Thông báo

Collapse
No announcement yet.

VNAF - A-1 Skyraider - 83rd SOG - "Thần Phong"

Collapse
X

VNAF - A-1 Skyraider - 83rd SOG - "Thần Phong"

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • VNAF - A-1 Skyraider - 83rd SOG - "Thần Phong"

    [MYOUTUBE]7os2DRv_b5U[/MYOUTUBE]
    Biệt Đoàn 83 với biệt danh Thần Phong. Đây là một Phi đoàn không thuộc về một SĐKQ nào của KQ QLVNCH. Có thể gọi là “Phi Đoàn Danh dự” cũng đúng thôi. Phi Đoàn gồm những Chiến đấu cơ cánh quạt A1-Skyraider (xem ảnh chiếc Khu trục trong video), do những Hoa tiêu Khu trục thiện chiến tình nguyện bay ra miền Bắc, VN oanh tạc những cơ sở quân sự của csbv, mục đích để trả đũa việc Hồ Chí Minh đã sai quân của nó là quân đội csbv & VC khủng bố và phá hoại miền Nam.
    Ngày 7-2-1965, Cộng quân tấn công một doanh trại của quân đội HK tại Pleiku, gây thiệt mạng cho 8 quân nhân, 126 bị thương và hủy hoại 10 phi cơ. TT Johnson thấy đã quá đủ để phản ứng. Vài ngày sau đó, ông chấp thuận cho HQHK ném bom một căn cứ huấn luyện của CSBV tại Đồng Hới. Tôi nghĩ rằng việc KQVN đóng một vai trò trong cuộc không kích sẽ nâng cao tinh thần của Quân và Dân VNCH, và HK đã đồng ý. Chúng tôi đã chuẩn bị cho cuộc không kích Bắc phạt đầu tiên này của KQVN: tôi đã tổ chức một đơn vị ưu tú: Phi Đoàn Thần Phong. Tất cả các phi công của Phi đoàn đều tình nguyện tham gia phi vụ: tôi phải bắt thăm để chọn. Và cũng như tôi đã từng nhận bay những phi vụ đầu tiên thâm nhập Bắc Việt, tôi quyết định tôi sẽ làm gương bằng cách dẫn đầu phi vụ Bắc phạt đầu tiên này.


    Hôm trước ngày oanh kích, chúng tôi bay ra Đà Nẵng và nhận được một cú điện thoại từ Tướng Tư lệnh Vùng 1: “Dân chúng Huế muốn gặp Anh và các phi công của Anh trước phi vụ oanh kích ngày mai”. Nếu phi vụ của chúng tôi cần bí mật thì chắc là yếu tố này không còn nữa. Khi chúng tôi đáp xuống Huế, chúng tôi được đưa đến một đại giảng đường có hàng ngàn sinh viên nam nữ chờ sẵn. Trong bộ áo bay, chúng tôi lên sân khấu để nói chuyện: “Ngày mai, chúng tôi sẽ vượt biên giới, và có thể không ai trong chúng sẽ trở về…”.

    Sáng hôm sau, trước khi bay hướng về mục tiêu, chúng tôi bay trên Thành phố Huế, 24 chiếc Skyraider bay hàng một thật thấp trên Thành phố. Từ trên máy bay tôi nhìn xuống, dân chúng đang vẫy chào.

    Một giờ sau đó, vẫn bay hàng một, chúng tôi đến gần Đồng hới, nơi tôi đã chọn mục tiêu cho Phi đoàn. Vẫn ở cao độ tuần tra, tôi thấy hàng chục chiếc máy bay của HQHK đang thả bom và bắn phá mục tiêu của chúng tôi. Sau đó tôi được biết là, vì lo cho sự an toàn của tôi, nguời Mỹ đã quyết định tìm cách diệt những ổ phòng không quanh mục tiêu, giúp chúng tôi dễ thả bom hơn. (Tôi chỉ biết điều này khi về đến căn cứ).

    Bay gần Đồng hới, vận tốc 350 miles/giờ, nhìn bầu trời đầy đường đạn phòng không đan chéo, tôi nghĩ rằng người Mỹ đã oanh kích nhầm và do ở mục tiêu dự trù ban đầu đang bị tấn công, tôi nhìn quanh để tìm một mục tiêu khác: bất ngờ tôi thấy một tòa nhà lớn trang bị hàng chục khẩu phòng không, tôi nghĩ rằng đây có lẽ là một vị trí rất quan trọng. Tấn công! (sau này tôi mới biết đó là Bộ Chỉ huy của một Sư đoàn Phòng không Bắc Việt).

    Tôi đẩy cần lái tới trước và chúi xuống với sức máy tối đa. Ở khoảng 2000 feet, đạn phòng không bắn lên như mưa bao phủ toàn bộ chiếc máy bay. Chiếc Skyraider rung chuyển và chao đảo từng đợt. Một viên đạn bay thẳng về phía tôi, tôi lấy tay trái che mắt ngay lúc kính phòng lái rạn vỡ. Phản ứng đầu tiên của tôi là bay vọt lên cao và quay về phía Biển Đông, vì tôi không biết mức độ hư hại của chiếc máy bay, và chưa biết là tôi có bị thương hay không? Và nếu tôi phải đáp khẩn cấp hay nhảy dù, thì cơ may về được căn cứ an toàn là đến được vùng người Mỹ đang kiểm soát không và hải phận.

    Do đó tôi bay về hướng Đông. Tuy có luồng gió mạnh thổi vào phòng lái qua ô kính đã bị vỡ, tôi biết rõ mình chưa bị thương, và chiếc máy bay vẫn hoạt động, tôi tìm cách ra lệnh cho các phi công tiếp tục oanh kích, nhưng liên lạc vô tuyến giữa chúng tôi bị gián đoạn, không ai nghe được tôi. Nhìn về phía sau tôi thấy là khi tôi bỏ mục tiêu quay về, tất cả đều bay theo tôi: trong các phi vụ oanh kích, các phi tuần viên thường bay theo phi tuần trưởng.

    Một phút sau đó, khi mọi người thấy rằng tôi vẫn đang kiểm soát được con tàu, các liên lạc bàn tán êm bặt. Trên hệ thống vô tuyến, tôi ra lệnh tập trung vào mục tiêu, bay theo tôi và tiếp tục cuộc oanh tạc. Có vài người cho rằng có quá nhiều súng phòng không, mục tiêu được bảo vệ quá kỹ, nên chọn mục tiêu khác!

    Tôi trả lời: “Không” và “Tiếp tục”, và khi tôi trở lại mục tiêu, tất cả đều theo tôi. Lần này tôi bay thấp vào mục tiêu, nhưng cần phải lấy cao độ để thả bom. Cộng quân đã chờ sẵn: và khi tôi bay lên cao, đạn chờ sẵn: thêm 2, 3 viên bắn trúng cánh, thời gian trôi như một cuốn phim quay chậm, đạn phòng không nổ quanh mọi phía. Tôi nhấn nút thả bom, kéo ngược cần lái, bay vọt vào mây. Theo sau tôi, các phi công, từng người lần lượt, làm theo.

    Khi chúng tôi tập họp lại, tôi đếm đủ 24 chiếc máy bay. Tất cả đều trúng đạn. 2 phi công báo cáo là các A-1 của họ bị hư hại nặng, không thể đáp và bẻ lái rất khó khăn. Chúng tôi cùng bay đến khi thấy Đà Nẵng trước mắt, và tôi gọi trực thăng cứu nạn, ra lệnh cho các phi công không thể đáp, nhảy dù xuống biển, và khi toàn bộ phi đoàn đã đáp xuống Đà Nẵng thì cả hai đều đã được vớt an toàn.

    Trước khi tiếp tục bay lại, tôi yêu cầu các thợ máy tìm giùm viên đạn đã bắn vỡ kính phòng lái. Họ tìm được 1 đầu đạn 12.7ly ghim sau ghế tôi ngồi; khi tôi ngồi thử lại vào ghế, lỗ thủng nơi ghế gần ngay giữa lưng tôi, và khi tôi giơ tay trái lên cao, tôi thấy chiếc áo bay màu đen của tôi bị cháy trắng dài ngay dưới vùng cánh tay, tôi bóc lớp vải cháy và thấy những vết bầm trên cánh tay ngay nơi áo bị cháy. Có lẽ là khi tôi đưa tay che mắt, viên đạn đồng nặng khoảng 250 gram, bay với vận tốc 2400 feet/giây bị cánh quạt máy bay quay 1000 vòng/phút đưa vào vùng hẹp giữa tay và ngực của tôi.

    (Tướng Kỳ kể lại hơi khác trong tập sách How We lost the Vietnam War hay Twenty years and Twenty Days trang 56-57: Ông thấy 49 máy bay của HQHK oanh kích mục tiêu dành cho KQVN, để tránh bị đụng, ông hướng dẫn Phi đoàn tiến đánh một mục tiêu khác ở vùng Vĩnh Linh. Phi cơ của Ông bị trúng 4 viên phòng không. Sự khó khăn của phi vụ đầu tiên này không làm các phi công chùn bước: họ tiếp tục tình nguyện thi hành các phi vụ kế tiếp).

    Nhìn từ Đài Kiểm Báo:

    (Trích trong Hồi Ký của Trung Tá Trần Đình Giao trên Web site Bạn Già KQ)

    Trong những Phi vụ Bắc Phạt, ngoài những phi công trực tiếp bay trên những Skyraider thực hiện các phi vụ oanh kích, còn có sự đóng góp âm thần nhưng tối cần thiết của các quân nhân KQVN làm việc tại Đài Kiểm Báo Panama (đặt tại Sơn Chà, Đà Nẵng):

    “Trở về đài, Đại úy Đặng văn Tiếp (Chỉ huy trưởng Đài) triệu tập một cuộc họp hành quân, chỉ thị cho Thiếu úy Kế (Phòng Kỹ thuật) phải check tất cả các máy radar dò phương hướng, đo cao độ, máy truyền tin và radar scope, trong tình trạng khả dụng 100%. Riêng Phòng Hành quân, các Sĩ quan chỉ đạo trưởng phải đích thân điều khiển những Hạ sĩ quan radar operator nhiều kinh nghiệm để làm ‘flight following’ cho phi vụ quan trọng này vì đây là Phi vụ Bắc phạt đầu tiên của KQVN và do chính ông Tư lệnh KQVN hướng dẫn.”
    Đúng giờ G, khoảng 1 giờ trưa, Panama nghe danh hiệu “Tiger Crystal 1” gọi trên tần số UHF: Phi vụ Bắc phạt bắt đầu khởi sự. Thiếu úy Hoàng bá Mỹ, Sĩ quan chỉ đạo, Trưởng toán C và Thiếu úy Bàn, Sĩ quan phụ tá, ngồi trước một radar scope dưới sự quan sát của Đại úy Tiếp và tôi. Sau khi Tiger Crystal liên lạc với Panama, tất cả đều im lặng vô tuyến. Chúng tôi bắt đầu hồi hộp theo dõi trên màn ảnh radar và tần số trực hành quân. Theo ước tính thì thời gian từ giờ G cho đến TOT (Time over Target) vào khoảng 45 phút. Tôi coi đồng hồ và bảo Mỹ: còn 5 phút nữa, khi họ lấy cao độ vào mục tiêu mình sẽ có radar contact. Tôi tiếp tục nhìn giờ và “count down” ngầm trong bụng, rồi ở những giây cuối cùng trên tần số, chúng tôi nghe rõ giọng (Đại úy Tường): “2, 3,4,5,6,7,8. 1 gọi: tất cả lấy cao độ, chuẩn bị vào mục tiêu.” Tiếp theo là những tiếng microphone bấm: “bụp, bụp”, mấy phút sau trên màn ành radar bắt đầu thấy các chấm lân tinh di chuyển theo hướng mục tiêu đã kẻ sẵn. Rồi thình lình nghe trên tần số tiếng la “Một in, rồi 2 in, 3 in cho đến 8 in”. Các operator chăm chú theo dõi, đếm đủ 8 chấm biểu hiệu 8 phi tuần trên scope đang di chuyển theo hướng ngược ra khơi, lấy hướng Nam để về căn cứ. 10 phút sau nghe Tiger Crystal 1: Một gọi Panama, Tiger Crystal 1 gọi, over. Thiếu úy Mỹ trả lời: Tiger Crystal 1, Panama nghe bạn 5/5. Tiger Crystal 1 báo cáo: “Phi vụ hoàn tất, mọi người vô sự, chúng tôi trở về căn cứ, over”. “Roger Tiger Crystal1, Congratulations, over”. “Thank you, Panama”. Trên đường về Tiger Crystal cho biết có phòng không địch bắn lên lẻ tẻ. Sau đó Panama chuyển giao Tiger Crystal sang tần số đài GCA hướng dẫn về đáp xuống Phi trường Đà Nẵng.

    Trần Lý


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X