Thông báo

Collapse
No announcement yet.

F- 5

Collapse
X

F- 5

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • F- 5

    F-5A/B Freedom Fighter (Chiến sĩ đấu tranh cho tự do) và F-5E/F Tiger II là một phần trong gia đình máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ được sử dụng rộng rãi, được thiết kế và chế tạo bởi hãng Northrop tại Hoa Kỳ, bắt đầu vào thập kỷ 1960. Hàng trăm chiếc vẫn đang hoạt động trong biên chế một số lực lượng không quân trên thế giới vào đầu thế kỷ 21, và F-5 cũng được dùng làm mẫu cho một số thiết kế máy bay khác.

    Dự án F-5 bắt đầu trong một chương trình máy bay tiêm kích hạng nhẹ do hãng Northrop đầu tư vào thập kỷ 1950. Thế hệ đầu tiên là F-5A Freedom Fighter bắt đầu hoạt động vào thập kỷ 1960. Trên 800 chiếc đã được chế tại đến năm 1972 tại các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ trong thời gian diễn ra cuộc Chiến tranh Lạnh. Mặc dù Không quân Hoa Kỳ không có nhu cầu đối với một máy bay tiêm kích hạng nhẹ, nhưng F-5 vẫn được sử dụng trong vai trò huấn luyện và khoảng 1.200 chiếc T-38 Talon được phát triển từ khung của F-5 đã được chế tạo cho vai trò huấn luyện.

    Thế hệ thứ hai F-5E Tiger II được cải tiến cũng được sử dụng chính trong các nước đồng minh của Mỹ nhưng với số lượng giới hạn, những chiếc F-5E hoạt động trong hàng không quân sự Mỹ với nhiệm vụ làm máy bay huấn luyện và đóng giả làm máy bay đối phương; F-5E Tiger II đã được chế tạo trên 1.400 chiếc mọi phiên bản, việc sản xuất kết thúc vào năm 1987. Rất nhiêu chiếc F-5 khác hiện vẫn đang tiếp tục hoạt động trong thập kỷ 1990 và 2000, sau khi trải qua rất nhiều chương trình nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu trong môi trường chiến đấu luôn thay đổi. F-5 cũng được phát triển thành một phiên bản trinh sát chuyên dụng có tên RF-5 Tigereye.

    Thiết kế và phát triển

    F-5E Tiger II thuộc không quân Mỹ
    Thiết kế đầu tiên của Northrop (có tên gọi N-156) là một máy bay tiêm kích giá thành thấp, chi phí bảo dưỡng nhỏ, do đó chỉ có một thị trường nhỏ cho loại máy bay như vậy. Nó được thiết kế gồm hai động cơ là phiên bản đốt nhiên liệu phụ trội của động cơ General Electric J85, đây là động cơ ban đầu được thiết kế cho mẫu máy bay không người lái làm mồi nhử McDonnell ADM-20 Quail, nó được mang bởi B-52 Stratofortress. Yêu cầu này tạo ra một động cơ rất nhỏ để tăng thêm tỷ lệ lực đẩy/khối lượng. Lục quân Hoa Kỳ đã tỏ ra quan tâm tới mẫu thử N-156 để sử dụng cho vai trò hỗ trợ mặt đất, nhưng việc vận hành máy bay cánh cố định lại được Không quân Hoa Kỳ đảm nhận chính. Không quân không đồng ý chấp nhận sử dụng N-156 mà cũng không cho phép lục quân sử dụng máy bay như máy bay chiến đấu cánh cố định (một tình huống lặp lại với C-7 Caribou).

    Khi Chương trình Hỗ trợ Quân đội dưới thời tổng thống John F. Kennedy cần một máy bay tiêm kích giá thành thấp để cung cấp cho các quốc gia phát triển chậm, N-156F đã được xem xét, và sau đó trở thành F-5A. Nó có tên gọi như vậy do hệ thống tên gọi máy bay quân chủng thống nhất Hoa Kỳ 1962, hệ thống này bao gồm đặt lại tên gọi máy bay tiêm kích (General Dynamics F-111 là số hiệu lớn nhất khi các máy bay với tên gọi bắt đầu bằng P/F đi vào hoạt động với trình tự đặt tên cũ).

    Hợp đồng sản xuất F-5A đầu tiên được thực hiện vào năm 1962, những đơn đặt hàng đầu tiên của các nước khác bắt đầu từ Không quân Hoàng gia Na Uy vào tháng 2-1964. Đã có 636 chiếc F-5A được chế tạo cho đến khi việc sản xuất kết thúc vào năm 1972. Đi cùng với đó à 200 chiếc F-5B hai chỗ. Chúng được sử dụng để làm máy bay huấn luyện.
    Không quân Hoa Kỳ đã đánh giá khả năng không chiến của F-5A trong chương trình Skoshi Tiger vào năm 1965. 12 chiếc đã được cung cấp để thử nghiệm trong Không đoàn Tiêm kích Chiến thuật 4503 (sau này là Phi đội Tiêm kích Biệt kích 10 - FCS 10) với tên gọi chỉ định là F-5C. Những máy bay này đã tham gia chiến đấu tại các nhiệm vụ trong Chiến tranh Việt Nam, chúng thực hiện khoảng 3.500 lần xuất kích từ sân bay quân sự tại Biên Hòa, miền Nam Việt Nam đây là các máy bay thuộc Không đoàn Tiêm kích Chiến thuật số 3

    . Hai chiếc đã mất trong không chiến. Chương trình này đã không tồn tại lâu, nó giống như một cử chỉ chính trị hơn là sự cân nhắc nghiêm túc của chính phủ Mỹ.
    Sau chương trình đánh giá Skoshi Tiger, Không quân Philippines đã mua 23 chiếc gồm các mẫu F-5A và F-5B vào năm 1965. Những máy bay này cùng với những chiếc F-8 Crusader đã thay thế những chiếc F-86 Sabre trong vai trò phòng không và tấn công mặt đất.



    F-5C thuộc Không lực Việt Nam Cộng hòa tại Căn cứ không quân Biên Hòa, 1971

    Những chiếc F-5C thuộc FCS 10 còn lại sau đó được chuyển cho Không quân Việt Nam Cộng hòa cho vai trò tấn công mặt đất, trước đó chỉ có A-37 Dragonfly và A-1 Skyraider thực hiện vai trò này. Tổng thống của Việt Nam cộng hòa đã yêu cầu trang bị những chiếc F-4 Phantom II nhưng bị Mỹ từ chối, không quân Việt Nam cộng hòa chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ mặt đất , không có các máy bay vũ trang tham chiến tại Nam Việt Nam như MiG hay các loại khác. Trước đó phi công Nguyễn Thành Trung là một điệp viên của Bắc Việt Nam đã lái một chiếc F-5E ném bom Dinh Độc Lập vào ngày 8 tháng 4 năm 1975. Những chiếc F-5 này sau chiến tranh Việt Nam còn được sử dụng trong Chiến tranh Biên giới Tây-Nam chống lại quân Khmer Đỏ. Nhìn vào một số góc độ về kích thước và khả năng cơ động của F-5, nó có thể sẽ là một đối thủ đối với MiG-21 có cùng kích thước trong không chiến; tuy nhiên, học thuyết quân sự của Mỹ lại chú trọng đến các máy bay tầm xa, hạng nặng và nhanh hơn như F-105 Thunderchief và F-4 Phantom II để tham chiến tại Miền Bắc Việt Nam.

    Một vài chiếc F-5 là hàng tồn kho từ Chiến tranh Việt Nam đã được gửi cho Ba Lan và Nga, phục vụ mục đích nghiên cứu công nghệ hàng không của Mỹ [2], trong khi những chiếc khác đã rút khỏi hoạt đông và trưng bày trong các bảo tàng tại Việt Nam.

    Sưu tầm online


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X