Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tham vọng xa bờ của TC

Collapse
X

Tham vọng xa bờ của TC

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tham vọng xa bờ của TC

    Tham vọng xa bờ của Trung Cộng .



    Trung Quốc không giấu diếm ý định tăng cường năng lực hải quân tương ứng với việc khẳng định vị trí cường quốc của mình, cũng như để đối phó với các thách thức mới.

    Báo Hong Kong Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post - SCMP ) mới có bài bình luận về ý tưởng mở thêm căn cứ hải quân của Trung Quốc tại các vùng biển xung quanh, trong có khu vực Biển Đông.

    Báo này viết các nền hải quân lớn đều cần những bến đỗ hữu nghị và các căn cứ ở hải ngoại.

    Thí dụ khi tàu chiến của Hoa Kỳ tới Hong Kong, ngoài các hoạt động bảo trì thông thường, bao giờ hải quân Mỹ cũng tổ chức tiệc tùng liên hoan, và các chuyến thăm viếng cho lãnh đạo Trung Quốc, mà giới phân tích gọi là "ngoại giao quân sự".

    Trung Quốc cũng cần có các hải cảng hữu nghị bên cạnh các căn cứ quân sự mà Bắc Kinh đang muốn thiết lập.

    Thế nhưng dư luận quốc tế, nhất là các nước lân cận, thì ngày càng dè chừng khi đối diện các thông tin về việc mở rộng tầm ảnh hưởng của hải quân Trung Quốc.

    Báo này để ý tới việc các phân tích gia và học giả về quốc phòng của Trung Quốc đang cố gắng cân bằng tham vọng hải quân xa bờ với học thuyết truyền thống về không liên kết và không can thiệp của nước này.

    Tuy nhiên làm được việc này không phải dễ.

    Thông tin tuần vừa rồi cho hay Bắc Kinh đang lên kế hoạch xây dựng một thế hệ mới các chiến hạm để phục vụ cho các mục tiêu xa bờ.

    Và đi theo chúng, sẽ là các căn cứ và hải cảng mới.

    Lo ngại
    Các nhà hoạch định quân sự trong khu vực đều chú ý tới bài bình luận mới đây đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời báo, một tờ báo chính thức của Trung Quốc. Nhiều người tỏ ra quan ngại.

    Trong bài báo đăng ngày 18/03, tác giả Đới Hy, đại tá không quân Trung Quốc và nhà bình luận có tiếng, kêu gọi thiết lập căn cứ quân sự tại Trường Sa.

    Bài bình luận có tựa đề "Quân đội của chúng ta cần thiết lập căn cứ quy mô lớn tại Nam Sa để bảo vệ việc phát triển nguồn tài nguyên Nam Hải" bắt đầu bằng nhận định rằng nguyên tắc nền tảng của Trung Quốc trong xử lý các tranh chấp lãnh thổ là 'Gạt bất đồng để cùng phát triển'.

    "Tuy nhiên, với tình hình hiện tại Nam Hải (Biển Đông), chúng ta đã luôn luôn 'gạt bất đồng' nhưng chưa đủ nỗ lực trong tham gia 'cùng phát triển'.

    Ông Đới nói rằng việc lập căn cứ hải quân Trung Quốc tại Biển Đông có thể giúp phát triển với các nước láng giềng, điều xem ra không mấy ăn nhập với tình trạng căng thẳng đang diễn ra tại chính khu vực này.

    Tham vọng, chứ không phải kiềm chế, đang thống lĩnh tư tưởng quân sự của Trung Quốc.
    Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng
    Ông viết: "Song song với việc phát triển nguồn tài nguyên Nam Hải, cần thiết lập căn cứ (quân sự) trên quần đảo Nam Sa, với các cơ sở dành cho máy bay, trực thăng và các loại hình tác chiến khác. Hải phận và không phận rộng lớn ở đây sẽ trở thành địa điểm huấn luyện quân sự... không chỉ bảo vệ phát triển kinh tế của toàn Nam Hải mà còn thúc đẩy hiện đại hóa quân đội."

    Các quan sát viên cho rằng những bình luận như trên cho thấy tham vọng, chứ không phải kiềm chế, đang thống lĩnh tư tưởng quân sự của Trung Quốc.

    SCMP viết rằng Ấn Độ đang dè chừng ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương thông qua nhiều dự án tại Miến Điện, Bangladesh, Pakistan và Sri Lanka.

    Các dự án này quy tụ trong một kế hoạch thiết lập "chuỗi ngọc " (string of pearls) bao gồm các hải cảng và căn cứ của Trung Quốc.

    Tất nhiên, "chuỗi ngọc" này sẽ phục vụ các lợi ích về kinh tế, vì nó song hành với các tuyến hàng hải và đường dẫn dầu khí từ Vân Nam tới Rahkine của Miến Điện.

    Thế nhưng nếu như chúng phục vụ lợi ích chính trị-quân sự, th̀i sẽ là một chủ đề đau đầu.

    Đã có thời, Trung Quốc khẳng định không bao giờ mở căn cứ ở nước ngoài.

    Nay, dường như suy nghĩ này đang thay đổi.

    SCMP cho rằng "Trung Quốc có thể được trông đợi sẽ noi gương Hoa Kỳ trong thay đổi chính sách và lập một hệ thống hải cảng hữu nghị thay vì căn cứ hải quân".

    Mỹ hiện duy trì cả hai loại, tuy nhiên Washington đã phải đóng cửa các căn cứ của mình tại Philippines hồi đầu những năm 1990 và việc tồn tại căn cứ ở Nhật cũng đang bị đặt dấu hỏi.

    Đối với Trung Quốc, thiết lập hệ thống cảng hữu nghị chắc sẽ dễ được chấp nhận hơn là lập căn cứ hải quân.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X