Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiến! Khuất Đẩu

Collapse
X

Thiến! Khuất Đẩu

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thiến! Khuất Đẩu

    Đỗ Mười, xuất thân nghề thiến heo

    (Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói rất đúng với trường hợp Đỗ Mười làm cải tạo công thương nghiệp.. Cũng đúng thôi, vì ông Mười xuất thân từ nghề hoạn lợn thiến heo sau đi theo cách mạng. Ông đâu có được học hành gì, bởi thế những suy tư và hành động của ông là suy tư và hành động của những tên lưu manh, vô lại, khi bỗng nhiên có chức, có quyền.) Trích Nguyên Hồng, dân làm báo




    THIẾN!

    Khuất Đẩu


    Khi tôi còn bé, những buổi trưa ở thôn quê thật buồn. Chỉ có nắng ngùn ngụt như bốc khói. Và gió, những cơn gió hừng hực đuổi lũ rơm rạ cuống quít chạy trốn trên đường làng. Cái tiếng gà trưa lúc này nghe ra đúng là thật não nùng. Mà cái tiếng của một ông thợ hoạn lại càng não nùng bi thiết hơn!

    He…o thiến hôn?

    Âm “he…o” kéo dài tưởng chừng lê lết bỗng đột ngột vút lên cái âm thiến sắc nhọn như lưỡi dao của ông. Lũ heo trong chuồng mà nghe và hiểu được như người chắc là sợ chết khiếp.

    Thế rồi đâu đó có tiếng chủ nhà: Ông thiến ơi, vào đây!


    Những con bị thiến là heo cái chừng hơn một tháng tuổi. Cô ả bị người thợ hoạn treo ngược lên, rạch một đường bên hông, đưa mấy ngón tay mò mẫm rồi lôi ra một chút thịt sống đẫm máu gọi là hoa sung. Sau đó là may với kim thiến heo thật to, không bôi thuốc đỏ mà bôi lọ nghẹ trộn với lá dâm bụt. Cô ả được thả vào chuồng, được chăm chút, chỉ ăn rồi ngủ, để rồi sáu tháng sau hoặc hơn, lại được treo ngược lên một lần nữa, lần này không phải ông thợ hoạn mà là anh đồ tể.

    Cái tiếng ụt ịt nũng nịu thầm thì bấy lâu bỗng đổi thành cái tiếng ét chói tai như con tàu kéo hồi còi vĩnh biệt.

    Gà, chỉ có gà trống mới thiến. Một khi hai hòn dái giấu kín trong bụng được lấy ra, anh không thèm gáy, không thèm đá lộn, đương nhiên không thèm túc túc cù rủ và nhường con trùn hay con dế cho các chị gà mái nữa, chỉ ăn toàn bắp ngâm nước cho mềm ra để tạo mỡ. Cuối tháng chạp, anh được nhốt trong một chiếc lồng hình con vịt, được các chàng trai khúm núm đem đi tết bố mẹ vợ sắp cưới. Để rồi sau đó anh nằm bảnh chọe trên một chiếc đĩa to kềnh mỡ vàng tươm ai thấy cũng thèm!

    Chó bị thiến cũng là chó đực. Thiến để anh không đi tơ, để đêm ngày nằm gác mõm trên thềm nhà canh giữ sự an nguy cho chủ. Vì sợ hai hàm răng trắng nhởn có thể ngoạm vào bất cứ ai trong cơn hốt hoảng, nên người ta vuốt ve cho anh ngúc ngoắc đuôi ngoan ngoãn rồi bất ngờ úp một cái cối giã gạo lên đầu anh. Thế là hai hòn dái quý báu của anh cứ việc phơi ra cho người ta xẻo một nhát đi đứt. Khi được thả ra, anh chạy biến, trốn vào một bụi rậm, nằm liếm mãi cái vết thương cho đến khi khô máu mới dám thập thò trở về nhà. Anh được chủ yêu hơn, cưng chiều hơn, trở thành một thành viên tận tụy của gia đình, đến lúc già chết được đeo mấy đồng tiền vào cổ để đi đò qua sông Mịch La.

    *

    Với con người, ba tiếng “đau như hoạn” nhất định là thống thiết hơn cái tiếng ét hay tiếng ẳng. Đó là nỗi đau không được làm đàn ông, không được truyền giống, đau vì những người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ.

    Còn hơn đau, đó là nỗi nhục.

    Trong cổ kim, chỉ có một người biến nỗi nhục đó thành vinh, là Tư Mã Thiên. Bị kết tội chết vì bênh vực Lý Lăng, không có tiền chuộc mạng, ông đành nghiến răng chịu thiến.. Không đẻ được con bằng xương bằng thịt, ông dành cả đời để đẻ ra đứa con tinh thần bất tử là bộ sử ký vĩ đại của nước Trung Hoa cổ đại.

    Nhưng cũng có nhiều kẻ chịu đau chịu nhục chỉ để để trở thành hoạn quan.

    Carter Stent miêu tả về việc cát thể (hoạn) ở Trung Hoa cuối đời Mãn Thanh như sau:

    Trước khi cát thể, người có ý định trở thành thái giám được đặt nằm nghiêng trên một cái giường thấp và được hỏi lần cuối cùng có hối hận gì khi bị thiến hay không. Nếu người đó trả lời không thì một người sẽ giữ chặt bụng người đó, hai người khác banh hai chân ra giữ cho khỏi cục cựa. Băng vải được quấn chặt ở bụng dưới và hai đùi, và bệnh nhân được cho uống một thang thuốc mê (ma phế thang), bộ phận sinh dục của y được chà xát bằng nước ngâm ớt. Cả dương vật lẫn dịch hoàn được cắt xoẹt bằng một nhát dao sát tận đáy, một nút bằng kim loại cắm ngay vào lỗ sinh thực khí và vết thương được băng chặt bằng giấy bản, bên ngoài quấn vải thật chặt.

    Người thái giám lập tức được những “đao tử tượng” dìu đi quanh phòng trong hai ba giờ liền trước khi được quyền nằm nghỉ. Người đó vừa đau đớn, vừa khát nước nhưng không được ăn uống và tiểu tiện trong ba ngày. Sau ba ngày, vải băng được cởi ra và cái nút được rút ra và nếu bệnh nhân có thể đi tiểu được ngay thì vụ giải phẫu thành công và qua được thời kỳ nguy hiểm. Nếu người thái giám không tiểu tiện được có nghĩa là đường sinh thực khí đã bị thu hẹp hay bịt kín và chỉ còn đường chờ chết.

    Có gia đình chuẩn bị việc cho con mình tương lai sẽ làm thái giám tử khi còn nhỏ. Một bà vú (bảo mẫu) thuê để đặc biệt chăm sóc cho đứa trẻ ngay từ khi còn nằm trong nôi. Bà vú này có một thủ thuật riêng, mỗi ngày ba lần nắn bóp dịch hoàn đứa trẻ khiến đứa bé đau đến khóc thét lên. Lực bóp cũng tăng thêm và cơ quan sinh dục của đứa bé dần dần bị hủy hoại. Khi lớn lên không những mất khả năng sinh dục mà dương vật còn teo dần khiến đứa trẻ có nhiều nữ tính, không có yết hầu, hai vú nhô cao, mông nở, giọng nói lanh lảnh, dáng điệu ẻo lả và trở thành “ái nam, ái nữ”.

    Kinh hoàng như thế nhưng nhiều người vẫn xâm mình chịu trận, đủ biết cái bả vinh hoa nó có một hấp lực còn mạnh hơn cái bản năng gốc đã được tạo hóa cài đặt từ trong bụng mẹ.

    Từ khi có chế độ cộng sản thì cái nước Tàu mênh mông không còn tiếp diễn cái cảnh man rợ đó nữa. Nhưng để được đứng dưới ngọn cờ của Đảng, có biết bao người đã tự hoạn. Hai tiếng “đồng chí” hết sức trung thành đã thay cho hai tiếng “hoạn quan”. Họ không chỉ phục dịch mỗi hoàng đế Mao Trạch Đông mà cả trăm cả ngàn ông hoàng bà chúa bé hơn ở Trung Nam Hải.

    Nước Nga đâu khác gì.

    Bắc Triều Tiên cũng vậy.

    Thì thôi, đành một nhẽ. Dẫu sao họ cũng tự thiến chứ không phải bị đè ra thiến.

    Ở xứ ta, từ khi có người gọi đích danh tự do là cái con cặc, thì cả nước bỗng ngớ ra bởi vì, sao trông nó buồn thiu ỉu xìu đến như vậy. Hóa ra nó đã bị thiến tự bao giờ! Cho dù không bị treo ngược lên như heo hay úp một cái cối giã gạo lên đầu, nhưng hơn nửa thế kỷ nay, từ khi vào mẫu giáo, nó đã bị bóp cho nát bét ra cái tư tưởng tự do như hai cái dịch hoàn, thì còn đâu khí thế mà vùng lên được.

    Cho nên dẫu có muốn ngồi nhìn hòn dái đâm đinh như nghệ sĩ Pyotr Pavlensky trình diễn Fixation bằng cách đóng đinh bìu dái mình trên Quảng trường Đỏ cũng không còn dái đâu mà đóng.

    Ô hô, cả nước bị thiến! Đúng là đau như hoạn! ./.

  • #2
    Có những trường hợp còn đau đớn ,tệ hại hơn THIẾN.Đó là một số anh em thương binh của chúng ta ngoài mặt trận chuyễn về Tổng Y Viện Cộng Hòa trong thời chiến ,với một vết thương rất đặc biệt là bị mất cái củ lẵng ( hoặc phân nữa ) quý giá ,họ vẫn còn sung mãn ,ham thích chuyện đó nhưng không thể giải quyết !! khổ nhất là bị dồn nén tâm sinh lý. Tui đố HT Nguyễn Hữu Thiên và anh em ,họ phải làm sao?

    Comment


    • #3
      Tôi chịu thua, nếu “cuốn tự điển sống” KiwiTeTua cũng không biết nốt thì xin ông lang Tây ducquany khai sáng cho vậy. NHT

      Comment


      • #4
        Mèn đét, ba cái dzụ này, anh em mần sao biết được?? Mà biết được, cũng hổng dám nói ra trên HQPD, bà con chửi chạy không kịp....

        Nhằm tui hay bàn ra tán vô bậy bạ mà xúi tui ăn cái búa không hà.
        Last edited by KiwiTeTua; 10-08-2018, 03:55 AM.

        Comment


        • #5
          Thật ra đây là chuyện thật ,những hoàn cảnh thương tăm ,những đớn đau buồn tủi của những người chiến binh dũng cảm không được may mắn đã phải gánh chịu. Nhiều nhiều lắm mà DQY đã chứng kiến ,đã tận tay chạm đén những vết thương làm biến dạng hình hài ,làm đảo lộn cả cuộc đời người lính cùng gia đình của họ. Có lẻ cũng phần nào thúc đẩy DQY đôi khi dám liều mạng ngoài mặt trận ,chỉ có đạn tránh người chớ mình không thể tránh được nếu số phận đã định đoạt.
          Trong những năm 1971-72 ,TYV Cộng Hòa lúc nào cũng đầy nhóc thương binh từ các nơi đưa về ,tất cả từ bác sỉ ,y tá ,y công..làm việc cật lực ,các phòng ngoại ,nội thương nằm la liệt ,nhưng kinh hoàng nhất là phòng phỏng và phòng bại liệt ,tôi sẽ kể lại thời gian thực tập ở các phòng này mà bên ngoài đời ít ai hiểu được. Cho đến bây giờ có một người mà tôi kính phục nhất ,về sự tận tâm ,giỏi giang ,hy sinh quên mình là phu nhân Đại tướng Cao văn Viên ,có thấy tận mắt mới kính phục bà. Bây giờ xin nói về trường hợp thương tật đặc biệt mà tôi đã nêu lên để thấy thương cảm cho anh em quân nhân của mình không được may mắn đó. Số thương binh này được nằm chung một phòng để điều trị ,dưỡng thương và chờ phân loại. Vấn đề khó nhất cho anh em là dồn nén tâm sinh lý ,có anh thì vợ bỏ ,có anh thì còn trai trẻ....phải chi lúc đó có kiwitetua thì quá đả ,cho tetua luôn. Không biết ai là người bày đầu nhưng chưa nghe ai phàn nàn khiếu nại gì hết ,số thương binh này thời gian lành vết thương nhưng còn chờ phân loại ,lương lảnh ra còn nguyên ,cứ vài anh gom tiền lại để chi phí xem show. chiều chiều tối thì không biết bằng cách nào có một hai chị em vào thăm bịnh ,đi thẳng vào phòng thương tật đặc biệt này ,đến cuối phòng có che màn sẵn và show bắt đầu ,vai diển nam là một anh lính y tá hay nhân viên tạp dịch chi đó vai nử là chị ,diển tuồng cụp lạc cho anh em đã có đóng tiền xem. Không hiểu sao mà chỉ nhìn bằng mắt ,tay chân quờ quạng bóc hốt vây mà anh em cũng tới được hay thiệt. Anh đóng vai diển nam cũng trầy trật lắm ,lở anh xong việc mà khán giả chưa phê là bị la ó bắt làm lại.!! Đó là cách duy nhất cho anh em xả những ẩn ức tồn đọng tạm thời ,không biết sau ngày sập tiệm họ ra sao? ,buồn thật.
          Có dịp DQY sẽ kể về phòng bại liệt buồn chán mà bà phu nhân Đại tướng làm thiện nguyện ,và kinh hoàng nhất là phòng phỏng chớ không phải các phòng ngoại thương cấp cứu.

          Comment



          Hội Quán Phi Dũng ©
          Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




          website hit counter

          Working...
          X