Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tham vọng đại dương .

Collapse
X

Tham vọng đại dương .

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tham vọng đại dương .

    Tham vọng đại dương.

    Olivier Zajek (Organisation Européenne d’Intelligence Stratégique.)

    Bài đăng trên tờ Le Monde Diplomatique

    Tổng hợp: Việt-Long




    Intro: Người Trung Hoa là những người đi biển thành thạo hàng đầu trên thế giới trong nhiều thế kỷ trước, vốn đã phát minh ra la bàn, hải đồ, và có thể cũng đã phát minh thuyền nhiều trụ buồm xoay mà cả thế giới bắt chước sau này. Người Trung Hoa trong ngoài lục địa không ai không biết chuyện Thủy Sư Đô Đốc Trịnh Hoà thời nhà Minh từng đem 300 chiến thuyền và thương thuyền đi thám hiểm các đại dương trên thế giới. Ngày nay Trung Nam Hải không bỏ lỡ cơ hội làn bá chủ đại dương lần thứ nhì. Đó là nội dung bài báo của nhà nghiên cứu Olivier Zajek thuộc “Tổ chức Châu Âu về tình báo chiến lược” ở Paris. Việt-Long tổng hợp bài báo với các thông tin quốc tế, và phân tích đề tài này hiến quý vị sau đây.

    -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



    Vị Tam Bảo Thái giám Đô đốc Trịnh Hoà tài ba mở bảy chuyến hải hành từ năm 1405 đến năm 1433, đem về cho triều đình nhà Minh không biết bao nhiêu báu vật, và kho kiến thức đại dương còn quý gía hơn gấp nhiều lần.

    Nhưng rồi từ đó về sau, những vấn đề chính trị quân sự của một lục địa không lúc nào ngưng xung đột, cùng với lòng tự tin cao ngạo của các triều đại Trung Hoa vào lực lượng lục quân đông đảo, hùng mạnh, đã vùi sâu giấc mộng chinh phục thế giới bằng đường biển của những người tiên phong. Đoàn tàu kiêu hùng nhất thế giới của nhà Minh trở thành một phế tích hoang tàn, trong khi châu Âu vươn ra đại dương với những lực lượng hải quân vô địch, chinh phục hoàn cầu, xâu xé cả Trung Hoa.

    Chính quyền Hoa lục ngày nay không muốn bỏ lỡ thêm một giấc mơ bá chủ đại dưong. Tàu chiến Trung Quốc năm ngoái ghé thăm các hải cảng của Pháp, Úc, Nhật, Singapore, Tây Ban Nha, và Hoa Kỳ , tham gia những cuộc tập trận chống hải tặc ở hải phận Đông Nam Á. Chiếc chiến hạm cặp bến Hoa Kỳ mang tên “Trịnh Hoà”.

    Nhưng để thực hiện giấc mơ trở thành một cường quốc đại dương ngang hàng Âu Mỹ, Nga, Nhật, thì Trung Quốc phải là một cường quốc kinh tế trước đã. Và trước thế nữa, phải thoả mãn nhu cầu nhiên liệu cho một nền kinh tế khát dầu hang thứ nhì trên thế giới. Trung Quốc phải bảo đảm cho những thuỷ lộ sinh tử tiếp dưỡng dầu khí, và họ vô cùng khao khát chiếm bằng mọi cách những mỏ dầu có tiềm năng khổng lồ ở ngay ngoài rìa thềm lục địa Trung Hoa.

    Ngoài vấn đề nhiên liệu, đó còn là hành lang cho các hạm đội Trung Hoa vươn ra vùng biển tương đối cận duyên trải rộng từ biển Nhật Bản, đến Malaysia qua hải phận Đài Loan và Philippines. Vượt thông vùng biển cạn ấy, Trung Quốc mới ra được vùng lòng chảo thứ nhì từ Nhật đến Indonesia đi ngang căn cứ Guam của Mỹ. Có thế Bắc Kinh mới bảo đảm được bốn hành lang nhiên liệu ở Đông Nam Á. Hành lang thứ nhất dành cho tàu dầu dưới 100 ngàn tấn từ châu Phi và Trung Đông vào Đông Nam Á qua eo biển Malacca. Hành lang thứ nhì cho những tàu dầu lớn qua Ấn độ dương xuyên Indonesia băng ngang Malaysia vào biển Đông Việt Nam. Sinh lộ thứ ba từ Nam Mỹ đi ngang Phi-Líp-Pin, trong khi hành lang thứ tư là thuỷ lộ dự phòng xuyên ngang Indonesia qua biển Phi-Líp-Pin ở phía đông, đâm chéo lên phía nam Đài Loan để cặp bến Hoa lục.

    Hành lang số một, eo biển Malacca, chính là yết hầu của Trung Quốc, với 80% nhiên liệu được chở qua ngõ hẹp xung hiểm này để tới Đông Nam Á, vùng ngoại vi của lục địa Trung Hoa. Đó là tử huyệt của Trung Nam Hải khi xảy ra xung đột. Vì thế Bắc Kinh đang phải lập một vòng đai căn cứ hải quân để củng cố chiến lược đại dương, với mỹ danh “vòng ngọc trai”, chiếm nhiều cứ đỉểm chiến lược quanh Ấn độ dương, tiến vào cả thuỷ lộ Malacca. Trung Quốc còn chờ lập thêm căn cứ ở bờ biển châu Phi nữa. Và tất cả chỉ để bảo đảm huyết lộ sinh tử ngang Malacca, qua Trường Sa vào được tới biển Đông Việt Nam là coi như tới được đoạn cuối bình an trên biển Thái Bình.

    Cho nên, song song với mục tiêu chiếm đoạt tiềm năng dầu khí khổng lồ ở biển Đông Việt Nam và Đông hải Trung Quốc, Bắc Kinh còn muốn giữ chặt lấy hành lang Malacca thiết yếu bằng cách đánh chiếm Hoàng Sa, rồi xâm lấn và lăm le lấy cả Trường Sa, là vùng quần đảo có lịch sử lâu đời của Việt Nam đang bị nhiều nước theo gương Bắc Kinh xâu xé.

    Đề thực hiện chiến lược đại dương ấy, Trung Quốc đã chuyển ưu tiên hiện đại hoá sang cho hải quân và không quân, nhanh chóng củng cố các hạm đội, không nề tốn kém. Ba hạm đội, gồm Đông Hải có tổng hành dinh Thượng Hải, Nam Hải với bộ tư lệnh ở Trạm Giang, và Bắc Hải được chỉ huy từ Thanh Đảo, đều có căn cứ không hải riêng với các oanh tạc và chiến đấu cơ. Hải quân được trang bị them các tàu chiến loại mới như các khu trục hạm phòng không, khu trục hạm hạng trung Mã Yên Sơn, kế tục loại Cường Vệ thời 1990. Các hạm đội đại dương được tăng cường thêm 60 tàu lớn, trong khi mấy trăm tàu đổ bộ đang được chế tạo, rõ ràng nhắm tới Đài Loan và Trường Sa.

    Hải quân Trung quốc có đủ các loại tàu và các loại trang bị của nhiều nước. Từ loại Catamaran rẽ sóng của Úc đến các khu trục hạm Sovremeny và tàu ngầm Kilo của Nga, hệ thống tác chiến hải quân của Pháp và Ý, hải pháo của Hả Lan. Máy móc và hệ thống điều khiển cùng những vũ khí lợi hại nhất trên tàu thì được mua của Nga. Trung Quốc nhập cảng, chế tạo sao chép, lại còn cải tiến thêm những vũ khí trang bị này giữa sự ngạc nhiên của các nước bán hay chuyển giao kỹ thuật vũ khí cho họ.

    Lực lượng tàu ngầm tối tân được coi là đàn kình ngư lợi hại của Trung Quốc, đối đầu hạm đội 7 của Hoa Kỳ, trong khi Trung Nam Hải không có được lấy một chiếc hàng không mẫu hạm. Hải quân Trung Quốc có những tàu ngầm tấn công nhanh chạy năng lượng hạt nhân, thuật ngữ quốc tế gọi là SSN, và một tàu ngầm phóng được hơn chục hoả tiễn hạt nhân tầm xa 3 ngàn 500 km. Hạm đội tàu ngầm còn có 30 tàu diesel-điện và hơn 20 tàu ngầm loại khác đang được chế tạo. Các tàu SSN đã bung ra tuần tiễu trong năm 2007 nhiều hơn số lần hoạt động trong cả 5 năm trước. Hạm đội 7 của Mỹ đang xin quốc hội và hành pháp cho tăng cường, nói là hạm đội tàu ngầm Trung Quốc sẽ qua mặt số lượng tàu Mỹ ở Thái Bình Dương vào năm 2020. Tuy vậy khả năng tác chiến của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc được giới quân sự quốc tế cho là chưa có gì đáng ngại. Nhưng dù sao lực lượng hải quân Trung Quốc cũng đứng hàng thứ ba trên thế giới về mặt trọng tải, chỉ sau Mỹ và Nga.

    Trên tương quan lực lượng, phía hải quân Mỹ có 53 tàu ngầm SSN hiện đại nhất, ít nhất thì cũng gấp đôi số lượng của bất kỳ nước nào, cùng với 12 hàng không mẫu hạm trong số 15 tàu loại này của cả thế giới, và một lực lượng máy bay chống tàu ngầm không nước nào sánh kịp. Dù vậy, về mặt chính sách công khai, Hoa Kỳ vẫn nói là luôn luôn giữ vững sách lược hợp tác quân sự hơn là đối đầu.

    Gần đây Hoa Kỳ thân thiết hơn với Việt Nam, chính thức hứa giúp Việt Nam bảo toàn lãnh thổ, và tuyên bố không muốn nước nào xen vào công việc thương mại của các công ty nước ngoài thăm dò khai thác dầu khí ở Việt Nam. Nhưng liệu Việt Nam có thể trông chờ, hay có nên trông vào Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc hay không?

    Giới nghiên cứu quân sự và chính trị trên thế giới chưa đồng ý với nhau về câu trả lời, khi họ đem lịch sử tiến hành chiến lược của Hoa Kỳ ở châu Á, chiến lược với Trung Quốc, với Liên Xô, và Việt Nam, trong thời gian cận đại chưa xa, đối chiếu với tình hình thế giới thời toàn cầu hoá ngày nay và chiều hướng chiến lược của cường quốc kinh tế quân sự hàng đầu thế giới này.

    Việt Long.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X