu gì. Bất cứ mưu cầu gì. Và có thể, tất cả những người đến đó, như tôi, đều chẳng có mưu mô, mưu cầu nào cả. Mưu cầu dựng lại đảng Cần lao nhân vị? Buồn cười. Đừng ai gán ghép gì cả. Có người vui mừng vì những cái chết đó. Có người buồn, thương tiếc. Người vui thì được, tại sao lại khó chịu khi người khác không vui, khi người khác buồn? Hãy cứ để cho người vui được vui và người buồn được phép buồn.

    Tôi đến với một chút lòng. Chỉ có thế. Đến vì nghĩ rằng những năm tháng ấy, mặc dù chẳng phải là một xã hội toàn hảo. Mặc dù xã hội ấy chập chững khập khễnh giữa dân chủ, phong kiến, tự do và độc đoán. Tôi tránh chữ độc tài bởi vì nó nhiều mức độ quá. Và tôi vẫn tự hào với mình, với bạn bè mình, đó là những năm tháng đẹp nhất quãng đời tuổi trẻ của tôi, của chúng tôi .Tôi đã hỏi các bạn bè tôi, ít ai nói khác.

    Hỡi những ai, những loài chim ri, chim sẻ đã từng là Chu Văn An, Petrus Ký, Gia Long, Trưng Vương. Nói lên đi, đã có lần nào các anh bị tù, bị bịt mồm, bịt miệng một cách bất công, bị đàn áp một cách vô lý… Và các anh, các chị đã có lúc nào cảm thấy bị ngộp thở, bị đè nén trong thời gian đó vì lý do tôn giáo? Do ai và người nào, bày tôi nào mà chúng ta bị đối xử như thế? Hãy tìm cho tôi một thời gian nào của mảnh đất miền Nam trong 20 năm và nay nửa thế kỷ đã qua những ngày tháng tốt đẹp hơn những ngày tháng ấy?

    Tôi nhắc lại nơi đây một nhận xét của Võ Phiến về giai đoạn 1954-1963 như sau:

    “Trong khung cảnh thái bình, nước nhà vừa có chủ quyền ..., chính phủ đang được tín nhiệm, trong không khí vui vẻ xây dựng một miền đất tự do, văn học nghệ thuật đã phát triển nhanh chóng mạnh mẽ. Tình hình văn học trong giai đoạn mở đầu miền Nam phản ánh cái phấn khởi, tin tưởng, tích cực….Sang giai đoạn sau cả văn nhân lẫn văn chương đều hóa ra phong trần…
    (Trích Văn học miền Nam tổng quan, Võ Phiến, trang 207)

    Trước 1954 và sau 1963, chúng ta đã sống thế nào? Trước 1954, nhiều nỗi bấp bênh. Tương lai vô định. Sau 1963, tình thế rối beng, tuổi trẻ chán ngán.

    Trong khi thời gian từ 1954, miền Nam như một miền đất hứa cho nhiều người. Chúng ta đã đến đó và góp bàn tay, góp trí óc chúng ta xây dựng mảnh đất miền Nam ấy. Hơn thế nữa, chúng ta đã góp xương máu để giữ nó, mặc dù bây giờ chúng ta đã mất. Mất tất cả? Dù thế, chúng ta đã để lại một di sản văn hóa, tinh thần tự do và một thể chế hành chánh tương đối quy mô và hữu hiệu.

    Và chỉ khi thật sự mất miền Nam, chỉ khi chúng ta không còn gì… chúng ta mới có dịp so sánh và nhìn lại. Chúng ta mới thực sự hiểu và đánh giá đúng mức cái gia tài văn học, văn hoá, giáo dục của miền Nam. Nhiều khi, chúng ta đã có lúc đòi cái nọ, cái kia mà thực sự cái chúng ta đòi đã nằm sẵn trong túi áo?

    Nghĩ lại thời đó, chúng ta vẫn thong dong tuổi trẻ? Chúng ta đã được đào tạo đến nơi đến chốn? Trường y, trường dược, trường kỹ sư Phú Thọ, trường Quốc Gia Hành Chánh với các đại học Sài Gòn, Đà Lạt, Huế.

    Chúng ta từ đâu mà lớn lên và trở thành những chuyên viên hàng đầu của miền Nam Việt Nam? Hãy cố nhớ lại xem. Hãy dùng tất cả cái tấm lòng để nhớ đến. Nơi ấy vẫn là một niềm Nam đáng sống với những ngày tháng tuổi trẻ được lớn lên và trưởng thành. Theo cụ Đoàn Thêm, dự án trung tâm Phú Thọ tưởng không thành vì thiếu giáo sư. Ông Diệm bảo:
    “Có nhiều học nhiều, có ít học ít, đợi đến bao giờ và cứ cho phép mở.
    Viện Đại học Đàlạt được thành lập dễ dàng với sự nâng đỡ đặc biệt của ông.
    Ông trợ cấp nhiều cho Đại học Huế, tặng tiền dịch sách để tiến tới một cơ quan dịch thuật và khuyến khích lập một viện Hán học.
    Ông hoan nghênh sự cố gắng chấn hưng Nho giáo của Hội Khổng Học và dặn Bộ giáo dục tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm Khổng tử.
    Như sự trưởng thành của quân đội, từ những tiểu đoàn bộ binh hay khinh binh thời Bảo Đại tới một lực lượng hùng hậu với đủ các quân chủng và binh chủng, là kết quả nỗ lực của mọi cấp chuyên trách Việt Nam với sự giúp đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ”
    Nay thì đã mấy lần từ ngày 01/11/1963? Hơn 40 năm rồi. Có điều gì cần phải nói nữa không? Có nhiều điều chúng ta không nên nhớ đến nữa. Forgive and forget. Có nhiều điều nên quên để di dưỡng tuổi già, để nhìn về thế hệ con cháu chúng ta.

    Độc giả nghĩ rằng tôi sẽ viết về ông Diệm. Thưa không. Viết về ông, nhiều người đã sống bên cạnh ông viết đủ và họ có đủ tư cách để viết về ông hơn tôi gấp bội.



    Ngô Đình Lệ Thuỷ (con gái ông bà Nhu), Trần Lệ Xuân và ông Cố vấn (duyệt đội danh dự của “Phong trào Phụ nữ Liên đới” tháng 4-1962)
    Nguồn: vsnonline.net

    Cho nên, bài này tôi sẽ viết về vợ chồng ông Nhu, bị hiểu lầm và bị ghét nhất là bà Ngô Đình Nhu. Nhiều người không ưa bà, ghét là đằng khác, khinh nữa. Nhiều người bênh ông Diệm, thương mến ông, nhưng vẫn dè dặt khi nói về ông Nhu, bà Nhu. Tôi biết rõ. Vì chính tôi cũng chẳng thể nào quên được câu nói phạm thượng và xấc xược của bà khi Hoà thượng Quảng Đức tự thiêu.
    Nhưng đã trót quý mến ai rồi thì khó mà nghĩ khác được. Trước đây, tôi đã trót quý mến Nam Phương Hoàng Hậu.Và niềm kính trọng vẫn còn đó. Nay thì đến lượt ông bà Nhu cũng vậy thôi.

    Nhớ lại, khi ấy, tôi còn rất trẻ. Tôi đã đôi lần theo anh cả tôi “đi học” một người là ông Ngô Đình Nhu. Không biết bằng cách nào, do ai nói mà tôi vẫn nhớ đinh ninh đó là những lớp học về xã hội. Sau này, đọc sách vở thì tôi hiểu đó là những khóa huấn luyện cho thanh niên hồi đó.

    Đầu óc làm chính trị, nhìn xa nên nhóm ông Nhu đã mở ra các lớp huấn luyện này để chuẩn bị khi thời cơ đến. Thành phần những người theo học, căn cứ vào anh cả tôi thì họ phải có trình độ tương đương tú tài hoặc hơn thế nữa. Chắc phần lớn là người theo đạo Thiên Chúa giáo. Các buổi học đều diễn ra vào buổi chiều thứ năm, tại 40 phố Nhà Chung Hà Nội. Tại sao tôi lại nhớ là chiều thứ năm? Bởi vì tôi theo học tại trường dòng Chúa Cứu thế nên ngày thứ năm là ngày “sortie”, chúng tôi được nghỉ đi chơi hoặc về thăm gia đình. Tôi về thăm chỗ anh tôi nên bắt buộc phải đi theo anh tôi “theo học” lớp Xã hội. Có lẽ, tôi là học viên trẻ tuổi nhất ngồi hàng ghế cuối. Phòng học chỉ có một cửa lớn ra vào nên mọi người phải đi qua cửa này để vào phòng học.

    Trong những dịp này, tôi được nhìn thấy ông Ngô Đình Nhu. Dưới mắt một đứa bé con thì anh tôi là người tài giỏi hơn người. Thật vậy, vào năm 1953, anh tôi đã thi xong Phần 1, tiến sĩ triết học ở Bỉ và 1955 về nước tình nguyện ra miền Bắc phục vụ. Vậy mà ông này, cái ông dáng người cao gầy, da nám xám, mái tóc rậm đen lại còn là thầy dạy anh tôi. Ông phải giỏi biết chừng nào. Nhìn ông mà trong lòng chỉ biết nể phục.

    Ông Nhu luôn luôn mặc loại áo bốn túi bỏ ra ngoài. Áo bốn túi mầu nâu hồng nhạt.
    Ăn mặc khá dản dị. Cười nhếch mép và nhẹ nhàng khi đi qua những người đứng trước cửa. Ít nói và điềm đạm.
    Mặc dù chỉ là ký ức của một đứa trẻ con, tôi nghĩ rằng nay nhắc lại có thể giúp thêm sử liệu về những hoạt động của ông Nhu khi còn ở Hà Nội. Việc ông lấy bà Nhu cũng đã gây một dư luận khá ồn ào lúc bấy giờ ở Hà Nội. Vì một lẽ dản dị là cả hai ông bà đều thuộc những gia đình danh gia vọng tộc.

    Nhưng khoảng cách tuổi khá lớn giữa hai ông bà cũng là cớ sự cho những lời đồn thổi sau này kể từ sau 1963.
    Đối với tôi, sau 1963, cái gì cũng trở thành đầu đề để đàm tiếu gia đình ông Nhu. Có cần nhắc lại những điều viết bất xứng về bà Nhu của những người như Hoàng Trọng Miên, Nguyễn Đắc Xuân không?

    Xin được nhắc lại một lần cuối. Trong bài ký: “Theo Đoàn Sinh viên Huế, tham quan con đường ‘gặt bão’ của anh em Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn tháng 11–63"

    Ông Xuân đã viết với lối viết quen thuộc, nửa hư, nửa thực như sau:

    Suốt tuần qua báo chí Sài Gòn đăng nhiều phóng sự điều tra về những bí mật trong dinh Gia Long, đặc biệt là những hình ảnh sex mà họ gán cho là của bà Trần Thị Lệ Xuân – vợ cố vấn Ngô Đình Nhu – người tự mệnh danh là đệ nhất phu nhân VNCH. Do đó khi được vào tham quan, chúng tôi đến ngay phòng ngủ của bà Lệ Xuân phía gần đường Pasteur. Cái phòng này bị dân chúng phá tanh banh. Các sĩ quan chỉ cho chúng tôi hệ thống kính soi được lắp kính bốn mặt tường và họ giải thích rằng bà Lệ Xuân lắp hệ thống kính như thế để mọi hoạt động thân thể riêng tư của bà trong phòng nầy bà có thể ngắm được từ nhiều phía. Và người ta cũng hướng dẫn cho chúng tôi rằng phòng riêng của Tổng Thống Diệm gần phòng riêng của cô em dâu. Ông Ngô Đình Nhu muốn vào phòng riêng của của vợ phải đi qua phòng của anh trai ông. Không rõ thực hư như thế nào, cho đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu có đúng như thế không và tại sao như vậy?

    Và Nguyễn Đắc Xuân viết tiếp:

    Những thành viên trong đoàn sinh viên Huế đi tham quan ngày ấy, hiện nay vẫn còn ở Huế khá đông như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, bác sĩ Phạm Thị Xuân Quế, anh Lý Văn Nghiên, ở Đà nẵng có bác sĩ Lê Quang Tái, ở TP Hồ Chí Minh có Tiến sĩ Thái Thị Ngọc Dư, nhà giáo Nguyễn Đình Hiển, ở Đức có Tiến sĩ Thái Thị Kim Lan, ở Pháp có Lê Thị Thảo; ở Mỹ có Nguyễn Thị Kim Tri, ở Úc có Nguyễn Thị Kim Xuyến v.v... Ba thành viên chủ chốt trong đoàn nay không còn nữa là Nhà thơ Trần Quang Long (ra trường năm 1965), tham gia kháng chiến và hy sinh ở chiến trường Tây Ninh năm 1968; Nguyễn Thiết đang học năm thứ ba thì thoát ly, phụ trách Thanh niên Thành ủy Huế, hy sinh năm 1968; Vĩnh Kha, về sau làm Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Huế, lãnh đạo sinh viên phát động các cuộc đấu tranh chống các chính quyền Diệm mà không có Diệm. Kha mất vì bệnh gan vào giữa những năm Tám mươi.

    Theo ông Ngô Bảo (nhà thầu tốt nghiệp trường Mỹ thuật bên Pháp) có trách nhiệm trang trí tư dinh của Tổng thống Ngô Đình Diệm cho người viết hay: phòng ăn dinh Gia Long được trang trí với tranh sơn mài Thành Lễ. Riêng phòng bà Nhu chỉ treo độc nhất một bức anh vẽ bán thân bà Nhu, do hoạ sĩ Nguyễn Khoa Toàn vẽ (1). Bức tranh vẽ bà Nhu mặc áo cánh lụa, có hơi rõ nét nổi lên phần ngực phía trong làn áo. Chỉ có vậy. Người viết hỏi thêm, có thấy các bức tường chung quanh phòng bà Nhu đều có gương phản chiếu không? Ông Ngô Bảo cho biết: Làm gì có chuyện đó. Tường thường như mọi bức tường nhà khác.

    Chi tiết mà ông Ngô Bảo, nay đã 78 tuổi, cho biết một lần nữa chứng tỏ chắc chắn rằng Nguyễn Đắc Xuân đã bịa đặt, viết lếu láo và đám nam nữ sinh viên cùng tham dự buổi tham quan dinh Gia Long đã im lặng. Im lặng ở đây được coi là đồng loã.



    Bà Trần Lệ Xuân, Madame Nhu
    Nguồn: Time.com

    Dù chỉ nhìn thoáng qua, ấn tượng về ông còn được ghi nhớ mãi trong tôi. Nhưng ấn tượng đó còn được ghi khắc thêm là trong số học trò của ông Nhu có linh mục Phước. Lm Phước kể lại cho tôi là có dịp đi Đà lạt sau này, có đến thăm thày cũ. Ông đã hết lời nói về gia đình thày của mình. Ông Nhu thì học cao, hiểu rộng, tài trí hơn người. Ai ai cũng phải nhìn nhận như vậy. Cụ Đoàn Thêm nhận xét: “Về phương diện trí thức, trình độ của ông Nhu rất cao. Học vấn cổ điển và nhân bản của ông rộng và vững. Qua lời nói ề à, kẻ chú ý có thể bắt gặp những nhận xét sâu sắc về người và việc, một sự khó thấy ở ông Diệm, và ít thấy ở người chung quanh.”

    Bà thì vừa xinh, vừa trẻ đẹp, giữ gìn gia phong nề nếp. Thêm một lần nữa, tôi có một ấn tượng rất tốt đẹp về bà Nhu. Theo cha Phước khi đến thăm ông Nhu cùng với vài người khác ngồi ở phòng khách. Chủ khách đàm đạo trong khi bà Nhu không dám ngồi mà chỉ đứng chắp tay vào nhau để trước bụng.

    Đấy là cử chỉ của những gia đình có lễ giáo nghiêm ngặt. Tôi không nói thêm cho bà cũng không nói bớt cho.

    Nghe sao thì nói lại.

    Mà câu chuyện này tôi nghe khi còn ở ngoài Bắc trước khi có cuộc di cư.

    Cung cách ấy, cử chỉ như thế, giáo dục nghiêm ngặt, lễ giáo như thế. Sau này có điều gì đi nữa. Làm sao tôi có thể nghĩ xấu cho người phụ nữ này được?

    Ai nghĩ xấu thì đó là việc của họ. Còn tôi thì không. Ai ghét thì cứ việc. Còn tôi không là không. Nói xấu cho một người thì dễ. Kính trọng được một người thì mới là điều khó.

    Bẵng đi một thời gian gần 10 năm, tôi lại có dịp khác “gặp lại” ông Nhu trong một khung cảnh khác. Hồi ấy, tôi còn là sinh viên Đại học Đà Lạt nên thường tham dự những buổi lễ do nhà trường tổ chức. Đôi lần lại có dịp được thấy ông Nhu. Ông không mặc áo bốn túi nữa, mà áo veste. Gương mặt có phần trĩu nặng ưu tư. Mặc dầu là cố vấn Tổng Thống, ông xuất hiện hết sức low profile. Ngồi một góc. Im lặng. Ai khen thì khen. Ai vỗ tay thì vỗ. Ông vỗ nhẹ tay lấy lệ, còn vẫn ngồi bất động như thể đang nghĩ về một vấn đề gì khác. Gần như ông không chú ý đến ai cả. Có cảm tưởng như ông bắt buộc phải ngồi đó. Có thể ông ghét những thói bề ngoài rình rang với đôi chút tâng bốc, xu phụng. Cả buổi lễ, ông chỉ ngồi chống tay trên thành ghế. Không nhúc nhích, không nói nửa lời.

    Nói như cụ Đoàn Thêm thì ông Nhu “cử chỉ lạnh lùng bắt người ta nhớ đến câu của Racine gán cho Néron: ‘Ami ou ennemi, il suffit qu’on me craigne’ (Bạn hay thù, miễn là họ biết sợ mình là đủ).”

    Học giả Nguyễn Khoa Toàn, thi sĩ kiêm hoạ sĩ tài danh, tốt nghiệp trường Hậu bổ như ông Diệm và lớn hơn ông Diệm năm, sáu tuổi. Cụ Toàn từng giữ nhiều chức vụ hệ trọng như Tá lý Bộ học thời Ngự tiền Văn Phòng (tương đương với Thủ tướng) Phạm Quỳnh, Bộ trưởng Giáo dục trong Chính phủ Nguyễn Văn Xuân và Đại sứ ở Thái Lan thời Bảo Đại năm 1949. Khi mới về nước, Thủ tướng toàn quyền Ngô Đình Diệm lưu dụng cụ Toàn ở Bang Kok hai năm trước khi cụ về hưu.

    Hoạ sĩ Toàn là cha của bà Nguyễn Khoa Diệu Mai, nhạc phụ của Võ Văn Hải, cựu Chánh Văn Phòng Đặc biệt của Thủ tướng Ngô Đình Diệm (Trích “Nén hương cho bạn Võ Văn Hải”, Lâm Lễ Trinh, California, 27/08/2006).
    Phần tôi, có lẽ chẳng có lệ thuộc gì với ông, tôi nhìn chăm chăm vào ông. Kính phục thì có, sợ thì không.

    Tôi dành cả buổi lễ quan sát ông không sót một cử chỉ nào. Ông khác hẳn các viên chức như các ông Trương Vĩnh Lễ, Trương Công Cừu. Cụ Lễ thì khúm núm ra mặt. Các ông lần lượt lên rước lễ mà chắc hẳn ông Nhu không hề chú ý đến những cử chỉ , thái độ của mấy ông này.

    Ông không phải là loại người của đám đông.

    Cứ nghĩ lại coi, trong 9 năm cầm quyền. Có bao giờ thấy ông Nhu xuất hiện công khai, đăng đàn diễn thuyết (chỉ trong trường hợp thuyết trình học tập như ở Suối Lồ Ồ) đao to búa lớn, hay hình ảnh đăng dài dài trên báo hà rần, cờ xí, duyệt binh, gắn lon gắn chậu, tiền bạc xa hoa, xe cộ tiền hô hậu ủng.

    Không. Ông Nhu ít xuất hiện, ít phô trương. Ngược lại kín đáo, nấp sau bóng dáng Tổng Thống.

    Tôi đã đọc lại các số báo Lập Trường, Hành Trình, Đất nước và Trình bày sau 1963. Không hề nghe thấy một lời phê phán về cá nhân ông Ngô Đình Nhu. Tiền bạc không, nhà cửa dinh thự không. Mấy ai đã làm được như vậy? Xin hãy đọc vài dòng của cụ Đoàn Thêm viết về ộng Nhu để thấy con người ấy sống như thế nào:



    ông Cố vấn Ngô Đình Nhu
    Nguồn: z.about.com

    “Tôi còn ghi nhận những ống quần nhầu không ủi, chiếc sơ mi hở cổ cộc tay và hơi cũ, đôi dép da quai sờn . Y phục sức quá sơ sài của em một Thủ tướng khiến tôi phát ngượng, lúng túng trong bộ đồ lớn của tôi. Tôi càng thấy khó hiểu, khi mục kích ông co ro cùng vợ con trong một căn phòng nhỏ hẹp trên lầu dinh Độc lập, tuy còn những phòng rộng rộng lớn và đẹp hơn. Theo một người thân cận, thì ông không muốn ở trong Dinh, chỉ chờ dịp dọn đi, nhưng Ông Diệm không nghe, quyết giữ ông lại để còn luôn luôn hỏi việc. Căn cứ vào những lời ông nói và nếp sống bề ngoài của ông, tôi đã kết luận rằng ông tránh tiếng lợi dụng quyền lực và địa vị của ông anh ... Ngay cả hai chữ cố vấn cũng chỉ là nhận bất đắc dĩ.
    Theo như lời kể của cụ Đoàn Thêm:

    “Đến khi cần cử ông qua Pháp thương thuyết với thủ tướng Edgar Faure, một số người trong chánh phủ thấy ông phải đi với một danh nghĩa chính thức hơn là với tư cách bào đệ ông Diệm. Nên hai chữ cố vấn đã được đem dùng để đồng thời thừa nhận một sự vẫn được coi là hiển nhiên. Ông cũng biết là không tránh được chức vị… Ông Nhu không thoát khỏi lệ thường, nên chỉ tới đầu 1956 là ông hết phản đối (Không chịu người ta gọi là ông cố vấn).

    Người nào đã đọc cụ Đoàn Thêm thì đều hiểu rằng, cụ viết cẩn trọng, tương đối khách quan, khen có mà chê cũng có. Vậy nên những nhận xét của cụ phải được coi là khuôn thước, tránh được cái tệ nạn bôi bẩn hay xưng tụng quá mức.

    Ông cố vấn sống thanh đạm và đơn giản như thế, hẳn người phụ nữ nào làm vợ ông cũng phải là người thế nào?

    Tư cách ở chỗ ấy, trí thức thứ thiệt ở chỗ ấy. Cứ thử nhìn lại, những người thay thế ông sau này, quyền bính vào trong tay, họ đã hành xử thế nào? Cứ như ông Đỗ Mậu hồi làm phó thủ tướng văn hóa, dù chỉ trong một thời gian ngắn, ông xuất hiện nhiều lần hơn gấp bội ông Ngô Đình Nhu trong 9 năm làm cố vấn?

    Có một vị nào sau này lên cầm quyền có một phong cách trí thức như một Ngô Đình Nhu và tư cách một kẻ sĩ như một Ngô Đình Diệm?

    Từ đầu đến giờ, tôi chỉ muốn nói về CON NGƯỜI mà không đề cập gì đến chính trị. Hay nói như cụ Đoàn Thêm, chế độ đệ nhất cộng hoà là nhân trị hơn pháp trị. Nhưng nếu con người mà không xứng đáng thì nói chi đến thứ khác?

    Sau này, tại California, tôi lại một lần nữa nghe từ những người trước nay từng có cơ hội gần gũi ông bà Nhu, ông Diệm, Ông Cẩn, ông Thục.

    Tôi đã nói chuyện với sĩ quan tuỳ viên Lê Châu Lộc, sau này là nghị sĩ Lê Châu Lộc. Ông Lộc với bản chất trung thực cho biết, ông biết gì nói nấy, có nói có, không nói không. Ông cho biết 6 năm làm sĩ quan tuỳ viên cho “ông cụ”, kề cận ông cụ ngày đêm. Trong 6 năm đó chỉ gặp bà Nhu trên dưới 10 lần, vì hai ông bà ở khu bên kia dinh Tổng Thống, ít có tiếp xúc qua lại. Ông không mấy thích bà Nhu vì giọng nói của bà Nhu lai Bắc, lai Trung và tính nết tỏ ra cao ngạo. Nhưng đối với tổng thống Diệm thì bà sợ và cử chỉ e dè, khép nép. Không có cái cảnh muốn ra vào văn phòng ông Diệm lúc nào thì vào. Bà là người có phong cách, lịch sự và đàng hoàng. Ông đưa ra hai giai thoại liên quan đến bà Nhu.

    Một lần xe của bà Nhu vào Dinh trong khi sắp có xe của một vị tướng Mỹ sắp đến. Ông Lộc đã yêu cầu xe của bà Nhu nhường lối. Bà Nhu vui vẻ nhận lời trong khi người tài xế của bà tỏ vẻ khó chịu. Sau đó bà đã vui vẻ chào.

    Một lần nữa, ông Lộc vội vã không kịp chào bà Nhu. Vậy mà việc cũng đến tai “ông cụ”. “Ông cụ” cho biết: Lộc nó là sĩ quan thì chỉ chào sĩ quan có cấp cao hơn, hà cớ gì lại phải chào bà Nhu.

    Những chi tiết nhỏ đó cũng cho thấy có nhiều điều xàm tấu, bôi bẩn mà công việc của chúng ta là cần “làm vệ sinh” tẩy rửa những dư luận xấu xa đó.
    Trường hợp thứ hai là nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh.



    Nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh, gs ảnh Đh Vạn Hạnh (1925-1989)
    Nguồn: LuanHoan

    Nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh là người được chọn chính thức chụp ảnh cho gia đình ông Ngô Đình Diệm trong các buổi lễ chính thức. Vì thế, ông đã nhiều lần ra Huế để chụp ảnh cho gia đình ông Diệm.

    Ông đã kể lại một cách sinh động duyên dáng về những nhân vật thời đệ nhất cộng hoà. Nhiều nhà văn, nhà báo đã tham dự và được nghe ông kể về những điều này tại toà soạn báo Nhân Chứng, khoảng năm 1980. Đó là Mai Thảo, Phạm Đình Chương, Du Tử Lê, Vũ Văn Hà, Thuỵ Châu, v.v…

    Theo lời kể của anh Trần Cao Lĩnh, ông đã hết lời đối với gia đình ông Diệm và đặc biệt là đối với bà Nhu. Bà Nhu là loại người phụ nữ chẳng những có ăn học, có giáo dục. Cử chỉ phong cách quý phái, chừng mực lễ độ trong cư xử. Không phải loại người bờm xơm, cớt nhả, dâm đãng, mất nết như những lời bịa đặt của dư luận ác ý.

    Tại Huế, chỉ các đàn ông như các ông Diệm, ông Nhu, GM Thục mới được phép ở nhà trên dùng cơm. Bà Nhu chẳng những sợ và khép nép với ông Diệm mà còn cả với Giám mục Ngô Đình Thục. Theo nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh, Bà Nhu không dám tự tiện vào phòng ông Diệm.

    Nhưng phỏng được bao nhiêu người có cơ hội tiếp xúc với bà Nhu, hiểu bà Nhu như ông Trần Cao Lĩnh để rồi kính trọng nhân cách con người bà?

    Phải thú thực không có bao nhiêu. Không mấy ai biết bà, nhưng ghét bà, khinh miệt bà thì gần như tất cả. Đàn ông ghét đã đành, đàn bà cũng ghét theo. Ghét ngay từ những năm1955 khi chưa có Quốc Hội, chưa có Hội Phụ nữ Liên đới hay phụ nữ Bán Quân sự. Dưới mắt đám đông, bà Nhu chỉ là một người phụ nữ “mất nết”, ăn mặc hở hang, lố lăng với chiếc áo dài kiểu mới. Phụ nữ chê bai tư cách của bà trong chiếc áo dài kiểu mới, nhưng không ai bảo ai, giới nữ sinh đến loại mệnh phụ phu nhân đều ăn mặc theo kiểu áo dài đó.

    Đến độ vào năm 1955, ông Diệm chép miệng than thở: Tội nghiệp, Bà Nhu có làm gì đâu? Không làm cũng chết chỉ vì bà là một người đàn bà. Lại thường nói quá mạnh, cứng rắn trong quan điểm, lập trường, không nhường nhịn. Đàn ông nào nó chịu được.

    Có lẽ chúng ta lại cần đến lời bàn của cụ Đoàn Thêm khi nhận xét về bà Nhu xem sao.
    Theo cụ Đoàn Thêm:

    – Dù không làm hay chưa làm việc gì có hại, người đàn bà không thể thừa thế nhà chồng mà xen vào việc chính quyền.
    – Sự ra mặt của bà, dưới mắt số đông, trái ngược hẳn với hình ảnh cố hữu của phụ nữ Á Đông khiêm nhượng, ý nhị hiền hậu, của người mẹ và người vợ Việt Nam.
    – Nguyên do sâu xa nhất và đích thật nhất, theo cụ Đoàn Thêm là nỗi ác cảm với bà là do người đã đẹp mà lại muốn khoẻ và hách nữa thì quá lắm, không chịu nổi. Đối với ông Nhu thì người ta còn nhẫn nhịn chờ đợi, nhưng đối với bà thì ngay cả sự xuất đầu lộ diện cũng không được tán thành hay dung thứ.
    – Nên dù trái hay phải, gnười đàn bà VN muốn vội sống theo gương đàn bà tiền phong (avantgarde) Âu Mỹ, tất chưa thể được yên thân trên một đất nước mà nhiều người còn ghê sợ những Võ Hậu và những Từ Hy.
    – Tâm lý số đông như vậy nên nhiều con mắt dễ nhìn thấy những sơ hở và lỗi lầm để buộc lỗi gay go. Mỗi lời nói và việc làm của bà đều là những cớ, những dịp cho dư luận chỉ trích nghiêm ngặt.


    Bi kịch của chế độ bắt đầu từ chỗ đó. Người ghét cứ ghét, cứ mỗi ngày mỗi nhiều thêm do cái thể chế tam đầu chế, cộng thêm một người phụ nữ là bà Ngô Đình Nhu.



    Khu biệt thự Trần Lệ Xuân (2 Yết Kiêu, Đà Lạt) lộng lẫy rộng trên 13 ngàn mét vuông vừa được nâng cấp trở thành Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV. Nơi lưu giữ hơn 30 ngàn mộc bản triều Nguyễn.
    Nguồn: Kho tàng mộc bản trong biệt thự Trần Lệ Xuân/my.opera.com

    Những người ngưỡng mộ và quý mến bà chẳng bao nhiêu. Sau khi nghe ông Trần Cao Lĩnh kể về bà, có người đề nghị ông nên viết lại về bà Nhu. Vì không ai có đủ tư cách hơn ông để viết. Nhưng rồi ông cũng đã không làm cho đến khi ông lìa đời. Cũng hiểu được, bênh vực một người “mất nết” như bà Nhu nó khó lắm. Tôi hiểu.

    Ngay như hơn hai chục nam nữ sinh viên đã tham dự trong phái đoàn Huế đi tham quan dinh Gia Long sau khi hai ông Diệm Nhu bị thảm sát. Họ im lặng đồng lõa với Nguyễn Đắc Xuân. Họ chấp nhận gián tiếp những điều bôi nhọ bà Nhu của Nguyễn Đắc Xuân. Tôi chỉ yêu cầu một cô nữ sinh viên trong số họ cho biết những điều Nguyễn Đắc Xuân viết là đúng hay sai. Nói sai dĩ nhiên là không dám nói. Nói đúng thì hóa ra đồng lõa bôi nhọ. Trả lời khôn ngoan nhất là không nhớ. Không nhớ gì hết.

    Theo quý vị độc giả, tôi phải nghĩ thế nào về những sinh viên đã im lặng, không dám lên tiếng về những lời vu cáo của Nguyễn Đắc Xuân?

    Nhưng nếu chúng ta có thể tạm quên đi tất cả những điều thị phi, những lời khen chê, những lời bôi nhọ dơ bẩn về bà ấy để chỉ nhìn lại kể từ tháng 11/1963 đến nay bà Nhu đã làm gì? Đã nói gì? Đã viết gì? Và đã sống như thế nào?

    Kể từ sau tháng 11/1963, bà rút lui vào bóng tối. Không nói. Cắt đứt mọi liên lạc với mọi người trước nay từng là những người cộng tác với hai ông Diệm và Nhu. Một vài người đã có dịp gặp bà như các ông Cao Xuân Vỹ, Lê Châu Lộc đều nhận thấy bà sống cuộc đời ẩn dật và sống chết với quá khứ đó. Ai hiểu được tâm trạng và nỗi buồn, nỗi đau của bà gần 50 năm này?

    Và trong thời gian đó, bà đã sống đúng nhân cách một người phụ nữ? Những năm tháng ấy đã tẩy rửa những điều hàm oan về tiền bạc, con người của bà?

    Kể như bà đã chết cùng với hai anh ông Diệm Nhu. Đối với bà, cuộc sống đã không còn nữa. Sự im lặng của bà mang nhiều ý nghĩa: Đắng cay và tủi hận.

    Những ai từng kết án bà thì xin nhớ rằng nếu bà là loại người tham tiền cố vị, không tư cách hay tệ hơn nữa trăng hoa, mất nết… Chúng ta sẽ thấy một bà Nhu sống buông thả, quen biết lung tung, tai tiếng đủ loại sau 01/11/1963.

    Nhưng ngay những kẻ thù oán, chuyên đặt điều nói xấu bà cũng không có được bằng cớ nhỏ nhoi gì để bôi nhọ bà.

    Bà sống ẩn dật một thời gian ở Ý rồi sang Pháp mua hai căn hộ nhỏ, một để ở và một để cho thuê lấy tiền tiêu xài. ngày ngày đi lễ nhà thờ, lấy kinh nguyện làm lẽ sống.

    Một con người như thế, chịu biết bao điều sỉ nhục, biết bao điều tệ bạc, phản trắc về thế thái nhân tình.

    Nhân cách ấy, cách chọn lựa lối sống ấy, không phải là dễ, không phải ai cũng làm được. Và chỉ cần nhìn lại những tháng ngày sau 1963, tôi nghĩ thật mấy ai đã làm được như bà?

    Người ta đồn bà đang viết nhật ký. Mong là như vậy . Ông Lê Châu Lộc có nói với tôi là bà viết nhiều lắm. Tôi chỉ biết vậy.



    Bà Trần Lệ Xuân (Ảnh 200x)
    Nguồn: l0ng3ta's blog/l0ng3ta.wordpress.com

    Trong cuộc sống này, trong suốt những năm làm vợ ông Nhu. Tôi mường tượng hình ảnh mô tả của nhiếp ảnh gia Trần Cao Lĩnh nói tới ánh mắt reo vui, âu yếm của ông khi nhìn mẹ con bà Nhu ăn mặc chuẩn bị chụp hình. Đặc biệt , ông nuông chiều cậu Út.

    Đó là một gia đình êm ấm.

    Ông đã chết từ 02/11/1963.

    Phần bà Nhu đã chết kể từ ngày ấy. Nhưng bà chết đến hai lần: chết cho ông Nhu và nền đệ nhất cộng hoà và chết cho chính bà, cho cuộc sống hiện nay.

    Nghĩ đến hai người phụ nữ danh tiếng tài sắc trong lịch sử Việt Nam cận đại là Nam Phương Hoàng hậu và bà Ngô Đình Nhu, tôi không khỏi có chút so sánh và ngậm ngùi, thương tiếc cho hai người phụ nữ tài sắc ấy mà số phận dành cho họ không khỏi bất công.

    Tôi quý mến ông Diệm, tiếc cho ông Nhu và trân trọng quý mến bà quả phụ Ngô Đình Nhu.

    Nguyễn Văn Lục


    (nguồn: DCVOnline )

    __________________________________________________ ______

    Vũ linh Châu

    Xin được đóng góp vài ý kiến nhỏ với qúi vị và với giáo Sư Nguyễn văn Lục về Gia đình Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhất là về Ông Bà Ngô Đình Nhu:

    1/ Theo kỹ thuật làm đảo chánh, việc giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là đúng sách vở, có thể biện minh được.

    2/ Nhưng những người giết Ông Ngô Đình Cẩn thì là tiểu nhân độc ác. Nếu họ là những kẻ thường lớn tiếng tự nhận là “một con sâu một con kiến cũng không giết”, mà lại đã làm áp lực để đưa tới cái chết này, nếu cái chết này chỉ là để thỏa mãn đòi hỏi của một nhóm người hầu mong giữ vững địa vị cuả mình thì thật là bỉ ổi và hèn hạ. Những kẻ tiểu nhân độc ác và xảo trá này hiện vẫn còn hiện diện đâu đó chung quanh chúng ta.

    3/ La politique n’a pas de coeur, elle n’a que de la tête (Napoleon).
    ( Chính trị không có tình cảm (trái tim), chính trị chỉ có mưu lược (đầu óc).

    Ngô Đình Diệm – Ngô Đình Nhu là một kết hợp tuyệt vời. Ngô Dình Diệm là trái tim, Ngô Đình Nhu là bộ óc. Không có Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm chỉ là một thầy tu. Thầy tu, thuộc bất cứ đạo nào, mà tham gia chính trị thì cũng sẽ thảm bại, vì tu hành là chân thật ngay lành, chính trị là thủ đoạn, gian xảo và tàn ác. (Hôi Đồng Giám Muc CGVN : “Chúng tôi không có chức năng làm chính trị…”)
    Những chỉ thị trong những giờ phút cuối đời của Tổng Thống Ngô Đình Diệm với Cụ Vỹ, với Đại Úy Thọ và với Hội Đồng Tướng Lãnh về việc không để cho Quân Đội bắn giết lẫn nhau…là những chỉ thị của một thầy tu, của trái tim.

    4/ Bà Ngô Đình Nhu:
    Khác biệt hòan toàn với các thái độ năng nổ, bồng bột và bạo mồm bạo miệng lúc trước, từ sau cái ngày oan nghiệt đó, Bà Ngô Đình Nhu đã giữ im lặng hoàn toàn cho tới hôm nay. Đó là một thái độ cực kỳ thông minh và đầy bản lãnh, rất kẻ cả, rất trịch thượng. Giống như là từ đó tới nay, mỗi khi một biến cố thảm bại xảy tới, Bà Ngô Đình Nhu lại đang cười cười nói với các chính khách - và các chính khưá - ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương rằng:
    “I told you!” (Qua đã biểu mà mấy người hổng tin).
    Việc Bà “thủ tiết thờ chồng” trong suốt 50 năm nay, cũng là một nụ cười khinh khỉnh đầy vẻ kiêu sa để gửi cho những kẻ tiểu nhân – mũi lõ cũng như mũi tẹt - đã từng bêu rếu một cách đê tiện về đời tư của bà. Chắc chắn, từ suốt 50 năm nay, bọn họ đã không ngớt rình mò, soi mói…

    Câu nói sau cùng của Bà là: “Cái gì đã xảy ra cho gia đình tôi, cái đó cũng sẽ xảy ra cho gia đình Kennedy”!
    Rồi im lặng hoàn toàn từ đó tới nay! Nhưng thỉnh thoảng người ta lại vẫn nghe văng vẳng: “I told you”!

    Trong lịch sử, chưa có một nữ chính khách nào đã có được một thái độ chính trị trịch thượng, kiêu sa, kẻ cả và thâm hiểm như vậy.
    Đàn bà dễ có mấy tay!

    Sự im lăng lì lợm và phong cách sống của Bà Ngô Đình Nhu trong suốt gần 50 năm nay đã cho thấy, về bản lãnh và tài nghệ chính trị, Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân là một cặp vợ chồng rất xứng đôi vừa lứa.


    Vũ linh Châu

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X