Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vĩnh biệt Nhạc sĩ Trần Quang Lộc (1945–2020)

Collapse
X

Vĩnh biệt Nhạc sĩ Trần Quang Lộc (1945–2020)

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Vĩnh biệt Nhạc sĩ Trần Quang Lộc (1945–2020)

    Vĩnh biệt Nhạc sĩ Trần Quang Lộc (1945–2020)




    Lưu Na: ĐÃ VỀ
    06/07/2020

    Năm 13, 14 tuổi nghe Về Đây Nghe Em mà bồi hồi.

    Về đây nghe em, về đây nghe em
    Về đây mặc áo the, đi guốc mộc
    Kể chuyện tình bằng lời ca dao
    Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
    Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới…


    …quê hương qua Trần Quang Lộc đẹp biết bao nhiêu. Và ở tuổi mới lớn dạt dào cảm xúc, câu hát

    Này hồn ơi lên cao lên cao
    Đem ánh sáng hân hoan trên trời
    Rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương…


    …với tôi thật lãng mạn, thật thanh cao lý tưởng.

    Trần Quang Lộc có những lời nhạc hay bất ngờ, thơ mộng bất ngờ. Không phải người Hà Nội, TQL đã tặng Hà Nội, đã trả lại Hà Nội những âu yếm ngậm ngùi những hình ảnh hết sức thơ:

    Có bóng mùa thu thức ta lòng son muộn
    Một ngày về xuôi chân ghé Thăng Long buồn
    Có phải em là mùa thu Hà Nội
    Ngày sang thu anh lót lá em nằm


    Những ai quen thân TQL mới biết, lời nhạc của TQL tuôn ra đặc sắc một cách dễ dàng không gò bó, nếu có hỏi căn nguyên e nhạc sĩ cũng không thể trả lời thỏa đáng. Với TQL, lời hát nhẹ thơm như hương lan, hình ảnh nguyên sắc màu tự nhiên cho dù cao sang như Hà Nội hay cầu gỗ bờ ao của chốn quê nghèo:

    Tình cờ gặp lại nhau
    Dường như lâu lắm rất quen nhau
    Gặp lại nhau mắt vương niềm đau
    Gặp lại nhau lúc sắp xa nhau
    Gặp lại nhau tóc xanh phai màu…
    …Chờ nhau bạc áo chốn xa xăm
    Ngoảnh nhìn nhau lúc em qua cầu


    Một đời nghệ sĩ rong chơi, lúc đói nghèo cũng như lúc được chào đón nồng nhiệt, Trần Quang Lộc luôn có nụ cười dễ mến. Trần Quang Lộc hát khắp nơi mình đến, nhưng tiếng hát nơi hội họp với nhau, không phải trên sân khấu, mới nói lên hết cái hồn thơ của người nghệ sĩ. Nghe TQL đàn hát Đàn Trong Tay Người mới thấm cái buồn nhỏ đều giọt vào lòng giếng khô

    Trong tay người hành khất mù
    Tiếng đàn nghe dậy mối thù áo cơm
    Tơ lòng đọ với sầu gươm
    Đứt ra từng đọan tan thương ruột tằm


    Phải gặp TQL mới cảm được hai chữ du ca, trong nguyên nghĩa “một chàng nghệ sĩ ôm đàn đến giữa đời.” Trần Quang Lộc như một “con chim đến từ núi lạ ngứa cổ hót chơi.” Giờ đã hót xong, chàng về, về nghe nhau thở dài trong đêm.

    Mong ông về được chốn bình yên.

    Lưu Na
    06/07/2020

    (nguồn: T.Vấn & Bạn Hữu)





    WIKIPEDIA:


    Trần Quang Lộc (1945–7 tháng 6 năm 2020) là một nhạc sĩ Việt Nam được biết đến nhiều qua hai sáng tác Về đây nghe em Có phải em mùa thu Hà Nội.

    Trần Quang Lộc sinh năm 1945, tại Gio Linh, Quảng Trị. Năm 20 tuổi, ông theo học âm nhạc tại Trường Quốc gia âm nhạc Huế và bắt đầu sáng tác vào cuối thập niên 1960. Tuyển tập nhạc đầu tiên của ông là "Hát trong dòng sông xưa" được xuất bản năm 1970.

    Những bài hát của ông hầu hết đều mang sắc thái tình người, tình quê hương, như Về đây nghe em, Em còn nhớ Huế không, Có phải mùa thu Hà Nội, Chợt nghe em hát,...

    Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông ở lại trong nước và sống ở Vũng Tàu.

    Ở trong nước, các sáng tác của ông được biết đến và biểu diễn thành công qua tiếng hát của Hồng Nhung và Thu Phương.

    Ở hải ngoại, các sáng tác của ông được thâu âm và trình diễn đầu tiên bởi Hương Lan.

    Có phải em mùa thu Hà Nội

    Bản nhạc nổi tiếng nhất của Trần Quang Lộc là bài Có phải em mùa thu Hà Nội? hoàn tất năm 1972, phổ từ thơ của Tô Như Châu. Bài bát được đón nhận nồng nhiệt từ các ca sĩ cũng như thính giả, vì lời nghe lãng mạn, mơ màng của mùa thu, lồng trong một khung cảnh cổ kính của Thăng Long xưa với "hồn Trưng Vương sông Hát".

    Tháng tám mùa thu, lá khởi vàng chưa nhỉ?
    Từ độ người đi thương nhớ âm thầm
    Có phải em là mùa thu Hà Nội
    Ngày sang thu anh lót lá em nằm
    Bên trời xa sương tóc bay


    Về đây nghe em


    Cũng là bài thơ phổ nhạc, nhạc phẩm Về đây nghe em trích từ bài thơ của A Khuê. Tác phẩm này ra đời năm 1967 nhưng bị vùi quên sau năm 1975 và mãi đến năm 1990 mới được phổ biến ở Việt Nam. Lời hát nghe mộc mạc, gần gũi với bất cứ một ai đã từng sinh ra và lớn lên trên quê hương Việt Nam.

    Về đây nghe em, về đây nghe em
    Về đây mặc áo the, đi guốc mộc
    Kể chuyện tình bằng lời ca dao
    Kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai
    Kể chuyện tình bằng hạt lúa mới
    Và về đây nghe lại tiếng nói thơ ấu khúc hát ban đầu
    Để hận thù người người lắng xuống
    Và tìm nhau như tìm xót xa
    Trong lúc lệ đã đầy vơi


    Bài hát được người Việt trong nước lẫn hải ngoại yêu thích.

    Nhạc sĩ Trần Quang Lộc qua đời tại tư gia ở Vũng Tàu vào chiều 7 Tháng Sáu năm 2020, hưởng thọ 75 tuổi.



  • #2
    Còn Tiếng Hát Gửi Người


    CÒN TIẾNG HÁT GỬI NGƯỜI
    Thơ Nguyễn Đình Toàn - Nhạc Trần Quang Lộc - Ca Sĩ Duy Trác

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X