Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giọt nước mắt đơn phương

Collapse
X

Giọt nước mắt đơn phương

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giọt nước mắt đơn phương

    Hỡi ơi Ðà Lạt sau bao năm xa cách
    Sao xấu đui như cục đất chui
    Hai mươi năm sao Ðà Lạt vẫn đen thui
    Sao Ðà Lạt vẫn lủi nhủi như một gã lủi thủi

    Lê Thị Huệ, 1995





    Giọt Nước Mắt Đơn Phương

    Sau Rom


    - Đọc 4 câu thơ của Huệ sao mà chua chát cho bộ mặt Đà Lạt 20 năm sau quá đổi....
    - Nhưng còn lòng người Đà Lạt thì sao hở Huệ? Tôi cũng muốn họa lại 4 câu thơ gọi là đáp tạ, Huệ đã cho tôi và các bạn có cái nhìn rõ về Đà Lạt 20 năm sau...nhưng tôi không thể, bài viết của Huệ làm tôi buồn, một nỗi buồn của 23 năm sau, cũng tại Đà lạt khơi dậy làm tôi quặn thắt nên thôi..
    Cám ơn Huệ rất nhiều, cũng nhân cơ hội này, tôi xin gói ghém tất lòng một nỗi buồn man mác cho sự trở về 23 năm sau...

    Tôi xin đi thẳng vào vấn đề tôi muốn nói. Cũng không phải là nhà văn, không phải là nhà thơ, nên không thể trời trăng mây nước đầy đủ cho cuộc hành trình này.
    Tôi về lúc đó là năm 1998, không phải lén về như cô Huệ, nhưng cũng không dám về một mình. Tôi tháp tùng một cuộc du lịch của học sinh gọi là đi tour các nước Đông Nam Á . Đà Lạt là một trong những điểm đến và đi, nhưng Đà Lạt để lại cho tôi dấu ấn sâu sắc về lòng người và tình người...
    Đà Lạt phải nói trước mắt tôi hoàn toàn xa lạ, xa lạ từ cảnh vật đổi thay đến tan tác....Xa lạ từ gương mặt ngơ ngác...thất thểu...Xa lạ từ lòng người khi đối diện, họ vồn vã trong cách xã giao, mời mọc, tôi không nhận ra một chút nào về chất thật ở họ, chất thật một người Đà Lạt trước năm 1975. Tôi không thầm trách cho nhân tình thế thái, vì tôi phải biết họ phải vật vã, khốn đốn, họ buộc phải đổi thay có thể nói là MỘT MẶT HAI LÒNG, để sống còn, để tồn tại một thân xác, mà tâm hồn cao đẹp đã chết kể từ khi cuộc diện gọi là đổi đời, chôn kín như mất đi những gì cao quý mà họ đã từng ắp yêu cũng chỉ vì chén cơm manh áo.
    Ngỡ ngàng khi đối diện.
    Lang thang một mình trên mảnh đất thân yêu, tôi cảm nhận mình thực sự cô đơn và lạc lõng, lạc lõng như ngày đầu sang xứ người, chung quanh mình không biết ai là ai. Chỉ còn một hy vọng cuối cùng, tôi cần tìm ra những gì tôi muốn tìm, đó là những người bạn, những người anh, những người em chưa từng biết mặt, nhưng cùng chuyến tuyến với tôi khi xưa. Cùng một tâm trạng nhưng hai hoàn cảnh, hoàn cảnh người ra đi, hoàn cảnh người ở lại, tôi tin là tâm trạng không khác gì nhau, có khác chăng là những người ở lại phải gánh chịu vì thể xác bị dập vùi...
    Như đã nói phần trên, một mặt mà hai lòng, xin các bạn chứng cho điều tôi sắp kể:
    - Tôi vào một quán ăn, sau khi gọi phần ăn, tôi tiếp một lượt ba vị khách không mời mà đến, đó là ba anh bán vé số, thoạt nhìn, bị thương tật, nhưng rất vồn vã qua sự mời mọc. Thú thật các bạn, tâm trạng tôi bây giờ , dù biết những thương phế binh bao gồm cả hai bên, dù tôi nhận ra họ là ai? là phế binh VNCH thật hay giả, tôi không để tâm dù tôi biết họ giả nhưng tôi vẫn mua vé số, trả tiền mà không cần thối lại. Một điều, là một mặt hai lòng của họ, tôi khó mà tìm và tiếp cận người thực sự là bạn của tôi.
    Một buổi sáng, tôi thả bộ lên dốc Hòa Bình, phía đối diện từ xa, lại cũng một anh bán vé số đang khó nhọc gượng gạo trên chiếc nạn gỗ thay cho chân phải, xoáy từng bước khó nhọc, đổ con dốc ngắn loang lổ vì xoáy mòn theo năm tháng, nhưng lần này, trông dáng anh tiều tụy, không như ba anh mà tôi đã gặp qua. Anh mặc chiếc áo trắng, chiếc quần nhà binh nhạt màu, đặc biệt là chiếc nón lưởi trai quân đội khi xưa đã nhàu nát, linh cảm cho tôi biết đây là người tôi muốn tìm, anh vừa điều khiển đôi chân, vừa chìa xấp vé số cho tôi, môi mấp máy không ra lời như mời gọi một ân huệ từ tôi.
    - Anh vào đây tôi mua cho anh.
    - Cám ơn.
    Anh trao xấp vé số cho tôi, tôi cầm trên tay như lựa con số; nhưng không, tôi đang suy nghĩ phải mở lời với anh thế nào, để phút đầu tiên không gây ngỡ ngàng cho anh và cho tôi.
    - Anh bán vé số bao lâu? có phải vì cuộc chiến mà anh thương tật thế này không ?
    - Sau 75, tôi bị đuổi khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa, được biết gia đình bị nạn chìm ghe khi di tản, tôi lây lất đầu đường xó chợ, chân bị nhiễm độc ( tử hoại ) phải cắt bỏ thêm một khúc nữa, là tự tôi cắt bỏ vì không tiền đi viện. Cuối cùng, tháng 9 năm 1975, tôi trở lại Đà Lạt một thân một mình, vì nghĩ mà thương cho ống chân phải của tôi đã và đang nằm lại nơi đây, tôi không muốn rời xa dù biết rằng nó vĩnh viễn xa tôi. Người chết là mất đi, tôi mai mắn dù sống trong âm thầm lặng lẽ, nhưng tôi không muốn mất đi những gì thuộc về ký ức, thuộc về bản thân tôi. Tôi biết ngoài tôi ra không ai thương tôi hơn tôi thương cho chính bản thân tôi, giữa một xã hội hiện hữu vẫn là người Việt Nam, nhưng tôi đã bị khai tử lâu rồi anh à!
    - Anh nói đến đâu, nước mắt tôi rơi một cách tự do đến đó, giọt nước mắt nhạt nhòa lẩn lộn niềm thương cảm cho đồng đội tôi và cho cả chính tôi. Anh đâu có biết những người còn lành lặn ra đi, cũng mang một khối sầu ly hương, cũng nhớ nhung đồng đội, cũng tiếc rẽ cho thân mình. Ngày hôm nay trở về đây, tôi cũng nhận rõ ra là tôi cũng bị khai tử nào có khác chi anh. Phải, hôm nay tôi phải khóc, khóc trước sự chứng kiến của một người bạn, không phải khóc thương hại cho nhau mà là khóc cho niềm thương cảm, khóc cho tình người tan tác muôn nơi...khóc cho nỗi bất hạnh cả hai...
    Qua giây phút cả hai yên lặng như để nhận ra sự gần gũi về nhau, tôi ngước mặt nhìn anh sau một cái quẹt nước mắt vụn về, kỳ thật là lúc anh kể chuyện, tôi nghe rõ tiếng nất nghẹn của anh từng chập, ấy vậy mà mặt anh ráo khô, không một giọt nước mắt rơi, cũng không đỏ mắt. Thấy như hiểu ra ngạc nhiên của tôi, anh ấy sởi lởi:
    - Tôi đang khóc đó chứ anh, giọt nước mắt khô cạn từ lâu lấy đâu ra cho anh thấy bây giờ, giọt nước mắt của anh cũng là của tôi đó mà...
    - Câu chuyện mỗi lúc có mòi thân tình hơn, tôi bắt đầu hỏi thêm về anh:
    - Anh bị thương từ khi nào? Ở đâu? Đơn vị nào vậy anh?
    - Thưa anh, tôi nguyên trung đội trưởng thuộc đại đội trinh sát Biệt động quân, có nhiệm vụ án ngữ và tảo thanh VC tại đồi 2 vú Lâm Đồng, tôi bị đạp phải mìn trong lúc xáp lá cà với địch vào tháng 12 năm 1974.
    - Anh còn người thân không ?
    - Tôi quê ở Vũng Tàu, lúc đó tôi còn trẻ chưa có vợ, cha mẹ và anh chị ra ghe xuôi theo làn sóng tị nạn, bị chìm và tất cả đều chết. Còn người thân quen ư? Còn, như không, có ai còn quan tâm cho ai đâu anh; vả lại có còn biết đâu là quê hương cưu mang và chứa chấp mình....
    - Anh bán vé số có đủ sống không anh?
    - Dạ, cũng tạm. có khi mưa phùn cả ngày không bán được, cũng như anh thấy đó! diện như tôi thì đâu có tư cách để vào nơi sang trọng để bán, những nơi đó ưu tiên cho các anh phế binh bên kia. Những lúc ế như vậy thì cũng đành chấp nhận chịu lạnh vì nhịn đói, nhưng rồi cũng qua, vì mỗi lần như vậy là tôi nghĩ đến chân phải của tôi còn lạnh gấp bao lần, có khi giờ này và mãi mãi ngâm mình nơi dòng suối nào đó là tôi tự khắc thấy ấm lại.
    - Thì ra, ba anh khi chiều hôm qua tôi gặp chính là thương phế binh bên kia, thảo nào có vẻ yêu đời và mập mạp...Tôi lấy chiếc áo trong túi xách choàng vào vai anh:
    - Thấy anh đang lạnh, anh mặc vào cho ấm mình tiếp tục. Tặng cho anh làm kỷ niệm, vì biết bao giờ tôi mới gặp lại anh.
    - Cám ơn ( cười ).
    Câu chuyện sắp hồi kết thúc, vì đám học trò tề tựu, tôi đặt vấn đề với anh:
    - Có lẽ mình chia tay anh à! Vé số này tôi mua hết cho anh. Tôi biết nói ra điều này có khi không phải, không có gì có thể lấp đầy mất mác trong tâm hồn cả 2 chúng ta. Đây là một món tiền nhỏ tôi kèm theo, mong anh không nghĩ ngợi và nhận cho tôi vui lòng.
    - Rất cảm kích tấm lòng của anh, của một đồng đội mà ngày hôm nay anh đã cho tôi một hạnh phúc quá đầy đủ mà tôi hằn khao khát. Còn món tiền xin gửi lại anh, xin hãy cho tôi được giử trọn vẹn hình ảnh đẹp ngày hôm nay, hình ảnh gặp lại đồng đội của tôi, nếu anh có bịch gạo sấy cho tôi bây giờ tôi sẽ nhận ngay..
    - Nói đến đây, anh ôm hôn tôi, nước mắt ràn rụa ướt cả mặt tôi và anh vội quay đi, tôi chạy với theo vừa móc ra xấp vé số, lúc này anh không nói không rằng, tôi cũng nhanh tay vúi vào túi anh toàn bộ vé số, và cũng chỉ nói đứt quãng một câu: Tặng cho anh, chúc anh trở thành triệu phú.......... .Cả hai chúng tôi như đang trốn chạy ngược chiều nhau.......
    12-16-2009
    Sau Rom
    Last edited by saurom; 05-05-2010, 04:44 PM.

  • #2
    Hôm nay ngoài trời mưa nhiều và lạnh buốt, tôi nằm nhà rất buồn vì hơi hám ngày 30 tháng tư như còn đâu đây...Chợt nhớ đến các anh Thương Phế Binh còn ở quê nhà, nếu ở Đà Lạt giờ chắc lạnh lắm! Không biết có đủ vải che cho ấm thân già không...Tôi chợt nhớ kỷ niệm hôm nào, vội mở bài viết đọc lại, giọt nước mắt vẫn thong thả rơi lúc đang đọc, nhưng lần này hình như nước mắt tôi chảy nhiều hơn, chắc có lẽ những giọt nước mắt này dành cho những anh thương phế binh già, đang sống lê la khắp xứ người, vết thương trí mạng không làm rỉ máu, nhưng càng già càng thấm càng đau.

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X