Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phương cách bảo trì sức khỏe

Collapse
X

Phương cách bảo trì sức khỏe

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Phương cách bảo trì sức khỏe

    Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

    Điều cần biết về bệnh Cúm Mới Lạ H1N1

    Danh Xưng
    Khi mới xuất hiện ở loài người vào tháng 4 năm 2009, Cúm A/H1N1được gọi là cúm Heo vì virus gây bệnh tương tự như virus gây cúm Heo ở bắc Mỹ.

    Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, các khoa học gia nhận thấy virus này rất độc đáo, do sự phối hợp các gene từ virus cúm heo, cúm gia cầm H5N1 và cúm người. Do đó tên mới của cúm này là Cúm A/H1N1 Mới Lạ (novel influenza A/H1N1) , đối chiếu với Cúm Hàng Năm (seasonal influenza) xảy ra theo mùa tại các quốc gia.

    Cơ quan Y Tế Thế giới đã tuyên bố tình trạng đại dịch toàn cầu của Cúm Mới Lạ vì bệnh đã thấy ở hơn 70 quốc gia trên thế giới. Đại dịch không phải vì sự trầm trọng của bệnh mà vì sự lây lan quá rộng lớn của virus A/H1N1.

    Truyền bệnh
    Cúm Mới Lạ H1N1 rất dễ nhiễm và lây lan từ người sang người giống như cúm hàng năm. Khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, virus trong các giọt nước nhỏ từ mũi miệng bay lẫn vào không khí và người khác hít thở sẽ bị bệnh.

    Đôi khi cũng lây bệnh khi sờ tay vào vật dụng dính virus rồi đưa lên mũi, miệng.

    Bệnh bắt đầu lây lan kể từ ngày đầu tiên trước khi có triệu chứng và kéo dài cho tới 7 ngày sau khi bị bệnh ( giống như cúm hàng năm.

    Cúm Mới Lạ không lan truyền qua thức ăn do đó, ăn thịt heo hoặc các sản phẩm làm bằng thịt heo không mang bệnh.

    Nước máy đã được khử trùng với hóa chất như chlorine ít có khả năng lan truyền virus cúm. Nghiên cứu cho hay chlorine có thể vô hiệu hóa tác hại của cúm gia cầm H5N1. Theo CDC, cho tới nay chưa có trường hợp người mắc bệnh khi uống nước có nhiễm virus cúm.

    Nước tại hồ bơi đã khử trùng với chlorine cũng an toàn cho người tắm.

    Tuổi mắc bệnh
    Đa số người bị Cúm Mới Lạ là từ 5 tới 24 tuổi. Người trên 65 tuổi bị bệnh rất ít và chưa có tử vong nào. Đây là điều khác biệt so với cúm theo mùa thường thấy ở người trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai hoặc ở mọi tuổi đang có bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh hô hấp, tim mạch, bệnh tế bào máu, thần kinh hoặc suy yếu hệ miễn dịch.

    Mức độ nguy hiểm của cúm mới lạ chưa được biết rõ như cúm hàng năm. Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 35.000 tử vong và trên 200.000 người phải nhập viện vì Cúm Hàng Năm trong khi đó cho tới ngày 24 tháng 7, 2009 có 43,771 ca bệnh với 302 tử vong vì Cúm Mới Lạ A/H1N1. Việt Nam cho biết bệnh ngày càng lan rộng và đã có 612 ca, may mắn là chưa có tử vong. Toàn thế giới có 700 ca tử vong.



    Dấu hiệu bệnh
    Các triệu chứng chính gồm có: nóng sốt, ho, đau họng, nhức đầu, đau mình mẩy, ớn lạnh, mệt mỏi, đôi khi nôn ói, tiêu chẩy

    Đi khám bác sĩ ngay nếu:

    -Khó thở, đau ngực

    -Môi đỏ tía

    -Ói ra nước hoặc thức ăn

    -Có dấu hiệu khô nước như chóng mặt khi đứng, ít tiểu tiện, trẻ em khóc không có nước mắt.

    -Co giựt, kinh phong.

    Điều trị
    Thuốc đặc trị oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza) rất công hiệu để chặn đứng sự tăng sinh của virus trong cơ thể, khiến cho bệnh nhẹ hơn, ít biến chứng và bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên đa số bệnh nhân không cần dùng thuốc để hoàn toàn khỏi bệnh.

    Cơ quan Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ CDC khuyên dùng Tamiflu cho bệnh nhân từ 1 tuổi trở lên còn Relenza từ 7 tuổi trở lên.

    Để công hiệu, thuốc cần được uống trong vòng 2 ngày kể từ khi có triệu chứng.

    Thuốc cũng được dùng để phòng tránh bệnh cúm mà công hiệu lên tới từ 70-90%.

    Không cho trẻ em uống thuốc hạ nhiệt có chất aspirin.

    Phòng Tránh
    Hiện nay thuốc chủng ngừa Cúm Mới Lạ H1N1 đang được bào chế. Các nhà sản xuất dự trù có thuốc chủng vào mùa thu năm 2009.

    Trong khi chờ đợi, ta có thể tránh bệnh với các phương thức sau đây:

    -Che miệng, mũi với khăn mỗi khi ho hoặc hắt hơi. Ném khăn vào thùng rác sau khi dùng.

    -Rửa sạch tay bằng xà bông và nước từ 15-20 giây, nhất là sau khi ho hoặc hắt hơi mà lấy tay che miệng, mũi. Chất rửa có cồn cũng rất công hiệu.

    -Tránh đưa tay lên miệng và mũi vì virus lây lan qua cách này.

    -Nếu mắc bệnh, nghỉ ở nhà khoảng 7 ngày kể từ khi có triệu chứng bệnh hoặc cho tới khi không còn triệu chứng bệnh. Nhờ vậy bệnh bớt lan qua người khác.

    -Virus dính trên vật dụng như sách vở, quả đấm cửa, điện thoại, quần áo, bát đĩa, mặt bằng bàn ghế… còn sống được từ 2-8 giờ. Các vật dụng này cần được lau rửa giặt giũ với nước và xà bông hoặc nước pha chất khử trùng.

    -Khi phải tiếp cận với người mang bệnh, nên giữ khoảng cách 1m8 (6 feet).

    -Không dùng chung bát đĩa với bệnh nhân.

    -Nếu chăm sóc bệnh nhân, nên mang khẩu trang, tránh đối diện với bệnh nhân, hỏi bác sĩ coi có nên uống thuốc chống cúm. Giặt khẩu trang bằng vải sau mỗi lần dùng.

    -Để bệnh nhân nằm riêng phòng với cửa đóng và nếu có thể, có phòng vệ sinh riêng. Nhà ở cần thoáng khí.

    -Khi tiếp xúc với người khác, bệnh nhân phải mang khẩu trang.

    -Theo dõi thông tin công cộng về trường học đóng cửa, tránh tiếp cận với đám đông và các biện pháp bảo vệ xã hội khác.

    -Áp dụng biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu căng thẳng, lo âu trước dịch bệnh.

    Du lịch
    Vì dịch cúm bất thường đang lan rộng, du khách từ vùng có dịch tới các cửa khẩu đều được kiểm soát coi có triệu chứng bệnh như nóng sốt với máy đo thân nhiệt và khai báo nếu bị ho, sổ mũi. Nên thành thực hợp tác với nhà chức trách để bảo vệ sức khỏe chung.

    -Nếu đang đau bệnh, không nên du lịch.

    -Giới hạn du lịch tới vùng đang có dịch cúm.

    -Tuân theo các hướng dẫn về y tế, phòng tránh bệnh tại nơi sắp tới

    -Sau khi du lịch về, để ý tới tình trạng sức khỏe. Nếu có các triệu chứng bệnh cúm, nên tới bác sĩ để khám nghiệm, điều trị.

    Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức M.D.

    Texas Hoa Kỳ tháng 7,2009

  • #2
    Huyết áp thấp

    Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức



    Huyết Áp Thấp

    Thường thì chúng ta e ngại bị cao huyết áp, nhiều hơn là thấp huyết áp. Vì sợ bị rơi vào cảnh liệt hạ chi đi xe lăn vì tai biến mạch máu não hoặc bị suy thận suy tim, những biến chứng trầm trọng của “tên sát nhân thầm lặng” này .

    Tuy nhiên, nếu huyết áp quá thấp thì lại có nhiều rủi ro cho sức khỏe, đôi khi đe dọa tới tính mệnh.

    Huyết áp là sức ép của máu lên lòng động mạch khi trái tim thu bóp để đấy máu vào động mạch và khi tim trương giãn ra để tiếp nhận máu.

    Huyết áp được đo theo đơn vị mili mét thủy ngân (mmHg), với hai con số: số trên là huyết áp tâm thu (systolic) và số dưới là huyết áp tâm trương (diastolic).

    Huyết áp thay đổi tùy theo thời gian trong ngày: thấp nhất vào ban đêm khi ngủ, cao hơn khi thức dậy; buổi chiều cao hơn buổi sáng, nhất là khi đi lại, lao động chân tay, tinh thần căng thẳng.

    Huyết áp cũng thay đổi tùy theo tư thế cơ thể.

    Khi ngồi huyết áp tâm trương cao hơn nằm khoảng 5mmHg. Ngồi không dựa lưng, tâm trương cao hơn 6mmHg. Ngồi chéo cẳng chân, tâm thu tăng từ 2-8mmHg. Ngồi mà tay buông thõng, HA cao hơn là khi tay dơ cao.

    Cơ thể rất nhạy cảm với sự thay đổi huyết áp, đặc biệt là một số tế bào ở thành động mạch. Khi huyết áp đột nhiên tăng hoặc giảm, các tế bào này sẽ can thiệp khiến cho huyết áp trở lại mức trung bình để có đủ máu chuyển tới các cơ quan sinh tử như tim, não, thận.

    HA ở tay trái hoặc tay phải không khác biệt mấy, tuy nhiên nếu đo lần đầu, nên đo cả hai bên để so sánh.

    Hiện nay các nhà chuyên môn coi huyết áp bình thường là bằng hoặc dưới 120/80, lý tưởng là 115/75.



    Thế nào là huyết áp thấp
    Các nhà y học cũng đồng ý với nhau là huyết áp thấp khi một trong hai kết quả bằng hoặc dưới 90 cho tâm thu, 60 tâm trương. Như vậy nếu có kết quả 115/50 thì là huyết áp thấp.

    Đây là con số chung chung, với người này là thấp nhưng lại bình thường với người khác vì họ không có các khó khăn dấu hiệu bệnh như chóng mặt, sỉu hoặc bất tỉnh.

    Người tập luyên cơ thể, các lực sĩ thường hay có huyết áp và nhịp tim hơi thấp hơn bình thường mà họ vẫn khỏe mạnh.

    Có nhiều loại thấp huyết áp khác nhau:

    a-Thấp với tư thế đứng (Orthostatic hypotension).
    Chẳng hạn khi đang nằm hoặc ngồi mà đứng lên, nhất là với động tác quá nhanh, đứng xếp hàng lãnh “tem phiếu” cả nửa ngày, đứng lâu khi tắm hoa sen, đôi khi do ngồi làm việc liên tục nhiều giờ.
    Bình thường, khi đổi tư thế như vậy, sẽ có khoảng từ 300-800 cc máu dồn xuống phần dưới cơ thể theo sức hút của trái đất, khiến cho não thiếu dinh dưỡng. Con người cảm thấy xây xẩm, lảo đảo, chóng mặt.

    May mắn là cơ thể đã có sẵn một số đáp ứng tim mạch, thần kinh, sinh hóa để đối phó với rủi ro này. Chẳng hạn các cơ bắp ở hạ chi co hẹp, thành bụng ép vào tĩnh mạch đẩy máu từ dưới ngược lên phía trên. Do đó hậu quả của huyết áp thấp chỉ thoảng qua khoảng dăm ba giây-phút. Nếu các cơ chế này hoạt động kém hữu hiệu, hậu quả sẽ lâu dài.

    Hiện tượng này thường thấy ở người cao tuổi hoặc người suy nhược, nhưng đôi khi cũng có ở người trung niên khỏe mạnh khi họ ngồi lâu với cẳng chân bắt chéo rồi bất chợt đứng dậy.

    Nguyên nhân có thể do tác dụng của một số dược phẩm, khiếm khuyết hồi huyết tĩnh mạch, giảm khối lượng máu, suy tim, rối loạn thần kinh.

    Trong trường hợp này, các nhà chuyên môn coi thấp huyết áp là khi tâm thu giảm ít nhất 20mmHg, tâm trương giảm ít nhất 10mmHg sau khi đứng dậy khoảng 3 phút.



    b-Thấp do rối loạn liên lạc giữa thần kinh tim-não
    Khi đứng quá lâu, huyết áp thường thấp, nhưng cơ thể có thể điều chỉnh để bình thường hóa.

    Tuy nhiên, ở một số người, nhất là giới trẻ thì cơ chế điều chỉnh này không làm việc đúng đắn. Thay vì báo động huyết áp thấp, thần kinh tại tim lại phát ra tín hiệu ngược lại (huyết áp cao), não bộ bèn giảm nhịp tim và hạ huyết áp. Máu đưa xuống phần bụng và hạ chi nhiều, lên não ít. Tình trạng trở nên xấu và bệnh nhân cảm thấy xây xẩm, quay cuồng.

    c-Thấp sau bữa ăn (Postprandial hypotension)
    Trong vòng 2 giờ sau khi ăn, huyết áp có thể giảm tới 20mmHg, đặc biệt là ở người tuổi cao, người đang bị cao huyết áp, có bệnh tim mạch, người già có tiền sử té ngã, người đang dùng thuốc trị cao huyết áp. Sự kiện này có thể gây ra ngất sỉu, cơn đau thắt ngực, chóng mặt, mệt, buồn nôn, mờ mắt thậm chí cả stroke nữa.



    Có nhiều cách giải thích:

    Như là sau khi ăn, máu tụ nhiều ở cơ quan nội tạng (ruột, bao tử) để giúp sự tiêu hóa thực phẩm, giảm khối lượng máu cho các bộ phận khác (não).

    Hoặc là sau bữa ăn có sự giảm lượng máu từ tim đưa ra;

    Hoặc thấp huyết áp là do tác dụng của insulin làm giảm đường huyết kéo theo giảm huyết áp;

    Hoặc sự quá giãn tĩnh mạch ngoại vi.

    Bình thường thì cơ thể điều chỉnh được bằng cách tăng lượng máu bơm ra từ tim và co mạch máu ngoại vi. Nhưng ở nhiều người, cơ chế này “trục trặc”, thiểu tuần hoàn não, khiến con người lảo đảo, quay cuồng.

    Nguyên nhân gây ra thấp huyết áp
    a-Giảm khối máu do mất nước tại các mô cơ thể vì ói mửa, tiêu chảy, nóng sốt, dùng nhiều thuốc lợi tiểu, phỏng nặng, vận động quá mức với đổ mồ hôi. Máu lưu thông giảm, huyết áp thấp, không đủ dưỡng khí nuôi tế bào, cơ thể mệt mỏi, yếu, chóng mặt.

    Nếu mất nước quá nhiều và không được điều trị bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng shock, nguy hiểm tới tính mạng.

    b-Nội ngoại xuất huyết đều giảm khối lượng máu và đưa tới thấp huyết áp.

    c-Trong thời gian có thai, mạch máu giãn mở, giàm sức ép của máu lên động mạch do đó áp huyết áp xuống thấp khiến cho bà bầu hay chóng mặt. May mắn là huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi sanh.

    d-Một số bệnh tim như suy tim, rối loạn van tim, nhịp tim chậm, cơn suy tim đều làm huyết áp xuống thấp vì máu lưu hành ít đi.

    đ-Mấy bệnh nội tiết như tiểu đường, nhược hoặc cường tuyến giáp, đường huyết thấp.

    e-Nhiễm trùng huyết, cơn dị ứng trầm trọng, dinh dưỡng thiếu sinh tố B12, folic acid.

    g-Dược phẩm như thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc viagra, vài loại thuốc chống trầm cảm, thuốc chống đau, rượu.

    h-Bệnh Parkinson, chấn thượng sọ não, ngộ độc hóa chất, phản ứng với thuốc, suy gan, nằm bất động quá lâu.



    Dấu hiệu, triệu chứng
    Các dấu hiệu thường thấy gồm có chóng mặt, ngất sỉu, buồn ngủ, kém tập trung, buồn nôn, mờ mắt, hơi thở nhanh, da lạnh, khát nước.

    Khi huyết áp thấp trầm trọng, bệnh nhân có thể bị trụy tuần hoàn (shock).

    Điều trị
    Thấp huyết áp ở người khỏe mạnh mà chỉ có chóng mặt thoảng qua khi đứng lên ngồi xuống thường thường không cần đến trị liệu.

    Với các trường hợp nặng, điều trị nguyên nhân gây ra huyết áp thấp có thể giái quyết được vấn đề.

    Trường hợp huyết áp xuống rất thấp gây ra shock thì cần được cấp cứu tại bệnh viện.

    Bác sĩ có thể cho dùng dược phẩm tăng khối máu (fludocortione, clonidine, viên ngừa thai); thuốc co mạch (midrodine, ritalin, vài loại chống trầm cảm) hoặc thuốc điều khiển sản xuất epinephrine/norepinephrine (ức chế beta atenolol, propanolol) để nâng huyết áp.

    Phòng tránh
    Các phương thức sau đây được áp dụng để giảm thiều dấu hiệu triệu chứng của huyết áp thấp:

    1-Uống nhiều nước để ngăn ngừa cơ thể khô nước và nâng cao huyết áp.

    2-Dùng thêm muối có thể nâng cao huyết áp, nhưng cần được bác sĩ hướng dẫn để tránh rủi ro suy tim.

    3-Mang tất đàn hồi để tránh máu tụ ở hạ chi, nhờ đó máu nhiều hơn ở phần trên cơ thể.

    4-Tránh uống rượu vì rượu làm mất nước và làm giãn mạch.

    5-Đừng đứng quá lâu; từ từ đứng lên khi nằm hoặc ngồi.

    6-Có huyết áp thấp sau khi ăn: không nên uống thuốc chống huyết áp trước khi ăn; tránh đứng bất thình lình và nên nằm nghỉ sau khi ăn; giảm tinh bột trong phần ăn, chia phần ăn làm nhiều bữa nhỏ.

    7-Với một số người, nước uống có caffeine làm co mạch nhưng nên uống vào buổi sáng để tránh khó ngủ ban đêm.

    8-Nằm ngủ với gối hơi cao hơn chân có thể giảm triệu chứng bằng cách giữ lại natri, bớt tiểu đêm.

    9-Khi đứng lâu: một chân co hoặc để trên ghế; lâu lâu ngồi xuống hoặc cúi mình về phía trước, để tay lên đầu gối.

    Khi nào cần đi khám bệnh
    Thấp huyết áp mà lại thêm đau ngực, nhiệt độ cơ thể trên 101◦ F (38.3 ◦C), rối loạn hô hấp, tim đập không đều, tiêu chầy và nôn ói kéo dài, ho ra đàm, không ăn uống được, đều cần đi bác sĩ ngay để được khám bệnh và điều trị.

    Kết luận
    Một trong những triết lý sống khá hay của người Á Đông là không thái quá mà cũng chẳng nên bất cập.

    Cao quá cũng có hại mà thấp quá cũng mang lại rủi ro. Cho nên cứ “Trung Dung”, cố gắng giữ huyết áp suýt soát 120/80 là tốt hơn cả.

    Đó là điều mong ước của mọi người.

    Nguyễn Ý-Đức, M.D.

    Texas-Hoa Kỳ

    Comment


    • #3
      Một số bệnh thường thấy ở người cao tuổi

      Một số bệnh thường thấy ở Người Cao Tuổi
      Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

      Sinh Lão Bệnh, Tử là một chu kỳ bình thường của cuộc sống.

      Khi đến khâu Bệnh mà có sẵn một số kiến thức về những bệnh có thể xẩy ra cho mình, thì đôi khi bệnh cũng nhẹ nhàng hơn. Vì ta biết tại sao có chúng, biết cách phòng ngừa chúng và biết cách cùng thầy thuốc áp dụng phương thức để điều trị chúng.

      Với tuổi già, có một số bệnh thường thấy. Nhưng đây chỉ là một sự trùng hợp, chứ không phải cứ già là có những bệnh này. Cũng như sự già của cơ thể không đưa tới những bệnh này.Có điều là ở lớp tuổi cao thì các bệnh này hay có ra hơn. Một chiếc xe đã cũ, một cơ thể đã hao mòn, thì mọi khó khăn có thể xẩy đến. Tuy nhiên, có nhiều vị cao niên cả năm không hề bệnh hoạn, ngoại trừ đau xương nhức cốt, cảm mạo vì trái gió trở giời.

      Những bệnh thường thấy ở tuổi cao là:

      1- Bệnh xương khớp.

      Gồm mấy loại như viêm xương khớp, loãng xương.

      Viêm Xương Khớp ảnh hưởng tới quá nửa số người cao tuổi. Lớp sụn lót đầu khớp xương bị hao mòn, xương mới có thể được tạo ra làm khớp đau nhất là khi cử động. Các khớp đầu gối, bàn tay, xương sống, hông là nơi hay bị đau.

      Nguyên nhân bệnh chưa được xác định. Có thể là vì hư hao với thời gian xử dụng. Có thể là hậu quả những chấn thương nhỏ tiếp diễn ở khớp đó. Cũng có thể do cơ thể quá béo mập hoặc không vận động. Giống như cơ thịt, xương rắn chắc khi vận động và teo đi khi không được dùng tới.

      Chữa viêm khớp đều tập trung vào việc làm giảm đau nhức và phục hồi hoặc duy trì chức năng của khớp. Hiện nay có nhiều loại thuốc có thể làm nhẹ triệu chứng đau nhức của viêm khớp, nhưng không có thuốc nào chữa dứt được bệnh. Aspirin, Acetaminophen ( Tylenol), Ibuprofen là các thuốc thường dùng.

      Thêm vào đó, sự vận động cơ thể là điều cần làm để phòng bệnh cũng như làm nhẹ bớt bệnh. Giống như các bộ phận khác của cơ thể, chức năng của xương trở nên hữu hiệu khi nó thường xuyên hoàn tất nhiệm vụ của nó, là chống đỡ cho cơ thể khỏi sức hút của trái đất. Có nghĩa là ta phải đi đứng ít nhất ba giờ đồng hồ mỗi ngày. Giải phẫu thay khớp đôi khi cũng có công hiệu.

      Loãng xương là chuyện thường thấy ở phụ nữ khi vào tuổi mãn kinh và ở tuổi về chiều của cả nam lẫn nữ. Đây là hậu quả của Calcium trong xương bị tiêu hao.

      Ở đàn bà, lý do chính yếu là kích thích tố estrogen giảm khi hết kinh. Nhưng cả hai giới, loãng xương có thể do không dùng đủ calcium và sinh tố D, hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu.

      Phương thức đối phó với loãng xương hiệu nghiệm nhất là sự phòng ngừa bệnh. Ăn uống đầy đủ calcium và sinh trố D. Mỗi ngày nhu cầu calcium là 1500 mg, đến từ thực phẩm và dược phẩm.

      Quý bà cần tham khảo ý kiến bác sĩ về dùng estrogen thay thế.Vận động cơ thể đều đặn, như đi bộ, cũng có nhiều ích lợi.

      2-Ung Thư.

      Ung thư nhũ hoa rất thông thường ở phụ nữ trung niên và cao niên. Bệnh có thể phát hiện sớm nhờ ba phương pháp: tự khám nhũ hoa, khám nhũ hoa bởi bác sỹ/ y tá và chụp X-Ray nhũ hoa.

      Phụ nữ trên 50 tuổi cần chụp quang tuyến X nhũ hoa mỗi năm một lần.

      Khám phá sớm, bệnh có thể điều trị bằng giải phẫu, phóng xạ hoặc dược phẩm.

      Ung thư phổi xẩy ra ở quá bán những người tuổi ngoài 65. Nguyên nhân chính yếu vẫn là do hút thuốc lá lâu năm.

      Bệnh hầu như bất khả trị. Khám phá sớm, khi chưa có di căn, bệnh có thể chữa với giải phẫu, hóa trị, nhưng thường thường vẫn mau mệnh một.

      Cho nên, ngừa bệnh vẫn là phương thức hữu hiệu nhất đối với nan bệnh này: không hút thuốc hoặc đang hút thì ngưng đi.

      Ung thư tuyến nhiếp trở nên khá thông thường ở lão niên ngoài lục tuần. Tỷ lệ gia tăng với mỗi mười tuổi thọ.

      Bệnh tiến triển âm thầm, chậm chạp. Nghi bệnh khi có rối loạn tiểu tiện ( nghẹt tiểu tiện, đái ra máu) hoặc khi bác sĩ khám tuyến qua hậu môn, thấy tuyến sưng to. Xác định bệnh bằng thiết sinh tế bào tuyến và thử nghiệm Prostate-specific antigen (PSA).

      Khi chưa lan ra ngoài, giải phẫu có thể lấy u bướu đi. Khi trầm kha, di căn, có thể dùng phóng xạ trị liệu phối hợp với giải phẫu và dùng thuốc để hạ testosterone trong cơ thể. Kích thích tố này đã được coi như là một trong nhiều nguy cơ đưa tới ung thư nhiếp tuyến.

      3-Bệnh Tim Mạch.

      Nói tới bệnh tim mạch là nói tới Nhồi Máu Cơ Tim, Vữa Xơ Động Mạch, Tai Biến Động Mạch Não... Thứ nào cũng đều hiểm nguy, đều đưa tới không tử vong thì tàn phế cơ thể.

      Tai Biến Động Mạch Não (Strokes) là nguyên nhân tử vong thứ ba ở người cao tuổi và có thể gây ra một số tổn thất thần kinh như bán thân bại xụi, mất thị giác, ngôn từ, suy giảm chức năng nhận biết.

      Có tới 30% nạn nhân thiệt mạng trong vòng vài tháng; người sống sót đều có thể bị tai biến trở lại hoặc bị quỵ tim (Heart attack) trong vòng 2 năm.

      Bệnh là hậu quả của rối loạn trong mạch máu nuôi tế bào não bộ: Một cục máu có thể tạo ra hoặc đưa từ nơi khác tới mạch máu não; mạch máu não có thể bị đứt làm máu tran hòa ép lên não bộ.

      Nguy cơ gây ra tai biến gồm có: tuổi trên 60; nam giới, gia đình có người đã bị tai biến, cao huyết áp, bệnh tiểu dường, loạn nhịp tim, hút thuốc lá, uống nhiều rượu...

      Một vài dấu hiệu báo trước như đột nhiên giọng nói ngọng nghịu, lơ lớ, mặt méo xệch.

      Định bệnh, trị bệnh đều là cấp cứu và cần được nhập viện tức thì.

      Cao huyết áp vẫn thường được coi như " Một tên sát nhan thầm lặng" (Silent Killer) vì nó âm thầm, từ từ đưa người bệnh tới nơi an nghỉ cuối cùng.

      Là cao khi huyết áp tâm thu (Systolic) => 140 mm Hg; HA tâm trương (Diastolic) => 90mm Hg.

      Cao huyết áp là nguy cơ hàng đầu của Tai Biến Động Mạch Não và là một trong nhiều nguy cơ của Quỵ Tim.

      Bệnh rất thông thường ở tuổi trung niên và thấy ở trên 40% người ngoài lục tuần. Ở các vị cao niên này, hầu hết chỉ có huyết áp tâm thu (Systolic) là cao.

      Tới 90% cao huyết áp chưa xác định được nguyên nhân; một số nhỏ là do rối loạn về thận.

      Bệnh cần được điều trị lâu đời bằng dược phẩm, bằng chế độ ăn uống thích hợp, giảm muối mặn; vận động cơ thể; giảm béo phì, bớt thuốc lá, tránh khổn lực (stress).

      Nên đo huyết áp đều đặn. Các máy đo ở siêu thị thường không chính xác lắm.

      Bệnh Động Mạch Vành, nguồn cung cấp dưỡng chất chính yếu của tim.

      Đây là nguyên nhân tử vong số một của người già và thấy ở 70% những người trên 90 tuổi.

      Các dấu hiệu bệnh có thể xuất diện dưới ba hình thức: Cơn đau tim (angina) vì thiếu máu tới tim, gây ra cơn đau thắt trước ngực, nhất là khi gắng sức, ăn uống linh đình hoặc tâm thần kích động, hết đi khi nghỉ ngơi. Cơn quỵ tim (heart attack) và Chết bất tử (Sudden Death) hầu như đều gây ra do cục máu đông đột nhiên làm tắc nghẽn Động Mạch Vành (Coronary Artery Disease).

      Bệnh thường do hiện tượng vữa xơ động mạch: sự đóng bựa các chất béo, tế bào vào lòng của mạch máu, làm máu lưu thông bị gián đoạn.

      Các nguy cơ đưa tới bệnh này gồm có: cholesterol LDH quá cao, HDL quá thấp; hút thuốc lá; cao huyết áp; mập phì; sống quá tĩnh tại.

      Giải phẫu ghép nối động mạch vẫn được coi như phương thức trị bệnh công hiệu. Sự phòng ngừa bệnh bao gồm thay đổi nếp sống, giảm tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, ăn nhiều rau, trái, giảm ký, vận động cơ thể, giảm căng thẳng tâm thần.

      4- Giảm khả năng Trí Tuệ.

      Người cao tuổi thường lo ngại sự giảm khả năng trí tuệ nhiều hơn là giảm các chức năng khác. Vì nó gây ra nhiều khổ đau cho người bệnh và thân nhân.

      Các cụ ưu tư vì đột nhiên quên tên một người bạn lâu đời, quên tên một tiệm ăn vừa tới tuần trước. Rồi phải nghĩ một lúc lâu mới chợt nhớ ra. Các cụ than phiền, " lại bị bệnh Sa Sút Trí Tuệ (Dementia- mà Alzheimer là một loại) rồi."

      Thực ra, sự chợt nhớ chợt quên chẳng phải là vấn đề riêng cho người già, vì sau tuổi tam thập, nhiều người chúng ta đôi khi cũng có rắc rối với cái trí nhớ này rồi. Cho nên mới có lỡ hẹn với đào, với kép cũng như cặp kính gài trên mái tóc mà cứ đi kiếm khắp nhà...Sự chậm chạp trí nhớ này khác với Sa Sút Trí Tuệ: các chức năng khác của tâm thần không suy yếu, sự quên không ngày một trầm kha và sự sinh haot hàng ngày vẫn bình thường.

      Còn bất hạnh Sa Sút Trí Tuệ thì tàn phế nhiều hơn. Không nhận ra cả thân nhân, quên cả cách ăn uống, tắm rửa, quên cả các động tác vệ sinh cơ thể, mất hết ngôn từ, không biết diễn tả sự việc quá quen thuộc...Nghĩa là hoàn toàn lệ thuộc vào thân nhân, vào cộng đồng. May mắn là Sa Sút Trí Tuệ này cũng không nhiều, chỉ dăm ba phần trăm người trên 65 tuổi bị mà thôi. Nhưng bất hạnh nữa là, cho tới nay Y Khoa học vẫn còn bó tay trước nan bệnh. Vì chưa biết rõ nguyên nhân. Vì không có phương thức trị liệu hữu hiệu.

      5- Giảm Thính Thị Giác.

      Giảm thính giác ở người cao tuổi, là rối loạn thường thấy nhất trong ngũ giác. Có tới 30% người trên 65 tuổi và gần 50% người trên 85 tuổi đều cho hay là nghe không còn tốt như vài chục năm về trước. Lão nam thường có vấn đề nghe này nhiều hơn lão nữ. Và có tới 20% quý cụ ông trên 85 tuổi điếc đặc cán mai.

      Rối loạn nghe thường thấy là điếc với âm thanh cao và điếc nhận thức của tuổi già: nghe được từ ngữ mà không nhắc lại hoặc viết ra được từ ngữ đó.

      Ngoài lý do tự nhiên của tuổi già, một vài loại thuốc kháng sinh, vài thuốc thông tiểu có thể gây ra giảm thính giác ở người cao tuổi. Nhiều khi ráy tai đóng cục trong lỗ tai cũng là một nguyên nhân.

      Giảm thính giác có thể đặt người già vào hoàn cảnh cô đơn: nhìn thiên hạ chung quanh sôi nổi bàn tán, mà chẵng biết họ nói gì. Rồi buồn rầu. Rồi tự cô lập.

      Cho nên, hàng năm quý cụ cần đi khám đo thính giác. Nếu cần thì mang trợ thính cụ, rất hữu ích và dễ mang. Nên mang máy cả hai tai để nghe được âm thanh đều hơn.

      Khi đối thoại: đợi khi thấy người nghe nhìn tahý mình hãy nói, nói hơi cao giọng nhưng khốt hét to; tránh nói trực tiếp vào tai người khác; nói với nhịp bình thường và ngắt giọng sau mỗi dòng tư tưởng, nếu cần, ta nói thêm bằng tay.

      Thị lực thay đổi với tuổi già. Tới tuổi 65 thì khoảng 15% vị có vấn đề, mà tới 85 tuổi thì số người bị rối loạn thị lực lên tới 28%.Trên 90% quý vị cao niên cần mang kính mà tới 20% dù có mang kính mà nhìn vẫn kém. Đa số đều cảm thấy như cánh tay mình ngắn lại khi dương tờ nhật trình ra trước mặt để đọc.

      Hầu hết giảm thị lực đều do các bệnh đục thủy tinh thể hoặc cườm mắt (cataracts), tăng nhãn áp (Glaucoma), Thoái Hóa Võng Mạc (Macular degeneration) và biến chứng Bệnh Tiểu Đường.

      Đục thủy tinh thể thấy ở 40% người ngoài 75 tuổi và có thể bị hoặc một mắt hoặc cả đôi bên. Bệnh nhẹ có thể điều chỉnh bằng kính. Nặng thì có thể giải phẫu thay thủy tinh thể.

      Cao nhãn áp xẩy ra ở 3% quý vị trên tuổi 65, khiến thị lực giảm đi. Bệnh này rất dễ hàng được phát hiện nếu ta đi bác sĩ khám mắt hàng năm và bệnh chữa được dễ dàng bằng thuốc hoặc giải phẫu với tia Laser.

      Thoái hóa võng mạc là nguyên nhân số một đưa tới mù ở người cao tuổi. Thoái hóa có thể là Khô, thường xẩy ra nhưng ít đua tới mất thị lực; Ướt, ít xẩy ra nhưng hay gây mù. Điều trị thường ít mang lại kết quả.

      Bệnh tiểu đường gây ra rối loạn thị giác cho 3% người cao tuổi, và thị lực càng giảm khi tuổi càng cao. Tiểu đường hủy hoại giây thần kinh và mạch máu trên toàn cơ thể, trong đó có mắt. Rối loạn diễn ra âm thầm, nên bị tiểu đường cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt hàng năm. Phát hiện sớm có thể chữa được bằng tia Laser.

      Trên đây là một số bệnh thường thấy, xin tường trình cùng quý cụ. Cầu mong là chúng chẳng bao giờ bén mảng tới tuổi già, để mọi người được nhẹ nhàng xuôi buồm thuận gió tới miền vĩnh cửu.

      Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

      Comment


      • #4
        Ẩm thực dưỡng sinh

        Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
        Ẩm Thực Dưỡng Sinh



        Từ trên 2000 năm trước, cha đẻ của nền y học Tây Phương Hippocrates đã chủ trương rằng, để phòng ngừa và điều trị một số bệnh tật, ta chỉ cần áp dụng những chế độ ăn uống cân bằng hợp lý và sống hòa thuận với luật lệ thiên nhiên.
        Vua Hoàng Đế bên Trung Hoa xưa, ngoài việc trị quốc an dân còn chỉ dẫn dân chúng về bệnh tật cũng như cách sản xuất lương thực và sử dụng những món ăn cần thiết để duy trì sức khỏe.
        Các vị danh y Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông của Việt Nam mình đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của ẩm thực trong việc ngăn ngừa và chữa trị một số bệnh. Các ngài đã chủ trương :
        "Muốn cho phủ tạng được yên;
        Bớt ăn mấy miếng, nhịn thèm hơn đau".
        Hoặc:
        " Chết vì bội thực cũng nhiều,
        Ngờ đâu lại có người nghèo chết no".
        Coi như vậy thì ta thấy dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người.
        Theo Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ, Khoa học Dinh Dưỡng là môn học về:
        -Thực phẩm và các chất dinh dưỡng;
        -Tác dụng của chất dinh dưỡng tới sức khỏe và bệnh tật;
        -Diễn tiến mà cơ thể tiếp nhận, tiêu hóa, hấp thụ, chuyên trở, sử dụng và sa thải cặn bã của thực phẩm ra ngoài.
        Còn sư Dinh dưỡng là diễn tiến trong đó thực phẩm được đưa vào cơ thể và cách thức cơ thể sử dụng những thức ăn đó vào các nhu cầu của tế bào, cơ quan.
        Dinh dưỡng có ba mục đích chính:
        1- Tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể có một sức khỏe lành mạnh;
        2-Phòng ngừa các bệnh liên quan tới dinh dưỡng;
        3-Khôi phục sức khỏe sau thời kỳ bệnh tật, thương tích.
        Ta có câu nói "Ăn ra sao thì người là vậy" tương đương với câu: "You are what you eat" của Âu Mỹ. Đi xa hơn nữa, nhiều nguờì còn tin rằng "ăn gì, bổ ấy".
        Thực phẩm ăn vào sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của ta trong suốt các giai đoạn khác nhau của đời người. Do đó ăn uống không đúng với tình trạng sinh lý và cấu tạo của cơ thể sẽ đưa tới nhiều hậu quả xấu. Và đôi khi chỉ với một vài thay đổi nhỏ về ẩm thực cũng cải thiện sức khỏe rất nhiều.
        Cứ nhìn người Á Châu trước đây, lấy căn bản thức ăn là gạo, ít calcium, thường đều nhỏ con hơn dân Âu châu ăn lúa mỳ, nhiều calcium, nhiều đạm chất. Quan sát người Việt ta vào hơn nửa thế kỷ trước, dân miền Bắc, miền Trung dinh dưỡng thiếu hụt nên cơ thể nhỏ hơn so với người sanh trưởng ở miền Nam, gạo lúa dư thừa. Con cháu chúng ta ngày nay, dinh dưỡng tốt nên cháu nào cũng to lớn hơn bố mẹ, ông bà.
        Cho nên mỗi người cần có một thói quen ăn uống lành mạnh. Nhiều người ý thức được việc đó nhưng ít người thực hiện được. Vì thế, càng tìm hiểu nhiều về ích lợi cũng như rủi ro của dinh dưỡng với sức khỏe ta càng dễ dàng sắp đặt việc ăn uống cho mọi sự được hanh thông.
        Lời khuyên và các tài liệu về cách ăn uống rất nhiều và khác nhau nhưng mục đích đều hướng về sự bảo vệ sức khỏe. Vì quá nhiều nên có khi ta cũng bối rối, không biết theo lời khuyên nào. Và đã tùy tiện làm theo ý thích của mình. Thế là ta đã tạo ra một thói quen đôi khi xấu nhiều hơn là tốt. Ngoài ra, thói quen ăn uống cũng thay đổi tùy chủng tộc, văn hóa, khả năng cung cầu, tâm trạng, nếp sống cá nhân, sự hấp dẫn của món ăn.
        Biết rõ điều này, chính quyền mỗi quốc gia đều đưa ra những tiêu chuẩn về dinh dưỡng cho dân chúng, ấn định nhu cầu tối thiểu để cơ thể tăng trưởng mạnh, trí óc phát triển tốt đồng thời tránh bệnh tật cũng như kéo dài tuổi thọ.
        Thực phẩm và Chất dinh dưỡng
        Chúng ta cần phân biệt thực phẩm (Foods) với chất dinh dưỡng ( Nutrients).
        Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng. Thịt, cá, rau, trái cây, gạo là thực phẩm. Đa số thực phẩm cần được nấu nướng, chế biến trước khi trở thành món ăn.
        Chất dinh dưỡng là những chất nuôi sống cơ thể và có trong thực phẩm. Các chất này rất cần thiết cho sự thành hình của bào thai, sự lớn của trẻ sơ sinh, sự tăng trưởng từ tuồi thơ tới tuổi trưởng thành và sự duy trì tốt cho cơ thể trong suốt cuộc đời.Tình trạng cơ thể lại tùy thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng mà ta áp dụng.
        Mỗi chất dinh dưỡng có một hoặc nhiều công dụng như :
        a-cung cấp năng lượng cho các sinh hoạt của cơ thể;
        b-cung cấp vật liệu để cấu tạo, tu bổ mô, tế bào;
        c-tham dự vào sự điều hòa các sinh hoạt cơ thể.
        Các nhà khoa học ước lượng có tới vài chục chất dinh dưỡng khác nhau dưới dạng đơn thuần hoặc hỗn hợp. Sáu nhóm chính là: chất tinh bột, chất đạm, chất béo, sinh tố, khoáng chất, và nước.
        Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau, nên ta không thể phụ thuộc vào một thứ thực phẩm để có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
        Chất dinh dưỡng được coi là thiết yếu khi thiếu sẽ làm suy giảm một số chức năng của cơ thể. Nếu chất này được bổ xung trước khi tổn thương xẩy ra thì chức năng sắp hư hao có thể trở lại bình thường.
        Ngoài chất bổ dưỡng, năng lượng là nhu cầu kế tiếp mà chất dinh dưỡng phải cung cấp cho cơ thể. Đạm, béo và tinh bột đều cung cấp năng lưọng. Sinh tố, khoáng, nước không cho năng lượng nhưng rất cần thiết. Ngoài ra còn vài chất không được coi như dinh dưỡng như chất xơ, rượu, đường nhưng cũng cho năng lượng.
        Một chế độ dinh dưỡng giầu về lượng và phẩm cũng chưa đủ để có một sức khỏe tốt. Cơ thể còn cần biết cách sử dụng các chất này trong các nhu cầu về năng lượng, kiến tạo cũng như tu bổ sau khi bị thương tích, bệnh hoạn
        Chế độ dinh dưỡng
        Một chế độ dinh dưỡng có thể:
        a-Thỏa đáng như ước muốn khi có vừa đủ chất dinh dưỡng cho các sinh hoạt, chức năng của các bộ phận cũng như có dự trữ cho nhu cầu cấp bách.
        b-Không đầy đủ khi thu nhập ít hơn sự tiêu dùng. Cơ thể sẽ lấy vật liệu từ kho dự trữ để tu bổ, tạo tế bào mới. Kho sẽ vơi dần dần nếu không được bổ xung.
        Chẳng hạn, hồng huyết cầu chỉ sống khoảng 120 ngày, tế bào niêm mạc ống tiêu hóa cần được thay thế mỗi tuần lễ. Các thay thế đều cần vật liệu từ chất dinh dưỡng. Nếu chỉ thiếu dinh dưỡng trong ngắn hạn thì kho dự trữ còn chịu đựng được, kéo dài lâu là cơ thể bắt đầu có khó khăn.
        c-Quá mức, mang vào liên tục nhiều hơn nhu cầu sẽ tạo ra tình trạng dư thừa, rủi ro. Chẳng hạn sắt rất cần cho việc tạo huyết cầu tố, nhưng quá nhiều sẽ đưa tới suy gan; tiếp thu nhiều năng lượng quá sẽ đưa đến mập phì.
        Tưởng cũng nên nhớ là mọi người đều cần các chất dinh dưỡng như nhau, bất kể lớn nhỏ, giống tính chủng tộc, tuổi tác, sinh hoạt. Nhưng về số lượng thì mỗi cơ thể có nhu cầu riêng.
        Cơ thể càng to lớn thì nhu cầu càng cao; một người hoạt động chắc chắn là cần nhiều thực phẩm hơn người sống tĩnh tại; khi ngủ nghỉ, nhu cầu năng lượng giảm đi; khi cơ thể run vì lạnh thì cần thêm năng lượng để khỏi cóng giá. Phần ăn cũng phải phù hợp với mỗi người, không gây ngây ngất mệt mỏi vì ăn quá no; đừng ăn quá ít để không có đủ sức làm việc.
        Tâm lý chung khi ăn thì con người chỉ nhìn thấy món ăn trước mặt chứ cũng ít quan tâm tới chuyện dinh dưỡng, bệnh tật. Thành ra nếu có một hướng dẫn để lựa món ăn thích hợp với nhu cầu mà vẫn thỏa mãn khẩu vị là điều tưởng như cũng hữu ích vậy.
        Các chuyên gia dinh dưỡng và y tế đều khuyên nên :
        1-Ăn nhiều thực phẩm khác nhau vì mỗi loại có chất dinh dưỡng mà loại khác không có. Chẳng hạn sữa mẹ được coi như gần hoàn hảo, nhưng lại có ít sắt và sinh tố D. Sữa bò có nhiều đạm nhưng rất ít sắt và không có chất xơ. Thịt động vật có vú nhiều đạm nhưng ít calcium. Trứng có rất ít calcium vì hầu hết nằm ở vỏ trứng, và cũng không có sinh tố C. Như vậy ta cần ăn mỗi thứ một ít để có đủ các chất dinh dưỡng.
        2-Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức trung bình. Để tránh quá cân, chỉ nên ăn vừa đủ số năng lượng mà cơ thể cần cho các sinh hoạt hàng ngày.
        3-Giảm chất béo động vật bão hòa và cholesterol: cholesterol không quá 300mg/ngày; bão hòa 10% tồng số năng lượng ăn vào; dùng dầu thực vật với chất béo bất bão hòa. Tiêu thụ chất béo nói chung 30% tổng số năng lượng mỗi ngày.
        4-Giảm thịt động vật có nhiều mỡ; ăn thịt bỏ bớt mỡ; ăn nhiều cá. Tự nó, thịt không có hại cho người khỏe mạnh. Nhưng nhiều thịt thường là lại nhiều chất béo và nhiều năng lượng.
        5-Dùng sữa đã gạn bớt chất béo.
        6-Ăn thêm thực phẩm có chất xơ; nhiều rau trái.
        7-Tránh tiêu thụ quá nhiều đường tinh chế. Đường không gây bệnh tiểu đường, bệnh tim như nhiều người hiểu, nhưng vì có nhiều calories nên dễ đưa tới mập phì.
        8-Giới hạn muối khoảng 2200 mg mỗi ngày.
        9-Nếu uống rượu thì uống vừa phải thôi: 350 ml bia; 150 ml rượu vang; 50ml rượu mạnh, hai lần mỗi ngày cho nam giới; nữ giới thì một lần thôi.
        Y khoa học đã nhận thấy một chế độ dinh dưỡng sai là nguy cơ đưa tới một số bệnh. Sai có thể là quá nhiều, quá thiếu hoặc không cân bằng.
        Thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ không phát triển, trí não kém, sức đề kháng với bệnh tật giảm, cơ thể suy nhược và đưa tới mệnh yểu.
        Dinh dưỡng dư thừa là nguy cơ đưa tới các bệnh kinh niên, như là bệnh tim, ung thư, cao huyết áp, tai biến đông mạch não, tiểu đường, Rồi lại còn xơ gan, tai nạn, tự tử do tiêu thụ nhiều rượu, vài bệnh ung thư hoặc sâu răng, viêm túi ruột
        Dinh dưỡng sai mà lại thiếu vận động cơ thể còn đưa tới nhiều ảnh hưởng không tốt khác nữa cho sức khỏe.
        Ngoài ra, ảnh hưởng của dinh dưỡng không đúng cũng gây ra tổn thương về nhiều phương diện cho các thế hệ kế tục.
        Nghệ thuật ẩm sinh
        Mục tiêu chính của ăn uống là để có chất bổ dưỡng nuôi cơ thể, như các cụ ta vẫn nói " Ăn để sống chứ chẳng phải sống để ăn". Nhưng ăn uống cũng là cả một nghệ thuật và còn đáp ứng một số nhu cầu thế tục khác:
        -Ăn uống nói lên sự gắn bó, thương yêu của con cái với cha mẹ;
        -Ăn uống tượng trưng cho nền văn hóa truyền thống của chủng tộc mình;
        -Khi ăn uống là ta cũng làm công việc giao tế, liên hệ tốt với mọi người;
        -Nấu một món ăn ngon làm ta hãnh diện với óc sáng tạo của mình;
        -Tiệc tùng tại một nhà hàng danh tiếng về phẩm chất chứng tỏ mình là người thời thượng, sành ăn;
        -Biết cất giữ thực phẩm chứng tỏ mình là người lo xa, cẩn thận;
        -Cũng có người ăn để hy vọng giải quyết cảm xúc khó khăn, căng thẳng hoặc dùng ăn uống để kiểm soát, kiềm chế người khác;
        -Tùy theo cảm nghĩ của mình mà việc ăn uống trở thành hấp dẫn, ngon lành hoặc phải miễn cưỡng, ngồi ăn cho xong bữa.
        Người Việt ta vẫn quan niệm: thức ăn ngon phải hợp với thời tiết, mùa nào thức đó; rồi phải có chỗ ăn ngon chứ không phải bạ đâu ngồi đó mà ăn; cần bạn bè tâm giao, biết thưởng thức để cùng ăn chứ không phải " thực bất tri kỳ vị" và có một không khí vui vẻ thân mật thì món ăn ngon thêm lên.
        Ăn đúng cách đòi hỏi sự hiểu biết về thức ăn và nhu cầu của cơ thể trong các giai đoạn khác nhau của đời người. Do đó, ta nên đặt thực phẩm đúng vị trí, hiểu sự quan trọng của chúng rồi tạo ra một mẫu mực để ăn đúng đắn.
        "Vừa phải, cân bằng, đa dạng" rất cần để thỏa mãn nhu cầu năng lượng và mang lại sức khỏe tốt thay vì ăn để soa dịu xúc động hoặc vì mục đích khác.
        Khi nào thì ăn và ăn làm sao cần có kế hoạch rõ ràng rồi cứ thế mà thực hiện, lâu dần sẽ thành thói quen.Thói quen này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như hiện trạng sức khỏe; hiểu biết về dinh dưỡng; tín ngưỡng, tôn giáo, chủng tộc; trình độ giáo dục; nhề nghiệp; tình trạng kinh tế cá nhân; sống ở thành thị hay thôn quê; ảnh hưởng từ bạn bè; hương vị và vẻ hấp dẫn của món ăn; cách thức món ăn được quảng cáo.
        Thưa: đó là cả một nghệ thuật. Nghệ thuật Ẩm Thực Dưỡng Sinh.


        Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC M.D.
        Texas-Hoa kỳ

        Comment


        • #5
          20 bài thuốc chữa đau lưng

          20 bài thuốc chữa đau lưng

          Tác giả : BS. QUÁCH TUẤN VINH

          Ðau lưng là một bệnh rất hay gặp ở độ tuổi trung và cao niên. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường được chia làm hai loại: Ðau lưng cấp tính và đau lưng mãn tính.

          Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc đơn giản, dễ tìm có thể chữa được bệnh đau lưng mãn tính.
          Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau.
          Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ.
          Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.
          Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu.
          Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp.
          Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
          Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong.
          Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
          Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày.
          Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
          Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
          Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày.
          Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
          Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
          Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần.
          Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.
          Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
          Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống.
          Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.
          Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần

          Comment


          • #6
            10 cách ngăn ngừa thoái hóa khớp

            10 CÁCH NGĂN NGỪA THOÁI HÓA KHỚP

            Tác giả : BS. HUỲNH BÁ LĨNH (BV. Chấn thương Chỉnh hình)

            Thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau khớp ở người trưởng thành. Từ chuyên môn gọi là viêm xương khớp (osteoarthritis). Trước đây người ta xem nó là căn bệnh của người cao tuổi. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có rất nhiều người dưới 40 tuổi cũng bị thoái hóa khớp. Thường gặp nhất là do chấn thương và khớp làm việc quá tải. Ngoài ra còn một nguyên nhân trước đây ít gặp nhưng nay khá phổ biến là bệnh béo phì. Hiếm gặp hơn là các nguyên nhân về di truyền (gen) hay khiếm khuyết bẩm sinh về xương khớp.


            Ðiểm lại các nguyên nhân thường gặp, chúng ta thấy rõ thoái hóa khớp là bệnh có thể ngăn ngừa được. Sau đây là 10 biện pháp được các nhà chuyên môn đề nghị:


            1. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp

            Khi bạn càng béo, sức nặng đè lên khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân.


            2. Siêng vận động

            Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Ðó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.

            3. Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng

            Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

            4. Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng

            Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

            5. Giữ nhịp sống thoải mái

            Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.

            6. Phải biết "lắng nghe" cơ thể

            Cơ thể chúng ta có cơ chế báo động rất tuyệt vời. Khi có vấn đề nó sẽ báo động ngay cho bạn. Trong đó đau là dấu hiệu báo động chủ yếu. Phải ngưng ngay lập tức các vận động nếu chúng gây đau.

            7. Thay đổi tư thế thường xuyên

            Nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Có thể đây là yếu tố chính yếu gây ra thoái hóa khớp do nghề nghiệp, nhất là ở những người lao động trí óc.

            8. Sự luyện tập "như một chiến binh" sẽ làm hại bạn

            Khi khớp của bạn có vấn đề, lời khuyên nên vận động của bác sĩ có thể được bạn hăng hái thực hiện một cách quá mức. Nguyên nhân thường là nỗi lo sợ thầm kín báo hiệu tuổi già của những người thành đạt trong cuộc sống, là sự âu lo nếu bạn là trụ cột của gia đình. Những lý do này khiến bạn vội vã lao vào tập luyện như những người lính cứu hỏa dập tắt đám cháy. Tuy nhiên điều này không thể áp dụng cho tổn thương khớp. Do sụn khớp phải trải qua một thời gian dài tác động mới bị hư hỏng (thoái hóa), vì vậy khi bạn cảm thấy đau nghĩa là nó đã hư khá nặng. Sự nghỉ ngơi sẽ làm ngừng gia tăng mức độ tổn thương. Còn sự vận động sẽ giúp nó phục hồi nhưng cần phải tăng dần cường độ. Nếu bạn quá gắng sức hay nóng nảy trong luyện tập để đốt giai đoạn, thì vô tình sẽ làm chết lớp sụn mới còn non yếu do các lực tác động quá mức của chính mình. Nên bắt đầu bằng những động tác nhẹ nhàng và chậm rãi, sau đó mới tăng dần lên tùy vào sự phản ứng của cơ thể.

            9. Bảo vệ cơ thể trước những bất trắc trong sinh hoạt

            Khi ra khỏi nhà, bạn nên cẩn thận chuẩn bị những dụng cụ bảo vệ cổ tay và khớp gối, nhằm đề phòng những tình huống bất ngờ có thể làm bạn bị chấn thương.

            10. Ðừng ngại ngần khi có yêu cầu trợ giúp

            Bạn không nên cố gắng làm một việc gì đó quá sức của mình. Nếu cảm thấy khó khăn, nên nhờ người khác trợ giúp. Mang vác hay xách một vật nặng có thể làm bạn đau nhức kéo dài nhiều ngày. Tình trạng đau nhức này thể hiện sự tổn thương của cơ thể. Từ những lỗ nhỏ có thể phát triển thành những sang thương lớn hơn trên mặt sụn khớp.

            Comment


            • #7
              Con Cá Cứu Con Tim

              Bác Sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
              Con Cá Cứu Con Tim


              Ngày nay chúng ta dường như đều lưu tâm tới việc giảm chất béo trong thực phẩm vì e ngại một số bệnh gây ra do chất dinh dưỡng này.
              Nhưng thực ra chất béo rất cần thiết cho cơ thể mặc dù một vài loại có khả năng gây ra ảnh hưởng không tốt lắm, nếu ta dùng quá nhiều. Thành ra lời khuyên chung là nếu chất nào có tác dụng xấu thì ta tiết giảm mà tác dụng tốt ta nên dùng thêm một chút. Một trong những thứ được coi như tốt đó là chất béo của cá mà ta thường biết tới qua tên Omega- 3 Fatty acid.
              Omega- 3 thuộc nhóm acít béo thiết yếu (essential Fatty Acid) vì cơ thể không tạo ra được mà lại rất cần cho sự tăng trưởng và các chức năng của tế bào. Cho nên thực phẩm cần có chúng. Có ba loại Omega-3 chính là eicosapentaenoic acid (EPA), docosahexanoic (DHA) và alpha-linoleic (ALA).
              Đây là loại chất béo đa bất bão hòa, thường thấy trong các loại cá và ở một vài loại thảo mộc như:
              a-Hải sản : trong cá hồi salmon, cá trích herring, sardines, cá bơn halibut, cá lam bluefish, tuna, cá thu mackerel, cá trê catfish..
              b-Thực vật : Nếu muốn có omega- 3 từ thực vật, ta có thể dùng dầu canola, hạt cây lanh (flaxeed), hạt cây bồ đào (butternut), hạt và dầu hồ đào (walnut, walnut oil), cây gai dầu (hemp oil), dầu mầm lúa mì (wheat germ oil), dầu đậu nành, thực phẩm chế biến từ đậu nành, rong biển (seaweed), rau có lá mầu xanh.
              c-Thịt thú rừng như hươu (venison), trâu (buffalo).
              Xin nhắc lại là chất béo (lipid) được chia ra làm nhiều nhóm khác nhau.
              Nhóm bão-hòa, có nguồn gốc từ động vật mà nếu dùng nhiều quá thì sẽ gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.
              Loại bất -bão- hòa, tương đối lành hơn và thường được khuyên nên dùng thay cho loại trên. Bất -bão- hòa lại chia ra đơn- bất -bão hòa có trong thực vật như dầu olive, canola, quả avocado, đậu phọng; và đa -bất-bão- hòa với omega-6 trong dầu ngô, safflower và omega-3 trong cá.
              Trong hơn hai mươi năm vừa qua, đã có nhiều quan sát thực tế và nghiên cứu khoa học cho thấy Omega- 3 là một đồng minh của ta trong chiến dịch chống một số bệnh tật như các bệnh tim mạch, ung thư vú, nhức đầu, đau khớp xương.
              Kết quả do quan sát.
              Dân Eskimo sống gần Bắc cực tiêu thụ rất nhiều cá và các chất béo trong cá. Thống kê dịch tễ cho hay họ ít mắc bệnh tim mạch, nhiều người có huyết áp bình thường, máu ít bị đóng cục. Ngoài ra họ cũng tránh được một số bệnh khác như tiểu đường, viêm bao tử, đau nhức khớp xương, hen suyễn, bệnh vẩy nến ( psoriasis). Trong máu của họ, cholesterol xấu LDL rất thấp mà cholesterol lành HDL lại cao, máu cũng loãng hơn.
              Sự kiện này cũng thấy ở dân chài lưới bên Nhật mà thực phẩm chính là cá. Trong phần ăn của dân Á Châu, cá chiếm tỷ lệ khá cao nên họ ít mắc bệnh tim hơn người phương Tây, nơi mà thịt động vật có vú là thực phẩm căn bản.
              Tiến sĩ Daan Kromhout, thuộc Đại Học Leiden bên Netherland, quan sát dân chúng ở thành phố Zutphen thấy rằng tỷ lệ tử vong vì bệnh tim thấp hơn tới 50% ở nhóm người ăn 30gr cá một ngày so với người không ăn cá. Ông ta kết luận là chỉ cần ăn cá hai hay ba lần một tuần là có thể ngừa được một số bệnh tim mạch.
              Kết quả do nghiên cứu
              Công dụng của Omega-3 đã và đang được khoa học nghiên cứu rộng rãi. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy Omega 3 có tác dụng tốt tới một số trường hợp như sau:
              1- Omega-3 với cholesterol trong máu.
              Omega- 3 giảm lượng triglyceride trong máu, nhất là người có quá cao chất này bằng cách ngăn chặn sự tổng hợp cholesterol VLDL và triglyceride ở gan.
              Các nghiên cứu ở Úc Châu cho thấy mỡ cá có thể hạ cholesterol trong máu kể cả trường hợp tiêu thụ thực phẩm có nhiều cholesterol.
              Trong nghiên cứu này, 6 người được dùng 3 chế độ ăn uống khác nhau: chế độ bình thường với lượng chất béo trung bình; chế độ ít cholesterol cộng thêm 40 gr dầu mỡ cá; và một chế độ có cholesterol cao với lòng đỏ trứng gà cộng thêm 40 gram mỡ cá.
              Kết quả: Trong chế độ 1 và 2 nếu có cho thêm mỡ cá mỗi ngày thì lượng cholesterol trong máu giảm đáng kể, còn trong chế độ số 3, lượng cholesterol trong máu không tăng bao nhiêu.
              Ngoài ra, nghiên cứu này cũng còn cho thấy là dầu mỡ cá có thể làm giảm lượng triglycerides, một chất béo có thể gây bệnh tim mạch.
              Dùng chung, omega-3 có thể tăng hiệu năng của thuốc hạ cholesterol nhóm “statin”.
              2- Omega-3 với bệnh tim mạch
              Omega 3 Fatty acid có tác dụng ngăn ngừa tiểu huyết cầu dính với nhau do đó giúp mạch máu khỏi bị nghẽn, tránh được nguy cơ nhồi máu cơ tim. Trong các nghiên cứu gần đây, người ta còn thấy chất béo này có tác dụng ngăn các mảng vụn bám vào vách mạch máu
              Một nghiên cứu của viện Tim Mạch Trung Ương ở Tây Đức cho thấy là cá có khả năng hạ huyết áp.
              Trong nghiên cứu này, một nhóm người có áp huyết hơi cao được cho dùng 2 hộp cá thu (mackerel) mỗi ngày trong hai tuần. Sau đó họ được chuyển qua chế độ ăn 3 hộp cá mỗi tuần trong 8 tháng.
              Kết quả là sau giai đoạn đầu, mức cholesterol, triglycerides, huyết áp của họ giảm một cách đáng kể, đồng thời lượng HDL tốt lại tăng. Tới giai đoạn hai, khi cá bị cắt giảm thì cholesterol và triglycerides của họ trở lại mức trước khi họ ăn cá, ngoại trừ huyết áp vẫn ở mức thấp. Lý do có thể là chất béo của cá làm giãn thành động mạch, tăng phế thải nước và muối sodium qua nước tiểu do đó huyết áp giảm.
              Theo kết quả nghiên cứu của Bác sĩ Frank Hu, Đại Học Y Tế Công Cộng Harvard, thì omega- 3 có tác dụng chống loạn nhịp tim ở động vật nên có thể giảm nguy cơ chết vì tim ngưng đập bất thình lình. Quan sát việc ăn uống ở trên 76,000 phụ nữ, ông ta thấy nhóm nào dùng nhiều omega- 3 thì ít nguy cơ bị cơn kích tim.
              Hội Y Tim Mạch Hoa Kỳ có đưa ra đề nghị như sau:
              -Bệnh nhân không có bằng chứng bị bệnh Động Mạch Vành: Ăn nhiều loại cá khác nhau ít nhất hai lần mỗi tuần.
              -Bệnh nhân xác định có bệnh Động Mạch Vành: Dùng khoảng 1 gram EPA+DHA mỗi ngày, tốt hơn là từ chất béo của cá.
              -Bệnh nhân cần giảm triglycerides: Dùng từ 2 tới 4 gram EPA+DHA mỗi ngày dưới dạng viên và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
              Bệnh nhân nào dùng thêm quá 3 gram omega-3 mỗi ngày đều phải được bác sĩ quyết định.
              3-Omega-3 và bệnh khớp xương
              Bác sĩ chuyên khoa Joel M.Kremer ở đại học y khoa Albany, New York theo dõi một nhóm 33 người có bệnh nhức khớp xương uống 15 viên mỡ cá mỗi ngày và một nhóm uống thuốc vờ (placebo). Sau 14 tuần lễ, nhóm uống mỡ cá ít bị nhức khớp xương và ít mệt mỏi hơn nhóm uống thuốc vờ.
              Theo bác sĩ Alfred D. Steinberg thì omega- 3 của cá có tác dụng chống viêm như chất prostaglandins, khiến khớp bớt cứng và sưng
              Nghiên cứu ở loài vật cho thấy dùng omega-3 có thể giảm nguy cơ loét bao tử của thuốc chống viêm không có steroid.
              4- Omega-3 và chứng nhức đầu
              Tại University of Cincinnati, các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc dùng omega- 3 để làm giảm tần số của chứng nhức nửa đầu cũng như làm cơn nhức đầu nhẹ hơn.
              5- Omega-3 và bệnh tiểu đường
              Theo một báo cáo trong Journal of Medicine của Hòa Lan năm 1986, dầu mỡ cá có khả năng tăng cường công hiệu của insulin trong việc kiểm soát đường trong máu. Bác sĩ Frank B. Hu cũng đồng ý ăn cá là mang lại nhiều ích lợi cho người bị bệnh tiểu đường.
              6- Omega-3 và ung thư
              Tiến sĩ Rashida A Karmali của viện đại học Rutgers và trung tâm nghiên cứu ung thư Memorial Sloan-Kettering đã nghiên cứu tác dụng của dầu mỡ cá đối với ung thư vú và nhiếp hộ tuyến của chuột. Kết quả là dầu mỡ cá đã chận đứng sự nẩy nở của các nhọt ung thư. Mặc dù đây chỉ là nghiên cứu ở chuột mà từ chuột tới con người là một quãng đường dài, nhưng kết quả này cũng là một bước đầu đầy khích lệ.
              Các cuộc nghiên cứu tương tự ở trường thuốc của các Viện Đại Học Rochester và Cornell đều cùng có kết quả như trên. Tiến sĩ Karmali kết luận “ Kết quả nghiên cứu cho thấy là mỡ Omega- 3 có những đặc tánh đáng được nghiên cứu và phát huy để nó có thể trở thành loại thuốc ngừa chống vài loại ung thư”.
              Theo công bố của British Journal of Cancer, khi dân chúng ăn nhiều thịt và mỡ bão hòa đồng thời cũng dùng mỡ cá thì nguy cơ bị ung thư vú và ruột già giảm .
              Kết quả nghiên cứu của Michigan State University cho hay dầu mỡ cá làm ngưng sự tăng trưởng tế bào ung thư vú lấy ở người rồi cấy vào chuột trong phòng thí nghiệm.
              Tập san y học The Lancet có đăng kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng của một số người Thụy Điển . Nhóm người mỗi ngày ăn một lượng mỡ cá vừa phải thì ít bị nguy cơ ung thư nhiếp tuyến hơn nhóm người không ăn cá .
              Giáo sư Hans Krokan thuộc trung tâm nghiên cứu UNIGEN, Na Uy, cho hay omega- 3 có khả năng tiêu diệt một số loại tế bào ung thư và trong tương lai dầu cá có thể được dùng để chữa ung thư cùng với các phương pháp trị liệu căn bản khác.
              7- Omega-3 với bệnh tâm thần.
              Não bộ là cơ quan có tỷ lệ chất béo khá cao, tời 60% trọng lượng. Nghiên cứu gần đây cho hay Omega-3 dường như giúp tế bào thần kinh hoạt động tốt hơn. Nhờ đó sự suy tư, diễn tả cảm xúc đều trôi chảy, tích cực hơn.
              Ngoài ra omega-3 cá có thể làm giảm triệu chứng khó chịu khi có kinh kỳ, giảm tiêu chẩy và đau bụng ở bệnh bị bệnh viêm ruột (bệnh Crohn), giảm cơn suyễn, bớt trầm cảm, tăng cường tính miễn dịch của cơ thể, và rất cần thiết cho sự tăng trưởng bình thường của não bộ, nhất là ở thai nhi và trẻ sơ sinh.
              Dùng bao nhiêu cho vừa.
              Chất béo omega- 3 có tự nhiên ở nhiều loại cá nước lạnh như cá thu mackerel, cá hồi (salmon), cá sardines, cá cơm anchovies, cá ngừ (tuna) và trong một số thực vật như dầu canola, đậu nành, hạt lành (flax seed).
              Muốn được hưởng những ích lợi của dầu mỡ cá Omega 3 ta không cần phải tiêu thụ một lượng cá lớn như người Eskimo.
              Theo các cuộc nghiên cứu kéo dài 20 năm ở Hòa Lan thì chỉ cần ăn cá 2 lần trong một tuần là đã được giảm đến phân nửa các vụ tai biến về tim mạch so với người không ăn một chút cá nào.
              Theo Giáo sư William E.Connor của Viện Khoa Học Sức Khỏe ở tiểu bang Oregon thì chỉ cần ăn chừng 180 gr cá, một lần mỗi tuần thì đã đủ để hưởng sự che chở của Omega 3.
              Theo Health Canada và Brtish Nuitrition Task Force thì ta nên ăn khoảng 0,5% tổng số lượng calories mỗi ngày dưới hình thức omega- 3 fatty acid.
              Omega- 3 cũng được bán trên thị trường dưới dạng viên mà theo nhiều người có kinh nghiệm thì dùng một hoặc hai viên mỗi ngày là quá đủ. Ngoài ra, cần được sự hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa tác dụng phụ, dùng quá nhiều cũng như tương tác với các dược phẩm khác.
              Sự an toàn, công hiệu, phân lượng của viên dầu cá chưa được kiểm chứng, xác định và các nhà chuyên đều khuyên là không nên thay thế cá trong thực phẩm bằng dầu cá.
              Vài dè dặt với omega-3 fatty acid
              Dùng quá nhiều omega-3 cá, nhất là loại viên dầu, có nguy cơ băng huyết vì tác dụng loãng máu của chất béo; nguy cơ khó chịu cơ quan tiêu hóa, thiếu hồng huyết cầu hoặc tai biến động mạch não.
              Những ai đang uống thuốc Aspirin hoặc thuốc chống đau nhức cũng nên cẩn thận khi dùng mỡ cá vì cả hai đều làm máu loãng. Bệnh nhân dùng thuốc suy tim nhóm Digitalis cũng phải cẩn thận vì chất béo cá có thể làm tăng tác dụng của các thuốc này.
              Chất béo của cá cũng có rủi ro nhiễm hóa chất, nhất là thũy ngân. Cá mập (shark), cá thu vua (Mackerel king) có nhiều. Tôm, cá sardine, cá ngừ tuna có rất ít. Phụ nữ có thai nên dè dặt lựa cá ít nhiễm thùy ngân để tránh rủi ro cho thai nhi.
              Cũng cần phân biệt chất béo trong mỡ cá với dầu gan cá như Dầu gan cá thu Cod-Liver oil, dầu gan cá Mập. Các dầu này được dùng trong việc trị bệnh từ thuở xa xưa, khi sinh tố chưa được khám phá.
              Ta còn nhớ, cách đây dăm chục năm, con trẻ bên nhà được cho uống mỗi ngày một thìa dầu gan cá tanh muốn ói. Khi đó ta chỉ biết là dầu gan cá rất bổ xương, làm cơ thể mau lớn.
              Ngày nay ta biết là dầu gan cá có nhiều sinh tố A và D và một ít sinh tố E. Trong 100 gr dầu cá có khoảng 85.000IU sinh tố A, 8500 IU sinh tố D và 20mg sinh tố E.
              Dầu gan cá rất dễ bị hư hao vì không khí, nên cần được đậy kín và cất nơi không có ánh sáng. Dầu gan cá được bán dưới hình thức viên hoặc nước.
              Chất béo trong các loại thủy sản.
              Thông thường cá biển có nhiều Omega 3 hơn cá sông, đặc biệt những loại cá béo như cá mòi (sardine) cá xô mông (salmon) cá thu (markerel).
              Còn tôm cua thì sao? Tuy chúng có 1 lượng cholesterol đi đôi với lượng Omega 3 nhưng may mắn là lượng Omega 3 của chúng đủ khả năng kềm chế ảnh hưởng không tốt của cholesterol.
              Số lượng Omega- 3 Fatty Acid trong 4 Oz hoặc 120 gr hải sản:
              Cá salmon: 3.6 gr; Cá tuna:2.6 gr; Cá Mackerel: 1.8 tới 2.6 gr; Cá Herring: 1.2- 2.7 gr, Cá trout: 1.0 gr; King crab: 0.6 gr; Tôm: 0.5 gr.
              Kết luận.
              Omega-3 fatty acids được coi như có tác dụng tốt cho cơ thể và ta nên dùng thường xuyên.Tnực phẩm có nhiều chất béo này là cá. Mà cá lại là món ăn mà dân mình rất ưa thích. Những món ăn như cháo ám cá quả miền Bắc, bún riêu cá Kiên Giang, cá rô Đầm Sét kho vùi chấu, cá sứt mũi sông Chu nấu với dưa cải sen núi Mục đều nổi tiếng khắp ba miền quê hương đất nước.
              Trời vào Đông lạnh lạnh mà được khúc cá thu kho với vài miếng nho nhỏ thịt heo, nắm lá chè tươi, vài quả chám, ăn với cơm gạo tám thơm thì quả là “có cá đổ vạ cho cơm”. Chẳng gì ngon bằng. Mà lại có lợi cho sức khỏe nữa.

              Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

              Comment


              • #8
                Hạt Đậu : Món Ăn Bài Thuốc

                Hạt Đậu: Món Ăn Bài Thuốc
                Đậu được trồng ở khắp nơi trên thế giới và có tới trên mười ngàn loại khác nhau. Tuy nhiên các bà nội trợ thường chỉ quen thuộc với một số ít các loại đậu như là đậu hà lan, đậu tây (cô ve), đậu đen, đậu đỏ, đậu pinto, đậu ngự, đậu nành...
                Hạt đậu nằm trong vỏ dài mà khi chín khô sẽ nứt ra làm đôi.
                Theo các nhà khảo cổ thì đậu được trồng trước tiên ở các quốc gia Đông Nam Á châu từ cả chục ngàn năm về trước. Nhiều nơi, đậu được gieo giữa hai luống ngô, vì đậu có thể hấp thụ nitrogen từ không khí, tồn trữ dưới đất và làm đất giầu thêm chất này để giúp ngô tăng trưởng.
                Giá trị dinh dưỡng
                Hạt đậu là nguồn dinh dưỡng rất phong phú, ngon mà tương đối lại rẻ tiền.
                Đậu nành cung cấp đủ các loại amino acid thiết yếu mà cơ thể cần. Đậu có nhiều calci, cho nên các vị tu hành, người ăn chay có thể sống lành mạnh chỉ với đậu hũ và các loại sản phẩm khác của đậu nành. Nói chung, đậu có lượng đạm chất cao hơn các các loại ngũ cốc khác từ hai đến năm lần.
                Hạt đậu có nhiều sinh tố nhóm B, nhiều sắt, kali, rất nhiều chất xơ. Đa số hạt đậu đều có rất ít chất béo và năng lượng, ngoại trừ đậu nành và đậu phộng lại có nhiều chất béo tốt ở dạng chưa bão hòa.
                Đậu có ít năng lượng nhưng chứa nhiều nước.
                Một trăm gram đậu nấu chín cung cấp khoảng 100-130 Calori và 7 gram chất đạm, tương đương với số đạm trong 30 gram thịt động vật. Đậu nẩy mầm có nhiều đạm hơn đậu nguyên hạt. Khi ăn chung đậu với các loại hạt, đạm của đậu có phẩm chất tương đương với đạm động vật.
                Người Bắc Mỹ và người châu Âu ít chú ý đến các loại đậu vì phải mất nhiều thời gian để nấu hoặc phải ngâm đậu trước khi nấu.
                Để tiết kiệm thì giờ, dùng đậu chế biến nấu sẵn đựng trong hộp rất tiện lợi: chỉ cần đổ bớt nước mặn trong đậu hoặc rửa đậu cho bớt mặn rồi nấu.
                Nhưng người Nam Mỹ và Á Châu xem các loại hạt đậu là một thành phần quan trọng của lương thực.
                Ở Châu Mỹ La Tinh, từ Mễ Tây Cơ xuống đến Trung Mỹ, Nam Mỹ, đâu đâu cũng thấy có đậu đen và đậu đỏ (black and red beans) trong các bữa ăn.
                Ở Ấn Độ, đậu lăng (lentil) được ăn trộn với gạo và rất phổ biến.
                Nhật Bản có loại đậu màu nâu gọi là azuki được ăn với cơm.
                Ở Trung Hoa và Nhật Bản, Việt Nam đậu nành rất thông dụng trong việc chế tạo tương, chao, tầu hũ.
                Hạt đậu nấu chín có thể ăn khi còn nóng hay để nguôi.
                Có thể nấu đậu với thịt, cá hoặc với các loại rau khác. Đậu nấu chín cũng có thể cho thêm gia vị, nghiền nát rồi quệt vào bánh mì kẹp để ăn.
                Đậu tươi không cần nhiều thời gian để nấu, nhưng khi phơi khô thì cần ninh nấu lâu hơn. Để rút ngắn thời gian nấu, ta có thể ngâm đậu trong nước nóng vài giờ cho đậu thấm nước và mềm hơn. Nước ngâm đậu có thể dùng để nấu món ăn cho thêm hương vị.
                Ưu điểm của đậu
                1-Đậu chứa một loại chất xơ gọi là pectin. Chất xơ này có khả năng hút nước và nở ra trong dạ dày khiến người ta có cảm giác no không thèm ăn. Nó cũng làm chậm tiến trình hấp thụ thực phẩm trong ruột, giúp bệnh nhân tiểu đường tránh được sự tăng gia quá mau đường huyết, và cơ thể khỏi phải tiết ra nhiều insulin.
                Các loại đậu chứa nhiều pectin có thể giữ giữ vai trò quan trọng trong sự làm giảm lượng cholesterol trong máu, còn tốt hơn cả loại cám yến mạch (oat bran).
                Trong các loại đậu, đậu nành được xem là hữu hiệu nhất để giảm cholesterol và triglyceride trong máu.
                Nghiên cứu ở Ý và Thụy Sĩ cho thấy là, bệnh nhân có cholesterol cao, mà ăn nhiều chất đạm từ đậu nành thay thế cho thịt cá, thì mức cholesterol của họ giảm xuống đến 31%. Kết quả này xem ra còn tốt hơn tác dụng của các loại thuốc giảm cholesterol đắt tiền bán trên thị trường.
                Bác sĩ James Anderson thuộc Đại học Kentucky, khuyên bệnh nhân mỗi ngày ăn một cốc đậu pinto nấu chín để hạ cholesterol.
                2-Cũng theo bác sĩ Anderson, ăn đậu thường xuyên giảm nhu cầu Insulin để chữa bệnh tiểu đường, vì đậu làm đường trong máu tăng lên rất chậm.
                3-Gần đây các nhà khoa học lại mới tìm ra một tác dụng vô cùng bổ ích của các hạt đậu, đó là khả năng chống ung thư. Đậu có chứa chất acid phytic, một chất chống oxy hóa rất mạnh. có thể chận đứng tiến trình ung thư hóa của tế bào.
                Ngoài ra, khảo cứutrên một số động vật trong phòng thí nghiệm cho thấy đậu, nhất là đậu “pea” và đậu lăng “lentil” có chứa chất ức chế protease là chất có khả năng phòng chống ung thư da, vú và gan ở động vật. Thử nghiệm ở người cũng thấy tác dụng tương tự về phòng chống ung thư vú và nhiếp hộ tuyến.
                Chuyên gia về ung thư Anne Kennedy cho chuột ăn một hóa chất gây ung thư, nhưng khi chất ức chế protease được bôi vào miệng chuột thì ung thư không xẩy ra.
                4-Đậu giúp đại tiện đều đặn, dễ dàng vì phẩn to hơn, mềm hơn, từ đó giảm thiểu được các nguy cơ ung thư ruột già và trực tràng. Đó là kết quả các nghiên cứu của Tiến sĩ Sharon Fleming, Đại học Berkeley, California.
                5-Một khoa học gia Ấn Độ là SN. Sanyaldan nhận thấy dân số của người Tây Tạng không thay đổi trong suốt 200 năm. Thực phẩm chính của họ là một loại đậu. Sau nhiều năm tìm hiểu, ông ta thấy rằng đậu này có khả năng ngăn ngừa sinh đẻ nhờ hóa chất m-xylohydroquinone. Ông ta thử phụ nữ dùng chất này thì tỷ lệ sinh đẻ giảm hẳn, còn với nam giới thì chất này cũng làm cho số lượng tinh trùng giảm. Nhận xét này đang được nghiên cứu kiểm chứng thêm. Ngoài ra có lẽ tác dụng của nó không mạnh bằng các dược phẩm ngừa thụ tinh hiện có, nên ít ai để ý đến.
                Một vài vấn đề khi ăn Ðậu
                Một đặc tính của đậu là sản xuất rất nhiều hơi (gas) trong ruột, với hậu quả gây ra trung tiện làm nhiều người khó chịu, mắc cỡ.
                Nguyên do là vì nhiều người thiếu diếu tố (enzyme) để tiêu hóa chất đường alpha-galactosides trong đậu. Khi xuống ruột, đường này bị các vi sinh vật phân hóa, tạo ra nhiều chất hơi. Nhưng kinh nghiệm cho hay nếu thường xuyên ăn đậu thì trở ngại này có thể không đáng kể vì cơ thể sẽ quen dần.
                Vả lại, các bác sĩ đều cho biết trung tiện không phải là một vấn đề sức khỏe mà chỉ có thể là một vấn đề trong giao tế xã hội.
                Ông Tổ của nền Y học Tây phưong Hippocrates nói rằng trung tiện cần thiết cho sức khỏe con người. Người Trung Hoa cho rằng trung tiện là dấu hiệu của một sự tiêu hóa tốt.
                Benjamin Franklin, một trong những vị lập quốc của nước Mỹ, đã viết một đoạn văn hài hước về hiện tượng tiêu hóa này. Ông đề nghị các nhà bác học hãy thí nghiệm để tìm ra một chất có thể khiến con người ăn vào và sản xuất ra trung tiện có mùi thơm tho.
                Không phải chỉ các loại đậu mới tạo ra hơi trong ruột. Các thực phẩm khác như ngũ cốc, hành, tỏi, bắp su và nhiều thức ăn có chất xơ (fiber) đều tạo ra hơi do phản ứng hóa học hoặc sự lên men trong ruột.
                Có nhiều cách để làm giảm bớt hơi của đậu trong quá trình tiêu hóa.
                Nhà hóa học Alfred Olson giới thiệu cách sau đây.
                Trước khi nấu, ta hãy ngâm đậu với nước trong một đêm; sau đó đổ nước đi. Nhúng đậu trong nước sôi, hay nấu lên vài phút, sau đó lại ngâm nước khoảng 4 tiếng đồng hồ trước khi đem ra nấu với thức ăn khác. Khuyết điểm của cách này là đậu sẽ mất đi nhiều khoáng chất và sinh tố.
                Phương pháp thứ hai là xay đậu để làm thành bột nhão rồi nêm thêm muối, xì dầu (soya sauce), tiêu, ớt cắt vụn vào bột nhão để chế biến thành các món ăn cho hợp khẩu vị. Không nên chộn thêm hành tỏi, vì các món này tạo thêm hơi cho đậu.
                Một vấn đề khác nữa là Đậu khô có nhiều chất purine. Với một số người nhậy cảm, purine có thể làm tăng uric acid trong máu, đưa tới bệnh thống phong (gout). Tinh thể acid uric đóng trên các khớp xương mà thông thường nhất là ở ngón chân cái làm người bệnh rất đau nhức.
                Một vài loại đậu có hóa chất làm mất khả năng hấp thụ các sinh tố B, E, D, beta carotene trong ruột.
                Một số đậu khác, nếu không nấu chín, có thể có vài chất dính liền với khoáng sắt, đồng, khiến hồng cầu kết tụ lại với nhau.
                Đậu phọng là một trong mươi thực phẩm thông thường nhất gây ra dị ứng hoặc nhức nửa đầu ở một số ít người dễ nhậy cảm.
                Vài loại đậu thường ăn
                Trên thị trường, có các dạng đậu tươi, đậu khô, đóng hộp hoặc đông lạnh. Mỗi thứ có một hương vị độc đáo, một hình dáng riêng biệt và cách nấu nướng cũng khác nhau.
                -Đậu đỏ thường nấu chung với gạo, với thịt (stew), làm xà lách hoặc dùng trong món chili.
                -Đậu lima mầu trắng kem hoặc xanh nhạt, hạt nhỏ, hình trái thận. Đậu này thường dùng để nấu súp, làm xà lách, hoặc hầm với thịt gà. Hầu hết đậu lima đều được đóng hộp, làm đông lạnh trước khi bán ra trên thị trường.
                -Đậu Pinto mầu cam, hình bầu dục dùng nhiều trong món cơm nấu kiểu Mexico hoặc để hầm với các loại thịt.
                -Đậu đen hạt nhỏ, đen bóng dùng để nấu chè đường, nấu súp hoặc ninh với thịt.
                -Đậu Adzuki hạt nhỏ, mẫu đỏ bóng loáng dùng làm xà lách, nhồi gà vịt, nấu súp hoặc ninh với thịt.
                -Đậu nành hạt nhỏ mầu vàng hoặc hơi đen làm đậu hũ, tương và nhiều loại thực phẩm rất ngon khác. Kinh nghiệm ăn uống dân gian ta nói “Ðậu nành là anh nước lã” hoặc “Ðậu nành rang, cả làng khát nước”. Ý nói sau khi ăn đậu rang này thì rất khát nước.Ðậu nành rất phổ biến ở quê hương ta, với nhiều phó sản độc đáo, như tương, chao, đậu phụ...
                -Đậu Hà Lan được bán tươi rất ít, còn hầu hết được đóng hộp hoặc làm đông lạnh. Khi còn tươi, đậu có mầu xanh sáng, sờ hơi mềm như nhung. Đậu đóng hộp rất thông dụng và dùng trong việc chế biến nhiều món ăn khác nhau.
                Ngoài ra còn có đậu đũa, đậu ván, đậu ngự, đâu cô ve, Hòa lan, đậu đỏ, đen, đậu nành, đậu xanh, đậu tây, đậu nâu, đậu xoắn, .
                Công dụng trị bệnh trong y học cổ truyền
                Ngoài giá trị dinh dưỡng, một số đậu còn được y học dân gian ta dùng làm thuốc trị bệnh. Đó là:
                a-Đậu ván trắng: còn gọi là bạch biển.
                Ðậu ván có vị ngọt, tình hơi ôn, tác dụng vào kinh tỳ và vị. Trong y học cổ truyền, đậu ván khô được dùng để chữa cảm sốt mùa hè, nôn mửa, tiêu chẩy, tỳ vị suy nhược, chán ăn, rối loạn tiêu hóa; làm thuốc giải nhiệt, co giật khi nóng sốt cao; giúp tóc lâu bạc.
                b- Đậu Xanh.
                Vỏ đậu xanh không độc, vị ngọt, tính nhiệt có tác dụng giải nhiệt, làm mắt không mờ. Hạt đậu xanh cũng có tác dụng giải nhiệt, giải độc tính của thuốc và kim loại, nấm, tiêu trừ phù thũng, chữa sỏi đường tiết niệu, phòng và chữa cháy nắng.
                c- Đậu Đen.
                Đậu này thường dùng để nấu xôi, nấu chè ăn rất ngon. Ngoài ra, đậu cũng bổ thận, lợi tiểu, nước tiểu trong hơn và nhiều hơn. Sách Tuệ Tĩnh Nam Dược có ghi đậu đen dùng để chữa đau bụng giữ dội; trúng gió chân tay tê cứng, chóng mặt, sây sẩm khi sinh đẻ; chữa mắt mờ ra gió dễ chẩy nước mắt; chữa dị ứng, lở ghẻ, hen suyễn khi đổi thời tiết.
                d- Đậu phọng.
                Đậu phọng có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều chất béo, đạm và nhiều loại sinh tố.Ngoài việc dùng làm thực phẩm, dầu lạc còn được dùng để đốt đèn và chế thuốc.
                e- Đậu nành. Đây là nguồn chất đạm rất quan trọng tại nhiều quốc gia, nhất là quốc gia đang phát triển. Trong y học, đậu nành dùng làm thức ăn cho người bị viêm khớp, người mới bình phục sau cơn bệnh nặng, đặc biệt là những người bệnh tiểu đường, huyết áp cao và có nhiều mỡ trong máu.
                g-Ðậu Ðỏ.
                Ðậu này có vị ngọt nhạt hơi chua, tính bình. tác dụng vào kinh tâm và tiểu trường. Y học dân gain dùng đậu đỏ để trị thủy thũng, sưng phù chân, bụng trướng, đau dạ dầy, tả lị, trĩ đại tiện ra máu, bệnh thiếu vitamin B1, vàng da, lở loét. Trẻ con chậm biết nói thì các cụ lấy đậu tán nhỏ hòa với rượu bôi dưới lưỡi hàng ngày.

                Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức M.D.
                Texas-Hoa Kỳ

                Comment


                • #9
                  Bột cà ri có thể giết chết tế bào Ung Thư

                  Bột cà ri có thể giết chết tế bào ung thư
                  Wednesday, October 28, 2009

                  LONDON (Reuters) - Một phân tử được thấy trong thành phần bột cà ri có thể giết chết các tế bào ung thư thực quản trong phòng thí nghiệm, cho thấy nó có thể trở thành một phương thuốc điều trị chống ung thư, các khoa học gia nói hôm Thứ Tư.

                  Những nhà nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Ung Thư Cork ở Ireland đã điều trị các tế bào ung thư thực quản bằng chất curcumin - một hóa chất được thấy trong món bột nghệ cay, tạo cho cà ri một màu vàng đặc biệt - và thấy rằng nó khởi sự giết chết các tế bào ung thư trong vòng 24 giờ.

                  Các tế bào cũng khởi sự tự tiêu hóa, họ nói trong trong một cuộc nghiên cứu được đăng tải trong Tạp Chí Ung Thư Anh.

                  Những cuộc nghiên cứu trước đây cho rằng chất curcumin có thể đè nén các ung bướu và rằng những người ăn nhiều cà ri có thể ít bị bệnh hơn, mặc dù chất curcumin mất các tính chất chống ung thư một cách nhanh chóng khi được ăn vào bụng.

                  Nhưng bà Sharon McKenna, tác giả đứng đầu cuộc nghiên cứu của Ireland, nói cuộc nghiên cứu của bà cho thấy một tiềm năng để các khoa học gia phát triển chất curcumin như một dược phẩm chống ung thư để chữa trị ung thư thực quản.

                  Bệnh ung thư thực quản giết chết hơn 500,000 người trên khắp thế giới mỗi năm. Các ung bướu đặc biệt nguy hiểm chết người, với tỉ lệ sống sót sau năm năm chỉ từ 12 đến 31%.

                  Bà McKenna nói cuộc nghiên cứu cho thấy chất curcumin giết chết các tế bào ung thư bằng cách “sử dụng một hệ thống các thông điệp gởi cho các tế bào.”

                  Bình thường, các tế bào khiếm khuyết chết bằng cách tự hủy được lập trình sẵn, xảy ra khi các protein được gọi là các caspases được “đánh thức” trong các tế bào, các nhà nghiên cứu nói.

                  Nhưng các tế bào này không cho thấy bằng chứng nào về sự tự hủy, có nghĩa chất curcumin đã tấn công các tế bào ung thư bằng cách sử dụng một hệ thống báo hiệu khác cho các tế bào.

                  Vào năm 2007, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ nói họ thấy chất curcumin có thể giúp kích thích các tế bào của hệ miễn nhiễm trong bệnh mất trí nhớ Alzheimer's. (n.n.)

                  Comment


                  • #10
                    Làm sao luyện tập các bắp thịt của não bộ

                    Làm sao tập luyện các bắp thịt của não bộ?
                    Nov 08, 2009

                    Cali Today News - Đa số chúng ta không ai để ý đến viêc trí nhớ mai một dần dần theo thời gian, nhưng cũng ít ai chịu để ý để biết là các vấn đề của trí nhớ thật ra đã bắt đầu ngay vào tuổi đôi mươi.

                    Các khoa học gia của đại học Virginia đã theo dõi khoảng 2,000 đàn ông và phụ nữ từ 18 đến 60 tuổi. Họ khám phá ở độ tuổi 27, vận tốc giải quyết các vấn đề hóc búa, khả năng giải quyết một bài toán và lý luận trừu tượng đã bắt đầu giảm nhẹ ở đa số chúng ta.

                    Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sắp sửa quên tên người yêu của mình. Não bộ cũng như mọi cơ quan khác, sau tuổi 30 thì thể tích của não bộ sẽ giảm khoảng 0.22% mỗi năm.

                    Vậy để có thể khiến cho não bộ khỏe mạnh và tâm trí luôn được minh mẫn, chúng ta cần biết và thực hiện một số lời khuyên sau đây:

                    1. Luôn luôn hoạt động:

                    Tập luyện thể dục có thể làm tăng thể tích thùy hippocampus, vùng chịu trách nhiệm rất quan trọng về trí nhớ, nhất là hai môn bơi lội và chạy bộ được xem là tốt nhất.

                    Các nhà khoa học khuyên tất cả mọi hình thức hoạt động nào làm cho máu lưu thông trong não đều tốt, nhưng nên tránh các môn quá vũ bão như quyền anh hay võ thuật đấm đá.

                    2. Ăn uống đúng cách:

                    Theo bác sĩ Gary Small, tác giả quyển “iBrain” thì chúng ta nên ăn thực phẩm có tính cách antioxidant như các loại trái cây tươi có màu rực rỡ và rau tươi.

                    Ngoài ra nhiều người giờ đây đã biết loại thực phẩm giàu chất béo omega-3 như cá (tốt nhất là cá biển, nhưng không nên ăn loại cá quá to) và dầu olive rất tốt cho não bộ.

                    3. Cần biết tổ chức và có cái nhìn dự phóng:

                    Bạn nên tập luyện cho các tế bào não bằng cách biết chia ra làm nhiều đơn vị nhỏ nếu như bạn phải nhớ lại nhiều chuyện hay vật thể.

                    Thi dụ rõ nhất là số An sinh Xã Hội. Nhiều người biết rõ số ASXH của mình, nhưng có khi lại quên bén đi, vì thế những người nghĩ ra số ASXH đã chia con số này thành các nhóm 3 số rồi 2 số và 4 số cho dễ nhớ hơn.

                    4. Bạn nên chú ý làm nhiều chuyện khác nhau:

                    Tốt nhất là nên thay đồi các hoạt động khác nhau, những người hoạt động mạnh về tâm trí như khoa học gia, nhà văn, giáo sư, nhà báo… nên chơi thể thao hay âm nhạc.

                    Những người như kỹ sư hay kỹ thuật viên nên đọc sách báo khi rỗi rãnh. Nhà khoa học khét tiếng Albert Einstein còn là tay kéo vĩ cầm không tồi và ông thường thư giãn bằng hình thức này và ông rất thích loại nghệ thuật này.

                    5. thư giãn và chơi đùa:

                    Trái với lời mắng mỏ của các bà mẹ “cứ chúi đầu vào video game mãi rồi học ngu như bò đấy con ạ”, video game có nhiều hình thức rất tốt cho các tế bào não như trò chơi Brain Age 2 của Nintindo DS.

                    thư giãn cũng là cách tốt nhất cho tâm trí khỏe khoắn như yoga, thiền định, môn taichi. Thậm chí một giấc ngủ thật ngon và sâu cũng làm não bộ được nghỉ ngơi và tâm thần minh mẫn và làm cho khả năng trí tuệ “bén” hơn sau đó.

                    Hồng Quang theo Men’s Fitness

                    Comment


                    • #11
                      Những dấu hiệu cảnh báo trước khi bị - STROKE -

                      STROKE WARNING SIGNS .

                      **Sudden numbness or weakness . Usually affects the face, arm, or leg, especially on side of the body

                      **Sudden confusion, trouble speaking or understanding

                      **Sudden trouble seeing : in one or both eyes

                      **Sundden trouble walking, dizziness, or loss balance or coordination

                      **Sudden, severe headache, strikes "out of the blue"

                      If you think you are having stroke,
                      call 911 immediately

                      Do not wait - every secon counts

                      Thompsonhealth
                      ANYS Designated Stroke center

                      Comment


                      • #12
                        Các thực phẩm người cao tuổi nên dùng

                        Các thực phẩm người cao tuổi nên dùng

                        Từ tuổi 55 trở đi, nam giới thường hay bị cao huyết áp và các thực phẩm giàu kali có thể làm giảm nguy cơ này. Dưa hấu là loại trái cây phù hợp nhất, hơn cả cà chua và nước cam vắt.
                        Các nhà khoa học đã khẳng định rằng, thực phẩm không chỉ nuôi sống con người mà còn có giá trị nhất định trong phòng chữa bệnh. Vì vậy, người bệnh hay phải kiêng món này và được khuyến khích ăn nhiều món kia. Những loại thực phẩm sau đây được khuyến cáo là nên dùng đối với những người có tuổi:

                        1. Cà chua. Nghiên cứu của Đại học Harward (Mỹ) cho thấy, những người dùng nhiều cà chua (từ 2 đến 4 lần mỗi tuần) sẽ giảm được 35% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

                        Theo các nhà khoa học, tác dụng kể trên của cà chua là do chất Lycopen (thành phần tạo nên màu đỏ) mang lại. Chất này sẽ hấp thu tốt nếu được chế biến, hoặc nấu với một vài loại chất béo.

                        2. Súp lơ, bắp cải.Hai loại rau này có tác dụng chống ung thư bàng quang - loại ung thư phổ biến ở nam giới. Một nghiên cứu kéo dài 10 năm trên 50.000 nam giới cho thấy, ở những người dùng súp lơ hay bắp cải hơn 5 lần/tuần, tỷ lệ ung thư bàng quang thấp hơn 50% so với người ít khi ăn.

                        3. Lạc. Lạc có khả năng giúp phòng bệnh tim bằng cách làm giảm cholesterol xấu (LDL) và lượng mỡ trong máu nhưng không làm giảm cholesterol tốt (HDL).

                        4. Đậu phụ. Đậu phụ có hàm lượng protein cao, có khả năng làm giảm cholesterol, giảm tình trạng bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh. Nó cũng giúp phòng chống bệnh loãng xương ở phụ nữ, vì chất isoflavone trong đậu nành có cấu trúc tương tự như oestrogen.

                        Theo một số nghiên cứu, việc tăng cường chất isoflavone cho cơ thể với lượng 90 mg/ngày sẽ giúp xương (đặc biệt là xương hông) vững chắc hơn. Liều 50-70 mg/ngày có thể làm giảm các cơn bốc hỏa. Mỗi cốc sữa đậu nành chứa khoảng 20-35 mg isoflavone. Như vậy, chỉ cần dùng 2 cốc/ngày là đủ.

                        5. Hạt lanh. Các nhà khoa học tìm thấy trong hạt lanh một hợp chất giống như oestrogen gọi là Lignans, có tác dụng hữu hiệu trong việc chống ung thư vú ở phụ nữ.

                        Theo báo cáo của Hội nghị chuyên đề về ung thư vú, tổ chức tại San Antonio (Mỹ) năm 2001, việc bổ sung hạt lanh vào bữa ăn của phụ nữ bị ung thư vú sẽ có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của khối u.

                        6. Cải xoăn. Không chỉ có canxi và vitamin D mà cả vitamin K cũng có tác dụng hữu hiệu trong việc bảo vệ xương. Các loại rau xanh thường là nguồn cung cấp vitamin K, trong đó cải xoăn là một trong những nguồn cung cấp tốt nhất. Cải xoăn có tác dụng chống loãng xương, một căn bệnh mà phần đông phụ nữ bị mắc phải ở tuổi xế chiều.

                        DS Phan Quốc Đống, Sức Khoẻ & Đời Sống

                        Comment


                        • #13
                          Ngừa bệnh lẫn khi lớn tuổi

                          Ngừa bệnh lẫn khi lớn tuổi
                          Theo các chuyên gia về bệnh Alzheimer (mất trí nhớ, lẫn), một số thay đổi nhỏ trong cuộc sống có thể giúp ngừa nguy cơ mắc bệnh này. Đó là:

                          1. Ngưng ăn món khoai tây chiên. Theo một số cuộc nghiên cứu ở người, béo phì ở độ tuổi trung niên làm tăng nguy cơ mất trí nhớ sau này. Một cuộc nghiên cứu hồi năm 2006 ở hơn 3.700 người trưởng thành cho kết quả, những ai ăn nhiều rau xanh giảm được khoảng 40% nguy cơ bị suy giảm trí nhớ so với những người không ăn rau xanh.

                          2. Tắm nắng. Một cuộc khảo sát gần 2.000 người hồi năm ngoái cho thấy bổ sung vitamin D có thể giúp duy trì trí não sắc bén. Tắm nắng cũng giúp bổ sung vitamin D vì da bạn sẽ tự tổng hợp vitamin D khi được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi bạn có tuổi, việc tắm nắng để tổng hợp vitamin D thường ít hiệu quả, vì thế, bạn nên hỏi bác sĩ cách dùng các viên bổ sung vitamin D.

                          3. Luyện tập trí não. Một số hoạt động cần vận động trí não như chơi cờ, ô chữ có thể giúp chống các triệu chứng của bệnh Alzheimer.

                          4. Dành thời gian trò chuyện với bạn bè. Thỉnh thoảng trò chuyện với bạn bè là rất hữu ích, giúp duy trì được trí nhớ mặc dù đã có tuổi.

                          5. Năng vận động thân thể. Một cuộc khảo sát ở những người trung niên và lớn tuổi mắc chứng hay quên cho thấy những ai bắt đầu đi bộ nhiều lần mỗi tuần đã đạt điểm cao trong các bài kiểm tra về trí nhớ chỉ sau 6 tháng.

                          (TheoTNO/Reader's Digest)

                          Comment


                          • #14
                            Giấc Ngủ và Sức Khỏe Con Người

                            An Hưởng Tuổi Vàng:
                            Giấc Ngủ và Sức Khỏe Con Người

                            Bác Sĩ Nguyễn Ý-ÐỨC


                            --------------------------------------------------------------------------------

                            " Sleep is part of a healthy lifestyle "
                            Christian J. Gillin, M.D.

                            Ca dao ta có câu "Ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ, là tiền vứt đi *.Các cụ ta xếp Ăn, Ngủ vaò hàng nhất và nhì của Tứ Khoái . Thi sĩ thì " Em ơI hãy ngủ ...anh hầu qụat đây "Khoa học coi giấc ngủ là một tình trạng xẩy ra đều đặn với lòai người và động vật ,nhất là về ban đêm, trong đó mắt nhắm lại, các cơ bắp, hệ thần kinh ...đều thư giãn, trí hóa nghỉ ngơi, không đáp ứng những kích thích cuả ngọai cảnh ; cũng trong thời gian này, sức mạnh của toàn thân được phục hồi , sinh lực được tái tạo,tổn thương được hàn gắn để sửa soạn cho nhũng sinh họat mới kế tiếp.Cho nên người Ấn độ thường có câu nói "Giấc ngủ nuôi dưỡng mọi sinh vật " Với Freud, giấc ngủ là để mơ mộng, như Trang Châu mộng hồ điệp hay Lư Sinh trong giấc mộng hoàng lương.

                            Là gì chăng nữa, dân ta cũng tận hưởng giấc ngủ và có nhiều kiểu ngủ khác nhau .Ðể được ngủ yên, không trăn trở, ta nên làm một giấc ngủ khì, ngủ thẳng giấc,ngủ li bì ,ngủ vuì.Ðang ngồi hoặc đứng mà ngủ, mắt khi nhắm khi mở, đầu gật gù lên xuống ấy là ta vừa biểu diễn tuyệt chiêu "gia cầm dưỡng thương " ngủ gà, ngủ vịt .Ngủ mà thính tai, hay thức dậy khi có tiếng động nhẹ, nhất là với quý vị trọng tuổi hay các cao đồ của Phù dung Tiên nữ là ngủ sãy thức, ngủ tỉnh .Thứ bẩy, chủ nhật, không đi lao động vinh quang, ta bèn làm màn ngủ nướng, ngủ thêm chút nữa sau khi đã dậy .Làm bộ ngủ để nghe lóng chuyện người khác là ngủ dòm .Không có nhà ở hay chỗ ngủ, ta bèn đi ngủ nhờ, ngủ đậu ,nhưng đừng nên ngủ bót (cảnh sát ) . Mà muốn ngủ bót thì có gan cứ đi ngủ đĩ, ngủ lang . Ngủ-không mà không trả tiền,không nuôi dưỡng , thì cũng có ngày ra hầu Ba Toà Quan Lớn ...Còn ngủ ... nhưng thôi, kể nữa quý vị buồn ngủ, lấy ai đọc tiếp baì này .

                            Khoa học cũng như kinh nghiệm đã nhấn mạnh sự quan trọng của giấc ngủ đối với cơ thể không kém gì không khí, thực phẩm, nước uống . Trong khi ta mơ màng ngủ, thì biết bao những diễn biến sinh hóa âm thầm xẩy ra trong cơ thể để tồn trữ nhiên liệu, năng lực, bảo trì tế bào, thay thế tế bào gìa yếu. Giấc ngủ ngon làm sức khoẻ bền bỉ và ta sống lâu hơn đồng thời làm giảm căng thẳng,soa diụ tâm trí .Ðấy là một liều thuốc hiệu nghiệm để chữa sự mỏi mệt về thể xác và tâm hồn . Ngoài ra, cơ thể như một cái xe chạy bằng điện năng, nó cũng cần nạp laị bình điện ,cần thời kỳ thư giãn để khôi phục hiệu năng .Giấc ngủ được coi như là một phần thưởng quý gía cho con người sau một ngày làm việc mệt nhọc .

                            Với điện-não-đồ, ta có thể phát hiện và ghi laị những dòng điện do hoạt động của não bộ trong khi ngủ . Có hai thời kỳ chính lần lượt xen kẽ, kế tiếp nhau :Thời kỳ mắt-chớp-mau (MCM ) và thời kỳ mắt-không-chớp-mau (MCM) .Trong MCM, 80% giấc mộng xẩy ra, đồng thời,nhịp tim nhanh,thân nhiệt tăng , và ở nam giới sẽ có những giây phút cương-dương .Thời kỳ MKCM, là thời kỳ phục hồi, ngủ say, cơ thịt thư giãn, nhịp tim chậm, thân nhiệt giảm,có mộng du,miên hành và ở trẻ em có sự đái dầm .Trong một giấc ngủ 8 tiếng thì hai thời kỳ trên lần lượt thay đổi khoảng 35 lần .Giả thử rằng một người đang ngủ, mà có thể tự quan sát thì diễn tiến sự ngủ sẽ như sau :Sau khi nằm xuống giường độ 30 phút,con người thấy thư giãn, rồi đi vào tình trạng nửa tỉnh,nửa mê,tâm hồn như bay bổng lâng lâng, hồn như lìa khỏi xác, rồi vài giây sau, ta đi vào cõi mê với giây phút ngủ say: hơi thở nhẹ nhàng, nhãn cầu chớp chớp, ngón tay lạnh, ngón chân ấm, cảm giác mờ đi, máu tiếp tục chuyển lên óc;huyết áp giảm, tim đập chậm, thân nhiệt hạ .Người ngủ lúc đầu nằm yên,nhưng sau đó tay ,chân mắp máy cử động nhẹ, rồi toàn thân giở mình qua trái,qua phải,lật ngửa , lật xấp .Sự trăn trở, giở mình này xẩy ra tới 24,25 lần trong một đêm . Sau một thời gian ngủ, diễn biến trở ngược,ngủ nhẹ nhàng hơn, tỉnh lại dần dần rồi tỉnh hẳn và thức dậy.

                            Ðể giúp điều hoà tự động các chức năng cuả cơ thể,trong đó có việc ngủ,là một đồng hồ sinh học .Với sự ngủ và nói một cách dễ hiểu, đồng hồ này với nhịp-sinh-học sắp xếp để một người từ Mỹ về Hà-Nội thì trong mấy ngày đầu vẫn có thói quen là phải ngủ theo giờ giấc bên Mỹ ,nên ban ngày bần thần khó chịu; sau đó ít ngày, đồng hồ sinh học mới điều chỉnh lại để người đó ngủ theo giờ giấc ở Hà-Nội ,cho đỡ mệt mỏi . Ðó là hiện tượng chệch-múi-giờ (jet lag ). Khoa học mới đây đã chứng minh là, ban ngày chất Melatonin trong cơ thể ở mức độ thấp ,nhưng đến xế trưa và chiều thì nó tăng lên ,làm ta buồn ngủ và báo hiệu giờ đi ngủ .12 giờ trưa ở Hà nội là 12 giờ đêm ở miền trung nước Mỹ,thiên hạ đang ngủ khò. Mọi sinh vật,ngay cả thảo mộc ,cũng có đồng hồ này . Về ngủ, có người điều chỉnh nhịp sinh học để có thói quen ngủ sớm,dậy sớm;có người sắp xếp để ngủ trễ dậy trễ mà hiệu năng cơ thể vẫn tối đa .Con chim sơn ca hót hay vì nó ngủ sớm,dạy sớm; con cú xuất sắc khi ngủ trễ,dậy trễ. Người làm ca khác nhau,ăn ngủ thất thường, dễ bị mệt mỏi vì nhịp sinh học rối loạn . Lão-Thượng-Nghị-sĩ John Glenn,trong dịp bay vào vũ trụ tháng 10 /98 vừa qua, cũng được não điện đồ ghi những hoạt động của não bộ trong khi ông ta ngủ ,chắc cũng mang về cho ta một vài ý niệm mới về ảnh hưởng của phi trọng lượng với giấc ngủ người tuổi cao. Xin ghi thêm là, có những thay đổi giống nhau trong cơ thể một người cao tuổi sống trên trái đất và một phi hành gia đang bay trong vùng không trọng lượng :ngủ ít giờ hơn, chóng mặt, mất phương hướng, cơ thịt và xương bị hao tổn, cơ năng tim-mạch thất thường...

                            Về nhu cầu ngủ, khả năng ngủ, bao nhiêu cho đủ, cho vừa , để hiệu năng sinh hoạt ngày hôm sau không trở ngại, tất cả đều thay đổi theo tuổi . Trẻ sơ sinh ngủ tới 17 giờ một ngày, mà sanh non tháng laị ngủ nhiều hơn ; 6 tháng ,ngủ 14 tiếng; 16 tuổi ngủ 10 tiếng; kể từ vào đaị học về sau thì 7,8 tiếng và như vậy thì một người già 75 tuổi đã dành 25 năm chỉ để ngủ; phụ nữ mang thai ngủ 10 tiếng;trẻ con Mỹ ngủ nhiều hơn trẻ con Anh, Ðức .Thông thường thì nữ giới ngủ nhiều hơn nam giới một chút .Theo lời đồn đại thì Napoleon, Edison ngủ đêm rất ít, còn Einstein thì ngủ rất nhiêù . Có người tin rằng ai ngủ nhiều, tính tình phóng khoáng, không nhất quán, nhưng lại dễ bị kích thích tâm thần ,còn ngủ ít laị có năng lực tốt, nhiều tham vọng và trọng quy luật .-Ngủ là một sự bắt buộc phải có,nhưng tại sao laị bắt buộc thì ta không biết.Ta chỉ biết được cơ thể cần ngủ do sự quan sát hậu quả của sự mất ngủ : một giấc ngủ ngon mang laị sự hoan lạc cho tâm hồn, sự đầy hiệu xuất của các chức năng; thiếu ngủ, khả năng nhận thức bị ảnh hưởng trầm trọng .

                            Ở người cao tuổi, sự ngủ thay đổi một cách khá rõ rệt :

                            1- Số giờ thực sự ngủ giảm .Nằm trằn trọc ,suy nghĩ mung lung .
                            2- Chất lượng của giấc ngủ kém,ngủ không ngon giấc, không ngủ say .
                            3- Ngủ bị gián đoạn vì hay thức giấc giữa khuya hoặc thức dậy để đi tiểu,khó dỗ lại giấc ngủ.
                            4-Ngủ sãy thức ,mẫn cảm với tiếng động, dù rất nhẹ cũng tỉnh dậy .
                            5- Ði vào giấc ngủ khó khăn ,có khi nằm mắt trắng cả mấy tiếng đồng hồ. 6- Thời gian nằm trên giường nhiều hơn để cố gắng ngủ bù số giờ thiếu ngủ. 7- Hay dậy sớm .(mới năm giờ sáng mà ông cháu đã dậy, lục đục pha trà uống, hút thuốc lào sòng sọc rồi ho sù sụ ..)
                            8-Hay ngủ ngày, ngủ trưa .

                            Trên đây là những thay đổi bình thường về sự ngủ của tuổi cao,nhất là khi ít vận động vì kinh nghiệm cho hay, sự vận động nhẹ làm ta ngủ ngon, say hơn . Ở tuổi này, giấc ngủ còn bị thay đổi, sáo trộn vì những lý do khác như :

                            1- Tuổi cao hay có những chứng bệnh như đau nhức phong thấp, tiêu hóa không đều, hay đaí đêm, khó thở bệnh tim, phổi ... làm gián đoạn giấc ngủ .

                            2- Tuổi cao dễ bị ảnh hưởng bởi những ưu tư,sầu muộn lo sợ trước thực tế là sức khỏe suy yếu dần và sợ hãi ngày ra đi đến từ từ ...nên trăn trở ,khó ngủ .

                            Những thay đổi bình thường, những xaó trộn do bệnh tật,ngoaị cảnh ... có thể tạo ra tình trạng mất ngủ cho con người . Có người đã nhận xét : sự mất ngủ là một caí giá mà ta phải trả khi ta muốn làm giống người ;Con sâu đất đâu có mất ngủ ; con khỉ, con gấu, con huơu ... đâu có mất ngủ ;ngay đến trẻ em sơ sinh cũng không mất ngủ .Lý do là ta có một lớp vỏ não phát triển qúa tinh vi với bao nhiêu công dụng,khả năng mà những sinh vật kể trên không có .Mất ngủ có thể tạm thời, ngắn hạn hoặc kinh niên .Tạm thời thì chỉ bị mất ngủ độ vài đêm liên tiếp rồi thôi, và thường do những cảm giác căng thẳng,vui buồn thông thường trong đời sống,sự ngủ thất thường vì làm việc giờ giấc khác nhau, sự mất phương hướng trong du lịch chệch muí giờ ... Ngắn hạn thì từ vài tuần đến một vài tháng với mất ngủ sẩy ra đều đều mỗi đêm và do thói quen ngủ kém hay nhừng đau đớn thể xác, dằn vặt tâm thần . Còn kinh niên thì sự mất ngủ keó dài cả tháng ,cả năm và do các bệnh thể xác, nhất là tâm thần mà 2/3 là do u sầu,sợ hãi, buồn phiền ,ám ảnh .Nàng cung nữ bị hất huỉ ,chết dần chết mòn vì thao thức năm canh, tưởng nhớ tới Ðức Quân Vương , đã chẳng than phiền là : giết nhau chẳng cái dao cầu,giết nhau bằng cái u sầu độc chưa ?.- Rối loạn giấc ngủ có thể xẩy ra lúc chập tối ,khi vào giường mà nằm cả nứa giờ mới đi vào giấc ngủ được ; hay nửa đêm thức giấc rồi nằm trằn trọc cả mấy tiếng mới ngủ laị được ; hoặc về sáng, mới 5 giờ mà đã thức dậy, rồi nằm đó thao thức cho đến sáng ...

                            Hậu quả của sự mất ngủ thì rất nhiều: sau vài lần trắng đêm, con người như mất hồn, kém chú ý, kém tập trung, không bén nhậy, tinh tường, lúc nào cũng như ngây ngất, tính tình trở nên cáu gắt, càu nhàu; thể xác mệt mỏi, không có sinh lực, tay run run, mắt sụp xuống,quầng đen hiện dưới mi, ngáp vặt, luôn miệng than phiền đêm qua không ngủ . Hiệu năng làm việc giảm trông thấ y .Tai nạn xe cộ và nghề nghiệp tăng .Có thống kê cho hay, tai nạn xe cộ do mất ngủ cao bằng số tai nạn gây do uống rươụ say .- Mất ngủ còn gây những thiệt haị cho sự tăng trưởng, hồi phục của mô và tế bào, việc tiếp tế nhiên liệu cho não bộ giảm, công việc loại bỏ chất cặn bã cuả tế bào thần kinh bị ngưng trệ, khả năng miễn nhiễm với các bệnh ung thư, nhiễm độc bị suy yếu.Số lượng T-cell, tế bào chống nhiễm trùng,giảm rất nhiều ở những người mất ngủ. Taị phòng thí nghiệm, một con chó con không ngủ trong một tuần thì chết,con chó lớn chết sau hai tuần lễ không ngủ . Giáo sư Bác Sĩ Christian J Gillin,taị đại học California-San Diego ,đã quan sát giấc ngủ của 10 người đàn ông tuổi từ 22 tới 61và kết luận rằng thời gian từ 3 tới 6 giờ sáng là lúc ngủ ngon nhất và cũng là thời gian thiết yếu mà cơ thể đã được lập trình (programmed) để ngủ.

                            Ở Hoa Kỳ, người ta ước lượng có trên một 100 triệu người bị mất ngủ ; cứ sáu người thì một người bị rối loạn về ngủ, và 80% dân chúng thiếu ngủ .Có người đã nói xã hội này không thiếu ăn, mà thiếu ngủ . Phải chăng đây là một niềm đau của thời đaị, một cái gía phải trả cho sự tiến bộ kỹ thuật ? Nhiều người đã làm việc ngày ,đêm, bỏ cả ngủ . Con người đã vi phạm những quy luật căn bản về việc bảo vệ sức khoẻ của mình bằng cách đặt nhẹ sự ngủ,nghỉ . Ðã có ai từ bỏ không khí, nưóc uống, thực phẩm không mà laị để bị thiếu ngủ ?Làm việc nhiều ca khác nhau, thức khuya coi phim chưởng, phim bộ, thăm bác thằng Bần dưới casino... rồi laị còn rượu, còn cà phê, thuốc lá ...

                            Xin nhấn mạnh rằng mất ngủ không phải là một bệnh mà chỉ là triệu chứng, một dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau : bệnh của lục phủ ngũ tạng,bệnh của tâm thần, của thói xấu, tật hư .Thông thường,mỗi khi mất ngủ, ta chẳng nghĩ tới nguyên nhân, mà vội vàng đi xin mấy viên thuốc ngủ và làm giầu cho các viện bào chế .Theo báo cáo thì trong năm 1979, đã có 38 triệu toa thuốc ngủ ,thuốc an thần được biên ở nước Mỹ .Người cao tuổi tiêu thụ 40% số thuốc ngủ của thị trường ;90% người cao tuổi ở các viện dưỡng laõ được cho uống thuốc ngủ để "nằm yên, khỏi đòi hỏi, quấy phá ".

                            Thuốc ngủ không phải là đáp số cuối cùng cho sự mất ngủ .Tam bợ vài ba đêm để chờ triệt căn thì được .Thuốc ngủ không cho ta giấc ngủ mà óc não cần .Nó làm giảm thời gian ngủ nghịch thường với mắt chớp đều và mộng mơ . Mà khoa học cho mộng mơ là để giải toả những căng thẳng xâỷ ra trong ngày,làm tâm hồn thư thái hơn .Nếu tình trạng trấn áp này xẩy ra thường xuyên, con người sẽ có những ảo giác và kém tập trung.Thuốc ngủ có thể giúp ta đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn nhưng ta phải trả một cái giá là chuốc lấy cảm giác ngây ngất,baỉ hoải, trì trệ, mơ màng, nửa tỉnh nửa mê , lẫn lộn và khó lòng nhớ những sự việc vừa mới xẩy ra. Âý là không kể nếu dùng thường xuyên, hằng ngày, với phân lượng cao ta còn bị phụ thuộc ,bị ghiền ,khó mà dứt được . Tiến sĩ Donald Bliwise, Ðaịi học Y khoa Emory,Attlanta, đã nhắc nhở về việc dùng thuốc ngủ như sau : " Thuốc ngủ chỉ nên thỉnh thoảng mới dùng. Người ta thường không cần thuốc để ngủ .Nếu quý vị bị chứng mất ngủ kinh niên thì nên tham khảo BS chuyên khoa ngay " Có mấy điều xin được nhấn mạnh để quý vị tuổi cao lưu ý là :

                            1- Thuốc ngủ bào chế trong phòng thí nghiệm thường được thử trước ở lớp người trẻ tuổi và không áp dụng cho người tuổi cao .

                            2- Người cao tuổi thường đã uống nhiều loại thuốc, nay laị thêm thuốc ngủ,sợ có nhiều tác dụng phụ bất lợi như ngây ngất, hay quên, chóng mặt, dề bị té ngã gây thương tích .

                            3- Sự biến hóa,hấp thụ cũng như bài tiết dược phẩm ở người cao tuổi thường rất chậm, nhất là thuốc ngủ, gây ra sự tích tụ trong cơ thể,gây độc hại .

                            Nói vậy thì taị sao thuốc ngủ lại bán được nhiều như thế ? Thưa ,taị vì người ta lạm dụng nó : người biên toa cũng như ngươì xin toa . Thế tôi mất ngủ thì ông tính sao đây ? Không cho uống thuốc ngủ thì chẳng lẽ tôi đi cúng,đi châm cưú hay đi uống thuốc ta ? Thưa có . Cụ có thể dùng thuốc ngủ, nhưng đừng dùng lâu qúa .Nên đi BS để tìm trị cái thủ phạm chính của sự mất ngủ . Bị cụp xương sống,đêm nằm đau nhức ,không ngủ được ,BS khuyên mổ ,chẳng chịu, cứ nhè xin thuốc uống cho ngủ được , thì xương đau vẫn hoàn đau mà mình laị đâm ghiền thuốc ngủ . Buồn giận thằng chả già đơì mà còn hay đi ngủ lang, không kiếm cố vấn hòa giải gia đình,lại chỉ uống thuốc để ngủ cho quên sự đời đi, thì chẳng bao lâu trí nhớ của mình sẽ thành trí quên luôn .

                            Còn nếu thiếu ngủ /mất ngủ do thói hư tật xấu thì tránh xa chúng đi .Rượu đó .Cà phê đó. Thuốc lá đó .Ăn quá độ đó .Laị còn những ghen tuơng,đố kỵ làm tâm không an, đêm đêm nằm chỉ thao thức,bực mình, thì làm sao mà ngủ ngon, ngủ say cho được ?

                            Ngày xưa, còn bé ,học lớp tư, lớp năm, có môn học Vệ Sinh Thường Thức. Ta phải học thuộc lòng những bài học như đừng để móng tay daì, tắm rửa sạch sẽ, quần áo thay đổị.......Ðây là môn học mà tự điển giải nghiã là những nguyên tắc phaỉ giữ để có sức khoẻ. Các cụ ta xưa chắc áp dụng điều mình học tới nơi tới chốn lăm . Nên bệnh tật cũng ít , ngủ nghê chẳng cần Dalmane, Xanax .Ðèn điện chẳng có, mà TV cũng không, nên tối đến ,khi gà lên chuồng là các cụ cũng rủ nhau lên giường . Sáng mới hửng đông, gà gáy giấc đầu , là các cụ đã thức dậy, pha trà uống , làm bát cơm nguội hay củ khoai luộc ,rồi ra đồng làm việc,rất đều đặn mỗi ngày ...Nay baì học Vệ sinh không có, nhưng có những tài liệu về y tế công cộng, y khoa phòng ngừa, ta cũng lấy được nhũng lời chỉ dẫn về giữ gìn sức khoẻ tự nhiên,không thuốc men ...Về sự ngủ cũng vậy,có nhũng nguyên tắc vệ sinh căn bản,mà nếu ta theo thì giấc ngủ sẽ đến với ta nhẹ nhàng, thư thái, lành mạnh laị không tốn kém .Chúng tôi xin cùng quý vị sắp xếp một bài học Vệ Sinh về giấc ngủ :

                            1- Ta nên đi ngủ có giờ giấc - Ngủ cùng giờ và thức dậy cũng cùng giờ, taọ thành một thói quen để cái đồng hồ sinh học và nhịp sinh học không bị rối loạn . Nếu cần thay đổi thì thay đổi giờ đi ngủ,nhưng đừng để trễ qúa nửa đêm . Ngủ nướng cuối tuần coi bộ hấp dẫn và hợp lý dó, nhưng không lành mạnh vì nhịp sinh học laị phaỉ điều chỉnh laị giờ giấc . Bình luận về tầm mức quan trọng của viẹc ngủ có giờ giấc, Tiến Sĩ Donna Arand,Ohio, có viết :"Nếu quý vị cần đồng hồ báo thức để thức dậy trong tuần thì quý vị đã không ngủ được đầy đủ .Khi quý vị ngủ ngon theo giờ ấn định thì óc não cuả quý vị sẽ tự động đánh thức quý vị khi đã ngủ đầy đủ. Qúy vị sẽ thức giấc một cách hết sức tự nhiên . "

                            2- Tránh tập luyện cơ thể quá sức trước khi đi ngủ -Ðồng ý là sự vận động cơ thể rất tốt cho giấc ngủ ,giúp ta ngủ ngon ,nhưng sự tập quá sức và quá gần giờ đi ngủ làm tâm thần bị kích thích và ta khó đi vào giấc ngủ .Có người khuyên chỉ nên tập trước khi đi ngủ độ 3 giờ.

                            3- Tránh ăn qúa no trước giờ ngủ -Ta thường noí " Ăn no, nặng bụng " Ăn no rồi vào giường ngủ ngay, thức ăn nó cứ nhấp nhỏm trong bao tử hàng giờ, đòi được tiêu hoá, thì làm sao mà ngủ yên cho được ,nhất là laị ăn nhiều gia vị chua, cay .Một chút trái cây, một ly sữa ấm thì tốt hơn cho giấc ngủ ngon .

                            4- Tránh những đồ kích thích như cà phê, thuốc lá ,rượu . Cà phê có tính cách kích thích nhẹ, gây khó ngủ . -Ðể bài tiết một ly cà phê, phải mất 24 giờ .Uống vài ba ly trong ngày thì cafeine tích tụ trong máu laị cao hơn ,và ảnh hưởng gây tỉnh táo cao hơn , vì vậy ta nên ngưng uống cà phê từ trưa, thèm lắm thì ly cuối cùng là vào 4 giờ chiều .-Rượu uống trươc khi đi ngủ có thể làm ta ngủ đấy, nhưng kinh nghiệm cho hay,rượu làm ta hay đái đêm,khó thở lại tạo ra những ác mộng .

                            5- Phòng ngủ phải yên tĩnh, thoáng khí, nhiệt độ vừa phải, nệm không cứng quá hoặc mềm qúa .Một điểm quan trọng là : chỉ dùng phòng ngủ để Ngủ và Ngủ với nhau, không coi TV nhất là những phim về tội ác , hoặc quá muỉ lòng , không ăn pizza trong phòng ngủ , không thảo luận chuyện làm ăn, chuyện khó khăn trong ngày , để tránh saó trộn giấc ngủ .

                            6- Ðừng mang suy tư , buồn bực vào giường :nếu có những việc phaỉ làm cho ngaỳ hôm sau hay những ưu tư, thì ra bàn làm việc ,ngồi viết hết những điều đó ra đặt ưu tiên giải quyết rồi đi ngủ .

                            7- Thức giấc nửa đêm,không ngủ lại được rồi nằm trằn trọc : hãy dậy, đi làm bất cứ một việc nhỏ nào đó ,tới khi thấy mệt và buồn ngủ thì đi ngủ .Ðừng nằm đó ngó đồng đồng hồ và đếm thời gian .

                            8- Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng :một số kích thích tố tiết ra trong lúc ái ân làm nhiều người ngủ ngon hơn .Cho nên đã có lời khuyên ,nếu không ngủ được thì thử kiếm một bạn đồng sàng .

                            Nói đến ngủ ban đêm mà không nhắc tới giấc ngủ trưa, ngủ chợp mắt ban ngày, thì thật là một thiếu sót . Nhớ laị khi xưa, các ông Thông, ông Phán, công tư chức , cũng như bác thợ cầy, cô thợ cấy ở quê ta,trưa trưa sau bữa cơm đều làm một " giấc ngủ trưa hè ",rồi chiều làm việc tiếp .Thật là sảng khoaí ,tỉnh taó .Mà chẳng cứ dân ta, nhiêù dân tộc khác cũng trọng giấc ngủ trưa .Ngay súc vật cũng ngủ trưa, nhất là khi trời nóng bức . Laị nữa, khi còn thơ ấu ,các cụ thường bắt ngủ trưa và con cháu chỉ rình chốn ngủ để đi đánh đáo, chọi dế. Chỉ riêng một số quốc gia tân tiến kỹ nghệ, vì nhu cầu sản xuất, lao động mà bỏ ngủ trưa .Về phương diện khoa học, một giấc ngủ trưa ngắn gíup ta tỉnh táo, cơ thể tăng hiệu năng, tiêu hóa tốt. BS Claudio Stampi,Boston,có ý kiến là nếu quý vị thiếu ngủ thì giấc ngủ chợp mắt là cách để bù đắp vào phần thiếu đó,vì liều thuốc công hiệu và giản dị cho buồn ngủ là ngủ. Ngủ ngắn này là một cách đền bù cũng như là để nạp laị bình điện . Cho nên, thay vaò việc uống vài ly cà phê cho tỉnh ngủ, ta nên kiếm một chỗ yên tịnh, bỏ giầy ,nới cổ áo,gác chân lên bàn nhắm mắt, hít thở vài hơi và thư gĩan toàn thân trong mươi mười lăm phút để lấy laị sức thì có thể là hợp lý và có lợi hơn ./.



                            --------------------------------------------------------------------------------

                            BS Nguyễn Ý-ÐỨC

                            Comment


                            • #15
                              Cà phê và thể dục giúp chống ung thư tuyến tiền liệt

                              Cà phê và thể dục giúp chống ung thư tuyến tiền liệt


                              WASHINGTON (HealthDay News) - Uống thêm vài ly cà phê mỗi ngày và chạy thêm vài cây số có thể giúp quý ông giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, theo kết quả hai cuộc nghiên cứu mới đây.

                              Ảnh hưởng của cà phê và tập thể dục như là phương pháp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt chưa được xác nhận rõ ràng, theo những gì công bố hôm Thứ Ba tại cuộc họp của cơ quan nghiên cứu chống ung thư American Association for Cancer Research ở Houston. Tuy nhiên, các dữ kiện thu thập được từ cuộc điều tra có tên Health Professionals Follow-Up Study cho thấy rõ sự liên hệ với cả hai hình thức hoạt động hàng ngày này.

                              “Tôi sẽ không khuyến khích người ta thay đổi thói quen uống cà phê chỉ dựa trên cuộc nghiên cứu này,” theo lời Kathryn M. Wilson, một nhà nghiên cứu về dịch bệnh ở Harvard School of Public Health, và là người đứng đầu một trong hai toán nghiên cứu. “Nhưng nếu bạn thích uống cà phê, không có lý do nào để giảm cà phê vào lúc này.”

                              Các dữ kiện do nhóm của bà thu thập từ gần 50,000 người đàn ông trong cuộc nghiên cứu cho thấy việc truy tầm bệnh ung thư tuyến tiền liệt đã tăng lên trong 20 năm, từ 1986 đến 2086, với 4,975 trường hợp được khám phá tức vào khoảng 10% những người tham dự chương trình nghiên cứu.

                              Nhưng trong số này chỉ có 846 trường hợp bệnh đe dọa trầm trọng đến tính mạng, vì đã khởi sự lan nhiều nơi trong cơ thể, theo Bác Sĩ Wilson. Và trong khi không có bằng chứng rõ rệt về số lượng cà phê uống mỗi ngày (khoảng từ sáu tách trở lên) và việc giảm mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt; việc giảm thiểu về mức độ trầm trọng của căn bệnh được thấy rõ ràng hơn - đến 41%.

                              Và có sự rõ ràng về mối liên hệ giữa lượng cà phê uống và rủi ro mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, Bác Sĩ Wilson nói, “càng uống nhiều cà phê, càng có nhiều ảnh hưởng.”

                              Bác Sĩ Wislon nói rằng chất caffeine trong cà phê có vẻ không là nguyên nhân, nhưng có thể việc chất này đóng góp vào sự chuyển hóa của insulin và glucose. “Một số cuộc nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa cà phê và việc giảm nguy cơ bị bệnh tiểu đường,” bà cho hay. (V.Giang)

                              Comment



                              Hội Quán Phi Dũng ©
                              Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




                              website hit counter

                              Working...
                              X