Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chánh Thuyết Tiên Rồng

Collapse
X

Chánh Thuyết Tiên Rồng

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chánh Thuyết Tiên Rồng

    Chánh Thuyết Tiên Rồng

    Bài viết được cập nhật - Ban Nghiên Huấn Tiên Rồng

    Là người Con Cháu Tiên Rồng
    Ðồng Bào ta nhớ thuộc lòng chín kinh
    Tiên Rồng thứ nhất xác minh
    Song Hiệp Hoàn Chỉnh trọn tình ai ơi
    Thứ hai Trầu Cau diễn lời
    Thân Thương nguyên lý làm đời sống chung
    Thứ ba hướng tới trùng phùng
    Chử Ðồng: Bình Ðẳng Tột Cùng là đây
    Tiết Liêu thứ bốn dựng xây
    An Dân Thịnh Nước xum vầy ấm no
    An Tiêm tiếp đến chăm lo
    Việc Làng Dân Chủ - đạo phò con dân
    Vọng Phu thứ sáu góp phần
    Chồng nào Vợ nấy chuyên cần tăng gia
    Trương Chi thứ bảy ấy là
    Căn nguyên hạnh phúc – tình ta sáng ngời
    Mỵ Châu thứ tám dẫn lời
    Truyền kỳ Giữ Nước góp đời sĩ phu
    Kết bài Phù Ðổng diệt thù
    Dấn thân Cứu Nước cho dù gian nan
    Chánh thuyết tóm lại chứa chan
    Tiên Rồng văn hóa bao ngàn năm qua
    (Huấn ca Tiên Rồng, 1982)

    Bài thơ trên mô tả những nét đặc trưng tiêu biểu về nội dung của chín truyền thuyết lưu hành ngàn đời trong lòng Dân Tộc Việt Nam, được gọi là Chánh Thuyết Tiên Rồng. Chánh thuyết này thì khác biệt với cái gọi là “Chủ thuyết Mác – Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh” ra sức tuyên truyền, cải tạo, làm tha hóa con người đang sống trên quê hương đất nước do Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương.

    Vì thiếu quan niệm sống Phúc Đức của Tổ Tiên linh huấn, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản nhắm mắt làm ngơ, du nhập một thứ chủ thuyết và tổ chức ngoại lai, với ước mong cứu dân cứu nước thoát ách thực dân Pháp. Nhưng thực tế, vì thiếu Sức Mạnh Hồn Việt, cho nên Việt Cộng đã tạo ra nghiệp chướng với những hành động phản dân hại nước, chém giết, tù đày và hủy hoại nhân tài nhằm duy trì độc đảng cầm quyền trong gần thế kỷ.

    Hậu quả là ngày nay Đảng Cộng Sản Việt Nam dẫn đưa dân nước vào tròng nô lệ kinh tế do tập đoàn cai trị Trung Quốc chủ trương, với các chính sách của thiên triều soạn thảo, đem ra cho Việt Nam thi hành.

    Từ những việc đấu tranh giai cấp, đấu tố và chém giết trong cuộc cải tạo ruộng đất Miền Bắc vào thập niên 1953, cho tới cướp phá tài sản, tù đày cải tạo người dân Miền Nam sau năm 1975, rồi nhượng đất bán biển đảo nhằm thực thi sách lược đô hộ của quan thày “Vành Đai Con Đường” để trở lại thời kỳ ngàn năm Bắc Thuộc như đã từng xảy ra trong lịch sử.

    Bởi thế sự chọn lựa tư tưởng sai lầm và thiếu Sức Mạnh Hồn Việt trong công cuộc tổ chức giải cứu Dân Nước, là điều kiện tiên quyết mà mọi người chúng ta cần quan tâm lưu ý.

    Đang khi Chánh Thuyết Tiên Rồng là tinh hoa nền tảng của Văn Hóa Việt, được Tổ Tiên trang trọng đúc kết thành Biểu Tượng Tiên Rồng, lưu truyền trong lòng Dân Tộc trải qua bao ngàn đời của Lịch Sử Việt. Bổn phận và trách nhiệm của người Con Cháu Dân Tộc, như chúng ta ngày nay, là tìm hiểu học hỏi để nhận biết ý nghĩa trọng đại của Biểu Tượng Tiên Rồng mà Tổ Tiên muốn nhắn gởi, và chắc chắn đang ẩn chứa bao điều cao siêu hiện thực trong đó.

    Chánh Thuyết Tiên Rồng cũng khác biệt với cái gọi là tứ thư ngũ kinh, cửa Khổng sân Trình, hay chữ nho trong kinh sách của người Trung Quốc (Hoa, Hán, Tàu). Điển hình, Kinh Dịch khai triển theo khái niệm âm dương, hay Tam tài Thiên – Địa – Nhân (Thiên hoàng, Địa hoàng, Nhân hoàng) là những ý niệm trừu tượng và là thành quả của óc suy luận thuần túy vật chất, vô tri vô giác.

    Chánh Thuyết Tiên Rồng của Tổ Tiên lại đặt căn cứ trên Biểu Tượng Tiên Rồng về Con Người – đó là kết tinh của nhận thức hiện thực làm nền tảng cho con người, là mọi người và mỗi Người đều được tạo thành do Mẹ Tiên Cha Rồng phối hiệp. Tất cả cùng được sinh ra một lần, một lúc trong Một Bọc Trăm Con mà chúng ta tự xưng mình là đồng bào – đồng có nghĩa là cùng, bào là cái bọc, tức là anh em ruột thịt trong cả nước – nhà.

    Theo giòng thời gian và đà xác tín quý trọng của toàn dân, chữ Tiên Rồng trở thành biểu hiệu cho Hai Vị Tộc Tổ, khai sinh ra dòng giống dân Việt vào khởi đầu lịch sử nhân loại. Bởi thế mà ngày nay mọi người Việt Nam chúng ta hãnh diện và xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng.

    Chánh Thuyết Tiên Rồng cũng không xuất phát từ chủ nghĩa, chủ thuyết, triết thuyết hay một nền tảng học thuyết của tôn giáo nào, mà được Tổ Tiên nhận diện đúng thực Con Người và Cộng Đồng Xã Hội, qua sinh hoạt và tâm tư bộc lộ cũng như thể hiện nếp sống văn minh văn hóa trong một xã hội anh em, Xã Hội Đồng Bào, xã hội của con người và làm người đích thực.

    Điểm khác biệt trong Lịch Sử Việt là Tổ Tiên truyền khẩu, truyền miệng, truyền cho nhau ghi nhớ Biểu Tượng Tiên Rồng ròng rã hàng bao nhiêu đời con cháu, từ đời này qua đời khác, làm nổi bật đặc tính sinh hoạt sống động hiện thực trong nếp sống của toàn thể Dân Tộc Việt, được gọi là Văn Hóa Việt. – chớ không phải hệ thống văn từ như đã ghi trong Lĩnh Nam Chích Quái của nhà văn Trần Thế Pháp, mới xuất hiện vào đời Nhà Trần và được ghi nhận là tác giả viết theo văn hóa thời cuộc nhằm mang tư tưởng phò thiên triều phương Bắc – Bởi thế theo cách lưu truyền của Tổ Tiên, thì văn từ hay tư tưởng đã thường bị bóp méo, hiểu lệch lạc ý nghĩa tùy theo chế độ hiện hành, hoặc theo thời gian mà sửa đổi nội dung ngôn từ, đang khi biểu tượng thì mang tải ý nghĩa trước sau vẫn thế.

    Chánh Thuyết Tiên Rồng ngày nay được Đảng Tiên Rồng phục hưng và khai sáng nhằm mục đích Giúp Dân Cứu Nước. Chúng ta trao chìa khóa cánh cửa tâm tư cho nhau, để cùng nhau mở rộng cửa kho tàng Văn Hóa Việt, và tìm lại những báu vật là Gia Tài Tổ Tiên để lại cho những ai xưng mình là Con Cháu Tiên Rồng.

    Chánh thuyết chẳng những trung thực, mà còn thích hợp, thích nghi với hiện cảnh sống cho mọi người, mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính hay thời đại văn minh nhân loại, vì chánh thuyết luôn mở rộng cửa đón nhận tất cả những gía trị, tinh hoa tư tưởng trong đời sống nhân sinh, khai triển nếp sống con người, là Đạo Sống Việt trong Xã Hội Đồng Bào, xã hội thân thương bình đẳng, xã hội anh em từ một Bọc Mẹ Trăm Con của truyền thuyết Tiên Rồng.

    Chín truyện tích được lưu truyền trong Toàn Dân Việt từ đời này qua đời khác lại cưu mang những đặc điểm làm nổi bật biểu tượng Tiên Rồng, tức là có hai nhóm đặc tính Tiên Rồng được nhận diện nơi Con Người và Cuộc Sống, kế đến là phần cốt truyện lại nhắc tới thời đại của các Vua Hùng Dựng Nước. Dù rằng trong chín câu truyện ấy ẩn chứa nhiều tình tiết dị biệt ly kỳ, nhưng vẫn được Ông Bà lưu truyền nguyên vẹn tinh ròng cho chúng ta tới thời nay, và bổn phận trách nhiệm của chúng ta là tìm hiểu, khám phá kho tàng Văn Hóa Việt để tìm lại những báu vật gia tài Dân Nước, bởi thế mà có Đảng Tiên Rồng ra đời nhằm Giúp Dân Cứu Nước, tổ chức tương quan lực lượng và đấu tranh chính trị với Cộng Sản.

    Mỗi truyện tích của Chánh Thuyết Tiên Rồng lại được nhắc nhớ bằng những biểu hiệu tôn quý trong các dịp Lễ Tết của Dân Tộc Việt Nam. Tất cả đã kết tinh quan niệm sống của dân tộc, và liên hợp chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống chỉ đạo mạch lạc, sống động và hiện thực, làm nền tảng căn bản cho toàn thể Văn Hóa Việt – tổng hợp và hệ thống hóa này được gọi là Hệ Tiên Rồng, tức là cái nhìn vào thực tế cuộc sống Con Người, đặt căn cứ trên cuộc sống một cách trọn vẹn, và không ra khỏi hay xa lìa cuộc sống con người. Do đó Hệ Tiên Rồng còn được gọi là Sinh Thức Hệ, tức là Chánh Thuyết Tiên Rồng.

    Hệ thống biểu tượng Tiên Rồng này không phải do một người, hay nhóm người phát minh sáng chế ra, mà là cả một nền văn hóa đã và đang sống trong lòng Dân Tộc, dù ý thức có khác biệt ít nhiều, tùy người, nhưng Văn Hóa Việt được phát hiện là một hệ thống toàn bích, đang chỉ đạo cho tòan thể cuộc sống Xã Hội Con Người.

    Việc tìm hiểu, khảo cứu, áp dụng, ứng dụng để sống thích nghi với hiện cảnh là cả một tiến trình dài như bao ngàn năm trường tồn của Tộc Việt – khác biệt với Tộc Hoa – vẫn luôn tiếp diễn, cao siêu và hiện thực, là đặc điểm của Con Cháu Việt. Có thể nói mỗi chữ, mỗi câu, mỗi mệnh đề của Chánh Thuyết Tiên Rồng ngày nay đang biên khảo, thì cũng đang trông chờ cả một thiên khảo cứu về lịch sử văn hóa của Dân Tộc Việt.

    Bởi thế cho nên, đây cũng là phần mà mọi người trong chúng ta cần tìm hiểu, học hỏi, thảo luận và đừng quên sự đóng góp thêm những khám phá mới của bạn, của chính bạn vào kho tàng Văn Hóa Chính Trị cao siêu hiện thực và tuyệt vời của Tổ Tiên.

    Ðiểm đặc biệt Tổ Tiên để lại, là một hệ thống biểu tượng chớ không phải hệ thống ngôn từ hay tư tưởng, vì rằng ngôn từ, tư tưởng thường bị tuyên truyền lệch lạc bóp méo nội dung hay ý nghĩa bởi mưu đồ danh lợi của nhà cầm quyền, chế độ hay thời gian. Nhưng ngược lại, biểu tượng thì trước sau vẫn thế, vẫn còn nguyên vẹn tinh ròng dù cho trải qua ngàn đời con cháu, và cứ tùy thuộc thời đại mà chúng ta dùng ngôn từ thích hợp mà diễn tả biểu tượng, như trong Thời Đại Tín Liệu (Information Age) của nhân loại hôm nay.

    Trong mỗi bài chánh thuyết của dân tộc, là ghi chép lại những điểm chính yếu, cưu mang bài học của Tổ Tiên. Dĩ nhiên, với thời gian cùng với sự phù trợ của Đức Quốc Tổ và Hồn Thiêng Sông Núi, chúng ta sẽ có bản văn hoàn hảo, đúng thực và trọn vẹn, vì do đón nhận sự đóng góp ý kiến của nhiều người, của toàn dân.

    Diễn giải chánh thuyết, là phần có tham vọng đào sâu, tìm hiểu hệ thống biểu tượng tới tận ý nghĩa, và cố gắng đạt đến điểm tột cùng của suy tư có thể có. Do đó phần diễn giải, đôi khi trở thành khó hiểu cho một số người đọc. Tuy nhiên bạn đọc có thể căn cứ vào lịch sử, vào đời sống dân nước mà rút ra những thí dụ cụ thể, những gương sống thực của các vị Minh Quân, Văn Thánh Võ Thần mà cùng giúp cho nhau học hỏi, thông toàn bài học của Tổ Tiên.

    Sau phần diễn giải là phần Tìm hiểu chánh thuyết. Tiên Rồng được gọi là bài học Nền Tảng, vì trong đó chúng ta có nhận diện, có định nghĩa về Con Người và Xã Hội một cách hoàn chỉnh, toàn diện và đúng thực. Phần bài này được coi là đúc kết những nét đặc thù của Văn Hóa Việt, khai thác hết những nét đặc thù đó chúng ta có hệ thống tư tưởng chỉ đạo sống động và hiện thực, gọi là Hệ Tiên Rồng, qua nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp để áp dụng vào cơ cấu tổ chức xã hội con người, như biểu tượng Bọc Mẹ Trăm Con.

    1. Tiên Rồng: Bài học nền tảng bởi Tổ Tiên đề ra nguyên lý sinh hóa của vạn vật, đặc biệt căn cứ trên con người, tức nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp Hoàn Chỉnh. Với bài học Tiên Rồng, chúng ta có được định nghĩa về con người hoàn chỉnh toàn diện, đúng thực: Thân – Trí – Tâm – Tuệ (Thân xác sinh động, Trí năng tinh biến, Tâm tình thông hiệp, Tuệ linh vĩnh cửu) của con người do Mẹ Tiên Cha Rồng song hiệp. Và từ nguyên lý mà chúng ta khai triển thành nguyên tắc áp dụng vào việc tổ chức Đảng Tiên Rồng như Cánh Kinh Thương, Cánh Thanh Niên, Cánh Xã Hội và Cánh Chính Trị của một Hoa Tiên Rồng, tức là có hai đơn vị tương đồng trong một tổ chức gọi là Tiên Rồng song hiệp.

    Đặc biệt, Con Người Tiên Rồng, chúng ta khác biệt với những Con Người của nền văn hóa duy vật, duy lợi, duy tâm, duy linh đang làm tha hóa con người, và con người biến thành sinh vật kinh tế, con thú tiến bộ, động vật lao động trong hãng xưởng, và chi phối bởi cơ quan truyền thông rộn ràng hàng ngày.

    Văn hóa và tổ chức ba góc theo hình Kim Tự Tháp trước mắt, chúng ta nhận ra đó là tổ chức chủ nô, trên là chủ nhân – dưới là nô lệ, trên là đảng trị – dưới là bị trị, cho dù cổ súy Chân – Thiện – Mỹ mà thiếu Tình thì chỉ là con người khiếm khuyết hạnh phúc.

    Đang khi trong Truyền Thuyết Việt, Tổ Tiên lại nhận diện Con Người Tiên Rồng một cách đúng thực, và cộng đồng xã hội là Đồng Bào, là anh em từ Một Bọc Trăm Con của Mẹ Tiên Cha Rồng, tức là biểu trưng cho một xã hội bình đằng tột cùng và thân thương tột cùng. Tiên Rồng đưa ra ý niệm về các đặc tính cá biệt của Tiên, của Rồng, và mẹ Tiên cha Rồng đã phối hiệp toàn nhất tương đồng. Bởi thế Tiên và Rồng là kết tinh toàn vẹn cho mọi tương quan sinh họat của con người, tương quan anh em nhằm thể hiện Con Người Tiên Rồng.

    Biểu tượng Một Bọc Trăm Con của Chánh Thuyết Tiên Rồng đã khẳng định Đặc Tính Xã Hội bẩm sinh và ngay cùng một lúc có trăm con người, cũng do kinh nghiệm của cuộc sống gia đình, với mẹ với cha, với anh chị em qua hình ảnh của tổ chức trăm người trăm việc – mỗi người mỗi việc, chớ không bao đồng công tác hay dẫm chân lên nhau.

    Trong cuộc sống, con người nhận ra mình không thể sống đơn độc, mà ngay từ lúc bắt đầu sự sống, con người cần có mẹ có cha, có sự chăm sóc bảo bọc của tình thân ruột thịt anh chị em. Vì nếu sống đơn độc, con người không thể phát triển toàn vẹn về cuộc sống xứng đáng là người và làm Người. Do kinh nghiệm từ đó con người nhận ra mình vừa là một hiệp thể cá biệt toàn vẹn, mà cũng vừa là một thành phần cộng đồng xã hội anh em, và vừa cùng chung một nguồn sống Mẹ Tiên Cha Rồng.

    Cũng do kinh nghiệm của cuộc sống trong tình thân với cha mẹ anh chị em, con người nhận ra mình cũng có cùng một nguồn gốc, cùng một sức sống, và cùng chia sẻ cuộc sống với nhau, trong nhau và cho nhau. Con người rút tỉa kinh nghiệm cuộc sống từ bản thân, quây quần trong gia đình, tuy thế cuộc sống cũng không đóng khung trong tập thể hạn hẹp, mà đã mở rộng với nhiều con người khác nữa. Vì vậy hai truyền thuyết Chử Đồng và Trầu Cau đã ghi nhận kinh nghiệm do cuộc sống đông người, tức xã hội anh em, Xã Hội Đồng Bào.

    2. Trầu Cau: Bài học Trầu Cau chia sẻ trực tiếp với bài học Tiên Rồng, là rút tỉa hình ảnh từ Bọc Mẹ Trăm Con ra “hai anh em sinh đôi, giống nhau như đúc, thương nhau rất mực và chưa hề lìa nhau” để ứng dụng vào đời sống con người, bằng Nếp Sống Tiên: Thân Thương Tột Cùng của Con Người. Bài học Trầu Cau đã đặt nền tảng tương quan giữa người với người. Nghĩa là “thương nhau trọn tình, sẵn sàng chết vì thương, mà dẫu có chết cũng vẫn còn thương.” Tương quan anh em và tương quan vợ chồng trong một tổ chức.

    Vì là nền tảng tương quan giữa người và người, nên cũng là nền tảng cho Xã Hội Con Người, được tổ chức từ gia đình, gia tộc cho tới cấp dân tộc hay cấp nhân loại theo nguyên lý Thân Thương Tột Cùng. Từ lời linh huấn của Tổ Tiên quá thâm thúy diệu vời đó, cho nên chúng ta đã nhìn nhận xã hội Việt trong đó có bao tấm gương sáng ngời: nào là lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, thiếu phụ Nam Xương, Anh phải sống, nuôi chồng trong tù cải tạo của cộng sản, và thành tín với vợ, chung thủy đợi chờ ngày đoàn tụ, dù tới chết cho gia đình hay chết cho quê hương thì cũng vẫn còn thương: “Tình nhà tình nước chết chưa hết tình!”

    Cũng do kinh nghiệm cuộc sống thân thương của gia đình, con người nhận ra tình cảm giữa người với người, được xuất phát từ việc chúng ta nhìn nhận nhau là Anh Em, Giống nhau như đúc, và từ tâm thức ấy mà Quyết chẳng lìa nhau. Tình yêu thương ruột thịt đó lại nhận thêm nhiều kinh nghiệm khi gia đình có thêm những người xa lạ, như người Anh trong truyền thuyết Trầu Cau cưới vợ, và cùng sống chung với người Em dưới một mái ấm gia đình.

    Với cuộc sống đầy biến chuyển và trắc trở hiện nay, con người nhận ra rằng, tình thân thương chỉ tồn tại khi ta sẵn sàng đánh đổi cả cuộc sống mình cho những người mình mến thương, Sẵn sàng chết cho nhau, chết vì người thương. Và rồi dù yêu thương nhau khắng khít, dù vượt thắng mọi trở ngại để bảo vệ tình thân thương, con người cũng trải qua kinh nghiệm qua sự chết, qua việc người thân vĩnh viễn chia lìa bởi đi tìm nhau mà chết, hóa thành trầu thành cau hoặc thành đá vôi.

    Nhưng cũng do chính kinh nghiệm thăng hoa thành đá, trầu hay cau đó, do lòng thương nhớ không nguôi, con người lại cảm nhận là sự chết chẳng những không chấm dứt hoặc ngăn cản, mà trái lại, còn giúp chúng ta thể hiện trọn vẹn tình Thân Thương Tột Cùng, Mãi mãi có nhau, và khi đó không còn bất cứ gì có thể ngăn cản chúng ta kết hợp với nhau trong yêu thương, trong bảo bọc, trong tình nghĩa đồng bào.

    3. Chử Ðồng: Nếu như bài học Trầu Cau trong Chánh Thuyết Tiên Rồng, rút tỉa từ “Bọc Mẹ Trăm Con” ra hai anh em, hai con người để áp dụng nguyên lý “Thân Thương Tột Cùng” của Nếp Sống Tiên, thì để dạy bài học “Bình Ðẳng Tột Cùng” và làm sáng tỏ Nếp Sống Rồng, Tổ Tiên lấy lại hình ảnh Tiên Rồng trong cặp Tiên Dung – Chử Đồng. Công Chúa Tiên Dung là người đẹp, giầu, sang được mọi người yêu thương kính trọng, quyền thế cao cả tột cùng trong xã hội – Chúng ta thường nói sướng như tiên, theo chữ nho, chữ nhân ghép với chữ sơn thành chữ tiên, tiên là người ở núi, núi của, vật chất.

    Cô Gái Việt tuổi trăng tròn thì chỉ có người thương mến qua dung nhan xinh đẹp, tính tình hiền hòa, ăn nói mặn mà có duyên. Bởi Vua Cha còn có người không ưa, nhưng Công Chúa thì lại được cả triều thần quý trọng, khiến bao trai thanh gái lịch thầm mơ kết bạn với nàng!

    Giờ đây Công Chúa Tiên Dung qủa là tiên giáng trần, viếng thánh địa nơi chàng rồng Chử Ðồng đói khổ, lang thang bên bờ sông bãi sú kiếm ăn. Chàng nghèo đến nỗi có cái khố (cái quần đùi), mà vì hiếu thảo với cha nên Chử Đồng cởi ra để liệm cho cha chàng lúc người lìa trần. Rồi sau đó chàng phải đành sống với cảnh tồng ngồng (không mặc quần) không khố! Nghèo tới cỡ đó là cùng! – Chử Đồng quả thực đang biểu hiện cho phần tinh thần, linh thiêng. Tiên Dung là biểu hiệu của phần của cải, vật chất… và khi Tiên Rồng song hiệp! Hai thành phần linh thiêng và vật chất trong con người đều được thăng hoa!

    Tổ Tiên muốn dạy chúng ta điều gì vậy? Vâng, muốn sống với nhau, trước tiên chúng ta phải Thấy Nhau bằng con người thật, con người tinh tuyền, con người không bị lụa là gấm vóc vàng bạc, vật chất tài của che phủ… Quan niệm này đã khác biệt với những con người của xã hội đương đại vì họ lấy vật chất mà đo lường giá trị con người, chớ họ không nhìn nhận, không thấy nhau bằng con người thật như lời Tổ dạy.

    Mặt khác, chàng là rồng thì ẩn mình trong lòng đất (thủy phủ) để chờ đợi cho tới khi công chúa Tiên Dung vây màn tắm gội... Nàng từ trời xuống, chàng từ đáy sông lên... Nàng giầu sang tuyệt thế, chàng tệ hơn khố rách áo ôm! Xin hỏi, có ai hơn công chúa và ai thua chàng không khố… thế mà nên duyên, mà song hiệp, mà hoàn chỉnh… thì thử hỏi, xã hội này còn kẽ hở nào để mà phân cách, mà phân ngôi định cấp, phân chia giai cấp hay đấu tranh giai cấp?

    Chính nhờ sự Song Hiệp Tiên Rồng đó, con người mới được hạnh phúc. Tiên Dung Chử Ðồng đã giúp dân. Họ có cả một chương trình phát triển xã hội: giáo hóa dân chúng (dạy dân phép tiên), phát triển kinh tế (lập phố xá), ngoại thương (ra biển đi buôn), phát triển giao dịch, lưu thông (gậy thần rút đất)… và rồi khi họ Về Trời, dân chúng cũng được về theo, nghĩa là tất cả cũng được thành tiên… đẹp như tiên, sướng như tiên, hạnh phúc cực lạc!

    Nhìn lại cuộc sống càng kéo dài và càng có đông người, thì con người càng thêm kinh nghiệm về những khác biệt trong tài năng, trong sức lực, cũng như trong may rủi, bất toàn của cuộc đời… như kinh nghiệm của Tiên Dung và của Chử Đồng. Do đó, do kinh nghiệm đối xử với nhau, và do tâm tình muốn bảo đảm cuộc sống tốt đẹp cho hết mọi người, con người nhận ra rằng mỗi người phải Nhận thực chính mình.

    Khi đã biết rõ thân phận Con Người của mình, mỗi người lại phải nhìn nhận và sống với những con người khác như những con người tinh vẹn, không để bất cứ ngọai vật nào làm sai lạc hình ảnh đích thực của con người. Chỉ thấy con người. Cũng do kinh nghiệm san sẻ trong tình thân, con người nhận ra cách xử dụng thích đáng tài năng và của cải. Tài và của chỉ là những phương tiện để gíup nhau cùng phát triển, Tài của giúp người, để tất cả Mọi người cùng hưởng hạnh phúc và thăng tiến, không trừ ai. Những kinh nghiệm sống đó, Tổ Tiên đã gói ghém tuyệt vời trong truyền thuyết Chử Đồng.

    Nhắc tới đây, chắc chắn có nhiều bạn đọc hiểu nhiều về chi tiết Văn Hóa Việt hơn cả người viết… còn bao điều muốn nói nữa, nhưng mà làm sao mà nói hết được. Vì mỗi con cháu Việt – Con cháu của Tổ Tiên dòng giống Tiên Rồng siêu việt như các bạn đọc – với tâm hồn Việt, với máu huyết Việt luân lưu trong chính con người của bạn, đó là cả một kho tàng Văn Hóa Việt tiềm ẩn trong bạn, xin bạn hãy tự khai thác Gia Tài Tổ Tiên trong bạn?

    Sau ba truyền tích làm Nền Tảng cho con người và cuộc sống con người trong xã hội, Tổ Tiên dạy chúng ta về một cơ cấu quan trọng nhất, đã chi phối mạnh mẽ tới đời sống con người, đó là Nước, là quốc gia, là chính quyền hay cơ quan công quyền.

    4. Tiết Liêu: Nếu như bài học Chử Ðồng đề ra nguyên tắc Phát Triển Xã Hội, thì bài học Tiết Liêu dạy việc Thịnh Nước An Dân. Vua Cha muốn truyền ngôi dạy chúng ta dâng lễ vật thờ cúng tổ tiên, trong khi nhiều nền văn hóa khác lại dạy phải kiếm nhiều thủ cấp của dân láng giềng, hay mang quân xâm chiếm những quốc gia khác làm thuộc địa. Và Tiết Liêu vì hiếu, thà lo cho mẹ hơn là làm vua, nên chàng ở nhà phụng dưỡng cha mẹ và Cầu Tổ… Đang khi những hoàng tử khác thì bôn ba cầu ngoại viện và mang tinh thần vọng ngoại bởi thiếu quan niệm sống Phúc Đức.

    Tiết Liêu Cầu Tổ và được Tổ chỉ dạy cách làm bánh dày bánh chưng mang trọn ý nghĩa và mục đích của người làm chính trị lãnh đạo toàn dân, rồi chàng được làm vua! Ðó không phải là nền tảng chính trị An Dân Thịnh Nước sao?

    Tiết Liêu có tinh thần dân tộc (thờ cúng Tổ Tiên), hiếu thảo (gia đình là gốc của nước, như trong Trầu Cau), không màng giầu sang, nhưng biết lo cho dân (lấy gạo làm căn bản sống của dân), có sáng kiến, phát triển kinh tế (gạo nấu cơm để lâu dễ bị thiu, nhưng làm thành bánh dày bánh chưng thì để được cả tháng trời)… lại đủ đạo Trời đạo Ðất (tròn, vuông)… Con người như thế không đáng thịnh nước an dân?

    Theo Lời Tổ mà chàng làm bánh, tức là đem hết tâm thành và tài sức thực hiện theo truyền thống siêu việt của dân tộc, thì chẳng những Tiết Liêu làm ổn định đời sống người dân, mà còn biết xử dụng quyền lực để bảo đảm và giảm bớt những ngăn cách trong cuộc sống chung. Chàng rồng này dùng luật lệ giúp mọi người thực sự san sẻ tài năng và của cải của dân nước nhằm thoát nạn cuộc sống quá cách biệt giầu nghèo, tham nhũng bóc lột, áp bức bất công như trong xã hội Cộng Sản hiện hành!

    Dấu chỉ của độc tài thống trị là việc gây hận thù và đấu tranh giai cấp, nhằm mục đích là chia để trị, làm phân tán nhân dân, làm cho người dân trở thành dân oan và cò đất, làm người dân trở thành bơ vơ cô độc trước quyền lực cai trị của đảng Cộng Sản để thâu tóm đặc quyền đặc lợi. Chớ không phải là việc làm thịnh nước an dân như Tổ Tiên truyền dạy bài học chính trị Tiết Liêu này.

    Tuy rằng dùng quyền lực cũng có thể gây phiền toái cho một số kẻ thích ăn trên ngồi trốc, nhưng quyền lực luôn luôn cần thiết để bảo đảm cuộc sống chung tốt đẹp, và nhờ toàn dân cùng kiến tạo cuộc sống chung, cộng đồng đồng tiến, hòa hợp đoàn kết để xây dựng một Xã Hội Đồng Bào. Cho nên toàn dân trở thành một khối đồng nhất theo nguyên tắc đồng thuận với chính quyền nhằm kiến tạo cuộc sống đầy hương vị, đầy chất dinh dưỡng và tồn tại lâu đời.

    Tiết Liêu được Tộc Tổ chỉ dạy, chính là người làm việc nước phải để Hồn Nước hướng dẫn, tức là phải học hỏi, phải thấm nhuần tinh thần và truyền thống dân tộc, thấm nhuần Chánh Thuyết Tiên Rồng. Và do đó, làm việc nước cũng có nghĩa là làm cho người dân thể hiện Hồn Nước vào cuộc sống hằng ngày.

    Như thế cái tài của người làm việc nước là: Tài biết tin tưởng vào dân nước, tài giúp dân sống thực truyền thống dân tộc, tài thấu hiểu nhu cầu thực tế của dân, và tài cải tiến cuộc sống người dân. Trong những tài này, tài cải tiến cuộc sống người dân là công tác thực tiễn và đa đoan.

    Người làm Việc Nước như Tiết Liêu, chẳng những phải nấu xôi chín, tức là phải làm cho cuộc sống người dân đầy đủ đúng mức, mà còn phải cố gắng quết giã cho tất cả trộn lẫn vào nhau, tức là phải dùng quyền lực làm cho mọi người cùng nhau chia sẻ cùng một cảnh sống. Và có như thế xôi mới quánh lại một khối thơm ngon. Tổ Tiên chỉ dạy công tác chính trị minh bạch rõ ràng, quang minh chính đại!

    5. An Tiêm: Chuyện qủa dưa đỏ cũng hình thành bài học tương tự! Thà bị Vua Cha đày oan còn hơn phải trốn theo tầu buôn mà về đất liền làm giặc… Nhưng khi có qủa dưa đỏ, dưa hấu, một loại của ngon vật lạ nơi hải đảo đã gởi về dâng vua, biếu nước! Và từ đó dân ta, đặc biệt nơi miền khô cháy nóng bỏng, được thêm món ăn tươi mát thơm ngon… Chàng chẳng đáng mặt trị nước an dân?

    Dưới khía cạnh kinh tế, chúng ta có thể nói, bài học Tiết Liêu phát triển trên đất, nội địa… thì bài học An Tiêm phát triển vùng biển, ngoại thương… và đừng quên bài học Chử Ðồng!

    Việc phát triển Nước của Chử Đồng thì người chủ động là nàng Tiên – Tiên Dung. Nhưng trong việc phát triển Làng, tuy cũng là Tiên Rồng nhưng phần chủ động và đặc trách công tác lại khác biệt nhau. Nàng “Tiên” Tiên Dung chủ động trong việc Phát Triển Nước, có nghĩa là trong việc nước yếu tố Trường Cửu, truyền thống dân tộc và lòng dân với nước là chính yếu, là động lực, là vận động toàn dân xây dựng và kiến thiết quốc gia.

    Nhưng việc Làng, trong đời sống người dân tuy phải có phần sức sống tinh thần chung của dân tộc, nhưng chàng Rồng – An Tiêm là chủ động, có nghĩa là nhấn mạnh tới cuộc sống thực tế, tới tài năng và của cải trước mắt. Trong việc làng của Rồng thì nhấn mạnh tới yếu tố Biến Hóa.

    Truyền thuyết An Tiêm còn nhấn mạnh An Tiêm là con nuôi của vua, và bị đày ra đảo hoang. Trước hết An Tiêm được Tổ Tiên giới thiệu quan niệm đặc biệt về vị trí của người dân. Bị đày ra đảo hoang sống xa cách mọi người, và An Tiêm phải tự lực cánh sinh, phải tự túc tự cường trong mọi việc, từ sinh sống hằng ngày cho tới việc thích nghi và mọi quyết định lớn bé to nhỏ. Tất cả phài do chính chàng rồng An Tiêm định liệu, cũng như phải gánh nhận trách nhiệm và hậu quả.

    Tổ Tiên đã giới thiệu nếp sống đặc biệt của Làng Thôn Việt Nam. Khác biệt với tổ chức chính trị của các văn hóa khác, quyền hạn vua quan Việt chẳng những không can thiệp vào đời sống từng người, mà cũng không xâm phạm vào nếp sinh hoạt của làng thôn.

    Đối với triều đình, mỗi làng được xem là một đảo ngoài biển khơi và trong làng thì người dân phải tự quyết tự lập cho chính mình. Đây chính là chế độ tự do dân chủ thực sự của làng xã Việt, bởi “Phép vua thua lệ làng!”

    Tất cả đều là kinh nghiệm sống và tất cả đều phát xuất từ tình thân ruột thịt gia đình, từ mẹ, từ cha, từ anh chị em đối xử với nhau. Và cũng vì vậy, mọi cuộc sống mang vết tích con người, mọi cuộc sống xứng đáng con người, mọi cuộc sống tràn đầy ý nghĩa, mọi cuộc sống tòan vẹn đều là những cuộc bộc lộ và thể hiện tình thân giữa người và người. Bởi thế, Văn Hóa Việt bao gồm mọi con người trong tình thân của Gia Đình. Đối với nếp sống Việt, Làng, Nước và cả Nhân Loại, cũng chỉ là một gia đình! Vua với dân cũng đối xử với nhau trong tình đồng bào, tình gia đình, tình anh em từ Một Bọc Trăm Con mà ra.

    Mặt khác, nếu chỉ để thu tích của cải lợi lộc vật chất, dù dưới bất cứ hình thức nào như chủ trương của xâm lăng, đế quốc, phong kiến, thực dân, tư bản hay cộng sản thì chẳng những không giúp ích gì cho con người, mà còn làm cho chúng ta thêm khốn khổ, biến chúng ta thành nô lệ, thú tiến bộ, sinh vật tiêu thụ hay động vật lao động. Do đó, phải thực hiện trọn vẹn Tiên Rồng thì mới thực sự mang lại ơn ích cho con người.

    Làng Nước Việt Nam là một cơ cấu sinh hoạt tự do tự lập. Với nếp sống thân thương và bình đẳng, làng thôn tự thành nơi bảo toàn lực lượng dân quân, bảo vệ và nung đúc tinh thần yêu nước của mọi người, và cũng là nơi bảo tồn đời sống tự do dân chủ thuần túy, ngay trong thời bình cũng như thời loạn.

    - Làng Xã Tự Chủ. Đặc tính nền tảng của Định Chế Làng Nước là người dân tự ý tới ở và quy tụ thành làng. Tuy cách khởi lập có khác nhau, nhưng điều kiện tiên quyết trong việc Dựng Làng là nhắm tới lợi ích và sự tự quyết của những người quy tụ, chớ không ai dùng quyền hành mà bắt buộc ai.

    Làng được thành lập không chỉ vì lợi ích vật chất, biến nơi khô cằn hoang vu thành miền phì nhiêu trù phú, mà còn vì lợi ích tinh thần. Làng giúp cho người dân thoát nạn sống cảnh bơ vơ thiếu nơi nương tựa, trái lại đã giúp cho mọi người có được cuộc sống ấm no xum vầy trong một Xã Hội Đồng Bào.

    Nếu chỉ để thu tích của cải hay lợi lộc, dầu dưới bất cứ hình thức nào, như chủ trương của xâm lăng, của đế quốc, của phong kiến, của tư bản hay cộng sản… thì chẳng những đã không giúp ích gì cho Dân Tộc, mà còn làm cho Dân Tộc thêm khốn khổ, biến Dân Tộc thành nô lệ hay thành thú vật, máy móc.

    Tụ họp thành làng, mọi người chia sẻ cảnh sống vui buồn sướng khổ có nhau, giúp nhau vượt thắng những khó khăn, cùng nhau gánh vác trách nhiệm, cùng nhau xây đắp cho đời, cho làng cho nước ngày thêm giầu đẹp. Và cũng không một thường dân nào bị bó buộc phải cư trú tại một nơi nhất định; dân chúng có thể tùy thích tới ở hay tự ý bỏ đi, miễn là tự quyết và chấp nhận Lệ Làng là nơi mình muốn gia nhập cư ngụ.

    Khác với tổ chức chính trị của nhiều quốc gia, quyền hạn vua quan Việt chẳng những không can thiệp vào đời sống từng người dân, mà cũng không xâm phạm vào nếp sống sinh hoạt của các làng thôn. Đối với triều đình, mỗi làng Việt là một quốc gia thu hẹp có chủ quyền và độc lập; việc làng thì dân chúng tự lập và tự quyết.

    Làng tự lập đến nỗi chẳng những có một ban quản trị riêng, do chính dân bầu ra, mà còn có cả những điều lệ riêng cho hệ thống hành chính của làng. Làng có một ngôi đình để thờ vị Thành Hoàng riêng, với những nghi thức do truyền thống riêng. Làng có cả tổ chức trị an riêng, với những tiêu chuẩn thưởng phạt do làng quy định. Dĩ nhiên làng cũng có tài sản riêng, và toàn quyền xử dụng ngân sách tài chánh theo nhu cầu.

    Trong phạm vi làng, cả quyền phép của vua quan cũng kiêng nể những điều lệ riêng này. Phép vua thua lệ làng… Bởi thế không còn có chế độ nào trực tiếp do dân, của dân, vì dân… hơn thể chế dân chủ làng nước Việt.

    Đang khi Cộng Sản đã coi thường và xóa bỏ Định Chế Làng Nước, xem toàn dân làm nô lệ, tự do bị tước đoạt, nhân quyền bị chà đạp, truyền thống tự do dân chủ bị thủ tiêu. Người dân hôm nay chỉ còn có quyền đi bầu cử, theo hình thức bịp bợm lòe lọet qua cái gọi là Hiến Pháp Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

    Tất cả mọi quyền hành, kể cả tuyển chọn người đại diện cho dân, đều nằm trong tay những nhóm đặc quyền hay lợi ích. Và nhóm người đặc quyền đặc lợi này tự đặt ra luật pháp, sửa đổi luật pháp, và áp dụng luật pháp để giúp cho đảng Cộng Sản hưởng lợi. Xin hỏi Dân Tộc Việt Nam thực sự được gì? Quốc Gia Việt Nam thực sự là gì? Tất cả, phải chăng đã là vết hằn của một chế độ Cộng Sản khiếm khuyết, lỗi thời và cần phải được thiêu hủy để đưa mọi người trở về sống với cội nguồn Dân Tộc.

    - Định Chế Làng Nước. Khi góp phần vào việc nước, làng là đơn vị đại diện người dân. Trong truyền thống chính trị Việt, người dân không trực tiếp với vua quan mà qua làng. Trong tất cả mọi việc, từ tiếp xúc, lệnh truyền, tới sưu thuế, lính tráng… của nước chỉ cần căn cứ vào làng, liên lạc với làng, và theo khả năng của toàn làng mà định phần đóng góp.

    Do đó, làng là đơn vị nền tảng của cơ cấu chính trị, của chính quyền, của nước. Đang khi gia đình là đơn vị nền tảng của xã hội, của cộng đoàn, của dân tộc.

    Khác biệt với nhiều thể chế chính trị như hiện nay, người dân không phải đơn độc đương đầu trực diện với cơ quan quyền lực, mà còn được bà con thân thuộc của làng nước xóm giềng chia sẻ, trợ giúp, bù đắp, bảo bọc… Miễn là sao mà làng chu toàn được công tác chung, việc nước.

    Đối với người dân, làng trở thành một bước tường che, một mái ấm, một bảo đảm vừa vật chất lại vừa tinh thần, vừa thực tế lại vừa pháp lý.

    Nhìn chung, làng thôn Việt Nam không phải là nếp sống ngẫu nhiên, mà đã được Tổ Tiên tạo thành một thể chế chính trị rất độc đáo, nhân bản và tuyệt vời, gọi là Định Chế Làng Nước.

    Tổ Tiên cũng phân biệt rõ ràng hai loại công tác chính trị: Việc Làng và Việc Nước. Việc làng việc nước là hai việc khác biệt, khác biệt từ phần chủ động tới mức độ dấn thân, khả năng tài trí và các vấn đề nhu yếu khác. Bởi thế chúng ta có hai loại công tác làng và công tác nước.

    Người dân ai cũng có thể làm việc làng, và ai cũng có quyền can dự vào việc tổ chức, điều hành, bầu cử, hay quyết định của làng. Nhưng để đủ tầm vóc để làm việc nước thì người đó phải học hành ở trường sở, phải thông thạo những khoa chính trị “Thịnh Nước An Dân,” và phải thi cử (thi hương, thi hội, thi đình…) để xác định khả năng tài trí.

    Vẫn biết bất cứ nơi nào, bất cứ thời nào cũng có những kẻ sẵn có ưu thế và muốn củng cố thêm quyền lực hay địa vị. Nhưng Văn Hóa Việt và Đại Chúng Việt luôn quyết tâm sống thực, bảo vệ và kiện toàn định chế tuyệt hảo này qua mấy ngàn năm lịch sử.

    Thể chế làng nước, phép vua thua lệ làng, đã giúp người dân nước ta được hưởng nếp sống tự chủ, đang khi vẫn tích cực đóng góp đầy đủ và hòa điệu với đời sống Quốc Gia. Thể chế làng nước là đặc điểm căn cội, làm cho nền Quân Chủ Việt đã khác biệt với những nền quân chủ của nhiều quốc gia trên thế giới.

    Trong Văn Hóa Việt, với chủ trương chính đáng về bổn phận của vua quan (người lãnh đạo) và với thể chế làng nước, việc chung được quan niệm và thực sự là việc giúp ích cho mọi người.

    Khi vua quan đem hết tâm hồn và tài trí chăm lo cho tòan dân hạnh phúc, và khi người dân được thực sự sống trong tự do dân chủ đúng nghĩa, thì đóng góp vào việc chung là một đồng tâm hiệp lực, một tương trợ cần thiết để bảo đảm cho hạnh phúc chung của nhau. Đi làm việc chung chính là ta đem tài trí giúp ích cho đời.

    Tuy nhiên, nhiều khi việc chung cũng vượt quá nếp sống thường ngày và ít mang lại kết quả lợi lộc trước mắt. Vào thời loạn, gánh vác việc chung còn kèm theo cả nguy hiểm tánh mạng, do đó việc chung thường đòi hỏi tầm nhìn xa trông rộng, và cũng thường làm cho nhiều người ái ngại.

    Định chế làng nước là một đặc điểm chẳng những đã giúp cho Dân Tộc Việt Nam thoát nạn quân chủ chuyên chế ở thời quá khứ, mà còn là phương thức tổ chức giúp cho chúng ta thoát nạn “đấu thầu dân chủ” trong thời hiện tại.

    Từ xưa, các nền văn hóa phương Tây đã luôn bắt từng con người đơn độc phải gánh chịu mọi tai ương do giới cầm quyền và thế lực áp đặt, từ những thuế khóa, sưu dịch, quân vụ… đều ảnh hưởng trực tiếp tới từng người. Việc chung, việc làng việc nước được coi như công tác phục vụ cho giai cấp cầm quyền thống trị.

    Các chế độ hiện nay chẳng những biến đổi tổ hợp của người dân thành phương tiện phục vụ giới đặc quyền, mà còn tìm mọi cách để phá hủy tổ ấm gia đình và cơ chế bảo bọc người dân trong một xã hội.
    Khi con người trở thành cô độc lạc lõn
    g, thì những thế lực tiền bạc, quyền chức, luật lệ, chuyên môn, nghiệp đoàn, đảng phái… sẽ mặc tình thao túng. Và người dân trở nên đơn độc, nhỏ bé, bất lực trước một bộ máy quyền thế ngày thêm to lớn, với sự đàn áp bóc lột một cách tinh xảo, vơ vét toàn bộ tài sản quốc dân một cách bất nhân phi nghĩa.

    - Hệ thống làng nước. Sống đúng nguyên tắc Giữ Nước Là Việc Của Toàn Dân, Tổ Tiên lập ra một hệ thống phòng thủ an toàn trong dân. Làng thôn là của dân và trở thành mạng lưới thành lũy an ninh quốc phòng trải rộng khắp nước.

    Nhìn lại lịch sử chúng ta thấy rằng vua quan Việt cũng xây thành, nhưng thành thị không phải là nơi tập trung sức nước. Thủ đô và thủ phủ đã chỉ là những cái làng lớn với số cơ sở thích ứng, cần thiết cho nhu cầu hành chánh, nghi lễ ngoại giao… Khi nguy cấp, vua quan ta sẽ sẵn sàng bỏ thủ đô mà chạy về chiến đấu trong địa bàn ở các làng mà chống giặc cứu nước, và không ảnh hưởng tới dữ kiện mất nước. Do đó, Thể Chế Làng Nước, làng là trung tâm sinh hoạt tự lập tự chủ của mọi người dân, mà cũng là sức mạnh của toàn thể dân tộc.

    Trước cuộc xâm lăng thuộc các lãnh vực, trước mưu đồ làm tổn hại cuộc sống hạnh phúc của người dân, hệ thống làng thôn Việt luôn là cơ cấu chính yếu giúp dân tộc bảo toàn lực lượng, phục hồi sức mạnh, và vùng lên phá giặc. Giặc không những chỉ quân xâm lăng cướp nước hay kẻ nổi loạn phá rối, mà còn là những ai, những gì, ở bất cứ phương diện hay mức độ nào làm thiệt hại cuộc sống hạnh phúc của con người, phá hoại nếp sống thanh bình của toàn dân.

    Dưới khía cạnh quân sự làng là nơi huấn luyện mọi người, toàn dân trở thành nghĩa sĩ, chống giặc. Chẳng những có hệ thống canh gác nghiêm nhặt, luôn bảo đảm có lớp người túc trực, mà còn có những lò võ thuật đào tạo ra nhiều bậc anh hùng đánh giặc, nhiều cấp lãnh đạo chỉ huy tài ba. Làng cũng là nơi phát xuất sức mạnh dân tộc về mọi phương diện. Vì vậy trong công cuộc giữ nước, mở nước, cứu nước thì làng đóng vai trò then chốt và quyết định sự thành công của cả dân tộc.

    6. Vọng Phu: Chồng ra đi giúp nước, nàng ở nhà ôm con chờ chàng đến hóa đá! Nghe sao thật đơn sơ! Nhưng biết đến bao giờ chúng ta mới sống trọn bài học “bổn phận làm dân,” và bài học “người nào việc nấy” của Chánh Thuyết Tiên Rồng! Vẫn biết mọi người bình đẳng. Nhưng Trời sinh ra mỗi người mỗi khác, và mọi người cũng phải tùy vào tài sức của riêng mình mà góp phần vào việc chung việc nước!

    Chàng là rồng thì chàng phải làm mây, làm mưa với đời. Còn phận thiếp là tiên, lý đâu lại đòi làm sấm, làm sét? Biết thế, thiếp đã lo ôm con gánh vác giang sơn nhà chồng… để giúp chàng an tâm mà đem tài năng ra giúp dân cứu nước! Và rồi biết bao hình ảnh, như mẹ gìa cuốc đất trồng khoai, nuôi con đánh giặc… vợ hiền ôm con, gồng gánh thăm nuôi chồng đang bị tù cải tạo... và Tổ Tiên đã thưởng công cho nàng, bằng cách cho nàng hóa đá!

    Việc hai mẹ con vươn lên thành núi cao chính là hình ảnh tuyệt vời của địa vị Gia Đình trong cuộc sống Xã Hội Đồng Bào. Núi cao nhắc nhớ Mẹ Tiên đem 50 con lên núi, Mẹ Tiên ở núi, chính mẹ đã vươn lên thành núi non để góp phần làm cho đất nước rộng lớn thêm.

    Cha ra đi lên đường chiến đấu bảo vệ non sông đất nước và lo tròn việc Nước, thì Mẹ ở nhà cũng hóa thành Non cao và nhờ có Mẹ Cha mà chúng ta có Non Nước, có giang sơn gấm vóc, có quốc gia dân tộc. Bởi vì đất nước được thành hình và phát triển là do những cặp vợ chồng cùng nhau sống trọn Tình Nhà Tình Nước của bài học Vọng Phu mà Tổ Tiên truyền dạy.

    Để sống xứng đáng với đời sống con người trong gia đình, điều kiện tiên quyết và tối thiểu là quyền có của cải riêng, và được tự ý xử dụng của cải đó. Cho dù là cặp vợ chồng, nhưng khi một người có trọn quyền nắm giữ tài sản trong gia đình thì người đó trở thành chủ nhân, và người kia xuống làm nô lệ vì phải lệ thuộc vào kẻ giữ tiền. Do đó, thuận vợ thuận chồng tát Biển Đông mới cạn!

    Thứ đến, phẩm giá con người được đặt nền tảng của quyền tế tự, tức là quyền tự mình đối diện với thần linh, với thế giới siêu phàm. Với quyền tế tự, Con Người chẳng những được công nhận quyền tự lập tự chủ, mà còn là quyền vượt thoát mọi ràng buộc do con người định đặt.

    Ở các nền văn hóa khác, quyền tế tự là đặc quyền của nam giới, và ngày nay phụ nữ Âu Mỹ cũng còn đang tran
    h đấu và đòi hỏi được hưởng quyền này, còn những quốc gia khác thì nữ giới chưa dám nghĩ tới. Nhưng trong suốt mấy ngàn năm phong tục và luật pháp, Phụ Nữ Việt đã có quyền tế tự ngang hàng với chồng mình.

    Văn Hóa Việt đã luôn sống thực bài học Vọng Phu. Gia đình luôn chiếm địa vị cao nhất trong Xã Hội Việt. Và nhờ kết hiệp thành một gia đình kiên vững, cả người nam lẫn người nữ mới có thể sống trọn vẹn cuộc sống của chính mình.

    Nhờ gia đình, nam nữ chẳng những không xung khắc nhau, mà lại còn bổ túc cho nhau chu toàn mọi chức năng của Con Người. Công tác khác nhau, nhưng tương trợ, hỗ trợ, hòa hiệp.

    Cũng vì tầm quan trọng và thiết thực nhất của Bài Học Gia Đình, cho nên bất cứ hình tích nhắc nhớ nào cũng được Tổ Tiên đặt tên là Hòn Vọng Phu. Nhằm diễn tả tôn vinh vai trò của cả hai vợ chồng và không có hình ảnh nào ý nghĩa cao quý hơn Hòn Vọng Phu. Không hình ảnh nào súc tích cảm động hơn để nhắc nhở Tình Nghĩa Vợ Chồng bằng Hòn Vọng Phu.

    Và chỉ có Gia Đình – chớ không phải từng cá nhân – là nền tảng của Cuộc Sống Con Người, và của Tổ Chức Xã Hội Loài Người.

    Với truyền tích Vọng Phu, nàng ở nhà nuôi con trông chồng từng ngày. Chiều chiều khi ánh dương sắp tàn, khi màn đêm sắp buông rủ, khi việc nhà tạm yên nàng bế con ra trước ngõ, ngóng mong được thấy bóng chồng thấp thoáng cuối nẻo đường mây! Xin hỏi, có hình ảnh nào đẹp và cảm động hơn cảnh người vợ hiền bồng con đứng ngóng chồng trong lúc hoàng hôn?

    Có hình ảnh nào bộc lộ hơn về niềm thương nỗi nhớ hay tình lưu luyến chung thủy của nàng?

    Bồng con, qua đứa con, nàng như đang ôm ấp trọn vẹn cả một mối tình dạt dào nhất của hai vợ chồng. Rồi dưới ánh chiều tà, bóng nàng đang kéo dài trên mặt đất lại càng tô đậm niềm thương nỗi nhớ không nguôi, cô đơn lạnh lẽo hiu quạnh của nàng trong lúc đêm về.

    Khiến chúng tôi nhớ lại hình ảnh của những người vợ lính chung tình, bồng con nuôi chồng trong tù cải tạo. . . dù cho xác thân có phải “hóa đá” như Hòn Vọng Phu – Thương mãi ngàn năm! Và hơn tất cả, xin cho những người chinh phu chúng tôi được nói lên lời cám ơn đến các chị đã khổ công tảo tần và lặn lội nuôi chồng trong lao tù của Cộng Sản. Và trước mắt chúng tôi, những hình ảnh của cô gái Việt đang tô đậm trách nhiệm, niềm tự hào và thiên chức làm vợ, làm mẹ.

    Trong đời sống con người, cô gái Việt đã khác hẳn với những cô gái duy vật duy lợi trong xã hội cộng sản thời nay, mà ngược lại nàng đã luôn luôn khuyến khích chồng lo trọn bổn phận và trách nhiệm chiến đấu, bảo vệ quê hương miền Nam Việt Nam tự do. Nàng đã cố chứng tỏ rằng nàng có thể đảm đang và cáng đáng nổi “việc nhà,” thay chàng mà giúp chàng an tâm đi lo “việc nước, việc công!” Dù cho thời gian mỏi mòn chờ chồng, cho mãi ngàn năm!

    Rồi sự có mặt của đứa con, nói lên tính cách trọn vẹn của một gia đình đúng nghĩa, khác hẳn với cảnh hai vợ chồng son. Đứa con vừa là hình ảnh hạnh phúc gia đình, vừa là biểu hiệu của vinh dự và trách nhiệm, vật chất lẫn tinh thần, của những người được diễm phúc sinh dựng thêm một con người cho xã hội.

    Với đứa con, tình yêu phối hợp của hai vợ chồng được sống thực, và kết qủa. Nơi đứa con, thì hai cuộc sống, hai tâm hồn, hai con người, đã hòa hợp thành một sự sống tự tại mới. Đứa con là tình yêu thể hiện của hai vợ chồng. Ở nơi đây, chẳng những đứa con đã không là sự ngăn trở, mà còn tăng thêm sự kết hiệp của hai vợ chồng trong tình yêu, cũng như trong cuộc sống gia đình.

    Rồi, nàng ôm con chờ chồng. Nàng chờ, chờ từng ngày, từng đêm... Sự thiếu vắng chàng trong cuộc sống hàng ngày, trong những sinh hoạt cần có chàng, lại càng làm cho nàng thương nhớ ray riết nhiều hơn… Tuy vắng mặt nhưng chàng vẫn luôn luôn hiện diện trong tâm tưởng, trong lời nói, trong cuộc sống của chính nàng, và con nàng.

    Sự thương nhớ của gia đình Việt, chẳng những nói lên tình yêu thương chung thủy, mà còn bộc lộ đặc tính thiết yếu của tình vợ chồng. Tình vợ chồng chẳng những kết hiệp hai thể xác và hai tâm hồn, mà còn phải luôn luôn được thể hiện trong cuộc sống từng ngày. Tình yêu chỉ thực sự bền vững khi con người có nhau từng ngày, chấp nhận nhau từng ngày, và chia sẻ cho nhau trong cuộc sống từng ngày. Và chỉ khi hai người có nhau từng ngày, tin tưởng và quyết tâm thể hiện tình yêu cho nhau, bất chấp thời gian, bất chấp hoàn cảnh, thì khi đó tình yêu mới được trọn vẹn, đời sống vợ chồng mới thực sự hạnh phúc, tràn đầy, và tăng triển.

    Sự kiện nàng nhớ chàng từng ngày, nhấn mạnh tới sự thiếu vắng khi người chồng biền biệt ra đi. Hai mẹ con không thể yên tâm vui sống khi vắng chồng, vắng cha… Cảnh mẹ góa con côi... Sự thiếu vắng này, chẳng những không suy giảm mà còn gia tăng nỗi nhớ thương với thời gian. Thương mãi ngàn năm! Nàng thiếu chàng, nàng chờ chàng. Nhưng không chỉ chờ vì thương nhớ, mà còn chờ chàng sớm làm xong phận vụ việc nước. Trong khi thay chồng làm việc nhà, nàng tin chắc chàng cũng đang cố gắng chu toàn việc chung của cả hai người. Hình bóng chàng về, không chỉ là hình bóng của người chồng thân yêu, mà còn đậm nét hiên ngang, hào hùng của chàng trai Việt trở về, sau khi chu toàn bổn phận công dân của mình, của gia đình đối với làng nước.

    Thực ra, tâm trạng và công việc của người ở nhà cũng đã chẳng phải nhẹ nhàng. Chồng ra đi, người vợ phải tự lo liệu cho cuộc sống của chính nàng. Nếu như trước đây, khi chồng còn ở nhà, có nhiều việc nàng không cần động tay hay không cần nghĩ tới... thì giờ đây, một mình nàng phải cáng đáng tất cả mọi việc. Trước đây, thì chồng cày vợ cấy, bây giờ để “em cày em cấy, mặc lòng em đây!” Công việc chẳng những vất vả nặng nhọc, mà còn hiu quạnh và buồn tẻ vì thương nhớ chồng.

    Nỗi cô đơn ấy còn tăng thêm gấp bội, khi nàng phải một mình chăm sóc con thơ. Chẳng những phải lo ăn mặc thuốc men, mà còn phải lo dạy dỗ cho con nên người. Trước đây, nàng chỉ là bà mẹ hiền, bây giờ thì nàng phải gánh luôn vai trò của người cha nghiêm… Công việc, trách nhiệm, và nỗi cô đơn vây bọc người ở nhà. Ngoài ra, nàng còn có trách nhiệm đối với đại gia đình. Dĩ nhiên, nàng cũng được họ hàng thân thích giúp tay đỡ đần. Nhưng không phải vì vậy mà nàng có thể quên phần vụ của mình trong đại gia đình. Lấy chồng gánh vác giang sơn nhà chồng.

    Người vợ Việt luôn ý thức rõ ràng bổn phận của mỗi người, của chồng cũng như của chính nàng, đối với việc chung, tức là việc nhà việc nước. Nàng cũng ý thức rằng trong thực tế, chàng có nhiều điều kiện hơn nàng để lo việc nước, cũng như nàng có nhiều thuận lợi để lo việc nhà. Vì vậy, thay vì mỗi người phải tự mình làm tròn nhiệm vụ vừa đối với nhà, vừa đối với nước, người phụ nữ Việt đã mạnh dạn thúc dục chồng ra đi lo việc nước, gánh thêm phần vụ việc chung của nàng, trong khi nàng khẳng khái đứng ra lãnh phần chu toàn việc nhà thay cho chàng.

    Chàng đi lo việc nước, không phải chỉ vì đó là bổn phận người trai, mà còn vì chàng được nàng ủy thác. Cũng vậy, chàng ra đi không phải để trốn tránh việc nhà, mà vì đã có nàng gánh vác thay chàng. Bởi thế, mỗi người tùy theo cấu trúc và điều kiện thuận hợp riêng mà chu toàn công tác ứng hợp với khả năng mình. Chính nhờ chia nhau công tác, nhờ phân công theo chức năng, mà cuộc sống bớt khó khăn, bớt nặng nhọc, và thêm vui tươi, thêm trọn vẹn, thêm hạnh phúc.
    Trong chàng có nàng, trong nàng có chàng!

    7. Trương Chi: với bài học Trương Chi, Tổ Tiên tả thẳng vào nỗi niềm thâm sâu nhất là trái tim Con Người, căn cội của hạnh phúc. Chuyện kể chàng lái đò xấu trai Trương Chi, với mối tình của người đẹp nhà giầu Mỵ Nương. Nhưng nàng tương tư qua tiếng sáo của chàng, để khi gặp nhau, thấy thực tế hình dáng chàng thì nàng lại bỗng dửng dưng...

    Tiếng sét ái tình kia, đã làm chàng Trương chết trong tẻ lạnh và ôm mối tình câm. Ôi! Mối tình đầu! Tình lãng mạn, đẹp và buồn làm sao!

    Tình tuyệt vời và tuyệt vọng! Biến trái tim chàng thành chén ngọc và chàng vẫn mãi chèo đò trong chén ngọc… Đợi chờ cho tới khi nhận được giọt nước mắt của người mình yêu! Chàng chết vì nàng... Chính lúc ấy chén mới tan! Tình mới trọn!

    Ai dám bảo Tổ Tiên ta khô cằn sỏi đá? Lìa xa tâm hồn con người?

    Thật tình mà nói, đây là một thiên tình sử lãng mạn và đẹp nhất trong Chánh Thuyết Tiên Rồng, khác biệt với quan niệm khắt khe tình ái của Khổng học, của Nho gia mà chúng ta thường nghe chuyện lạ của người Trung Quốc. Thiên tình sử này được lưu truyền rộng rãi trong đại chúng Việt suốt mấy ngàn năm với những nét đặc thù.

    - Tình Yêu và Con Người. Không tình yêu con người không thể sống. Trong tình yêu con người vẫn sống. Tình yêu quyết định sự sống con người. Có tình yêu đời sống con người mới thật là sống, biết sống, quý trọng sự sống.

    Tình yêu chỉ đến với những ai, với những con người biết yêu trọn vẹn, yêu với trọn chính mình, yêu với người mình yêu và yêu với nơi mình sống yêu.

    Điểm khác biệt với người Tây Phương thường lặp đi lặp lại “Chân Thiện Mỹ” như là ba tuyệt đối. Họ bỏ quên một tuyệt đối quan trọng khác là “Tình.”

    - Mỹ chú trọng tới thể chất, Chân thuộc phần trí khôn, và Thiện nối kết con người với phần siêu linh. Nhưng vì thiếu Tình, không chú trọng đúng mức đến Tình, cho nên không thể có nếp sống đạt được Thiện. Đây là nguyên nhân làm cho xã hội Phương Tây phải lặn ngụp trong bế tắc của vật chất, hạn hẹp và của suy luận hàm hồ về con người cũng như xã hội con người. Bởi thế khi thiếu Tình con người không được sống trọn vẹn là người, không đạt được hạnh phúc thật!

    Thế giới Phương Tây ngày nay đang hồi tỉnh sau cơn cuồng say với những tiến bộ của nền kỹ thuật, vật lý hóa học. Khi chỉ căn cứ trên vật lý, hóa học, y khoa, khảo cổ là các ngành khảo cứu hoàn toàn dựa trên vật chất vô thức, vô tình, thì xin hỏi khoa học làm sao có thể vượt lên khỏi thế giới vật chất?

    Vậy mà ảo giác đỉnh cao trí tuệ của giới học thức Tây phương đã say mê thành quả, họ cho rằng những khám phá là những sáng tạo. Sự cuồng si đến độ họ quyết đoán rằng chỉ có vật chất mới là nền tảng, là cương vực của con người và của cả vũ trụ. Nếu kết luận như thế, có khác chi người nghiện rượu quả quyết rằng trên cõi đời này, không có gì giải khát cho con người hơn rượu! Hoặc như con ốc sên quen sống dưới đáy biển, chúng luôn khẳng định không còn có sự sống ngoài vùng biển nước bao la này... Quả là tai hại!

    Ngày nay, văn minh vật chất đang nhận chìm tâm hồn con người trong máy móc cơ xưởng; trong rộn ràng của phương tiện truyền thông; trong chật vật mưu tìm sinh kế… Và bởi thế xã hội muốn biến con người thành những bộ máy, hay những con vật phản xạ có điều kiện.

    Các chủ thuyết, chủ nghĩa, thể chế… đã chối bỏ tình yêu, đã khinh thường tình yêu, đã nhận chìm tình yêu… giết chết tình yêu trong tâm hồn của mỗi người. Họ lấy những phản ứng, những cách sống khảo sát từ súc vật để biện minh cho đời sống con người, và dùng làm khuôn mẫu cho xã hội con người.

    Khi quan niệm con người là con thú tiến bộ, sinh vật kinh tế hoặc động vật tiêu thụ. Khi nhìn nhận con người với một số đặc tính mà chối bỏ những đặc tính khác. Khi chủ trương con người đối xử bằng đấu tranh, hận thù, mạnh thắng yếu thua… thì sao con người có được hạnh phúc an vui?

    Xã hội con người, từ đó cũng phải noi theo những thử nghiệm loài thú mà sống, mà cư xử, mà giao tiếp nam nữ... đấu tranh sinh tồn… áp bức bất công… xin hỏi có khác chi con người đang đối xử như “ác thú đấu tranh” của Cộng Sản/ Tư Bản, của Duy Vật/ Duy Lợi, chớ nào phải kiếp người?

    Không tâm hồn, không tình yêu con người trở thành ác thú tàn bạo nhất.

    - Yêu người & yêu nước: Nhiều ca dao tục ngữ tình tứ đã tràn ngập trong xã hội Việt phản ảnh quan niệm sống yêu của dân tộc Việt.

    Trong suốt dòng lịch sử, Tổ Tiên chưa bao giờ coi thường tình yêu, hay ép buộc tình yêu nam nữ. Ngay trong sử sách của người Hoa cũng ghi nhận cách sống đặc biệt của dân tộc Việt, nhưng dù sao họ cũng đã thêm bớt nhằm mục đích tuyên truyền trong mưu đồ xâm lăng của họ.

    Khiếm khuyết tình yêu, giới trí thức Tống Nho cố tình ngụy tạo ra một xã hội Việt đồng hóa với văn hóa Hán. Tiếp đến giới phục vụ Tây Học, các phong trào văn học của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 truyền bá tư tưởng “vị kỷ cá nhân,” chớ nào phải “tự do.”

    Đang khi các nhà văn học phải biết rằng điều kiện của Tự Do là Tự Chủ. Điều kiện của Tự Chủ là Tự Quyết, tức quyền tự mình quyết định. Điều kiện của Tự Quyết là Khả Năng Nhận Định và Ý Thức Trách Nhiệm... Mặt khác, họ lại tuyên truyền xuyên tạc bóp méo tư tưởng dân tộc, nếp sống thuần phong mỹ tục Làng Nước bằng những hủ tục ở thời suy thoái. Âm mưu này muốn người Việt tin rằng mình thuộc gốc Hoa, nhưng chính người Hoa thì không bao giờ coi người Việt là Hoa.

    - Văn hóa Việt khác biệt với Tống Nho. Cần phân biệt giữa lớp người theo Khổng Học với đại đa số dân chúng Việt. Đã bao thời người ta chỉ căn cứ vào sách vở, sáo ngữ của thiểu số người theo Khổng học mà gán ghép những tục lệ hủ lậu vào cho toàn thể dân tộc Việt. Và cũng bởi đó, lịch sử gây nhiều hiểu lầm, tranh chấp và tạo ra một hình ảnh của xã hội Việt khiếm khuyết tình yêu.

    Lịch sử minh xác rằng đại đa số dân Việt có một nếp sống riêng, khác biệt với nhiều điều thường thấy trong tài liệu sách vở. Sở dĩ có tình trạng này, vì xã hội Việt thời ấy gồm hai hạng người: hạng biết chữ và hạng không biết chữ.

    Hạng biết chữ là những người học chữ Nho, đọc tài liệu sách vở người Hoa và theo Khổng Học. Đang khi hạng không biết chữ, không biết đọc biết viết… nhưng lại biết sống theo truyền thống và đạo sống của Tổ Tiên, sống theo Chánh Thuyết Tiên Rồng.

    Với sự phức tạp đó, hạng không biết chữ chiếm hơn 95% dân số. Và 95% dân chúng sống theo tình yêu, phong tục, và niềm tin dân tộc… thì lại không được biết đến bằng hạng 5% biết đọc biết viết, và biết ghi chép thành sách vở.

    Giờ đây chúng ta chỉ căn cứ vào tài liệu sách vở thì chỉ được biết nếp sống dân Việt 5% và bởi thế đã có nhận định sai lầm về văn hóa Việt.

    Rồi vào đầu thế kỷ hai mươi, phong trào lưu cổ tận tình cổ võ cho văn hóa phương Tây. Chủ trương là phải triệt hạ uy tín của các tầng lớp sĩ phu Việt đang lãnh đạo toàn dân thời đó. Nhiều người, có thể nói rằng nhóm văn học điêu ngoa đã đả phá những tệ đoan của giới học thức khuôn rập Tống Nho, rồi gán ghép và lầm tưởng là tệ nạn của toàn thể dân tộc Việt. Cái quái ác của thời cận đại kia, vẫn còn di hại trong nhiều thế hệ người Việt cho tới hôm nay, và nhiều kẻ nhắm mắt nói hùa theo cộng sản rằng “vua quan ta phong kiến!”

    Dĩ nhiên ở thời suy thoái, xã hội lại càng có nhiều tệ đoan cần phải sửa chữa. Nhưng bởi đã không phân biệt rõ ràng giữa hai vấn đề xã hội: đâu là thiểu số và đâu là văn hóa dân tộc; cho nên, các trào lưu văn học tiếp tay với thực dân Pháp, Cộng Sản và Tư Bản tiêu diệt, hủy hoại tinh thần nhiều thế hệ người Việt Nam. Chủ trương này lại được đảng Cộng Sản Việt Nam khai thác triệt để nhằm bảo vệ chế độ cầm quyền thêm danh nghĩa trường tồn.

    - Đặc Điểm Văn Hóa Việt. Văn hóa Việt khởi nguồn từ Chánh Thuyết Tiên Rồng. Một Bọc Trăm Con, năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi con theo cha xuống biển. Bởi đó, nguyên tắc Song Hiệp luôn thể hiện trong cơ cấu tổ chức và nếp sống của dân Việt.

    Ứng dụng nguyên tắc này xã hội Tiên Rồng tức Mẹ Cha bình đẳng, theo câu “Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn. Văn hóa Tiên Rồng được quốc sư Nguyễn Trãi phản ảnh trong Quốc Triều Hình Luật về sự bình quyền giữa nam và nữ, cũng như dung hòa được chủ nghĩa “Đức Trị” và “Pháp Trị.”

    - Sáo ngữ và tác hại. Lố bịch khi họ dùng sáo ngữ: gái phải tam tòng, môn đăng hộ đối, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, nam nữ thọ thọ bất thân… gán ghép cho xã hội Việt đã cưỡng chế, gò bó tình yêu. Trong Đoạn Tuyệt, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam khi phê phán bà mẹ chồng của Loan với những sáo ngữ. Sáo ngữ đó có thể đúng với 5% dân số khuôn rập Tống nho, nhưng xin hỏi đã lấy gì làm bằng chứng mà gán ghép một cách vô lý cho toàn thể dân Việt.

    - Gái phải tam tòng. Theo Khổng học, hễ sinh ra làm kiếp phụ nữ thì phải tam tòng, tức là phải sống dưới quyền quyết định của cha, của chồng và của cả thằng con trai mà bà sinh ra. Nhưng trong xã hội Việt không có những quái đản đó. Nhiều người Việt, cả đàn ông lẫn đàn bà, thích có con trai. Nhưng không phải vì vậy mà khinh chê con gái. Trái lại cha mẹ Việt thương yêu và chiều chuộng con gái hơn con trai. Ca dao Việt Nam: "Trai mà chi, gái mà chi? Con nào có nghĩa, có nghì thì hơn.”

    - Môn đăng hộ đối. Hễ làm cha mẹ, thì cha mẹ nào mà chẳng muốn con cái mình được xứng đôi vừa lứa? Nhưng xin hỏi rằng môn đăng hộ đối là gì đối với hạng 95% dân số không biết chữ, lại vừa đang phải lo cơm ngày ba bữa trong cảnh cày sâu cuốc bẫm.

    - Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Với 95% dân số sống ở thôn xóm làng mạc, có cùng một chế độ bình sản, mức sống như nhau thì còn được bao chỗ nữa mà đặt.

    - Nam nữ thọ thọ bất thân. 95% trai gái hằng ngày gặp gỡ nhau trong cùng thôn làng, đầu đường cuối ngõ, trên sông ngoài ruộng… cấy cày gặt hái có nhau, đạp lúa giã gạo, đi chùa đi lễ, hội hè đình đám… sao lại cứ nói chưa hề gặp mặt? Chưa hề biết nhau? Chưa hề yêu nhau?

    - Vấn đề tình dục. Trước đây nhiều xã hội và trào lưu phương Đông và Tây đều chủ trương tình dục là điều cấm kỵ, và cấm đoán trong việc gọi đích danh những cơ quan sinh dục. Nhưng đại chúng Việt đã không e ngại mà còn dùng những từ ngữ đặt tên cho con cho cháu; hơn thế nữa lại gọi tên chúng một cách tự nhiên, không mặc cảm.

    Ngoài ra những câu đố, những chuyện vui cười, những ca dao tục ngữ cũng đề cập tới khía cạnh tình dục một cách thi vị mà không có hậu ý. Tuy nhiên người Việt chúng ta cũng không chấp nhận sự lố lăng và lối sống thú vật của trào lưu phương Tây. Bởi vì chính nó đã hạ thấp nếp sống và phẩm giá của con người.

    Từ đó, che dấu hoặc lộ liễu quá đáng đều là những khiếm khuyết đối với người Việt.

    - Tục ở Rể. Để chuẩn bị cho hôn nhân, người Việt có tục ở rể trước khi cưới; chưa cưới nhưng chàng đã tới ở chung trong nhà. Thói tục này khác biệt với quan niệm nam nữ cách biệt (thọ thọ bất thân) và tới ngày cưới cũng chưa thấy mặt của người Hoa.

    Với nếp sống làng xã, tục ở rể không cần thiết cho đôi tình nhân gặp gỡ nhau. Nhưng đây là một phương thức tuyệt hảo giúp cho gia đình nhà gái tìm hiểu cá tính của chàng rể tương lai. Sau thời gian sinh hoạt cận kề, dầu chàng trai có mưu đồ thì gia đình nhà gái cũng phát hiện tính nết và phẩm hạnh nơi chàng. Nhờ đó mà những người làm cha làm mẹ sẵn có kinh nghiệm có thể thẩm định tầm hạnh phúc nhân duyên suốt đời của con cháu mình.

    Tục ở rể cũng là dịp ngàn vàng để giúp chàng và nàng tìm hiểu nhau, chấp nhận cho nhau, yêu nhau trước khi quyết định để tiến tới hôn nhân mà sống chung với nhau.
    - Chấp Nhận và Cảm Thông. Dầu bất cứ hoàn cảnh hay vì lý do gì mà đôi nam nữ gặp nhau, ngay cả những cảnh ngộ ngỡ ngàng hay có cuộc sống khác biệt… nếu hai người biết chấp nhận cho nhau, biết thực tâm tìm hiểu lẫn nhau, và biết cảm thông… thì cuộc tình đó mới hạnh phúc, và mỗi ngày tăng trưởng thêm hạnh phúc.

    Nhưng ngược lại, cuộc tình dầu có được khởi sự tốt đẹp mà mỗi người cứ tự đóng khung trong ốc đảo, càng ngày lại càng xây thêm tường ngăn cách… thì chỉ đổ vỡ, đắng cay.

    - Trọn Vẹn Cho Nhau. Khi yêu nhau vợ chồng phải ứng dụng nguyên tắc nhận thực chính mình vào cuộc sống hằng ngày; chỉ thấy con người và là con người trọn vẹn; chớ không vì tài sắc; gái tham tài trai tham sắc như bao xã hội đương đại. Hơn thế nữa vợ chồng phải biết dùng tài năng và của cải để giúp cho nhau thăng tiến trong cuộc sống lứa đôi, nhằm chung hưởng cuộc sống và kết hai cuộc sống thành một cho dù bất cứ hoàn cảnh nào.

    Chấp nhận cho nhau, không vì bất cứ lý do gì mà lìa nhau. Sẵn sàng chết cho nhau, và mãi mãi có nhau. Khi vợ chồng đối xử với nhau như vậy thì Tình Yêu mới thực sự trọn vẹn, cuộc sống mới mỗi ngày một thêm hạnh phúc, và bền vững bên nhau.

    Tóm lại câu chuyện chàng rồng Trương Chi sống chết vì tình, Tổ Tiên đã khai triển đời sống Bản Thân, nền tảng hạnh phúc của Con Người. và đặt ra những nguyên tắc để bộc lộ và phát triển Tình Yêu. Trương Chi là một trong Bốn Truyền Thuyết Sống Thực của Tổ Tiên gởi gấm với Vọng Phu, An Tiêm, Tiết Liêu. Bốn Chuyện Sống Thực này hợp lại thành cơ cấu phát triển Con Người trong cuộc sống thực tế hằng ngày, sống thực.

    8. Mỵ Châu là bài học Giữ Nước! Trong đại cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước là của toàn dân, bất cứ cơ cấu tổ chức chính trị độc tài chuyên chế nào cũng là phản dân hại nước và đắc tội với Tổ Tiên Dân Tộc! Ngay từ khi Hồ Chí Minh tuyên bố lập đảng cầm quyền, nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp công-nông chớ không phải cho toàn dân, đã phản bội truyền thống dựng nước trong Chánh Thuyết Tiên Rồng.

    Xây thành, lập đảng mang lại đặc quyền đặc lợi cho giai cấp thống trị có mến chi, mà xa lánh dân? Cậy chi vũ khí nỏ thần mà quên sức dân? Trông chi đồng minh Kim Quy mà lìa hồn nước?

    Xây thành Cổ Loa làm cho dân đói khổ. Phung phí tài nguyên làm cho dân cùng cực. Tốn hao ngân sách làm cho nước kiệt quệ. Ỷ vào thành vững và nỏ thần mà khinh dân, xa dân, bỏ dân để chạy theo lợi ích ngoại nhân! Thành lũy cao, khí giới tốt có ích chi khi chính người công dân cuối cùng là công chúa Mỵ Châu, con gái của mình còn đối nghịch? Vì từ khi gả nàng cho giặc, nàng thành người của giặc, thì nàng phài làm giặc!

    Việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa cách Hà Nội khoảng 15 cây số, và làm mất nước đã thành đề tài suy tư của bao thế hệ. Và với hơn bốn ngàn năm văn hiến, việc tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm An Dương Vương cho con cháu về công việc Giữ Nước. Tổ Tiên dùng câu chuyện thương tâm An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy là đề tài Mất Nước để dẫn chứng về bài học Giữ Nước: Giữ Hồn Nước, Giữ Dân Nước, Giữ Sức Nước và Giữ Đất Nước.

    Dưới khía cạnh bài học Làm Người, truyền tích Mỵ Châu cũng nói lên diễn tiến của một người làm mất chính mình, mất đồng bào tính, mất Chánh Thuyết Tiên Rồng và khiến cho kẻ đó bị tha hóa, bị tuyên truyền, bị đầu độc bởi tà thuyết nhằm biến thành con người của Cá Nhân Vị Kỷ!

    Chuyện kể rằng để chống quân Triệu Đà, An Dương Vương khởi công xây dựng Loa Thành – Đặc biệt trong suốt dòng lịch sử của dân tộc chưa bao giờ có việc xây thành kiên cố cho vua chúa trú ngụ. Các Vua Hùng luôn sống gần dân và cùng dân chia sẻ mọi trách nhiệm của định chế Làng Nước.

    Việc xây Loa Thành đánh dấu quan niệm chống giặc giữ nước kiểu An Dương Vương. Quan niệm này đi ngược lại truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt, và xây thành trở nên việc làm xa lạ với nếp sống của toàn dân đương thời.

    Ngoài ra sự kiện thành bị xụp đổ nhiều lần, đã chứng tỏ hoàn cảnh đất nước không đủ cung ứng cho việc xây thành. Chẳng những An Dương Vương lìa xa tinh thần dân tộc, mà còn lìa xa đời sống thực tế, thực thể, thực trạng hiện hữu của đất nước.

    Khi thành bị xụp đổ, đáng lý An Dương Vương phải tìm hiểu và thay đổi kế hoạch mới để ứng hợp với hiện trạng nhằm vận dụng, xử dụng và tận dụng sức mạnh thiết thực của toàn dân. Nhưng ông lại trông cậy vào mưu lược tài trí của người lạ Thần Kim Qui. Như thế việc xây Loa Thành còn nói lên khuynh hướng sống vọng ngoại của An Dương Vương.


    Theo Chánh Thuyết Tiên Rồng, việc lìa bỏ tinh thần dân tộc – Hồn Nước của An Dương Vương lại càng rõ rệt. Ở các truyền tích Tiết Liêu và Phù Đổng, khi cần An Dân và Cứu Nước, thì các Vua Hùng này khẩn Cầu Tổ về chỉ dạy. Nhưng ở đây, An Dương Vương không cầu Tổ, mà lại đi cầu đồng minh Kim Quy đến giúp xây đặc khu giữ nước.

    Chẳng những giúp xây được Loa Thành, Thần Kim Qui còn cho thêm một cái móng chân để làm lãy nỏ, bắn một phát giết vạn người và được gọi là nỏ thần.
    Với thành vững, với vũ khí mạnh như cái nỏ thần thì các tài năng thiện nghệ của thanh niên Việt Nam trở thành vô dụng. Bởi thế các tài năng chất xám của bao lớp thanh thiếu niên thời đại cũng không xử dụng, không nuôi dưỡng, không cần thiết cho dựng nước và giữ nước.

    - Nhận Hồn Giặc. Đã xa nếp sống người dân, đã chỉ cậy nhờ người ngoài, An Dương Vương lại đem công chúa Mỵ Châu gả cho hoàng tử Trọng Thủy, con của của đối phương Triệu Đà.

    Đang là một tên xâm lăng khiến cho An Dương Vương phải lo xây thành để chống cự, thì Trọng Thủy bỗng ngang nhiên bước vào tung hoành tới tận thâm cung bí sử Loa Thành. Đang là một tên giặc nguy hiểm Trọng Thủy lại trở thành người đầu gối tay ấp của nàng tiên Mỵ Châu!

    Như vậy, từ chỗ tùy thuộc vào người ngoài, An Dương Vương bước tới giai đoạn rước giặc vào nhà. Và tiên Mỵ Châu, biểu tượng cho tâm hồn Việt, cũng đã chấp nhận giặc, ôm ấp giặc, và trở thành người của giặc.

    Cớ sự mất nước đã vậy, mà Mỵ Châu còn tiến thêm một bước, là nàng yêu và chiều Trọng Thủy đến nỗi đưa vũ khí tối mật của quốc gia là cái nỏ thần cho Trọng Thủy coi. Tuy không hoàn hảo, nhưng đất nước đang được tạm thời sống trong yên ổn nhờ có thành vững nỏ thần. Thế mà sau khi giúp cho giặc phá lũng thành, thì giờ đây Mỵ Châu còn làm theo ý giặc là trao cho Trọng Thủy xem cái nỏ thần, để rồi bị chàng đánh tráo cướp mất.

    Mỵ Châu đã coi ý giặc hơn sự an toàn của dân nước. Nàng đã yêu qúy giặc hơn đồng bào mình, hơn quê hương mình. Vậy thì còn gì Nước, còn chi là Dân? Nhưng nàng vẫn cho là chưa đủ! Trên lưng ngựa cùng cha chạy trốn, Mỵ Châu còn nhổ lông ngỗng nơi chiếc áo đang mặc để ghi dấu cho Trọng Thủy tìm đường rượt theo.

    Thực là chua chát. Nàng tiên Việt đã hoàn toàn quên mình vì giặc! Giờ đây, người nàng chỉ còn chiếc áo lông ngỗng, hình ảnh cuối cùng của Tiên, mà nàng cũng nhẫn tâm rứt bỏ để làm dấu dẫn đường cho giặc! Lông đã nhổ, lớp áo tiên mỏng manh bên ngoài cũng không còn, nên Mỵ Châu gục chết. Lâu nay, tuy tâm hồn đã đổi thay, nhưng nàng vẫn còn giữ và khoác chiếc áo Tiên. Giờ đây nàng lộ nguyên hình là giặc.

    Mỵ Châu là Tiên, là biểu tượng cho tinh thần, cho ý thức văn hóa trong việc Giữ Nước. Nay đã mất Tiên. Mất theo nàng, theo An Dương Vương, là cả một đất nước và cả một dân tộc. Thật là chua chát đắng cay!

    Diễn Tiến Mất Hồn Nước. Thế là An Dương Vương và Mỵ Châu đã làm cho Nước mất Nhà tan. Đó cũng chỉ vì “Rồng” An Dương Vương từ bỏ truyền thống, xa lìa hiện trạng dân nước đi cậy nhờ và lệ thuộc người ngoài. Và “Tiên” Mỵ Châu lại chấp nhận việc kết thân với giặc, rồi làm theo ý giặc, quên mình vì giặc, và chết cho giặc!

    An Dương Vương và Mỵ Châu đã để Hồn Nước dần dần tiêu hao với những quyến rũ hào nhoáng của những lợi ích hời hợt. Khi nền tảng dân tộc bị phai lạt nơi bất cứ dạng thức nào của đời sống dân nước, thì tại phần đó, nước đã bắt đầu mất.

    Dưới khía cạnh Con Người, đây cũng là diễn tiến Con Người đánh mất chính tâm hồn mình. Điều đáng sợ là diễn tiến rất tuần tự, nên nhiều khi mình đã đánh mất chính mình, đã trở thành giặc, đã làm hại mình, mà mình cũng không ngờ.

    Hồn Mất Trước, Nước Mất Sau!

    Bài Học Dân Nước. Việc bỏ mất Hồn Nước luôn luôn kéo theo việc bỏ dân, làm mất dân. Khi giới quyền chức đã tin tưởng và ỷ lại vào người ngoài, thì người dân trong nước bị rẻ rúng khinh khi và bị coi là phương tiện để phục vụ quyền lợi riêng của nhóm người thống trị.

    Sự kiện An Dương Vương quyết định xây thành đã tố cáo việc ông bỏ quên trách nhiệm chăm sóc đời sống cho toàn thể mọi người dân trong nước. Trước đây, mọi người đều là con dân, đều được ông chăm sóc. Nhưng từ nay, với quyết định xây thành của ông, những kẻ ở ngoài thành sẽ bị phó mặc cho bất trắc.

    Thế mà thành lại hư sập nhiều lần. Gánh nặng lại đổ xuống trên người dân. Dân phải chịu sưu cao thuế nặng, mưa nắng dãi dầu, gia đình ly tán, vợ con nheo nhóc. Đã hết lo cho dân, An Dương Vương lại hành hạ dân, bắt dân phục vụ ông.

    Khi xây xong thành, An Dương Vương đã thực sự sống xa cách dân. Trước kia, trong suốt mấy ngàn năm, các vua dân Việt đã không hề xây thành, mà luôn sống với dân, chia sẻ cuộc sống người dân. Nhưng nay, An Dương Vương rút mình vô trong vỏ ốc. Đối với ông, dân bây giờ chỉ còn có nghĩa là nhóm người đang lo phục dịch ông ở trong thành.

    Thêm vào vòng thành vỏ ốc, chiếc nỏ thần của Kim Qui càng làm cho An Dương Vương xa dân hơn. Đã hết gần dân, giờ đây ông lại không cần dân. Một phát nỏ thần có thể giết hàng vạn quân giặc, nên sự góp sức của dân không cần thiết nữa. Trong việc giữ nước, người dân đã trở thành thừa thãi, thành người ngoại cuộc.

    Chẳng những vậy, từ nay, ngoài đám phục dịch trong thành, toàn thể dân trong nước đều ở trong tầm sát hại của nỏ thần. An Dương Vương coi dân như giặc, và ông đã trở thành giặc bán nước giống như Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay.

    Thành Giặc. Từ chỗ đối xử với dân như giặc, An Dương Vương đem Mỵ Châu gả cho Trọng Thủy, hoàng tử của giặc. Với việc thông gia giữa hai dòng vua, An Dương Vương đã tạo ra giai cấp đặc quyền. Ông muốn từ nay gia đình ông phải là dòng họ đặc biệt, không còn liên hệ với dân. Ông hoàn toàn tách rời dân, tách rời truyền thống văn hóa đặt nền tảng trên bài học: nàng công chúa lấy người không khố.

    Thế là An Dương Vương đã rước giặc vào cung. Ông hủy bỏ công dụng của Loa Thành, và bỏ quên những người ở trong thành. Giờ đây ông chỉ còn biết có gia đình ông. Quanh ông chỉ còn có hai người: một là Mỵ Châu, hai là tên giặc nằm vùng Trọng Thủy. An Dương Vương chỉ còn Mỵ Châu là con, là dân, người dân cuối cùng. Vì vậy, ông giao cho Mỵ Châu trách nhiệm gìn giữ chiếc nỏ thần, báu vật bạo lực thần thánh của ông. Ông tập trung quyền lực vào gia đình, vào những người thân cận ông.

    Với việc tập trung quyền lực, từ nay người dân trở thành miếng mồi ngon cho tham vọng không đáy của nhóm quyền chức. Ai làm chủ nỏ thần, ai nắm giữ quyền lực, người đó có toàn quyền trên sinh mạng và tài sản của dân.

    Vì vậy, Trọng Thủy đã dùng thủ đoạn đoạt cái lãy nỏ khỏi tay Mỵ Châu một cách dễ dàng. Sau đó nhóm đặc quyền tranh nhau xương máu của dân. Người dân trở thành mối lợi, món hàng, của bọn người chỉ còn biết tư lợi và quyền lực. Kết qủa của tranh chấp quyền lực là tai họa giáng xuống trên người dân. Ách thống trị theo chân Trọng Thủy và Triệu Đà trùm lên toàn thể dân nước.

    Bài Học Dân Nước thực thấm thía. Bỏ trách nhiệm chăm sóc dân, hành hạ dân, xa lánh dân, coi dân như thù địch, để chỉ dựa vào thành lũy, vào nỏ thần, vào nhóm đặc quyền, vào bạo lực, thì rồi, việc giữ nước chỉ còn là những thủ đoạn tranh quyền đoạt lợi. Người dân trở thành mục tiêu cho bóc lột, cho bạo hành. Giữ nước trở thành cướp nước.

    Giữ Nước Là Việc Của Toàn Dân. Dân không giữ nước thì giặc giữ!

    Không cho dân giữ nước là cướp nước!

    Bài Học Sức Nước. Dưới khía cạnh Sức Nước, khi An Dương Vương từ bỏ truyền thống và xa lìa cuộc sống người dân, để quyết định xây thành, chính là lúc ông làm băng họai sức mạnh xã hội của nước. Việc xây thành làm hao tổn của cải, tài năng và nhân lực của nước. Vậy mà thành còn bị hư xụp đổ nhiều lần, nên sức mạnh kinh tế lại càng suy sụp thêm.

    Khi sống trong thành, xa dân, không còn biết đến đời sống người dân, An Dương Vương bỏ mất sức mạnh chính trị. Khi được nỏ thần, khi không còn vận dụng sức dân, khi làm cho dân thấy mình trở thành người ngoại cuộc thừa thãi, chính là lúc An Dương Vương đánh mất sức mạnh tinh thần trong công cuộc Giữ Nước.

    Làm mất dân, An Dương Vương đã bỏ mất những sức mạnh nền tảng của việc Giữ Nước. Nhưng ông cũng chưa thấy nguy cơ vì ông đặt trọn niềm tin vào Loa Thành và Nỏ Thần. Loa Thành bảo đảm thế thủ an toàn, và Nỏ Thần đang làm mọi người khiếp sợ. Loa Thành và Nỏ Thần là biểu trưng của sức mạnh quân sự, khả năng giữ nước cuối cùng của An Dương Vương.

    Nhưng rồi ông thua kém trên mặt trận ngoại giao, khi bị rơi vào thủ đoạn của giặc. Sau khi hao tốn biết bao công qũy để xây thành ngăn giặc, ông lại long trọng rước giặc vào tận thâm cung. Chính ông đã loại bỏ công dụng của sức mạnh phòng thủ của ông.

    Thành đã bị phá lũng, An Dương Vương chỉ còn chiếc Nỏ Thần. Nhưng ông lại bị thua ở mặt trận gián điệp. Trọng Thủy biến đã biến Mỵ Châu thành nội tuyến, và nàng đã tiết lộ bí mật quốc phòng. Khi để Trọng Thủy đánh tráo lãy nỏ, trao vũ khí giữ nước cuối cùng vào tay giặc, An Dương Vương đã để mất luôn sức mạnh kỹ thuật. Không Sức Mạnh Lấy Gì Giữ Nước?

    Bài Học Đất Nước. Công cuộc giữ nước bộc lộ rõ ràng nhất trong việc bảo vệ từng tấc đất của quê hương. Thế mà An Dương Vương dám bỏ mất dần. Trước kia, chưa xây Loa thành, An Dương Vương đã để tâm chăm sóc toàn thể đất nước.

    Nhưng khi xây thành, ông chỉ còn giữ lại mảnh đất trong thành. Đối với ông, đất nước ta không còn trải rộng ra khắp bờ cõi, mà thu hẹp lại trong hào lũy. Ông chểnh mảng trong việc giữ nước, để chỉ chú tâm tới cái làng mà ông đang ở.

    Thế nhưng, khi lo cưới chồng cho Mỵ Châu, rước tên giặc Trọng Thủy vào nội cung, An Dương Vương lại vì tình nhà mà hủy bỏ sự phòng thủ của thành. Ông chỉ còn thấy có cái nhà của ông.

    Và rồi, khi để Mỵ Châu trao nỏ thần vào tay giặc, ông đã không giữ nổi mấy chục thước đất cuối cùng. An Dương Vương đã thực sự không còn đất sống.

    Ảo Tưởng Giữ Nước. Thế là hết, An Dương Vương đã để mất Hồn Nước, để mất Dân Nước, để mất Sức Nước, và cũng đã mất Đất Nước. Tuy nhiên, ông vẫn không ngờ, ông vẫn tưởng ông đang giữ nước.

    Thực vậy, dầu Hồn Nước có mất, cũng chỉ có nghĩa là ông đã thực hiện quan niệm của riêng ông. Cho dù người Dân đã bị loại ra khỏi việc giữ nước, nhưng nhờ đó ông lại càng dễ thống trị hơn. Cho dù Trọng Thủy là con giặc, nhưng đã trở thành con ông. Cho dù Mỵ Châu nằm trong tay giặc, nhưng nàng vẫn còn mặc áo lông ngỗng.

    Cho dù giặc có tung hoành ở thâm cung, nhưng vòng thành bên ngoài vẫn kiên cố vô song. Và cho dù lẫy thần đã bị tráo, chiếc nỏ vẫn còn nguyên hình dạng cũ.

    Tất cả đều cho An Dương Vương ảo tưởng là đất nước vẫn an toàn, là ông đang hoàn thành nhiệm vụ giữ nước một cách tuyệt hảo. Nhưng qủa thực, sở dĩ đất nước còn, và ông vẫn còn như đang giữ nước, không phải là vì ông phòng thủ hữu hiệu, mà vì giặc chưa xua quân tiến chiếm.

    Vì vậy, khi Triệu Đà xua quân tới, An Dương Vương chỉ còn cách lên ngựa chạy trốn. Ông không còn gì. Tất cả đã bị giặc chiếm. Cả đứa con ngồi sau lưng cũng đã thuộc về giặc, cũng đã là giặc.

    Ôi dân tộc đồng bào! Ôi giang sơn gấm vóc!

    Tuy rằng Chánh Thuyết Tiên Rồng đang liệt kê nhiều nhân vật góp phần làm mất nước, nhưng mọi nhân vật đều có thể quy về một mình An Dương Vương. Chính An Dương Vương đã lìa bỏ truyền thống dân tộc mà quyết định xây thành. Chính ông đã nhờ thần Kim Quy, đã xin nỏ thần. Chính ông đã hành hạ dân, đã từ khước dân. Ông cũng đã đón rước Trọng Thủy, đã đặt nỏ thần trong tay Trọng Thủy. Chính ông đã cho Triệu Đà mọi điều kiện để đặt ách nô lệ lên toàn dân.

    Trong diễn tiến đó, chúng ta có thể thấy tất cả đều chỉ là những giai đoạn của con người An Dương Vương.

    Từ chỗ là một người chăm lo cho cuộc sống an thịnh của dân nước, như Tiết Liêu, ông đã để tham vọng cho ông ảo tưởng ông là thần thánh. Qua việc ông cấu kết với thần Kim Quy, qua việc xây xong thành và làm chủ chiếc nỏ thần, ông muốn toàn dân suy phục ông như một vị thần. Ông đã bỏ nguyên tắc nền tảng đầu tiên của người làm việc nước, là phải xác tín Thân Phận Là Người của mình.

    Từ chỗ coi mình là thần thánh, An Dương Vương khinh rẻ người dân, không còn nhớ tới điều kiện thứ hai của người làm việc nước, là mình đang Mang Nặng Trách Nhiệm. Ông dùng thành lũy để bảo vệ ông, và dùng nỏ thần để uy hiếp mọi người. Ông quyết tâm hưởng thụ, và bắt toàn dân phục vụ ông.

    Thay vì cùng với toàn dân chia sẻ gánh nặng giữ nước, An Dương Vương chỉ còn chuyên dùng bạo lực của thành Ốc và nỏ thần.

    Từ đó, ông tạo ra giai cấp đặc quyền. Ông chọn một hoàng tử để làm phò mã, dầu đó là con của giặc. Ông còn tập trung quyền lực vào gia đình của riêng ông. Ông giao trọn việc giữ nước, giờ đây chỉ còn cái nỏ thần, vào tay đứa con gái ngờ nghệch của ông.

    Từ đây, đối với ông, dân chỉ là một lũ nô lệ phải luôn luôn cúi đầu khuất phục. Thế là, đối với nước, đối với dân, ông không còn là người giữ nước, mà đã trở thành tên giặc cướp nước. Ông trở thành Triệu Đà.

    Như vậy, làm vua, làm việc nước, nhiều khi còn có nghĩa là giặc nước. Người giữ nước tuyệt hảo là người cùng với toàn dân chia sẻ cuộc sống. Mọi người đều chung phần trách nhiệm giữ nước. Tuy ở tầm độ khác nhau, nhưng mọi chức vụ đều là trách nhiệm.

    Nếp sống này đã được thể hiện trong nhiều giai đoạn của lịch sử Việt, và được kết tinh trong những truyền tích Tiết Liêu, Chữ Đồng, An Tiêm, và Vọng Phu. Là thời suy thoái khi An Dương Vương xây thành và đặt dân dưới sự kìm tỏa của nỏ thần. Đó là chế độ, dầu dưới bất cứ danh xưng cao quý nào, mà xây dựng trên võ lực, trên lý của kẻ mạnh, trên mạnh được yếu thua.

    Khi An Dương Vương tiếp nhận hoàng tử ngoại bang và trao nỏ thần cho con gái, chính là lúc thành lập chế độ gồm giai cấp đặc quyền, nắm giữ mọi quyền hành, và hưởng thụ trên xương máu người dân. An Dương Vương thành Triệu Đà là hình thức lộ liễu nhất của thống trị, chuyên chế, đế quốc, thực dân, đảng trị, thủ đoạn, mị dân.

    Yếu Tố Giữ Nước. Muốn giữ Nước thì phải giữ Hồn Nước, giữ Dân Nước, giữ Sức Nước, và giữ Đất Nước. Hồn nước được giữ bằng việc sống thực và phát huy truyền thống cao quý của dân tộc.

    Dân Nước có được là nhờ chăm sóc đời sống người dân và để dân chia sẽ trách nhiệm giữ nước. Sức Nước mạnh được là nhờ các cơ cấu xã hội, chính trị, kinh tế, và tổ chức quân sự thích đáng và hữu hiệu. Đất nước chỉ còn, khi thực sự được các yếu tố trên bảo vệ một cách trọn vẹn.

    Có được cả bốn, giữ được cả bốn, thì quê hương thanh bình thịnh vượng, đồng bào hạnh phúc yên vui.

    Nếu mất Đất, vì quân xâm lăng tràn ngập, nhưng vẫn còn Hồn, còn Dân, còn Sức, thì ngày quật khởi ở trong tầm tay.

    Nếu mất Đất, mất Sức, mà còn Dân, còn Hồn, thì lo gì không có ngày vùng dậy.

    Nếu mất Đất, Sức tan và Dân bị phân tán, mà còn Hồn Nước, thì tuy cần thời gian, vẫn còn cơ hội có lại Dân, có lại Sức và có lại Đất.

    Nếu mất Hồn Nước, dầu còn Đất, còn Sức, còn Dân, thì cũng đã khô cạn sức sống, cái xác không hồn, ma giặc sắp ám.

    Nếu mất Hồn, mất Dân, thì Sức và Đất trở thành những khí cụ đầy bất trắc, cực kỳ nguy hiểm. Nếu mất Hồn, mất Dân, mất cả Sức, thì giang sơn gấm vóc của Tổ Tiên đang là miếng mồi ngon nằm bên miệng giặc.

    Và nếu giặc đã ra tay, như thảm trạng quê hương đồng bào ta hiện nay, thì Tổ Tiên linh hiển cũng dạy chúng ta trong bài học cứu nước của truyền tích Phù Đổng.

    9. Phù Đổng: Bài học cứu nước tuyệt vời của Tổ Tiên, là sách lược cứu nước, là phương thức hành động cho tổ chức Giúp Dân Cứu Nước, là chương trình sống cho bất cứ ai có quyết tâm Diệt Cộng Cứu Nước. Phù Đổng còn là bài học Cải Hóa – cải hóa từng con người và cải hóa toàn thể xã hội – vừa Cứu Nước lại vừa Cải Hóa Con Người.

    Để dạy cách cứu nước Tổ Tiên khởi đầu sự kiện nước bị giặc Ân xâm chiếm. Thời Nhà Ân của Trung Quốc cùng Thời Hùng Vương vùng Đất Tổ nước ta là Hồ Động Đình. Nhân việc kể đi kể lại chiến tích chống ngoại xâm Tổ Tiên gói ghém thêm nhiều bài học quan trọng cho việc Cứu Nước và Cứu Người.

    Nhận Chân Thực Trạng. Trước nạn xâm lăng đô hộ làm cho nước nhục dân khổ, Vua Hùng và triều đình đã làm hết phương sách nhưng vẫn không ngăn được giặc. Tuy là bối cảnh của câu chuyện, nhưng đây cũng là yếu tố quan trọng cho việc chuẩn bị cứu nước. Vua quan đã làm hết cách, làm hết sức, làm tận lực nhưng vẫn thua. Nước mất nhà tan, mọi phương thức tổ chức chống giặc đều vô hiệu, lực lượng tan rã, lòng dân phân tán, đồng minh trở mặt.

    Giặc lại thừa thắng xông lên gây bao oan nghiệt, bao hận thù, bao tang tóc cho đồng bào, cho đất nước, cho giống nòi; nào là đấu tranh giai cấp, nào là đầu độc bởi tà thuyết Mác Lê bách chiến bách thắng, nào là cải tạo ruộng đất Miền Bắc để đấu tố và chém giết dân long trời lở đất; học tập cải tạo, đánh tư sản Miền Nam, cướp nhà đoạt của, bán rừng bán biển của Tổ Tiên… nhằm dẫn đưa Việt Nam chịu ách nô lệ giặc Tàu như ngàn năm Bắc Thuộc đã từng xảy ra trong lịch sử qua ngụy danh mà Cộng Sản gọi là Thế Giới Đại Đồng!

    Thực vậy, để có thể thực sự khởi đầu công cuộc cứu nước, trước hết phải nhận chân được thảm trạng mất nước. Nếu không lượng định chính xác sức mạnh của giặc và tình trạng yếu kém của ta ở mọi phương diện, chúng ta sẽ lạc quan trái mùa, hoặc quá sợ giặc mà không nhận ra giặc như trong tình trạng Việt Nam ngày nay. Đây là điều kiện đầu tiên của Người Cứu Nước, tức là phải nhận chân thực trạng để biết địch biết ta.

    Cũng như Vua Hùng, bài học này xác định những đức tính thiết yếu của chúng ta là dám nhận thực hiện trạng phũ phàng, dám tin tưởng tuyệt đối vào sức sống, sức mạnh của Dân Tộc Việt, dám “lột xác” để thích ứng với tình thế mới, điều kiện mới, hoàn cảnh mới mà dám quyết tâm dấn thân để làm, để giúp dân cứu nước cho đến ngày thành công.

    Bài học này khởi sự với việc nêu rõ những điều kiện, những đức tính cần thiết để cải hóa từng người, rồi từ một người tới một tổ chức, từ một tổ chức đến mọi người khác … Phù Đổng duyệt qua từng giai đoạn, từng công tác, từng hành động… từ việc vận động tinh thần, tới các điều kiện đoàn kết, qua phương thức phát hiện tiềm năng, tới cách thể hiện điều hợp, ứng biến và tập trung sức mạnh.

    Phù Đổng còn nêu rõ vấn đề vai trò của các chủ lực, cả những thái độ và những phương thức để khỏi rơi vào tròng độc tài, áp bức, bất công. Tất cả được Tổ Tiên chỉ dẫn từng bước cụ thể, từng giai đoạn thực tế, để từng người, từng nhóm người và toàn thể nhân loại trở về với Con Người đích thực, và để Xã Hội cũng trở thành đích thực trọn vẹn là xã hội của loài người.

    Sống Lại Hồn Nước. Trong ngõ bí của thời cuộc, trong phũ phàng của thực trạng mất nước, Tổ Tiên cho bùng lên một vừng sáng chói chang hy vọng: Vua Hùng lập đàn cầu Tổ về giúp. Việc lập đàn chứng tỏ lòng thành và ý thức của Vua Hùng về tầm mức quan trọng vượt bực trong đại cuộc cứu nước. Cứu một người đã khó thay, huống nữa là cứu cả một dân tộc, một đất nước, một lịch sử giống dòng.

    Tổ là biểu trưng cho Tinh Thần, cho Sức Sống tối cao, Hồn Thiêng của Dân Tộc. Ngài là nguồn gốc mà cũng là sự sống còn, là niềm hy vọng và là tụ điểm của toàn dân. Cầu Tổ là bộc lộ niềm tin bất diệt, niềm hy vọng tuyệt đối vào sức sống vô biên và truyền thống siêu việt của Dân Tộc. Ðây chính là nền tảng đích thực của công cuộc Cứu Dân Cứu Nước. Bất cứ nền tảng nào khác đều đưa đến kết quả là biến dân nước thành vong nô của ngoại bang, của tà thuyết, của cường quyền bạo lực, và chẳng khác nào như giặc Cộng ngày nay mà thôi.

    Ngoài ra, việc cầu Tổ còn nối kết cách tuyệt diệu các truyền tích Phù Đổng với Tiên Rồng và Tiết Liêu. Ở Tiên Rồng, Cha Rồng đã dặn: “Khi cần thì gọi, Ta về ngay.” Ở Tiết Liêu, khi Tiết Liêu thành tâm làm việc an dân thịnh nước, Tổ cũng về giúp. Thời bình mà Tổ còn thương như vậy huống chi thời loạn lạc khổ đau. Con cháu có lúc nào cần Tổ thương giúp bằng khi đất nước đại nạn, đồng bào thống khổ? Con cháu đã khẩn thiết kêu cầu, vua Hùng đã lập đàn và Tổ về giúp.

    Nhưng Vua lập đàn cầu Tổ. Trên đàn có ngai qúy để Tổ về ngự, có hương trầm nghi ngút, đèn nến sáng ngời. Vua quan thân thanh tâm tịnh, thành tâm thiện ý và dân chúng vây quanh cầu khẩn van nài thống thiết. Uy nghi trang trọng như thế, ai cũng trông chờ Tổ tại đàn, oai vệ chưa từng thấy. Nào ngờ trên đàn chưa có dấu hiển linh, thì ở ngã ba đường lại có một cụ già áo đỏ tới đùa giỡn với lũ trẻ trong làng.

    Lột Xác. Người dám tiến ra đại chúng để tìm gặp Tổ chính là vua Hùng. Vì quyết tâm cứu nước, nên dầu thấy những cảnh tượng bất thường của Cụ Gìa, Vua Hùng cũng tìm tới gặp Cụ và xin Cụ dạy cách cứu nước. Phải thành tâm cùng tột, tuệ linh sáng ngời như Vua Hùng mới có thể nhận ra đó không phải là quái nhân tới đây phá đám, mà là chính Tổ đã về.

    Tuy đã lập đàn và chuẩn bị mọi sự, tức là đã dự tính nhiều kế hoạch, nhiều chương trình nhưng Vua Hùng cương quyết gạt bỏ tất cả để tới ngã ba đường gặp Cụ Gìa cổ quái, và học cách cứu nước. Đây là điểm đột phá quan trọng cho người muốn cứu nước, là Lột xác.

    Không vượt nổi điểm đột phá này, không lột xác, không từ bỏ dự tính và phương thức cũ, không thích ứng với điều kiện và hoàn cảnh mới, không đón nhận kiến thức mới, chúng ta không thể hội nhập vào tổ chức mới và không mở rộng tâm trí để đón nhận những bất ngờ, những cổ quái… thì không thể nghe được tiếng Tổ mời gọi, tức là không thể nhận ra những phương thức thực sự hữu hiệu cho việc cứu nước. Chúng ta có vượt qua được điểm lột xác này thì mới có cơ may được Tổ chỉ cách Cứu Nước.

    Bất chấp sự phản đối của nhóm quần thần ngông nghênh can gián, Vua Hùng đã bỏ đàn đội mưa tới ngã ba đường gặp Tổ và đã được Tổ dạy phương thức cứu nước. Nhưng phương thức của Tổ lại cũng cổ quái. Tổ dạy vua sai sứ đi khắp nơi tìm người cứu nước. Thực là kỳ lạ. Tại sao Tổ không nói rõ vị cứu tinh đó là ai? Tại sao lại chỉ biểu cho người đi tìm? Nếu chỉ thế, thì tại sao Tổ lại phải hiện về, Vua Hùng đã chẳng đang tìm đó sao?

    Nhưng chính điểm kỳ quái đó lại là bài học. Tổ nhắc nhở, Tổ chỉ dạy, chớ Tổ không thể làm thay cho chúng ta. Tổ không giết giặc, Tổ không chỉ huy, Tổ cũng không làm gián điệp, cũng không cho nỏ thần, hoặc thị uy tiêu diệt giặc.

    Biết bao lần chúng ta cầu mong phép lạ điềm linh giết giặc thay chúng ta. Biết bao lần chúng ta than trách các Đấng Linh Thiêng không tích cực độ trì, để chúng ta khoanh tay nhìn giặc chết! Cũng vậy, bao lần chúng ta kết tội người khác, vì họ không làm cho chúng ta hưởng.

    Vấn đề không phải là Tổ làm, mà là chúng ta biết và thực thi ý muốn của Tổ. Khi biết Tổ Tiên, và các Đấng Thiêng Liêng, muốn cứu dân lành, thì chính chúng ta phải tỏ ra là con thảo, là tín đồ thuận thành, bằng cách chính chúng ta ra công phá giặc cứu người, để hoàn thành ý muốn của các Ngài. Chính chúng ta phải làm, phải dấn thân, thì mới cứu được nước.

    Vua Hùng đã được Tổ chỉ cách. Nhưng trước khi vua thể hiện ý Tổ, chúng ta thử nhìn lại giai đoạn qua. Trước hết, Vua Hùng đã sống với thực trạng mất nước, và cũng khởi công từ thực trạng đó. Vua không nuối tiếc hão huyền, cũng không mơ mộng viển vông. Tiếp đến, nhà vua tìm về nền tảng của công cuộc cứu nước. Nền tảng đó là Tổ, là Sức Sống, là Truyền Thống siêu việt đang tiềm tàng trong nếp sống của đại chúng.

    Và rồi, với quyết tâm cứu nước, vua đã lột xác, đã sẵn sàng thích ứng và xử dụng mọi hoàn cảnh mới, mọi điều kiện mới. Cuối cùng là dấn thân, không do dự, không ỷ lại, sẵn sàng biến mọi sự, cả những chướng ngại, thành phương tiện hữu hiệu.

    Đó là Vua Hùng. Nhưng Vua Hùng là biểu tượng của con người cứu nước đích thực. Vì vậy những đức tính trên cũng chính là những điều kiện cần thiết cho bất cứ ai muốn thực sự góp phần vào việc phá giặc cứu dân.

    Nhìn chung Mỵ Châu - An Dương Vương đã từ bỏ Hồn Nước, nên đưa tới mất Nước. Ở đây Vua Hùng gặp lại Tổ, sống lại Hồn Nước, nên khởi sự cứu nước.

    Vua Hùng đã lập đàn cầu Tổ và được Tổ dạy cách cứu nước. Lời dạy của Tổ chính là phương thức cứu nước. Lời dạy của Tổ là ý muốn của Tổ, mà cũng là chính Tổ hiện thực và sống động trong hiện trạng đất nước. Vì vậy, Theo lời Tổ Dạy là động lực cho mọi hành động của vua Hùng. Sở dĩ vua Hùng sai sứ đi tìm Người Cứu Nước, sở dĩ các sứ chịu đi, và sở dĩ toàn dân chịu nghe theo họ cũng chỉ vì Theo Lời Tổ Dạy.

    Theo lời Tổ Dạy trở thành Sức Sống, trở thành Hồn Thiêng tạo dựng, thúc đẩy, điều hợp và hoàn thành Công Cuộc Cứu Nước. Sức Sống này sẽ từ Vua Hùng truyền qua đoàn sứ nhân, và đoàn sứ nhân truyền qua toàn dân.

    Được Tổ chứng giám, được Tổ chỉ dạy, giờ đây vua Hùng mạnh dạn sai sứ lên đường. Các sứ nhân chính là đại diện, là hiện thân của Vua Hùng. Họ là chính Vua Hùng đi đến với dân.

    Như vậy, đoàn sứ nhân là Người Cứu Nước lên đường hành động. Họ dấn thân thể hiện sứ mạng theo Lời Tổ dạy. Họ đem Sức Sống của Tổ đến cho toàn dân. Nhờ họ, toàn dân mới nhận được sứ điệp của Tổ và mới cứu được nước. Vai trò của đoàn sứ nhân, của tổ chức cứu nước đích thực, là vai trò nền tảng trong công cuộc cứu nước.

    Ðoàn sứ nhân lên đường, đoàn cán bộ đi hoạt động công tác tổ chức cứu nước. Các sứ nhân này đã chia nhau đi đến với người dân ở khắp nơi. Mục tiêu hành động đầu tiên của tổ chức cứu nước là Dân, chớ họ chưa trực tiếp đối đầu với giặc. Công tác chính là vận động toàn dân đứng lên chống giặc. Có như thế thành công mới trọn vẹn.
    Họ đi khắp nơi, không bỏ sót, không từ khước bất cứ một nơi chốn hay một phạm vi nào.

    Nơi đó có thể là trong hay ngoài nước, nơi thân thiện hay ở ngay trong lòng địch, mà cũng là các lãnh vực như văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, kỹ thuật, văn nghệ, giáo dục, thể thao, giải trí, truyền thông, hoặc là các cộng đồng, hội đoàn, chòm xóm, tộc họ, gia đình, hay là trí óc, con tim, cuộc sống của bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh hay sinh hoạt của Con Người, cá nhân cũng như tập thể. Như thế, đoàn sứ nhân cũng cần có những khả năng thích ứng, để có thể phổ biến sứ điệp của Tổ tới cho mọi tầm độ, mọi hoàn cảnh, mọi con người đặc thù.

    Họ chia nhau đi, không dồn chung một chỗ, không dành nhau một việc. Mỗi người tùy khả năng và hoàn cảnh riêng mà nhận phần trách nhiệm của mình. Có phân nhiệm mới có tổ chức. Tổ chức cứu nước là những con người cùng thể hiện các đức tính của sứ nhân, và theo hiện tình và khả năng linh động, mà chia nhau trách nhiệm hoàn thành các công tác thực thi sách lược cứu dân. Ðoàn sứ nhân chia nhau đi khắp nơi để loan tin.

    Nhưng tin của họ thực là đơn sơ: Tổ đã về và sai đi tìm người cứu nước.
    Nội dung tuy ngắn gọn, nhưng tác dụng lại hệ trọng. Tổ đã về và Tổ bảo đi tìm chứng tỏ Tổ đã độ trì cho công cuộc cứu nước, Tổ đã cho phương thức, và chắc chắn có người cứu được nước. Chúng ta đã có Sức Sống, có sách lược, có nhân sự… Ðây là lúc khám phá, đây là lúc thực hiện. Dầu giặc đang mạnh, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ thắng. Có gì khích động và hứng khởi hơn để khơi dậy niềm Tự Tin Dân Tộc bằng nguồn tin tuyệt diệu này? Dầu ai tuyệt vọng, cũng phải hăng say vui sướng.

    Như vậy, đoàn sứ nhân đi loan tin khắp nơi, chính là thể hiện công tác đem Tinh Thần dân tộc đến cho toàn dân. Nước mất vì dân quên Tổ, quên nếp sống truyền thống siêu việt của tổ tiên. Giờ đây, đoàn sứ nhân nhớ tới Tổ, thức tỉnh niềm tin, sống lại tinh thần và sức sống dân tộc.

    Khi đến với dân, đoàn sứ nhân không chỉ loan tin, mà còn phải có hành động cụ thể: họ lục lạo tìm kiếm người cứu nước. Hoạt động này cũng gây tác dụng thiết yếu. Khi đã phấn khởi nhờ sống lại niềm tin, mọi người cũng tiếp tay với đoàn sứ nhân mà đi tìm Người cứu nước. Khi góp phần tìm kiếm, chính là lúc mọi người đều thấm thía nạn mất nước.

    Do đó, mỗi người sẽ ý thức đích xác về phận vụ của mình trong công cuộc cứu nước. Mọi người sẽ lột xác, lãnh nhận trách nhiệm, và dấn thân chu toàn sứ mạng lịch sử. Như vậy, đoàn sứ nhân loan tin và tìm kiếm chính là thực hiện công tác làm cho người dân sống lại Hồn Nước, ý thức nạn nước, nhận lãnh trách nhiệm, và dấn thân cứu nước.

    Ðây cũng là công tác làm cho Mọi Người sống trọn nếp sống Việt, trở thành Người Dân Đích Thực, trở thành Người Cứu Nước.

    Nhìn chung An Dương Vương làm mất nước, vì đã xa cách dân, loại dân ra khỏi việc nước. Giờ đây Vua Hùng, qua đoàn sứ nhân đã tìm lại dân, giúp dân ý thức và chung phần việc nước.

    Mọi người đã cùng cố công tìm kiếm, và rồi tại làng Phù Ðổng họ đã gặp người cứu nước. Việc gặp thấy người cứu nước tại một làng cũng là nét đặc trưng của Chánh Thuyết Tiên Rồng, nhấn mạnh người cứu nước được tìm gặp ở trong làng, chớ không phải trong cung điện vua hay nơi đô thị. Trong nếp sống dân ta, làng giữ một vai trò nền tảng. Thể chế làng nước đã được Tổ tiên đặc biệt chú trọng và lưu truyền trong An Tiêm.

    Tại làng, đã xuất hiện người cứu nước. Nhưng nhân vật này cũng kỳ lạ chỉ là cậu bé ba tuổi. Tính cách bé bỏng của cậu bé tượng trưng cho đại chúng, cho toàn dân. Lại nữa, cậu bé lên ba cũng phù hợp với khoảng thời gian mà sử Trung Hoa ghi là Ân Cao Tôn xâm lấn nước ta. Như vậy, cậu bé ba tuổi này chính là biểu tượng cho đại chúng, cho toàn dân. Vị cứu tinh chính là người dân.

    Dầu tê liệt câm nín, nhưng Cậu Bé lại lắng nghe. Sống trong nạn nước, toàn dân qua Cậu Bé Phù Ðổng phải lặng im bất động. Tuy nhiên mọi người chúng ta đều luôn luôn nôn nóng trông chờ ngày được giải thoát khỏi ách giặc. Mọi người luôn nôn nóng trông chờ ngày gỉai thoát, mọi người vẫn sôi sục trông đợi dịp vùng lên, mọi người hằng lắng tai nghe ngóng mọi nguồn tin đem lại hy vọng cứu nước. Vì vậy, khi sứ nhân vừa loan tin Tổ về, Cậu Bé đã cấp thời hưởng ứng. Khi nghe sứ nhân, chính là lúc Cậu Bé bùng lên niềm hy vọng, sống lại Hồn Nước.

    Ðã gặp lại Tổ, đã sống lại niềm tin, Cậu Bé liền bật nói, toàn dân đều bật nói. Bật nói là dám hiên ngang bộc lộ. Dầu mới chỉ bằng lời nói, đây cũng là dấu chỉ của lòng tự tin và phấn khởi. Từ đây người dân đã dám tự hào về mình, dám nói lên niềm tin tưởng của chính mình. Cậu phát biểu lời đầu tiên là đòi ngựa và roi sắt. Cậu đòi hỏi phương tiện để phá giặc cứu nước.

    Ðây là dấu chứng sức mạnh tinh thần đã bộc lộ. Khi thoát khỏi tình trạng câm nín, khi tinh thần đã được củng cố, khi ý thức được trách nhiệm với nước, điều đầu tiên người dân nghĩ tới là phương tiện chiến đấu.

    Người dân đòi phương tiện chiến đấu cũng là dấu hiệu cho thấy các sứ nhân, tức tổ chức nòng cốt cứu nước đã thành công trong công tác thức tỉnh người dân. Tại khúc quanh quyết định này, vai trò của sứ nhân cũng đổi khác. Trước đây, sứ nhân nói cho dân nghe. Nay dân đã nghe và đã nói, thì sứ nhân lại trở thành người nghe dân.
    Thực vậy, khi người dân đã thành tâm tiếp nhận và đã sống đúng tinh thần Tổ, thì tiếng dân trở thành tiếng của Tổ. Tiếng dân là ý Tổ trong hiện trạng của đất nước. Vì vậy, giờ đây tiếng dân chính là phương thức thiết thực và hữu hiệu cho công cuộc cứu nước.

    Khúc quanh này đặc biệt rất quan trọng cho tổ chức cứu nước, chẳng những vì nó quyết định sự thành bại, mà còn thẩm định bản chất của tổ chức. Tổ chức không biến đổi, không trở thành người nghe dân, thì chắc chắn tổ chức đó không phải của dân.
    Từ đó, láng giềng khắp nơi đem gạo vải tới giúp Cậu ăn mặc. Khi đã tự tin, người dân tự động khởi công. Ăn mặc là nhu cầu nền tảng của đời sống con người. Vì vậy, gạo vải là tất cả những thiết yếu cho công cuộc cứu nước.

    Ðẹp thay cảnh toàn dân tấp nập góp gạo góp vải. Mọi người tự nguyện góp của góp công, cộng tài cộng đức. Bao thiện chí bấy nhiêu nung nấu, bao tài năng bấy lâu che đạy, bao sức mạnh bấy lâu đè nén, bao phương tiện bấy lâu tích trữ, bao diệu kế bấy lâu ấp ủ giờ đây tất đều bộc phát, tất cả đều bộc hiện, tất cả đều bùng lên.

    Khi đã lãnh nhận trách nhiệm, người dân tự nguyện đóng góp, tự túc chu cấp những nhu yếu cơ bản của cuộc chiến đấu. Tất cả gạo vải, mọi sự đóng góp đó, đều để giúp cho Cậu Bé Phù Ðổng ăn mặc. Tất cả tự nguyện của dân đều tập trung vào Cậu Bé. Người dân chỉ quy tụ quanh Cậu Bé, chớ không tập họp theo các sứ nhân.

    Trong giai đoạn đầu của công cuộc thức tỉnh, người dân chỉ mới tin tưởng vào những người thân cận quanh mình, trong tầm vóc làng thôn. Những gì sứ nhân hứa hẹn, dầu sao, cũng còn quá xa vời. Lại nữa, theo đúng tâm trạng Con Người, người dân chỉ tự ý quy tụ quanh Cậu Bé Phù Ðổng, vì chính Cậu đã tỏ ra vài dấu hiệu đặc biệt, chỉ Cậu đáp ứng phần nào công tác tìm kiếm anh hùng cứu nước.

    Dân chỉ quy tụ theo ai tỏ ra thực sự có tâm huyết, có tinh thần, hết lòng vì đại cuộc, dấn thân chu toàn sứ mạng chung. Có dân tự ý quy tụ chính là tiêu chuẩn để thẩm định một công cuộc đích thực của dân, do dân. Khi mọi người góp sức, Cậu Bé Phù Ðổng lớn nhanh như thổi. Gạo vải thu tích không phải để chất đống, mà tất cả đều được xử dụng làm tăng trưởng sức sống toàn diện.

    Trong việc tập trung sức mạnh, vấn đề phân nhiệm và điều hợp giữ phần quan trọng hàng đầu. Sức mạnh toàn dân chỉ có thể thực sự hữu hiệu, khi được vận dụng và điều hợp đúng mức. Nếu không phân nhiệm, không định hướng, sự quy tụ sẽ trở thành hỗn loạn, phân hóa, và đối nghịch nội bộ.

    Ðây là giai đoạn tập trung năng lực toàn dân, mà cũng là bài học đoàn kết. Mọi người vây quanh Cậu Bé Phù Ðổng, là vì họ đã sống lại niềm tin dân tộc, họ đã ý thức trách nhiệm cứu nước, họ đã tìm ra Cậu Bé, và Cậu Bé đã bật nói. Như vậy, công tác kết hợp toàn dân đã thành công, chẳng những giúp cho mọi người sống thực tinh thần dân tộc và ý thức trách nhiệm, mà còn nhờ chứng tỏ kế sách hữu hiệu, qua một số hoạt động có kết qủa thực tiễn. Ðây là những điều kiện thiết yếu cho việc đoàn kết toàn dân. Khi không hội đủ các yếu tố này, việc đoàn kết chỉ là chòm xóm, giai đoạn và hời hợt theo các mục tiêu hạn hẹp.

    Sứ vua đem ngựa và roi sắt tới. Ngựa sắt và roi sắt chính là sức mạnh và phương tiện chiến đấu. Ngựa và roi sắt cũng là biểu trưng của sức mạnh quân sự để phá giặc. Trong bầu khí mất nước và toàn dân vừa vùng lên góp tài góp của, thì ngựa và roi sắt chính là sự đóng góp của toàn dân.

    Tuy nhiên, sức mạnh phương tiện đó lại do sứ nhân đem tới. Ðoàn sứ nhân, tức là tổ chức cứu nước đã đem Hồn Nước về với toàn dân, nhờ đó Toàn Dân vùng dậy. Giờ đây, đoàn sứ nhân còn phải điều hợp sức mạnh ở các tổ chức làng xã thành tầm vóc toàn nước, biến sự đóng góp của toàn dân thành sức mạnh chiến đấu chống giặc. Sức mạnh này không chỉ nhấn mạnh ở lãnh vực quân sự, mà còn bao trùm mọi lãnh vực khác, như kinh tế, xã hội, chính trị, giáo dục, ngoại giao ảnh hưởng tới cuộc chiến đấu.

    Như vậy, phận vụ của tổ chức cứu nước còn là nhận rõ sức mạnh hiện thực tiềm ẩn trong dân nước, rồi tùy theo hoàn cảnh và điều kiện thực tế đương thời, mà ứng biến thành sức mạnh cứu nước hữu hiệu. Việc tổ chức và điều hợp lại cần nhân sự, khả năng đặc biệt, và ngành nghề chuyên môn. Tất cả đều xác định đúng vai trò quan trọng của một tổ chức khả dĩ có đủ sức nhìn xa trông rộng để mà biết quyền biến với tình thế.

    Khi nhận được ngựa và roi sắt, Cậu Bé liền vươn vai thành người cao lớn. Cậu đã ăn nhiều, đã lớn như thổi, nhưng phải chờ cho tới khi có ngựa và roi. Cậu mới vươn vai vượt tới tầm vóc đúng mức của mình. Trước đây, khi nghe về Tổ, Cậu đã bật nói, đã dám bộc lộ chính mình. Nhưng nay, có thêm ngựa và roi sắt, Cậu mới vùng dậy, mới đi đứng, mới hành động. Dầu mọi người đã thức tỉnh, đã quyết tâm, nhưng phải có phương tiện thì toàn dân mới có thể ra tay, mới có thể đối đầu được với giặc.

    Thế là, nhờ có sứ nhân trao ngựa sắt, Cậu Bé đã vươn vai. Nhưng khi cậu nhảy lên ngựa, thì ngựa sắt lại biến thành ngựa thần, sống động và phun lửa.

    An Dương Vương ỷ vào thành ốc và nỏ thần để mất dân. Nỏ thần dầu bắn một phát giết cả vạn giặc, mà vì không có dân, nên mất hiệu nghiệm, không bằng gỗ đá. Ở đây, khi được sức mạnh dân tộc xử dụng, thì dầu là ngựa sắt cũng hóa thành ngựa thần.

    Không có dân nỏ thần thành nỏ gỗ. Có dân ngựa sắt hóa ngựa thần. Toàn dân vươn vai thì mọi sự cũng đều vươn theo. Sức mạnh của toàn dân làm cho mọi phương tiện trở thành hiệu lực cách thần kỳ, trở thành linh hiển. Không có hình ảnh nào diễn tả sức mạnh và vai trò của toàn dân một cách rõ ràng và đầy đủ hơn.

    Ðã có Hồn Nước, đã có toàn dân. Sức mạnh đã tập trung, đây là lúc vùng lên đuổi giặc để giành lại Đất Nước. Với ngựa lửa roi sắt, vị anh hùng Phù Ðổng đã oai dũng đánh bọn giặc một trận tơi bời. Khi toàn dân đã có tinh thần, đã có sức mạnh, đã có phương tiện, thì việc đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, cũng là chuyện đương nhiên. Lịch sử mấy ngàn năm đã nhiều lần minh chứng hùng hồn.

    Ngựa lửa là sức mạnh của đấu tranh, nhưng Phù Ðổng lại dùng roi sắt. Hình ảnh dùng roi sắt nói lên lòng nhân thứ của Tổ Tiên. Phù Ðổng dùng roi chứ không dùng gươm. Roi mang ý nghĩa sửa dạy, đánh phạt, dầu là roi sắt; còn gươm giáo luôn là vũ khí chém giết. Ngay trong ngôn ngữ chúng ta cũng dùng chữ đánh, dầu là giặc, đánh giặc. Cương quyết, dũng mãnh, nhưng không tàn bạo. Ôi tinh thần nhân thứ, khoan dung, và qúy trọng con người của Chánh Thuyết Tiên Rồng.

    Với việc Tổ trở về, với vua Hùng và đoàn sứ nhân dấn thân, với tổ chức cứu nước, với mọi người góp gạo góp vải, với ngựa sắt roi sắt, với tre làng bị nhổ, với số làng bị cháy, tính cách toàn dân toàn diện của công cuộc cứu nước đã bộc lộ rõ ràng.

    Mọi người và tất cả, đều được vận dụng để chống giặc: từ những phương tiện vật chất, gạo, vải, sắt, lũy tre, thú vật đến làng thôn, hệ thống tổ chức quốc phòng, chính trị, xã hội, văn hóa cho đến tinh thần dân tộc, qúa khứ lịch sử, và cả sông núi, Hồn Thiêng tất cả đều gom đúc thành Sức Mạnh thần diệu của Dân Tộc, tất cả đều góp phần vào việc cứu dân cứu nước. Nhờ có vậy, giờ đây chiến thắng mới thực sự là chiến thắng toàn vẹn của toàn thể dân tộc. Có như vậy, cuộc sống mới thực sự mở đầu cho tất cả mọi người.

    Bài học dạy cách đánh giặc cứu nước. Giờ đây giặc đã tan, nhưng việc cứu nước vẫn chưa xong. Bài học vẫn còn tiếp: Phù Đổng cỡi ngựa lên núi và về trời. Núi là nơi của Tiên. Lên núi là hình ảnh trở thành phần Tiên.

    Phù Ðổng là biểu tượng của sức mạnh tập trung của dân tộc, tức phần Rồng. Sức mạnh đó đã được vận dụng tối đa và đã oai dũng đánh đuổi quân giặc. Giờ đây giặc đã tan, dân nước lại vui hưởng thanh bình, nên Sức Mạnh đó lên núi, tức không còn cần phải bộc lộ oai dũng, mà được thăng hoa tiềm tàng vào sông núi, vào tâm hồn của dân nước. Chiến công đuổi giặc trở thành kinh nghiệm sống của toàn dân, trở thành phần Tinh Thần, phần Truyền Thống bất diệt, xáp nhập vào phần Tiên của dân tộc.
    Qua toàn bộ công cuộc, chẳng những toàn dân đã đánh đuổi giặc nước, mà mỗi người còn dẹp tan được mọi thứ giặc trong chính bản thân. Trong tiến trình trở thành người cứu nước, mọi người cũng trở thành Con Người toàn vẹn. Khi cứu được nước, dân tộc ta đã trở thành một khối hiệp nhất, toàn hảo, toàn hiệp.

    Với mọi chướng ngại đã được đánh tan, với những kinh nghiệm tuyệt hảo, với niềm tin chan chứa, và với sức sống tràn đầy, giờ đây khối người toàn hiệp này đem trọn tâm sức cùng nhau xây dựng một cuộc sống mới. Với cuộc sống phát xuất từ tâm khảm của những con người thấm nhuần Chánh Thuyết Tiên Rồng, toàn dân hiên ngang bước vào một KỶ NGUYÊN MỚI, kỷ nguyên của một xã hội loài người tràn đầy hạnh phúc.

    Về trời là sự phong thưởng cao qúy nhất của Chánh Thuyết Tiên Rồng. Như Chử Đồng - Tiên Dung về trời sau khi hai ngài trọn đời chăm lo việc chính trị An Dân Thịnh Nước. Tiếp đến Phù Ðổng thi hành nghĩa vụ quân sự Giúp Dân Cứu Nước cũng được về trời. Tổ Tiên phong thưởng cho những người đóng góp công đức trong đại cuộc cứu nước được về trời và được tòan dân kính nhớ tôn thờ.

    Có người cho rằng dân Việt có đạo thờ Anh Hùng. Quả thật chúng ta thờ những vị Danh Tướng và trên đất nước có nhiều đền thờ các Ngài. Ngòai ra, mỗi làng đều có Thành Hòang và hầu hết là những Anh Hùng đóng góp công đức cho dân nước thuộc mọi thành phần. Anh Hùng Kiệt Nữ được thờ là những vị cứu dân cứu nước, không có người nào đi xâm lăng hay tàn hại dân tộc khác mà được tôn thờ như những văn hóa khác, họ sùng bái thần Chiến Tranh, thần Máu Lửa trong các đền thờ và cổ vũ trong nếp sống, trong phim ảnh, trong giáo dục.

    Bi kịch Loa Thành thất thủ đưa tới việc Mỵ Châu bị chết dưới lữa gươm của An Dương Vương. Mỵ Châu đã đền tội vì trách nhiệm trong việc làm mất nước. Nhưng sự thể ra nông nỗi đó cũng chỉ vì nàng quá yêu thương và tin tưởng chồng.

    Tổ Tiên ta thưởng phạt phân minh. Có tội làm hại nước thì phải chết. Nhưng nàng đã trọn tình nhà, thì thưởng phần tình nhà.

    Tình nhà của Mỵ Châu đã được Tổ Tiên phong thưởng bằng cách cho máu nàng chảy xuống biển và được giống trai nuốt vào mà hóa thành ngọc.

    Cách phong thưởng này chẳng những không kỳ lạ, mà lại nằm trong hệ thống giá trị của văn hóa Việt. Những kẻ trọn tình nhà như người em trong Trầu Cau, người vợ trong Vọng Phu, trái tim của Trương Chi, và ở đây, máu của Mỵ Châu, tất cả đều hóa thành đá ngọc, nghĩa là đã trở thành trường tồn với thời gian, được qúy chuộng, và được làm nền tảng xây dựng lâu dài.

    Về phần Trọng Thủy, dầu thành công trong mưu đồ xâm chiếm, nhưng chàng nhớ vợ và nhảy xuống giếng mà chết. Chàng đã vì ý đồ xâm lăng, mà phụ nghĩa vợ chồng, thì chàng cũng phải chết. Vì danh lợi mà không trọn Tình Nhà, thì cuộc đời cũng không đáng sống, thì không có quyền sống.

    Vì tình nhà mà hại nước thì phải chết. Vì quyền lực mà hại nhà, thì cũng phải chết. Đây là tuyệt đỉnh bài học làm người của văn hóa Việt. Bài học này đi ngược hẳn chủ trương của nhiều văn hóa khác.

    Với cái chết của Mỵ Châu, Tổ Tiên ta đã xử tử hình các chủ thuyết cá nhân vị kỷ. Với việc Trọng Thủy nhảy xuống giếng, các chủ thuyết tập thể bá quyền cũng bị nhận chết theo.

    Con người chỉ có thể sống xứng đáng, trọn vẹn và hạnh phúc khi thể hiện đầy đủ các đặc tính bẩm sinh vừa cá thể vừa xã hội của mình. Có Nhà Mà Cũng Có Nước, Có Nước Mà Cũng Có Nhà. Tiên Rồng Song Hiệp hoàn chỉnh.

    - Tình Nghĩa. Mỵ Châu và Trọng Thủy đều đã chết. Nhưng thực cảm động khi những viên ngọc do máu Mỵ Châu lại trở thành sáng đẹp hơn, nhờ rửa trong nước giếng chôn xác chồng. Nàng đã yêu thương và tin tưởng chồng đến nỗi giao phó cả nước non, đã đưa nỏ thần cho chàng xem. Nàng đã yêu chàng trong tuyệt vọng đến liều lĩnh, khi nhổ lông ngỗng làm dấu hiệu trên đường chạy trốn chàng. Và giờ đây, cả những giọt máu của nàng cũng tươi sáng lên khi được tắm trong nước tẩm xác chàng.
    Ôi tình nghĩa của nàng Tiên Việt! Nàng đã sống trọn Tình Yêu của Văn Hóa Việt. Nàng đã thể hiện những nguyên tắc của Thân Thương Tột Cùng: Quyết chẳng lìa nhau, Sẵn sàng chết cho nhau, và Mãi mãi có nhau.

    Chỉ tiếc là nàng đã không ứng dụng nguyên tắc tắc đầu tiên, là hai người phải Giống nhau như đúc, tức là phải tìm hiểu nhau, phải gặp nhau trọn vẹn, nên nàng đã không nhận ra Trọng Thủy, và bị giặc lừa gạt.

    - Hệ Thống Làng Thôn. Với truyền thống ngàn năm của nếp sống Việt, với kinh nghiệm đau đớn của Loa Thành, Tổ Tiên ta quyết không xây thành cho vua chúa, không tập trung bạo lực. Sống đúng nguyên tắc Giữ nước là việc của toàn dân, các Ngài lập hệ thống phòng thủ nơi toàn dân. Làng thôn của dân trở thành một mạng lưới thành lũy và lực lượng trải rộng khắp đất nước.

    Với thể chế Làng Nước, làng Việt chính là trung tâm sinh hoạt tự lập tự chủ của người dân, mà cũng là sức mạnh của dân tộc. Trước mọi cuộc xâm lăng thuộc mọi lãnh vực, trước mọi mưu đồ làm tổn hại cuộc sống hạnh phúc của người dân, hệ thống làng thôn đã luôn luôn là cơ cấu chính yếu giúp dân ta bảo toàn lực lượng, phục hồi sức mạnh, và vùng lên phá giặc.

    Mỗi làng là một chiến lũy, toàn dân là chiến sĩ.

    - Ở cấp Tình Nước, những người An Dân Trị Nước như Tiên Dung Chử Ðồng thành Tiên, Phù Ðổng thành Thần… Tiên, Thần là phần thưởng công, phần thăng hoa hay tinh túy của linh thiêng.

    - Ở cấp Tình Nhà, Trầu Cau qua chuyện người em hóa đá, máu Mỵ Châu trọn tín thác chồng thì hóa ngọc, trái tim Trương Chi ôm mối tình câm, chỉ vì con người phân chia đẹp xấu, giầu nghèo… thì cũng hóa ngọc. Ðá, ngọc là kết tinh, tinh túy của vật chất!

    Nói đến cả hai phần vật chất và tinh thần (siêu linh), Tiên Rồng trong mỗi Con Người, đều được thăng hoa thành đá, thành ngọc, thành Tiên, thành Thần… thì chúng ta đã trở về với Chánh Thuyết Tiên Rồng gồm linh thiêng và vật chất của Con Người.

    Vậy có sự an ủi và niềm hãnh diện nào hơn, là được làm Con Cháu Tiên Rồng, mang Chánh Thuyết Tiên Rồng siêu việt của Tổ Tiên để đi xây dựng tổ chức chính trị Đảng Tiên Rồng, nhằm mục đích Giúp Dân Cứu Nước và thể hiện Sức Mạnh Hồn Việt trong thời đại mới, Thời Đại Tín Liệu của Con Người ngày nay.

    Đó là bổn phận và là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chúng ta vậy.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X