Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khí phách anh hùng & vô liêm sỉ cỏ đuôi chó

Collapse
X

Khí phách anh hùng & vô liêm sỉ cỏ đuôi chó

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khí phách anh hùng & vô liêm sỉ cỏ đuôi chó

    Ngày ngày trôi... tháng tháng qua... thời gian không bao giờ dừng lại... nhưng vẫn có những khoảnh khắc, những thời điểm... dường như đứng sững lại, để chứng kiến những bi tráng của các anh hùng tuẩn tiết... và cái lắt lay hùa theo gió độc của loài cỏ đuôi chó mãi mãi không bao giờ che lấp được...

    Một ngày lang thang trên mạng, bỗng gặp Duyên Anh _ thần tượng 1 thời tuổi trẻ: Bồn lừa, Dũng Đakao, Chương còm... _ với bài "Saigon ngày dài nhất", xin chia sẻ cùng anh em trong Hội Quán...


    Tôi không hiểu, trong Dinh Độc Lập, Dương văn Minh và bọn hàng thần lơ láo đến mức độ nào trước ống kính xấc xược của bọn phóng viên cộng sản và trước những câu hạch hỏi hỗn láo của bộ đội giải phóng cấp tá. Họ có nghe những tiếng súng danh dự, trách nhiệm, tổ quốc của lính văn nghệ diệt T-54 ở cầu Thị Nghè, của lính nhẩy dù cách cổng Dinh Độc Lập chẳng bao xa?

    Chúng tôi vào trung tâm thành phố. Dân chúng đang bu kín công viên dựng hai người chiến sĩ thủy quân lục chiến Việt Nam họng súng nhắm thằng vào Hạ Viện. Những chiếc loa gắn trên cây cao đã oang oang giọng nói mới chào mừng giải phóng miền Nam. Bài hát Tiến vào Sài gòn ta quét sạch giặc thù muốn rung chuyển thành phố. Nhưng trời vẫn thiếu nắng. Cộng sản đã tiếp thu Đài phát thanh, Bưu điện... Giọng nói cầy cáo của Lý Quý Chung và ca khúc Nối vòng tay lớn không còn nữa.

    Chúng tôi lách đám đông. Dưới chân tượng đài của thủy quân lục chiến, xác một người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu ông ta chẩy ra tươi rói. Người sĩ quan cảnh sát đeo lon Trung tá. ông ta mặc đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long. Trung tá cảnh sát Long đã tự sát ở đây Cộng sản để mặc ông ta nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền hình Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm trung tá Long, nước mắt đầm đìa. Những người không khóc thì mắt đỏ hoe, chớp nhanh. Tất cả im lặng, thây kệ những bài ca cách mạng, những lởi hoan hô bộ đội giải phóng.

    Trung tá Long đã chọn đúng chỗ để tuẫn tiết. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng trấn Sài gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Đô trưởng Sài gòn đã đào ngũ. Tướng giữ thành Sài gòn là Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia đã đào ngũ. Không có Hoàng Diệu, ở những trạng lịch sử chó đẻ của thời đại chúng ta. Và trên những tiểu thuyết đấu tranh, những hồi ký chiến đấu của những con người tự nhởn sống hùng mọi hoàn cảnh, người ta không thấy một dòng nào viết về cái chết tuyệt vời của trung tá Cảnh sát tên Long. Cộng sản đã chẳng ngu dại phong anh hùng, liệt sĩ cho quốc gia. Họ độc quyền anh hùng, liệt sĩ. Ở những cuộc đấu thầu anh hùng, liệt sĩ quốc gia tại hải ngoại, chưa thấy một nén tâm hương tưởng mộ trung tá Long. Có lẽ, liệt sĩ đích thật không lãi lớn bằng liệt sĩ giả vờ thế thì thời đại chúng ta đang sống là cái thời đại gì nhỉ? Nó không chịu, không thích vinh tôn cái thật, đã đành, nó còn nhởn chìm cái thật và vấy bẩn lên cái thật một cách thô bạo, ẩn ý và lạnh lùng. Khi cái thật bị nhận chìm, bị vấy bẩn, cái giả nổi bật, sáng giá và chói lọi, thơm tho. Như vậy, mọi giá trị về tinh thần, về đạo nghĩa bị nhởn chìm theo. Rốt cuộc, bọn giả hình sống với cái giả của chúng, huyễn hoặc mọi người bằng cái giả với bạo lực của quyền uy hợp pháp và cả quyền uy ảo tưởng hậu thuẫn. Và người công chính thụ động, buông xuôi. Cuối cùng, con cháu chúng ta sẽ chỉ biết liệt sĩ đất sét, anh hùng gian dối, vĩ nhân phường tuồng.



    Tôi muốn biểu dương trung tá Long như Hoàng Diệu hôm nay, Hoàng Diệu của Sài gòn. ông ta đang nằm kia, dưới chân tượng đài thủy quân lục chiến Việt Nam anh dũng. Máu trung tá Long đã thấm xuống lòng đất mẹ. Cái chết của trung tá Long nếu chưa thức tỉnh được sự u mê của thế giới tự do thân cộng, của bọn phản chiến làm dáng thì, ít ra, nó cũng biểu lộ cái khí phách của một sĩ quan Việt Nam không biết hàng giặc. Tôi không mấy hy vọng cái chết của trung tá Long lay động nổi cái bóng tối vô liêm sỉ trùm đặc tâm hồn những ông tướng đào ngũ. Chúng ta hãnh diện làm người Việt Nam lưu vong vì chúng ta còn trung tá Long không đào ngũ, không đầu hàng giặc và biết chết cho danh dự miền Nam, danh dự của tổ quốc.

    - Tôi chứng kiến tự phút đầu.
    - Ông nói sao?
    - Tôi nhìn rõ ông ta rút súng bắn vào thái dương mình.
    - Thật chứ
    - Đáng lẽ tôi phải nói dối.
    - Tại sao?
    - Vì nói thật lúc này không có lợi.

    Tôi nghe hai người Sài gòn nói chuyện. Và tôi được nghe "Huyền sử một người mang tên Long" do một trong hai người kể. Truyện như vầy: 10 giờ 30, Dương văn Minh đọc lệnh đầu hàng, quân đội và cảnh sát tuân lệnh Tổng thống, lột quần áo, giầy vớ, nón mũ, vất súng đạn bỏ chạy về nhà mình hay nhà thân nhân của mình. Một mình trung tá Long không lột chiến bào, không phi tang tích huân chương, không liệng súng đạn. Trung tá Long từ nơi nào đến, chẳng ai rõ. ông xuất hiện ở công viên trước Hạ Viện hồi 12 giờ. Ngồi trên ghế đá, ông ta trầm ngâm hút thuốc. Rồi ông ta nhìn trước, nhìn sau, ngó ngang, ngó dọc. Rồi ông ta đưa tay ôm lấy đầu, cúi thấp. Khi ấy, Sài gòn đã ồn ào tiếng hoan hô cộng sản giải phóng. Bất chợt, ông ta đứng dậy, chậm rãi bước gần chân tượng đài. Trung tá Long đứng thẳng. ông ta ngẩng mặt. Thản nhiên, ông ta rút khẩu Colt, kê họng súng vào thái dương mình bóp cò. Tiếng đạn nổ trùm lấp tiếng hoan hô cộng sản. Trung tá Long đổ rạp.

    - Đó, diễn tiến cái chết của trung tá Long.
    - Ông có mặt ở đây trước lúc trung tá Long xuất hiện?
    - Phải. Tôi tuyệt vọng, không thiết về nhà nữa
    - Rồi sao?
    - Dân chúng bu quanh xác trung tá Long. Cộng sản chưa có thì giờ kéo xác ông ta đi. Phóng viên truyền hình Pháp thu cảnh này kỹ lắm. Chỉ tiếc họ đã không thu được cái oai phong lẫm liệt của trung tá Long. Họ đến quá chậm và họ chỉ quay phim một xác chết. ông hãy nhìn cho kỹ. Trung tá Long tuẫn tiết cùng chiến bào, cùng cấp bậc, cùng tên mình.
    Tôi đã nhìn kỹ. Lịch sử của chúng ta đã có những vị anh hùng chỉ có tên mà không có họ. Như Đô đốc Tuyết, Đô đốc Long... Hôm nay, chúng ta có thêm trung tá Long. Những ai sẽ viết lịch sử? Và liệu sử gia đời sau có soi tỏ niềm u ẩn của Trung tá Long chảy máu mắt nhìn quê hương lạc vào tay quân thù mà bất lực cứu quê hương, mà chỉ còn biết đem cái chết tạ tội quê hương, dân tộc. Đã hàng tỉ tỉ chữ viết về những chuyện khốn nạn, viết về những tên khốn kiếp, viết về những sự việc khốn cùng. Dòng chữ nào đã viết về Trung tá Long? Người ta đã viết cả pho sách dày cộm để nguyền rủa xác chết. Người ta cũng đã viết cả pho sách dầy cộm để suy tôn xác sống. Người ta ồn ào. Người ta vo ve. Dòng chữ nào đã viết về Trung tá Long? Ai đã làm công việc sưu tầm lý lịch đầy đủ của vị liệt sĩ đích thực này? Than ôi, lịch sử đã hóa thành huyền sử. Cho nên người ta nhìn quốc kỳ mà không cảm giác linh hồn tổ quốc phấp phới bay. Chúng ta đang bị sống trong cái thời đại của những ông tướng đào ngũ, của những ông tổng trưởng đào nhiệm không hề biết xấu hổ. Thời đại của chúng ta còn đòi đoạn ở chỗ, kẻ sĩ và kẻ vô lại đồng hóa trong "lý tưởng" nguyền rủa xác chết và suy tôn xác sống.

    Xưa, Hàm Nghi 8 tuổi, hỏi cận thần:
    - Tay bẩn lấy gì rửa? Cận thần đáp:
    - Nước.
    Hàm Nghi hỏi thêm:
    - Nước bẩn lấy gì rửa?
    Cận thần ngơ ngác:
    - Tâu bệ hạ, thần không hiểu.
    Hàm Nghi nói:
    - Nước bẩn lấy máu mà rửa!

    Trung tá Long đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Lính nhẩy dù đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Lính văn nghệ đã lấy máu rửa một vết ô nhục 30-4. Những kẻ tạo ra ô nhục 30-4 lấy gì nhỉ? Họ đang cầm ca, cầm đĩa xếp hàng ngửa tay lấy cơm, lấy nước ở đảo Guam. Biết đâu chẳng xẩy ra tranh cơm như tranh quyền bính. Và biết đâu chẳng bị ông quân cảnh Mỹ đen tặng một vài cái tát xiếc! Những kẻ này vẫn thừa thãi vô liêm sỉ để họp bàn, hiến kết cứu nước. Lịch sử lại thêm vài phụ trang chó đẻ.

    Giải phóng quân đã đổ đầy trước thềm Hạ Viện. Cỏ đuôi chó hoan hô tưng bừng. Dân chúng chiêm ngưỡng Trung tá Long tản mạn. Trung tá Long nằm nguyên chỗ ông ngã rạp cho máu rửa nhục Sài gòn. Giã từ liệt sĩ! Vĩnh quyết liệt sĩ. Xin hãy phù hộ tôi kéo dài cuộc sống hèn để có ngày được viết vài dòng về Trung tá.

    Duyên Anh 1986


    PS* Trung-tá Nguyễn Văn Long .- Sanh năm 1919 tại Gia Hội. Huế. Chánh Sở Ty Cảnh Sát Quốc Gia Đà Nẵng.
    Ông đã tuần tự giữ các chức vụ:
    - Chỉ-huy Trưởng Phòng.
    - Chủ Sự.
    - Ty Cảnh Sát.
    - Ty Công An.
    - Khu 1 Đà Nẵng.
    - Ngày 28-3-1975.- Trung-Tá Nguyễn Văn Long được lệnh phải rời Đà Nẵng vào Sài Gòn. Tính tình ông trầm lặng, ít nói, cương trực, mẫu mực, tận tụy, thanh liêm; nên gia đình ông sống rất thanh bạch. Trung tá Long có biệt danh là “Long lý” có nghĩa là không thiên vị ai, cứ công lý minh bạch lẽ phải mà thi hành.
    Khi nghe tân tổng thống 3 ngày Dương Văn Minh ra lệnh tất cả quân đội phải ở đâu phải ở đó, buông súng, không được kháng cự, để ông Minh bàn giao chính phủ cho ban tiếp quản miền Nam.
    - 30-4-1975.- Trung Tá Nguyễn Văn Long đã rút súng tự bắn vào đầu, tuẩn tiết dưới tượng đài Thủy Quân Lục Chiến. Trước trụ sở Quốc Hội. Sài Gòn.


    Last edited by PhiLan; 06-02-2010, 03:54 AM.
    SỰ THẾ NHƯỢC ĐẠI MỘNG
    HỒ VI LAO KỲ SINH

  • #2
    Một bài viết rất thắm thía và cũng để những tên tướng, tá trôn chui phải suy nghĩ và đừng nên bày trò họp hành cứu nước nữa. Rất cám ơn người đã đăng một bài quá ý nghĩa.

    Phuong TV

    Comment


    • #3
      TỰ TỬ HAY TUẪN TIẾT?

      Trước 75 nhà tui ở cùng giáo xứ Ngọc Quang với nhà bác Long ở Đà Nẵng. Thằng Tiến con bác Long học trường Phan Thanh Giản, còn tui học trường Phan Chu Trinh. Tụi tui đi học chung đường nên chơi thân với nhau. Tiến là con một Trung tá Cảnh Sát, Thanh tra Kinh Tế Vùng I Chiến Thuật mà không có xe đạp để đi học... là chuyện khó tin nhưng có thật.

      Bác Long người Công Giáo. Đạo Công Giáo cấm tự tử nên vụ bác Long tự bắn vào đầu có nhiều người dị nghị. Nhưng tui không nghĩ là bác Long tự tử, vì bác chết trong tư thế của một người lính đang mặc bộ quân phục. Cũng như Đại úy Nhảy Dù Nguyễn Văn Đương đã gọi pháo bắn vào đầu mình khi đồi 31 bên Hạ Lào, nơi tiểu đoàn Dù của ông đang tử thủ, đã bị giặc tràn ngập. Và cũng như Võ Tánh tự hỏa thiêu, Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự vẫn khi thành Bình Định bị quân Tây Sơn tràn ngập... Sử sách gọi những cái chết như thế là TUẪN TIẾT.

      Lúc đó Trung tá Nguyễn Văn Long cũng đang chiến đấu. Trưa 30 tháng Tư giặc đã tràn ngập thủ đô Sài Gòn. Trung tá Long phải tự bắn vào đầu vì chung quanh không còn đơn vị pháo nào để yểm trợ cho bác. Tui tin là bác Long muốn lấy cái chết của một người lính để chứng minh cho Chính Nghĩa Tự Do của tổ quốc Việt Nam, mà bác và quân dân miền Nam đã và đang chiến đấu để bảo vệ. Tự tử vì nước như thế sử sách gọi là Tuẫn Tiết.

      Bác Long theo đạo Công Giáo. Và đức Giáo hoàng Thánh John Paul II có nói:
      "There is no true freedom where life is not welcome and loved. And there is not fullness of life, except in freedom." tạm dich: Không có Tự Do thật ở cái nơi mà Sự Sống không được đón chào và yêu thương. Và Sự Sống sẽ không được thánh hóa trọn vẹn, nếu không được sống trong Tự Do. [27]

      https://cultureoflife.org/.../relativism-or-relativity.../
      Tui hiểu Sự Sống của thân xác chỉ là tạm bợ. Sự Sống được thánh hóa trong Tự Do mới là Sự Sống thật và vĩnh cửu... Tui tin rằng bác Long đã hành động vì Đức Tin Công Giáo khi đổi Sự Sống tạm của thân xác mình để Làm Chứng cho Sự Sống thật và vĩnh cửu đó.

      Chúa hứa: "Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ Công Chính, vì Nước Trời là của họ" (Mt 5,10). Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ xin cho linh hồn Batôlômêô được lên chốn nghỉ ngơi hằng xem thấy mặt Đức Chúa trời sáng láng vui vẻ vô cùng. Amen.

      Di cốt của bác Long hiện đang an nghỉ tại Nhà Hài Cốt của Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế. 38 Kỳ Đồng. Q3. Sài Gòn.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi phuongTV1 View Post
        Một bài viết rất thắm thía và cũng để những tên tướng, tá trôn chui phải suy nghĩ và đừng nên bày trò họp hành cứu nước nữa. Rất cám ơn người đã đăng một bài quá ý nghĩa.

        Phuong TV
        Tôi đọc xong các bài và comments tôi cũng rất thấm thía .Nhất là cái tựa bài : Khí phách anh hùng&vô liêm sĩ cỏ đuôi chó !!
        Tôi đọc xem tác giả là ai ? Hoá ra là Duyên Anh 1986.Tức là thời gian tác giả ra khỏi tù cải tạo rồi
        Với tôi thì ai viết cũng được,luận bàn sau . Nhưng mà nhà văn Duyên Anh thì xin hỏi : Ai là kẻ vô liêm sĩ cỏ đuôi chó đây ??
        Cỏ đuôi chó là loại cỏ thân mềm mà dẽo nên chỉ cần một làn gió heo may cũng ngã theo rồi, sau lúc đó lại hiên ngang đứng lên !
        Có phải ông nhà văn Duyên Anh đã mô tả chính bản thân của ông không vậy ??
        Vì khi ở tù cải tạo ông là một tên ăng -ten ai cũng biết .Ông nguy hiểm hơn cỏ đuôi chó nhiều vì ông có bộ óc để nghĩ suy luồn lách ,tráo trở ; cái tay để viết lách và vẻ vời dung mạo của ông !
        Tôi không muốn nói nhiều về ông vì ông đã chết không còn mồm để tranh cãi hay biện minh.
        Nhưng bài viết trên làm cho độc giả tưởng nhầm là của một nhà luân lý ,đạo đức thì .....oan cho ông !
        Tôi phải có vài câu thôi nhá ông! Xin hiểu cho !
        Last edited by NGHICH_NHI; 04-30-2022, 10:26 PM.

        Comment


        • NGHICH_NHI
          NGHICH_NHI commented
          Editing a comment
          Thật tình

          Thật ra tôi chả muốn nói đến cái tên Duyên Anh làm gì . Lý do :
          Ông ta đã chết bên Pháp, ngủm từ lâu rồi; sau thời gian bị đánh mang thương tật ở bên Mỹ !
          Không đáng để đề cập đến tên nầy nữa , Có hãnh diện ,danh giá gì đâu
          Nhưng ngặt nỗi là ông ta trơ mặt ,chí choé mà không tự nhìn laị mình . Nên ngứa miệng quá ,phải nói thôi !
          Nhiều người đòi hỏi bằng chứng đâu ? Xin thưa
          - Tôi không có lưu giử tài liệu ; nhưng còn nhớ nhà văn Hoàng hải Thuỹ có viết là trong bữa tiệc do đám nhà văn tổ chức mời ông . Mà ông không đến vì có mặt của Duyên Anh . Tôi chịu ông Thuỷ nhất là tánh ngay thẳng và chịu nói thẳng không tránh né , không nói vòng vo bao che như quý ông nhà văn ,nhà báo khác .!
          Hình như có một vài giòng trong bài viết của Trần ngọc Tự đăng đâu đây mà tôi không nhớ ! Nhưng bảo đảm là có !!
          Một nhà văn lớn nữa có nói về Duyên Anh là Nguyễn mạnh Côn(?)
          Lâu quá không nhớ . Nếu vị nào có đọc qua xin quote lại dùm .Đa tạ
          Tóm lại không muốn thấy cọng cỏ đuôi chó nó quơ qua quơ lại hoài . Chỉ có vậy .!

      • #5
          • Thật tình

            Thật ra tôi chả muốn nói đến cái tên Duyên Anh làm gì . Lý do :
            Ông ta đã chết bên Pháp, ngủm từ lâu rồi; sau thời gian bị đánh mang thương tật ở bên Mỹ !
            Không đáng để đề cập đến tên nầy nữa , Có hãnh diện ,danh giá gì đâu
            Nhưng ngặt nỗi là ông ta trơ mặt ,chí choé mà không tự nhìn laị mình . Nên ngứa miệng quá ,phải nói thôi !
            Nhiều người đòi hỏi bằng chứng đâu ? Xin thưa
            - Tôi không có lưu giử tài liệu ; nhưng còn nhớ nhà văn Hoàng hải Thuỹ có viết là trong bữa tiệc do đám nhà văn tổ chức mời ông . Mà ông không đến vì có mặt của Duyên Anh . Tôi chịu ông Thuỷ nhất là tánh ngay thẳng và chịu nói thẳng không tránh né , không nói vòng vo bao che như quý ông nhà văn ,nhà báo khác .!
            Hình như có một vài giòng trong bài viết của Trần ngọc Tự đăng đâu đây mà tôi không nhớ ! Nhưng bảo đảm là có !!
            Một nhà văn lớn nữa có nói về Duyên Anh là Nguyễn mạnh Côn(?)
            Lâu quá không nhớ . Nếu vị nào có đọc qua xin quote lại dùm .Đa tạ
            Tóm lại không muốn thấy cọng cỏ đuôi chó nó quơ qua quơ lại hoài . Chỉ có vậy .!
            • Thanks0
            • Edit
            • Flag

        Comment


        • #6
          Xin phép quý Niên Trưởng, quý bạn trên diễn đàn cho phép Philong51 ra ngoài đề mục 1 tí để nhờ Niên Trưởng NGHICH_NHI giải thích 1 thắc mắc.
          - Ngày 26/2/1962 phi tuần A-1 của KQ Phạm Phú Quốc và KQ Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh Độc Lập lúc đó 2 Niên Trưởng nầy mang cấp bậc gì ? Vì lúc đó đàn en Philong51 đang học lớp Ba trường làng ở Trèm Trẹm nên không biết gì cả.
          Kính mong Niên Trưởng giải đáp thắc nầy của em Philong51

          Comment


          • NGHICH_NHI
            NGHICH_NHI commented
            Editing a comment
            Bạn Philong 51
            Theo tôi biết thì 2 ông Phạm phú Quốc và Nguyễn văn Cử đều là Trung Uý
            Cũng xin thưa thật luôn là lúc đó tôi cũng chưa đi lính nữa !Cám ơn bạn đã tin và hỏi ! N-N

        • #7
          Anh philong51,

          Theo bài viết dưới đây, 2 KQ Phạm Phú Quốc, cấp bậc Trung Úy và Nguyễn Văn Cử, Thiếu Úy, thuộc phi đoàn 514 khi đem bom đi thả dinh Độc Lập, để ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm năm 1962. (theo hình 7 trong bài viết dưới đây... 2nd Lt. Nguyen Van Cu after crash-landing in Cambodia)

          Thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ba tôi được trọng dụng và gia đình được nhiều đặc ân từ cụ Tổng Thống nên đến giờ tôi vẫn thương tiếc ông khi Tổng Thống bị bọn côn đồ Tướng Tá âm mưu ám sát Tổng Thống và ông Ngô Đình Nhu trong vụ đảo chánh năm 1963. Có thể là thành kiến, dù tôi không biết rõ 2 ông PP Quốc và NV Cử và lập trường của 2 người này thế nào, tôi vẫn không thích 2 người này.

          Mấy chục năm trước, trong một buổi tiệc tại nhà hàng (không nhớ là đám cưới hay tiệc sinh nhật?), tình cờ tôi được sắp xếp ngồi chung bàn kế Nguyễn Văn Cử. Ông và tôi có chào hỏi và trao đổi vài câu chuyện với nhau, không nhớ là nói gì? Có vài người trong bàn xì xào đấy là ông NV Cử, nhưng tôi cũng không muốn hỏi han hay tiếp chuyện nhiều dù ngồi kế bên. Tôi biết tôi chỉ là 1 KQ tép riu so với KQ NV Cử, "con người hùng" sau đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm. PP Quốc và NV Cử đều đã mất nhưng tôi vẫn có một thành kiến, "không ngưởng mộ và không phục" 2 KQ này.

          ______________________________________


          Phạm phú Quốc và phi vụ thả bom Dinh Độc Lập, Sài Gòn 1962


          Trong Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, chắc ai cũng đều biết tới tên anh Phạm Phú Quốc. Anh bắt đầu nổi tiếng không chỉ sau khi anh tử trận trong một phi vụ Bắc Phạt vào năm 1965, hay nhờ bản nhạc mà nhạc sĩ Phạm Duy đã biến anh thành “Người Hùng Mang Tên Quốc” mà chính là qua vụ anh đã tham gia vào cuộc oanh tạc Dinh Độc Lập trong năm 1962. Từ đó đến nay, không biết có ai đã viết về vụ oanh tạc này hay chưa, tuy đó là một sự kiện liên quan mật thiết đến quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa, nếu không nói là nó có tầm quan trọng không ít đối với lịch sử cả nước Việt Nam Cộng Hòa. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn trình bày trong sự hiểu biết của chúng tôi để lưu lại mai sau những dữ kiện có thật.



          Nếu bạn đọc tìm hiểu về anh Phạm Phú Quốc qua cuốn Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa (mà chúng tôi có đánh máy lại kèm theo phần tài liệu tham khảo dưới đây) thì bạn sẽ thấy trình bày về phi vụ cuối cùng của anh trong năm 1965, một vài dòng tiểu sử, và phần lớn nói về việc cải táng cho anh Quốc từ vùng anh bị tử trận ở Hà Tĩnh đến nơi an nghỉ vĩnh viễn tại quê nhà ở Hội An tỉnh Quảng Nam

          Vào năm 1962, Trung Úy Phạm Phú Quốc giữ chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Phi Đoàn 514 đồn trú tại Biên Hòa trong Căn Cứ 2 Trợ Lực Không Quân (CC2TLKQ).

          Phi Đoàn 514 là đơn vị biệt lập, ngang hàng với một tiểu đoàn, có quân số vào khoảng 400 người, với trang bị theo bản cấp số quân dụng là 25 phi cơ khu trục. Lúc đó, Phi Đoàn 514 sử dụng phi cơ A-1H Skyraider. Đơn vị có tất cả ba phòng sở. Phòng Hành Quân lo việc huấn luyện và hành quân sử dụng hoa tiêu khu trục hiện hữu vào khoảng 25 người, nếu tính tỷ lệ trên số phi cơ hiện hữa thì ta có 1/1, nghĩa là một người bay một phi cơ. Đó là một tỷ lệ quá kém chỉ áp dụng trong thời bình. Vì cả KQVN chỉ có 2 phi đoàn trong năm 1962, một ở Nha Trang là Phi Đoàn 516 thành lập trong năm 1962, và một ở Biên Hòa thành lập từ năm 1956, nên công tác không chỉ xuất phát từ hậu cứ nơi đồn trú mà còn phải biệt phái nhiều nơi khác nhau như ở Sóc Trăng để tham dự Chiến Dịch Bình Tây, ở Đà Nẵng trong các cuộc hành quân Lam Sơn, tại Nha Trang hay Pleiku (khi PĐ516 chưa được thành lập) để tăng cường yểm trợ cho Vùng 2 Chiến Thuật. Công tác huấn luyện chuyển tiếp đơn vị từ các hoa tiêu các ngành khác trên phi cơ A-1H như từ C-47, T-28, T-33 hay O-1A. Việc huấn luyện chuyển tiếp cho các hoa tiêu này cần đến phi cơ T-6 rút từ Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang về, nâng cấp số phi cơ thêm 9 chiếc T-6 nữa. Thời đó, mọi người đều trẻ trong nghề, trẻ trong chức vụ chỉ huy, nhưng trách nhiệm thật tình khó mà lường được.

          Ngoài Phòng Hành Quân còn có hai Phòng biệt lập nữa với trọng trách thật to lớn, đó là Phòng Hành Chánh và Phòng Vật Liệu.

          Phòng Hành Chánh chỉ lo việc quản lý hồ sơ nhân viên trực thuộc.

          Phòng Vật Liệu với hai Ban Bảo Trì và Tiếp Liệu đảm trách bảo trì cấp phi đoàn. Chính Phòng Vật Liệu cũng như Phòng Hành Quân thiếu rất nhiều chuyên viên khả năng và kinh nghiệm cần thiết để bảo đảm cho sự an toàn hoạt động của đơn vị. Và phần lớn, họ đều là hạ sĩ quan binh sĩ, với đồng lương thấp kém, lại thêm thay phiên nhau biệt phái hoạt động ngoài đơn vị. Tình huống một cảnh hai quê đã làm cho sức khỏe và tinh thần phục vụ của mọi nhân viên đều sa sút khi cuộc chiến tiếp diễn liên tục và càng lúc càng gây go. Đành rằng nhiệm vụ của cấp chỉ huy là phải biết nâng cao tinh thần chiến đấu của thuộc hạ, nhưng yếu tố chính căn bản là thiếu người và tiện nghi để có thể hoạt động hiệu quả.

          Phi Đoàn 514 đồn trú trong CC2TLKQ. CC2TLKQ là đơn vị yểm trợ về tiếp vận nhưng cũng là cấp chỉ huy lãnh thổ của phi đoàn. Lúc đó, tại Biên Hòa có hai đơn vị Không Quân đồn trú là Công Xưởng Không Quân và Phi Đoàn 514.

          Căn cứ có trách nhiệm yểm trợ về mọi mặt tiếp vận và phòng thủ đơn vị, như nhà cửa, lương bổng, xăng nhớt, bom đạn, xe cộ, truyền tin, bệnh xá, chùa chiền…và nhất là về an ninh lãnh thổ.

          Hoạt động hành quân của Phi Đoàn 514 được đặt dưới sự điều động tổng quát của một cấp chỉ huy hành quân là Trung Tâm Hành Quân Không Quân (TTHQKQ).

          TTHQKQ đặt tại Tân Sơn Nhứt, trong đó có phần việc phối hợp với Không Quân Hoa Kỳ là TACC, chữ tắt của “Tactical Air Control Center”. TTHQKQ có quyền chỉ huy hành quân trực tiếp đến mọi đơn vị chiến đấu Không Quân, bao gồm cả đơn vị kiểm báo (radar) để hướng dẫn, điều khiển, và kiểm soát mọi phi cơ đang bay trong không phận Việt Nam Cộng Hòa dù thi hành phần nhiệm nào của Không Quân chúng ta như Tìm Cứu, Phòng Không, Không Trợ, hay xuất ra khỏi không phận để chiến đấu trên những vùng ngoài lãnh thổ. Điều này quan trọng đến vụ thả bom Dinh Độc Lập mà chúng tôi đề cập đến sau này.

          Tóm lại, vụ thả bom Dinh Độc Lập trong năm 1962 do Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử thực hiện có liên quan đến hai đơn vị Không Quân khác, đó là TTHQKQ và CC2TLKQ. Sau đây, chúng tôi xin trình bày diễn tiến của ngày hôm ấy, và các hệ quả tai hại của nó.

          Trong chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Phi Đoàn 514, anh Quốc chăm lo về huấn luyện đơn vị cho hoa tiêu, đặt hoa tiêu trong tình trạng túc trực hành quân, và thi hành lệnh hành quân từ TTHQKQ. Nói cách khác, trong chức vụ này, anh Quốc toàn quyền sắp xếp các phi vụ huấn luyện và hành quân hằng ngày.

          Anh NVC thuyên chuyển từ Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang (TTHLKQ) về Phi Đoàn 514. Anh NVC đã là một hoa tiêu giỏi làm huấn luyện viên dạy khóa sinh học lái trên các phi cơ O-1A hoặc T-6 tại TTHLKQ. Do đó, chỉ huấn luyện xuyên huấn trên A-1H trong thời gian một tháng, anh được xác định hành quân trên A-1H với tư cách phi tuần viên, nghĩa là người có thể bay hành quân theo một người khác hướng dẫn trong các phi vụ không trợ hỏa lực. Trong thời gian ngắn ngủi là một tháng, chính anh Quốc đã chăm sóc huấn luyện cho anh NVC, và chỉ có anh Quốc huấn luyện cho anh NVC mà thôi. Như vậy, hai người có thể bay rất ăn ý với nhau sau thời gian huấn luyện. Anh Quốc là một hoa tiêu khu trục giỏi, tức nhiên chỉ bảo cho anh NVC cũng cặn kẽ và chu đáo hơn bất cứ ai khác.



          Anh NVC đã tham gia hành quân với anh Quốc một vài chuyến trước khi việc dội bom Dinh Độc Lập xảy ra. Ngày hôm đó, anh Quốc dẫn anh NVC trong một phi vụ không trợ hỏa lực cho Vùng 4 Chiến Thuật, xuất phát từ hậu cứ Biên Hòa từ sáng sớm, nghĩa là đợt túc trực đầu tiên phải thi hành phi vụ theo trong lệnh bay. Phi cơ trang bị bom nổ, bom xăng đặc “Napalm”, có thể có hỏa tiển, và đầy đạn đại bác 20 mm nạp trên 4 khẩu của từng phi cơ. Chúng tôi không biết rõ số bom đạn mang theo trong phi vụ này cho từng phi cơ, nhưng hai phi cơ thường được trang bị như nhau. Có thể có các cở bom nổ như 500lbs, 250lbs hay 100lbs. Có thể có cả hỏa tiển không địa loại thường chứ không cần loại xuyên phá, vì đây là trang bị tổng quát dành cho mọi cuộc hành quân không trợ hỏa lực cho các cuộc hành quân trong hai vùng, V3CT và V4CT, tùy số bom đạn tồn kho có những gì, nhưng chắc chắn có bom xăng đặc Napalm và bom nổ 500lbs vì hai loại bom này đã được thả trên Dinh Độc Lập.




          Phi vụ các anh Quốc và NVC thi hành ngày hôm đó là một phi vụ yểm trợ trong V4CT, nên sau khi cất cánh đã lấy hướng bay về vùng này, tức nhiên tiện đường tạt qua khu vực Saigon là một khu vực cấm bay khi không có lệnh, trừ trường hợp diễn hành trong những ngày lễ lớn mà phi cơ không thể được trang bị bom đạn. Cấm bay vì phải bảo vệ an ninh cho vùng đông dân cư chứ không nhất thiết vì một lý do nào khác. Hai phi cơ này đã bay vào khu vực Dinh Độc Lập nằm ngay ngã ba đường Thống Nhất và đường Công Lý và thả bom ngay trên địa điểm này.


          Phi Đoàn 514 nhận tin này thẳng từ TTHQKQ đến văn phòng chỉ huy trưởng phi đoàn. TTHQKQ yêu cầu cho phi cơ lên đuổi phi tuần đang oanh tạc Dinh Độc Lập ngay lập tức. Một phi tuần nhẹ trang bị toàn súng đại bác mà thôi do chúng tôi hướng dẫn cùng anh NVL cất cánh ngay và hướng về Saigon. Khi chúng tôi trên đường đến không phận Dinh Độc Lập thì nghe tiếng gọi của anh NVC bảo chúng tôi hãy tấn công Dinh Độc Lập, một lời kêu gọi đanh thép và quả quyết. Lúc đó, chúng tôi chưa ý thức được vị trí và tình trạng của các phi cơ của anh Quốc và anh NVC ra sao hay ở đâu. Thật là một tình huống khó xử, vì nhiệm vụ phải bay lên theo sự điều động của một thẩm quyền chính thức có quyền điều động như TTHQKQ để thi hành một phi vụ mà anh em nào đã từng bay cũng cảm thấy đau lòng, vì phải đối phó với những người bạn đã từng sống chết có nhau để tiêu diệt quân thù là Việt Cộng. Trong khi đó, có một đơn vị của Mỹ nằm ngay trong căn cứ Không Quân Biên Hòa là đơn vị 34th Tac. Group đang sử dụng T-28, là một loại phi cơ, nếu nói về đánh nhau trên không thì T-28 có khả năng xoay sở nhanh nhẹn hơn phi cơ A-1H nhiều. Nếu loại phi cơ này can thiệp vào vòng chiến thì thật sẽ làm chúng tôi khó xử hơn nữa.

          Khi chúng tôi đến vùng Saigon và lấy hướng tìm đến Dinh Độc Lập, mắt quan sát xem các phi cơ của anh Quốc và anh NVC đang ở đâu, thấy trên vùng này, mây che khuất từ dưới lên đến 300 bộ, nghĩa là khoảng 100m trần mây, nghĩa là rất thấp để thi hành một vụ thả bom. Tuy trần mây không kín hẳn, có vài lỗ trống để có thể xuyên qua, vì loại mây gồm có loại mây “stratus” thấp nhưng không dầy đặc, nhưng tầm nhìn thì thật là quá giới hạn, chỉ thấy xa đàng trước chừng 10 dậm Anh. Khi chúng tôi tìm cách xâm nhập vào vùng để quan sát thì thấy Dinh Độc Lập đang cháy to ở cánh phía Bắc của dinh. Tuy không thấy đổ vỡ vì bom là bao nhiêu, nhưng lửa bóc ra từ các cửa sổ rất rõ rệt. Thình lình, nhiều tràng súng đại liên 12 ly 7 từ dưới đất bắn lên làm phi cơ chúng tôi lãnh tất cả 4 viên, trong số đó, có một viên xuyên phá hệ thống thủy điều làm chảy thủy điều. Chừng đó chúng tôi mới ngỡ ra rằng, dưới đất không thể phân biệt được chiếc nào là chiếc oanh tạc Dinh Độc Lập, chiếc nào như chúng tôi lên để giải tỏa phi tuần kia. Chúng tôi tuyệt đối không thấy bóng dáng phi cơ của các anh Quốc và NVC đâu cả, nên chúng tôi báo cáo và tìm đường thoát ra khỏi khu vực về ha cánh. Từ Dinh Độc Lập lấy hướng khoảng 150 về hướng Đông Nam, chúng tôi bay sát đất, khoảng 50 bộ Anh, bay xuyên qua sông SaiGon khi một hàng rào lửa dầy đặc của đạn phòng không bắn lên lên từ các chiến hạm đậu trên sông này. Súng từ chiến hạm bắn lên rất nhiều loại, trong đó có loại đạn 40mm có thể hạ bất cứ phi cơ nào nếu bị trúng đạn. May thay, nhờ bay sát đất, nhờ thấy rõ hàng rào đạn lửa bay lên, nên chúng tôi đã tìm thấy lỗ để chui qua an toàn giữa hai chiến hạm. Sau khi thoát khỏi hàng rào lửa đạn đó chừng vài phút, chúng tôi lấy lại cao độ và về Biên Hòa hạ cánh với phương thức ra chân đáp khẩn cấp. Phi cơ của phi tuần viên chúng tôi không hề bị trúng đạn và đáp an toàn tại Biên Hòa.

          Trong nghề bay của chúng ta, chúng ta có thể rút một vài kinh nghiệm như sau. Đài radar Paris nằm tại Tân Sơn Nhứt không thể quan sát được phi cơ bay quá gần trung tâm của đài, vì sóng radar chỉ quét được ra xa hơn khoảng 10 dậm. Nếu phi cơ bay thật thấp như trường hợp vừa nêu thì cũng khó mà tìm thấy được. Muốn bao vùng mà radar chổ đó không thấy được thì phải có một radar khác phủ trùm lên chổ tối đó. Radar Cần Thơ, đài Paddy, nằm ngoài 200 dậm cách Saigon, không thể phủ trùm lên khu vực Saigon nên không tiếp sức với đài Paris được. Vì vậy, tuy TTHQKQ biết được phi tuần của anh Quốc và NVC tấn công Dinh Độc Lập vì được Dinh Độc Lập báo tin bằng điện thoại, nhưng thật sự không biết họ đang ở đâu. Sau này, chúng ta biết được, ngay trong lúc anh NVC kêu gọi chúng tôi tấn công vào Dinh Độc Lập thì anh ấy đã trên đường bay qua Nam Vang rồi, mà radar của đài Paris cũng chưa biết vì anh bay quá thấp. Trong lúc đó thì anh Quốc đã đáp khẩn cấp xuống sông Saigon.

          Có nhiều người cho rằng anh Quốc đã bị súng của chiến hạm bắn hạ, nhưng thật sự, anh Quốc bắt buộc hạ cánh xuống sông Saigon vì lý do khác. Có thể đơn vị bắt anh Quốc sau khi anh đã thoát chết đuối là một đơn vị người nhái.

          Anh Quốc không hề thả một quả bom nào trên Dinh Độc Lập. Tất cả bom mà anh Quốc đã mang theo được thả an toàn trên sông Saigon trước khi anh đáp xuống nước. Thả bom an toàn là thả bom mà ngòi nổ còn gài chốt nên bom rời khỏi phi cơ, chìm xuống nước mà không nổ.



          Sau khi phi cơ được vớt lên và mang về TSN, chúng tôi có dịp đến đó quan sát thì thấy phi cơ anh Quốc đã bị trúng tất cả 72 viên đạn 12 ly 7 bắn lên từ Dinh Độc Lập. Trong số 72 viên đạn đó, chỉ có một viên trúng vào chỗ nhược, canh van “xy lanh”, vì thế, xăng trào ra trong lúc động cơ đang nóng bỏng làm động cơ phát hỏa. Máy đang cháy, anh Quốc liền thả hết bom xuống sông sau khi đã quyết định đáp khẩn cấp xuống nước là nơi an toàn nhất cho anh và cho dân chúng trong vùng. Anh giữ mui phi cơ đóng kín để tránh lửa tràn vào phòng lái. Vì thế, sau khi đáp xuống nước, và trong vài giây, phi cơ chìm hẳn xuống sâu, anh đã gặp nhiều khó khăn để mở mui để thoát ra khỏi phi cơ. Sau này, trong lúc bị giam tại nhà giam an ninh quân đội, anh có viết gửi về cho phi đoàn của anh một tài liệu nói về làm sao thoát hiễm dưới nước trên A-1H khi mui phi cơ còn đóng chặt. Tài liệu này dài khoảng 10 trang viết tay, đầy đủ chi tiết, làm sao mở mui ra, làm sao chui ra ngoài trong lúc gần ngợp thở….Thật là một tài liệu vô cùng quý giá cho những ai bay A-1H thời đó. Cơ quan an ninh đã chuyển tài liệu ấy về cho Phi Đoàn 514 để học tập. Về phần anh Quốc, anh đã bị giữ tại cơ quan an ninh quân đội để điều tra cho đến ngày 2 tháng 11 năm 1963, anh mới trở về đơn vị. Về lại Biên Hòa, Trung Úy Phạm Phú Quốc được đề cử giữ chức vụ chỉ huy trưởng đầu tiên của Phi Đoàn 518 đang được thành lập, sử dụng phi cơ A-1H. Một nhóm huấn luyện viên của Hải Quân Hoa Kỳ sang đơn vị này để huấn luyện đặc biệt về cách không hành trên mặt biển, theo kiểu dò tìm tàu lặn trong Hải Quân Mỹ, mà sau này, anh Quốc đã ứng dụng trong các phi vụ Bắc Phạt.


          Cuộc thả bom Dinh Độc Lập năm 1962 là một hành vi chính trị do hai sĩ quan Không Quân VNCH thực hiện trong tiến trình chuyển hướng đường lối lãnh đạo tại miền Nam Việt Nam. Ai cũng có thể nhận biết được Mỹ muốn thay đổi chính sách, bắt miền Nam phải có một đường lối chính trị hoàn toàn theo Mỹ để có thể nhận viện trợ cần thiết cho công cuộc chống cộng của mình, dù trước khi đảo chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Tổng Thống Diệm là người tích cực chống cộng, nhưng chống cộng theo kiểu riêng của ông, không phù hợp với chính sách của Mỹ thời bấy giờ. Nhân cơ hội này, chúng ta lại thấy rõ hơn quyết tâm chống cộng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm qua câu chuyện sau đây.

          Ngay chiều ngày phi tuần của anh Quốc thả bom Dinh Độc Lập, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đích thân đến Biên Hòa, trong Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Thiếu Tá chỉ huy trưởng CC2TLKQ và chúng tôi đã tuần tự trình diện với Tổng Thống Ngô Đình Diệm để nghe hiểu thị. Chúng tôi sang trình diện tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh với quân phục đại lễ trắng. Tổng Thống gặp Thiếu Tá chỉ huy trưởng CC2TLKQ trước, và sau đó, tôi trình diện Tổng Thống. Đây là những giây phút hồi hộp nhất trong binh nghiệp của chúng tôi, cảm thấy mình đang có một gánh nặng to lớn đè nặng trên vai mà sức người khó có thể chịu đựng nỗi. Lúc đó, chúng tôi chưa đầy 30 tuổi, đã có vợ và hai con. Đây là lần thứ ba tôi nhìn thấy Tổng Thống. Lần thứ nhất, ông đã đến dự lễ thành lập phi đoàn vào năm 1961. Lần khác, Tổng Thống đã đến phi trường Biên Hòa triệu tập tất cả sĩ quan mặc quân phục trắng ngồi nghe Tổng Thống ban hiểu thị ngay ngoài sân tại Câu Lạc Bộ Sĩ Quan, và đêm hôm đó, Tổng Thống đã ngủ lại trong một ‘trailer” đặt trên sân đậu phi cơ trước hangar của Công Xưởng Không Quân. Hai lần gần gũi đó cho thấy Tổng Thống đã rất để tâm đến đơn vị Không Quân này, Phi Đoàn 514, một phi đoàn khu trục nổi tiếng từ Bắc chí Nam trong cuộc chiến chống cộng mà ông hạ quyết tâm. Tôi cảm thấy sự thất vọng của Tổng Thống trong chuyến xuất hành này vô cùng to lớn, nhưng cũng nhận thấy được Tổng Thống vẫn rất tha thiết ân cần đến đơn vị chúng tôi, vì nếu không thì Tổng Thống đâu cần phải đích thân xuống đây mà chỉ cần ban chỉ thị trừng phạt nếu ông muốn.

          Chúng tôi được đưa vào một phòng trang trí đơn giản, không to lắm, không nhỏ lắm. Trong phòng có một bộ bàn ghế bằng gỏ đỏ với bốn ghế ngồi đặt ngay chính giữa, trên một tấm thảm màu sắc nhu nhả. Ngay trên bàn, có một bình bông nhỏ, một đồ gạt tàn thuốc lá, bên cạnh có một đĩa nhỏ đựng một bao thuốc lá hiệu “Grand Prix” do Việt Nam sản xuất. Bao thuốc được mở sẵn nhưng khép lại để bên cạnh một bao diêm cũng do Việt Nam chế tạo. Dường như Tổng Thống rất hãnh diện dùng những thứ mà nước mình sản xuất thay vì dùng những thứ như thuốc lá ba số 5, hay Players, hay Craven “A”, hay Lucky, Salem…Chúng tôi ngồi đó một mình để ngẩn ngơ với nhiều suy nghĩ mong lung. Ngoài cửa, có một lính canh của Phủ Tổng Thống đứng gác nghiêm chỉnh. Không lâu sau, có tiếng bắt súng chào, và Tổng Thống nhanh nhẹn bước vào trong bộ y phục trắng. Khi đến gần chúng tôi, ông chỉ thị cho tôi ngồi xuống đối diện với ông. Ông mở thuốc lá lấy một điếu và chăm lửa hút, nhưng chỉ hút không được nửa điếu là ông dụi thuốc tắt ngay.



          Tr/u Phi công Nguyễn văn Cử bay thẳng sang Cam Bốt xin tỵ nạn sau chuyến bay bỏ bom Dinh Độc Lập

          Tổng Thống nhỏ nhẹ nói với tôi:”Anh nói với tôi như nói với một ngọn đèn”. Cố ý làm cho tôi thoải mái, đừng quá sợ sệt để có thể nói thật lòng. Còn tôi thì cẩn thận nghe kỹ xem Tổng Thống nói gì, và cố đọc được tâm tư của ông. Nhưng chỉ có ông nói. Ông bắt đầu câu chuyện nói về ông NVL, thân sinh của anh NVC. Ông nói ông đã giúp đỡ ông NVL nhiều thứ, nhưng ông NVL không chịu hiểu Tổng Thống. Tôi không hề biết ông muốn nói gì, ngoài ý là ông NVL không chịu thông cảm với ông, đã liên tục phản bội ông. Chẳng khi nào Tổng Thống đề cập đến anh Phạm Phú Quốc. Không có câu nào nêu tên anh Quốc. Điều đó cho thấy, theo Tổng Thống, vụ thả bom hồi sáng là do anh NVC mà ra, không liên can gì đến anh Quốc. Vì anh NVC có gia đình tích cực làm chính trị và có ý phản kháng lại chính sách của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Rồi sau đó, Tổng Thống hỏi tôi về hoạt động của Phi Đoàn 514, về nhân sự trong phi đoàn, và về tinh thần phục vụ của nhân viên trong phi đoàn. Tôi đã xác nhận với Tổng Thống hai điều trong tầm tay của tôi. Đó là tinh thần chống cộng triệt để của anh em trong phi đoàn. Hai là khả năng hành quân của mọi nhân viên. Khi đề cập đến những khó khăn trong đơn vị, tôi cũng xác nhận hai điều.

          a. Một là tình trạng tài chánh của anh em rất eo hẹp khi phải hoạt động nhiều nơi cùng lúc, ám chỉ công tác biệt phái nhiều mà không đủ phụ cấp vãng phản, nên khó sống với tình trạng “một cảnh hai quê”. Tiền lương lãnh được phải nuôi gia đình, còn đâu tiền để tự nuôi sống khi biệt phái hành quân. Cảnh khó khăn về tài chánh đó đã được chúng tôi gánh chung hằng tháng, thiết rồi cả sĩ quan và hạ sĩ quan cũng chỉ ăn “cơm tay cầm” (bánh mì xì dầu) khi công tác ngoài đơn vị. Tình trạng eo hẹp kéo dài sẽ nguy hại đến tinh thần chiến đấu của quân sĩ.

          b. Hai là, ngoài công việc huấn luyện đào tạo chuyên môn về bay hay về sửa chữa máy bay, chúng tôi không có khả năng biết được xu hướng chính trị từng người, mà đó là công việc của ngành an ninh quân đội.

          Chúng tôi hoàn toàn nhận lỗi trước hành động vô kỷ luật của anh Quốc và anh NVC vì hai anh ấy là nhân viên trực thuộc đơn vị chúng tôi, tức nhiên cấp chỉ huy đơn vị phải nhận lãnh trước tiên mọi hình phạt vì liên đới chịu trách nhiệm. Chỉ mong Tổng Thống ra sức giúp đỡ phương tiện để đơn vị có thể hoạt động tốt hơn trong tương lai.

          Tổng Thống khuyên tôi phải cố gắng chỉ huy cho tốt để tiếp tục ra sức đóng góp tích cực vào công cuộc chống cộng chung. Ông còn nói thẳng ra rằng, người Mỹ đã muốn đổ quân vào Việt Nam để tham chiến, nhưng ông khẳng định không muốn cho người Mỹ tham chiến vì sẽ làm mất đi chính nghĩa đấu tranh của chúng ta. Ông bảo, dù một người lính Mỹ nhập vào cù lao Ré, ông cũng không bằng lòng, huống hồ là để cả nhiều đơn vị lính Mỹ chiến đấu trên đất nước ta. Tổng Thống còn nhấn mạnh đến tương lai có thể bị cắt viện trợ. Ông ra lệnh tôi phải cố gắng chịu đựng trong khó khăn thiếu thốn quân dụng trong một năm, phải cố duy trì hoạt động được trong một năm dù bị cắt viện trợ quân sự. Sau này, chúng ta có thể xác nhận ý muốn duy trì chống cộng dù bị Mỹ cắt viện trợ, qua những sự chuẩn bị để đối phó như:thiết lập nhà máy đúc đạn tại Cát Lái;trồng cây lấy gổ Teck làm bá súng tại Xuân Lộc mà những ai có ở tù tại trại giam Z30A đều biết dưới tên “rừng bà Nhu”.

          Chúng tôi nhận thông điệp này rất rõ. Sau đó thì Tổng Thống đi nhanh nhẹn ra khỏi phòng. Tôi bước ra khỏi phòng chừng 15 bước sau. Khi tôi đến cửa và bước ra ngoài chừng hai bước thì nghe tiếng anh lính gác bảo:” Đại Úy mà xấc!” Khi đó làm tôi nghĩ lại, trong lúc đối thoại với Tổng Thống, tôi chẳng khi nào gọi ông bằng “Cụ” mà luôn luôn là Tổng Thống, và tự xưng mình là “tôi” thay vì bằng “con” như nhiều người thường làm. Nhưng tôi thật sự không sợ hãi mà cũng không quan ngại đến lời phê phán của anh lính gác của Thành Cộng Hòa. Vì đó là cái tôi chân thật, không màu mè, không bợ đỡ, không đòi hỏi dù một sự tha thứ vì mình có tội thì cứ nhận tội, có gì phải bợ đỡ, phải lo âu, rụt rè. Ít nhất cũng phải chịu cách chức, hay giáng cấp, hay đuổi khỏi quân chủng….và nhiều điều bất lợi khác xảy đến như những hệ quả đương nhiên.

          Chắc ai cũng lo cho những gì sẽ xảy ra sau vụ dội bom Dinh Độc Lập của anh Phạm Phú Quốc và anh NVC. Những biện pháp được áp dụng sau đó, đối với quân đội nói riêng và đối với cuộc chiến nói chung rất là sai lầm. Sai lầm vì làm cho những người chiến đấu ngoài trận mạc thiếu đi sự yểm trợ hỏa lực hữu hiệu của Phi Đoàn 514. Câu chuyện được tiến hành như sau.

          a. Đối với Phi Đoàn 514, những chuyến bay về hướng miền Tây phải xuyên qua một điểm chuẩn là Nhà Bè, hay đi về miền Bắc Saigon thì phải qua điểm Lái Thiêu. Tuyệt đối không thể đi tắt, vì phi lộ sẽ xuyên qua khu vực Saigon. Radar có thể kiểm soát các phi lộ đó để báo động kịp thời cho Dinh Độc Lập nếu có máy bay nào vi phạm.

          b. Phòng Hành Quân Phi Đoàn 514 phải thông báo cho Ban An Ninh CC2TLKQ mọi phi lệnh hành quân hay huấn luyện gồm đầy đủ tên họ hoa tiêu, số phi cơ mà hoa tiêu đó bay, để tránh có người ăn cắp máy bay.

          c. Ban An Ninh CC2TLKQ đóng tất cả lối ra phi đạo bằng kẻm gai, và chỉ mở cổng ra sau khi xác nhận người và phi cơ đều đúng theo phi lệnh đã phổ biến cho Ban An Ninh, dù hoa tiêu bay chuyến đó là chỉ huy trưởng phi đoàn, chỉ huy phó phi đoàn, hay trưởng phòng hành quân phi đoàn, là ba giới chức có quyền ký phi lệnh. Sau khi anh Quốc bị nhốt tại cơ quan an ninh quân đội, Phi Đoàn 514 đề cử Trung Úy HMĐ thay thế trong chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân.

          d. Tất cả phi cơ A-1H thuộc Phi Đoàn 514 chỉ được trang bị hành quân với súng mà thôi. Tuyệt đối không được trang bị bom hay hỏa tiển. Biện pháp này chỉ làm lợi cho cộng sản, nhưng bộ phận khỏe nhất là Ban Vũ Khí của phi đoàn, từ đó chỉ cần nạp đạn lên bốn súng đại bác 20 ly, không còn phải vác những quả bom nặng đến 250 kg, hay ráp các hỏa pháo dễ làm đứt tay như bom chùm (frag cluster bomb).

          Thế mà đơn vị cũng tiếp tục lập công lớn, như trong trận Mé láng đã với súng mà bắt cả trăm VC phải dơ súng đầu hàng vì bị ví trong một thửa ruộng không làm sao thoát thân được. Và cả trăm VC chết trên dòng sông vì bị tấn công khi họ tẩu thoát trên ba chiếc ghe máy, mỗi ghe chở cả 50 người. Những chiến công đó tiếp tục giúp cho Phi Đoàn 514 dành được mỗi năm một Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu trong các năm 1962 và 1963. Để rồi, ba năm sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết, Phi Đoàn vẫn lãnh chiến công vượt trội, được mang Giây Biểu Chương Màu Bảo Quốc Huân Chương, thêm vào hai lần được Tổng Thống Hoa Kỳ trao tặng “President Unit Citation”.

          Ngoài những biện pháp an ninh vô dụng và rất có hại cho chiến tranh, cơ quan an ninh quân đội còn can thiệp ở cấp cao để chạy tội, cho rằng sở dĩ có những hành động phản bội như vụ dội bom Dinh Độc Lập là do cấp chỉ huy phi đoàn quá cứng rắng, quá khó khăn đối với thuộc hạ. Điều đó cũng được các tướng lãnh cho rằng, “cấp chỉ huy phải đòi hỏi tối đa ở thuộc hạ”. Nhờ vậy nên cơ quan an ninh không tác oai tác oái được.

          VNCH là một nước non trẻ, nhưng muốn lớn lên, muốn trưởng thành thì bị bóp chết. Sau khi hạ bệ được Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong năm 1963, mãi cho đến năm 1967, nghĩa là bốn năm sau, mới có một hiến pháp mới, một tổng thống mới. Còn từ 1-11-1963 cho đến 1967, không biết các đảng phái chính trị của VN đã làm gì mà không tìm được một lối thoát cho mình? Không bầu ra được một vị lãnh đạo mà mọi người dân tôn trọng chấp nhận?

          “Sau khi bị bắt, Phạm Phú Quốc dù phải bị giam, nhưng được đối đãi tử tế; song đã có rất nhiều tin đồn, cộng thêm với một số tờ báo bất lương nên đã tuyên truyền rằng:
          “Phạm Phú Quốc đã bị hành hạ, tra tấn, đánh đập suốt cả ngày lẫn đêm, không cho ăn, không cho ngủ, đã bị mật vụ dùng kìm rút hết mười móng tay và mười móng chân…”

          Chính vì thế, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã phái Sĩ quan tùy viên Lê Châu Lộc, đến tận nơi gặp ông Phạm Phú Quốc, để nhìn thấy tận mắt trên thân thể, cũng như xem mười chiếc móng tay và mười chiếc móng chân của ông Phạm Phú Quốc có bị rút hết hay không?
          Tuân lệnh của Thổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Lê Châu Lộc đã đi đến tận nơi để gặp ông Phạm Phú Quốc.


          Khi giáp mặt ông Phạm Phú Quốc ông Lê Châu Lộc đã tự giới thiệu:
          “Tôi Đại úy Lê Châu Lộc, Sĩ quan tùy viên của Tổng Thống, được lệnh của Tổng Thống đến đây để gặp ông”.

          Ông Phạm Phú Quốc, hình như không thể tin những lời của ông Lê Châu Lộc, nên vội đứng lên một cách nghiêm chỉnh. Nhưng ông Lê Châu Lộ đã nói tiếp:
          “Tôi Đại úy Lê Ch
          âu Lộc Sĩ quan tùy viên của Tổng Thống, được lệnh của Thổng Thống đến đây để gặp ông; nhưng không phải để điều tra về ông, mà Tổng Thống bảo tôi đến đây để thăm ông. Vậy, tôi chỉ muốn hỏi ông: Ông có bị ai đánh đập, tra tấn hay không, để tôi về trình lại cho Tổng Thống hay về những gì tôi đã mắt thấy, tai nghe, chứ tôi không hề tra vấn ông bất cứ một điều gì cả?
          – Dạ không.

          – Ông có bị tra vấn không cho ngủ, không cho ăn hay không?
          – Dạ không.

          – Như vậy, xin ông vui lòng cởi bỏ y phục, cho tôi nhìn tận mắt, để biết trên thân thể của ông có bị thương tích gì không.Và ông Phạm Phú Quốc đã làm theo yêu cầu của tôi, vì thế, tôi đã nhìn thấy toàn thân thể của ông Phạm Phú Quốc không hề có một vết tích nào gọi là “tra tấn” cả.

          Nhưng tôi vẫn hỏi tiếp:


          – Ông có bị rút hết mười cái móng tay và mười cái móng chân hay không?
          – Dạ không.

          – Vậy, ông hãy bỏ hai bàn tay của ông lên bàn tay của tôi, để cho tôi nhìn thấy, rồi sau đó, là mười ngón chân của ông.
          – Dạ, xin Đại úy hãy nhìn xem.

          Sau khi nhìn và sờ lên tay chân của ông Phạm Phú Quốc, tôi không hề thấy có một chút vết tích gì hết, ông Phạm Phú Quốc vẫn khỏe mạnh bình thường, rồi bỗng ông Phạm Phú Quốc đã nói:

          – Tôi xin Đại úy trình lên Tổng Thống rằng: tôi thành thật xin lỗi Tổng Thống, vì tôi đã nghe lời của người bạn, nên đã làm như vậy; chứ tôi không có chủ ý giết Tổng Thống. Và ông Phạm Phú Quốc đã viết những lời xin lỗi Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trên một mảnh giấy nhỏ, và nhờ trình lên Tổng Thống.
          – Tôi sẽ trình lại với Tổng Thống.”
          (Nam Nhân-QLVNCH)


          Người viết bài này thật không muốn thế hệ mai sau nghĩ sai lầm về con người của Phạm Phú Quốc. Tuy rằng chính tôi đã cất nhắc cho anh Quốc thăng cấp Trung Úy Đặc Cách để có thể để anh lãnh chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Phi Đoàn 514, vì trong phi đoàn, vào năm 1960, có nhiều Trung Úy khác chưa xác định hành quân với tư cách phi tuần viên. Anh Quốc có tinh thần phục vụ rất cao. Anh có gia đình từ lâu làm chính trị. Anh không thể bị VC lợi dụng để hành động theo ý muốn của chúng. Vụ ném bom Dinh Độc Lập ngày 27 tháng 2 năm 1962 không giống như vụ ném bom Dinh Độc Lập trong tháng 4 năm 1975 của Nguyễn Thành Trung, vì Nguyễn Thành Trung là một VC nằm vùng. Nếu như VC, ta coi vụ ném bom Dinh Độc Lập của Phạm Phú Quốc là một hành động anh hùng thì thật là oan uổng cho tinh thần Phạm Phú Quốc. Đó là điều duy nhất tôi muốn xác nhận cùng các bạn Không Quân của tôi, đừng để bị địch cố tình xuyên tạc.

          Gman
          12-2006


          Tài Liệu tham khảo

          1. Phạm Phú Quốc trích từ cuốn Quân Sử KQVNCH do Liên Hội Ái Hữu Không Quân Úc Châu thực hiện.
          2. Hình ảnh do phóng viên báo chí chụp được trong khi oanh tạc Dinh Độc Lập năm 1962.
          3. Phi Đoàn 514, đăng trên trang nhà bgkq.net, trong chương Hồi Ký
          Last edited by KiwiTeTua; 05-02-2022, 10:22 PM.

          Comment


          • #8
            Thành thật cám ơn Niên Trưởng NGHICH_NHI và bạn Kiwi TeTua rất nhiều.
            Nhưng Philong51 chứng minh 2 ông Quốc và ông Cử với cấp bậc khác thì quý vị nghĩ gì ?

            Philong51 đang giữ 1 cuốn QUÂN SỬ có hình ảnh và ghi chú của sử gia dưới tấm ảnh:
            "Một trong hai khu trục cơ A-1 của Đại-úy Phạm Phú Quốc và Trung-úy Nguyễn Văn Cử oanh kích Dinh Độc Lập"

            Kính xin nhị vị NGHICH_NHI và Kiwi TeTua, quý Niên Trưởng cùng các bạn dạy cho Philong 51 hiểu biết nhiều hơn về lịch sử vì Philong rất ngu muội, dốt nát không biết cuốn QUÂN SỬ nào đúng quyển nào đầu độc ?

            Comment


            • NGHICH_NHI
              NGHICH_NHI commented
              Editing a comment
              Anh bạn Phi Long 51
              Như tôi cũng thành thật nói cấp bậc của 2 ông là theo tôi biết vậy thôi ,chứ lúc đó tôi chưa đi lính nữa .Có lẽ bạn Kiwi nói đúng là Ông Quốc ,Trung Uý , còn ông Cử là Thiếu Uý . Thời ông Diệm mà KQ cấp bậc như thế cũng là to lắm rồi !
              Nhưng mà này anh bạn Philong ơi !Khi mình đọc sử với đầu óc rộng mở thì đôi lúc những cái tiểu tiết mình có thể nhẹ nhàng cho qua !
              Nói thì nghịch lý một chút ! Chứ xưa nay có quyển sử nào mà chính xác 100%đâu !Cái gì cũng tương đối thôi ,đúng trên sự kiện ,không thêu dệt nói đại là ổn rồi phải không anh bạn ??Mong bạn thông cảm . Tôi hiểu bạn !
              **Nói thêm là như quyển thông sử 15 tập do VC ấn hành đó . Nó được ban biên tập gần 30 mạng biên soạn .
              Gần đây chỉnh sửa ,bỏ chữ Nguỵ ,thay chữ khác mà bọn con cháu nhà Cộng cãi nhau ỏm tỏi kìa !
              Tôi có comment là cứ để chữ Nguỵ cũng được đi .mà phải ghi rõ là danh từ do tuyên truyền . Và phải ghi là miền Bắc được gọi là Cộng phỉ nó mới đúng . Thí dụ cho vui thôi

              Tóm lại mình cũng lớn tuổi rồi,nên mọi chuyện lấy đó làm vui ,cho thanh thản là quý đó nghe anh !Lời thật với tình cảm chân thật với anh xin tỏ bày !

          • #9
            MỘT ÍT VẦN THƠ CỦA BỬU TÙNG.
            http://buutung.blogspot.com/2019/04/...guyen-van.html
            Trung Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Văn Long đã tuẫn tiết để đền nợ nước và bảo vệ thanh danh trước Tượng Đài Thủy Quân Lục Chiến ngày 30/4/1975.

            Tưởng Niệm Trung Tá Long

            Nhìn dân ngắm tượng nát tan lòng
            Phút cuối bên đời cảnh sát Long
            Mạt tướng quy hàng ra lệnh gở
            Anh hùng tuẫn tiết giữ danh trong
            Gương đền nợ nước hoài thơm tiếng
            Máu tưới hồn quê mãi đậm dòng
            Dưỡng hạt kiên cường lưu hậu thế
            Nuôi mầm ái quốc buổi nguy vong

            Bửu Tùng
            1/4/2019

            Các bài họa:

            1. Cảnh Đau Lòng

            Tháng Tư ngày cuối: Cảnh Đau Lòng
            Dưới tượng đài kia, Trung Tá Long!
            Tự sát nêu gương người lỡ cuộc
            Sống thừa thẹn mặt kẻ ngoài trong!
            Tạ tình Đất Nước ơn như biển
            Rũ kiếp Nam Nhi lệ cạn dòng...
            Bình Trọng ngày xưa lưu lại tiếng
            Anh Hùng nhất định chẳng lưu vong!

            huệthu

            2. Anh Hùng Tử, Khí Hùng Bất Tử

            Tượng ấy về sau mãi tạc lòng
            Anh hùng tuẫn tiết Nguyễn Văn Long
            Thanh danh ngàn kiếp nào mờ đục
            Lịch sử muôn đời vẫn sáng trong
            Bái với tiền nhân không hổ thẹn
            Soi cùng hậu thế quá xuôi dòng
            "Nghìn năm gương cũ soi kim cổ" (*)
            Lừng lẫy trần gian nghĩa tử vong.

            Hạ Thái Trần Quốc Phiệt
            (*) thơ Bà Huyện Thanh Quan

            3. Vinh Danh

            Nước loạn, ngay gian mới rõ lòng
            Vinh danh Trung Tá Nguyễn Văn Long
            Ba sinh chẳng tiếc đời đen bạc
            Một thác cho toàn dạ trắng trong.
            Ngưỡng mộ, thơ đề khôn ráo mực
            Tiếc thương, lệ đổ khó ngăn dòng.
            Miền Nam nhớ mãi người trung liệt
            Cầu nguyện Di Đà sớm rước vong!

            Linh Công

            4. Tưởng Niệm Trung Tá Long

            Nước mất nhà tan cảnh nhói lòng
            Thương người nghĩa sĩ Nguyễn Văn Long
            Bao năm phục vụ vì dân sạch
            Một phút liều mình giữ tiết trong
            Ngọn gió đùa mây mây rũ bóng
            Nhung y nhuộm máu máu tuôn dòng
            Tâm hương tưởng niệm trang hào kiệt
            Quyết chết theo thành buổi bại vong

            dinhtuong
            28/3/2019

            5. Tháng Tư Tuẫn Tiết

            Tháng Tư gãy súng quá đau lòng
            Tuẫn tiết bi hùng, Trung Tá Long
            Nợ nước máu đền, danh rạng sáng
            Ơn dân thây trả, tiết ngời trong
            Ván cờ chưa kết, buông tàn cuộc
            Canh bạc chửa xong, xóa giữa dòng
            Thà chết chứ không hàng lũ giặc
            Nhìn chi cảnh Quốc Phá Gia Vong!

            Duy Anh
            29/3/2019

            6. Bái Tạ Trung Tá CSQG Nguyễn Văn Long

            Bảy lăm không thể đổi thay lòng
            Vị khách anh hùng Văn Nguyễn Long
            Đã đến công trường người lính trẻ
            Bái từ tổ quốc khối tình trong
            Nhung y làm áo quan nuôi hận
            Thể phách là tang lễ sáng dòng
            Chiến hữu tạ tình trên nước loạn
            Biệt quê rồi cám cảnh lưu vong...

            Hawthorne 29-3-2019
            CAO MỴ NHÂN

            7. Tưởng Niệm Trung Tá Long

            Tận trung báo quốc chẳng hai lòng
            Rạng rỡ danh dòng giống Lạc Long
            Sử sách còn ghi ngày nước loạn
            Người đời vẫn nhắc tấm gương trong
            Thân nhân tưởng nhớ châu rơi giọt
            Chiến hữu cầu siêu lệ nhỏ dòng
            Nếu có linh thiêng xin hiển thánh
            Phò cho dân tộc được tồn vong

            dinhtuong
            28/3/2019

            8. Tưởng Niệm Trung Tá Long

            Hôm nay cả nước nguyện chung lòng
            Tưởng niệm anh hùng quốc thánh Long
            Hiển hách hồn nương vầng nhựt tỏ
            Linh thiêng phách quyện mảnh trăng trong
            Noi gương liệt tổ lừng sông núi
            Nối chí tiền nhân rạng giống dòng
            Thất thế không cam đời sống nhục
            Liều mình quyết chẳng chịu đào vong

            dinhtuong
            30/3/2019

            Comment



            Hội Quán Phi Dũng ©
            Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




            website hit counter

            Working...
            X