Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Công nhân người Hoa và đường sắt xuyên Hoa Kỳ

Collapse
X

Công nhân người Hoa và đường sắt xuyên Hoa Kỳ

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Công nhân người Hoa và đường sắt xuyên Hoa Kỳ

    Công nhân người Hoa và đường sắt xuyên Hoa Kỳ

    Nhân sự kiện tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông do Tổng thầu EPC của Trung Quốc sau nhiều lần “lỗi hẹn” nhưng vẫn chưa được khánh thành… và gần đây nhất, có tin Trung Quốc có thể sẽ tham gia Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, với tổng vốn đầu tư 58,71 tỷ USD… chúng tôi xin kể lại chuyện từ đầu thế kỷ thứ 19 có sự tham gia của công nhân người Hoa vào việc xây dựng đường sắt xuyên lục địa tại Hoa Kỳ.

    ***

    Một năm sau cuộc Nội chiến Nam-Bắc tại Mỹ, Quốc hội Hoa Kỳ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua Đạo luật Đường sắt Thái Bình Dương (Pacific Railroad, 1862).

    Tuyến đường sắt này còn được biết đến qua tên gọi “Transcontinental Railroad” (Tuyến đường sắt xuyên lục địa) với chiều dài 3.077 km, nối liền Omaha, tiểu bang Nebraska với bờ biển Thái Bình Dương tại San Francisco, California.

    Con đường sắt xuyên nước Mỹ được bắt đầu xây dựng năm 1863 và khánh thành năm 1869 do ba công ty đường sắt Union Pacific, Central Pacific và Western Pacific đảm trách.

    Phần dài nhất, 1.746 km, do Union Pacific thực hiện từ Omaha đến bờ biển phía Tây. Central Pacific thực hiện đoạn 1.110 km về hướng Đông, từ Sacramento, California đến tiểu bang Utah. Phần còn lại do Western Pacific xây dựng từ Oakland đến Sacramento, dài 212 km.
    ]
    Tuyến đường được thực hiện bởi Công ty Central Pacific (màu đỏ) và Union Pacific (màu xanh). Những phần còn lại được xây dựng bởi Western Pacific

    Khởi đầu, công nhân tham gia xây dựng tuyến đường đa số là những cựu chiến binh đã giải ngũ sau cuộc nội chiến Nam-Bắc. Họ là những người phải đương đầu với vô vàn khó khăn cùa mùa đông khắc nghiệt lẫn mùa hè đổ lửa. Bên cạnh đó là các cuộc tấn công của thổ dân da đỏ và tình trạng vô luật pháp của các thị trấn mới thiết lập ở bờ Tây.

    Vì những khó khăn kể trên nên ngay từ ban đầu số công nhân người bản xứ tham gia việc xây dựng không đạt được kế hoạch đề ra. Các công ty phải tính đến chuyện sử dụng người lao động nhập cư từ nước ngoài. Đó cũng là lý do lao động người Hoa được tính đến.

    Đa số họ là những người Trung Hoa nghèo khổ của tỉnh Quảng Đông. Lý do khiến họ ra đi là cuộc nổi loạn mang tên “Thái Bình Thiên Quốc” chống lại sự cai trị của nhà Thanh vào giữa thế kỷ thứ 19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 20 triệu người Hoa Lục. Người Mỹ khi đó thậm chí còn tổ chức các điểm tuyển công nhân tại Quảng Đông để sang Mỹ xây dựng đường sắt.

    Với thân hình nhỏ bé và thiếu hẳn kinh nghiệm trong việc xây dựng đường sắt nhưng lao động người Hoa với bản tính cần cù của người Châu Á nên vẫn làm quen với việc lao động tay chân nặng nhọc tại Mỹ.


    Lao động nhập cư người Hoa trên công trường xây dựng tuyến đường sắt tại Mỹ

    Lực lượng lao động người Hoa nhập cư còn phải đương đầu với nhiều vấn đề khác. Chẳng hạn như một ngày làm việc 12 giờ để đặt các đường ray qua núi Sierra Nevada. Đã có những trường hợp công nhân bị mất tích trong các trận lở tuyết, lở đất hoặc tai nạn với chất nổ, đó là chưa kể bệnh tật đã cướp đi sinh mạng của nhiều người.

    Cho đến nay, con số thống kê về lao động người Hoa trên tuyến đường sắt xuyên lục địa vẫn chưa được chính thức xác nhận. Người ta chỉ phỏng đoán có từ 15.000 đến 20.000 người, trong số đó có khoảng 1.000 người đã phải nằm xuống. Tuy nhiên, sự đóng góp của người Hoa rất ít được nói đến trong lịch sử Hoa Kỳ.

    Trước đó, “Cuộc đổ xô đi tìm vàng tại California” (California Gold Rush) 1848-1855 cũng đã thu hút những người Hoa đầu tiên đến Hoa Kỳ. Tại đây, họ và những người Mỹ gốc La Tinh đã bị người bản xứ tìm vàng (được gọi là “fourty-niners”… lấy tên từ năm 1949 để chỉ những người đi tìm vàng) xua đuổi trong việc cạnh tranh… “săn vàng”.



    Lao động người Hoa trên một đoạn đường ray tại sa mạc Nevada

    Tiền lương của một người lao động Trung Hoa thật khiêm tốn, nếu không muốn nói là… “rẻ mạt”. Một người Mỹ da màu được trả lương 30 đô-la một tháng nhưng được công ty đường sắt nuôi ăn và cung cấp chỗ tá túc. Một công nhân người Hoa nhận được 31 đô-la nhưng phải tự lo việc ăn uống cũng như tự dựng những lều trại để nghỉ ngơi.


    Lều trại do công nhân tự xây dựng

    Năm 1867, sau một cuộc đình công 8 ngày của 3.000 công nhân người Hoa vào tháng 6, mức lương được tăng lên 35 đô-la, tương đương với 630 đô-la theo thời giá năm 2018. Một tuần làm việc 6 ngày, nghỉ ngơi vào Chủ Nhật.



    Công nhân người Hoa tại Mỹ

    Giáo sư Gordon Chang, thuộc đại học Stanford, giải thích việc sử dụng lao động người Hoa trong cuốn “Ghosts of Gold Mountain” (Những bóng ma trên núi vàng), một tác phẩm hiếm hoi viết về công nhân người Hoa trên tuyến đường sắt xuyên lục địa:

    “Dĩ nhiên là công ty đường sắt thích sử dụng lao động người da trắng nhưng số người xin việc rất ít, không đáp ứng được nhu cầu đề ra. Ban đầu, ý tưởng tuyển người Hoa bị phản đối vì dư âm “bài Hoa” từ cuộc đổ xô đi tìm vàng hãy còn đó. Thế nhưng, cuối cùng, giải pháp dùng người Hoa vẫn được thông qua!”

    Tháng 1/1864 công ty đường sắt nhận 21 công nhân người Hoa đầu tiên. Một năm sau đó, số người tăng lên 50 vì công nhân da trắng không thích công việc vừa nặng nhọc, vừa nguy hiểm. Ngày càng nhiều công nhân nhập cư đến độ có thể nói 90% công nhân của dự án đường sắt là người Hoa. Giáo sư Chang giải thích:

    "Tính về thời gian di chuyển, Hồng Kông và Hoa Lục rất gần với bờ biển phía Tây của Hoa Kỳ. Công việc của lao động người Hoa gồm nhiều thình thức, từ “lao động phổ thông” đến thợ rèn, thợ mộc, thợ đào hầm… trong khi công nhân người Ái Nhĩ Lan không đến California, họ chỉ có mặt khi dự án gần kết thúc.

    “Tiền lương của người Hoa thấp hơn người da trắng từ 30 đến 50% nhưng công việc lại rất nguy hiểm như đào hầm phải sử dụng thuốc nổ. Cũng có những bằng chứng cho thấy họ còn bị một số “thầy cai”… hành hạ thể xác!

    "Điều đáng khen ngợi là họ biết dùng sức mạnh của tập thể để đương đầu với nghịch cảnh. Tuy nhiên, đáng buồn là lịch sử chỉ coi họ như những thành phần thiểu số nên ít được nói đến”.

    (hết trích)



    Tác phẩm “Ghosts of Gold Mountain” của Giáo sư Gordon Chang

    Bất chấp những khó khăn, gian khổ, các công nhân người Hoa đã kết thúc dự án đường sắt liên lục địa vào năm 1869. Điều đáng nói là họ hoàn thành trước thời hạn và trong phạm vi ngân sách đã duyệt.



    Cái bắt tay giữa hai miền Đông & Tây khi dự án kết thúc

    Đây là điểm son của dự án đường sắt xuyên lục địa ở Hoa Kỳ… không như đường sắt Cát Linh – Hà Đông của ta sau nhiều lần đội vốn nhưng vẫn chưa được chính thức khánh thành dù đã nhiều phen… lỡ hẹn.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X