Thông báo

Collapse
No announcement yet.

" Châu á khó thống trị toàn cầu "

Collapse
X

" Châu á khó thống trị toàn cầu "

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • " Châu á khó thống trị toàn cầu "

    ''Châu Á khó thống trị toàn cầu''

    Mô hình phát triển kinh tế của Châu Á vẫn chưa phải là sản phẩm xuất khẩu được

    Học giả cao cấp của viện nghiên cứu có tiếng của Hoa Kỳ vừa có bài nói rằng sự trỗi dậy của Châu Á không lớn tới mức ''tương lai sẽ thuộc về Châu Á''.

    Học giả Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) từ Qũy vì Hòa bình Quốc tế Carnegie trong bài viết mới nhất trên tạp chí Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy) đã đưa ra một loạt các lý do tại sao Châu Á sẽ khó có thể thay thế được vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới.

    Ông Hân nói Châu Á sản xuất ra gần 30% sản lượng kinh tế toàn cầu nhưng do dân số quá đông nên thu nhập bình quân đầu người hiện chỉ ở mức 5.800 đô la Mỹ so với 48.000 đô la Mỹ của Hoa Kỳ.

    Tuy nhiên ông Hân không đưa ra mức thu nhập bình quân dựa trên sức mua của đồng tiền trong bài viết 'Think Again: Asia's Rise'.

    Tác giả cũng nói mặc dù Châu Á đang gấp rút nâng cấp quân đội nhưng chi tiêu trong lĩnh vực này của toàn Châu Á trong năm 2008 cũng chỉ bằng một phần ba của Hoa Kỳ.

    Gọi ai

    Chế độ độc tài không có công thức huyền diệu cho phát triển kinh tế.
    Nhà nghiên cứu cao cấp Bùi Mẫn Hân
    Nhà nghiên cứu của Quỹ Carnegie nói giữa các nước Châu Á có sự kình địch rõ rệt và điều này sẽ cản trở sự trỗi dậy chung của cả Châu Á.

    Ông nhắc tới sự xích lại gần nhau của Nhật Bản và Ấn Độ trước một nước Trung Quốc đang lớn mạnh và Bắc Kinh không thu phục được nhân tâm bất chấp chiến dịch vận động của họ.

    ''Vì những lý do phức tạp, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tạo ra sự bất an chứ không phải sự hào hứng đối với người Châu Á. Chỉ 10% người Nhật, 21% người Hàn Quốc và 27% người Indonesia tham gia khảo sát của Hội đồng Vấn đề Toàn Cầu Chicago nói họ cảm thấy thỏai mái với chuyện Trung Quốc sẽ là nhà lãnh đạo tương lai của Châu Á,'' ông Hân viết.

    Trong khi đó trong cùng một khảo sát, 69% người Trung Quốc, 75% người Indonesia, 76% người Hàn Quốc và 79% người Nhật nói rằng ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Châu Á tăng trong thập niên vừa qua.

    Ông Bùi Mẫn Hân nói ''các lãnh đạo Châu Á từ New Delhi tới Tokyo đều tiếp tục dựa vào Chú Sam để có người để mắt tới Bắc Kinh''.

    Ông Hân cũng nhắc lại câu hỏi có tiếng của Ngoại trưởng Hoa Kỳ thời cuộc chiến Việt Nam Henry Kissinger ''Tôi phải gọi ai nếu tôi muốn gọi Châu Âu'' và nói người ta có thể hỏi câu hỏi tương tự về Châu Á, nơi có sự cạnh tranh quyền lực rõ rệt.

    Ảo giác


    Nhật Bản và Ấn Độ đã xích lại gần nhau trước sự trỗi dậy của Trung Quốc
    Nhà nghiên cứu Bùi Mẫn Hân cũng nói sự độc tài và độc đoán đã không làm cho các nước mà ông nói chủ yếu ở Đông Á giàu có hơn.

    Điều này cũng đã được một nhà nghiên cứu khác của Qũy Carnegie nêu ra cách đây ít lâu khi nói rằng chính sự mở cửa ở Trung Quốc hồi những năm 80 đã khiến nông dân của họ khá giả lên và chính quyền Bắc Kinh đã vượt qua được khủng hoảng Thiên An Môn.

    Ông Hân viết: ''Ngay cả khi chúng ta nhìn vào những chính quyền độc đoán được cho là đã mang lại thành công kinh tế chúng ta thấy có hai điều lý thú.

    ''Trước hết, thành công kinh tế của họ được cải thiện khi họ bớt tàn bạo và cho phép tự do kinh tế và tự do cá nhân lớn hơn.

    ''Thứ hai, chìa khóa cho các thành công là chính sách kinh tế hợp lý như chỉ đạo kinh tế vĩ mô thận trọng, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khuyến khích tiết kiệm và thúc đẩy xuất khẩu.

    Ông Hân nói ''chế độ độc tài không có công thức huyền diệu cho phát triển kinh tế'' và cái gọi là ''lợi thế chuyên chế'' ở Châu Á chỉ là ảo giác.

    'Lãnh đạo tư tưởng'

    Cho dù Châu Á hôm nay có những nền kinh tế năng động nhất thế giới, họ không có vẻ đóng vai trò tương tự như một nhà lãnh đạo tư tưởng.
    Nhà nghiên cứu Bùi Mẫn Hân
    Trong bài viết dài trên Foreign Policy, tác giả Hân cũng nói những giới hạn về tài nguyên cũng như ảnh hưởng môi trường có thể ảnh hưởng khốc liệt tới kinh tế Châu Á.

    Ông nói chỉ riêng tại Trung Quốc mỗi năm có tới 400.000 người chết vì ô nhiễm không khí.

    Ngoài ra cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay cũng làm cho mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu của Châu Á bị ảnh hưởng nặng nề.

    Trong khi đó ông Hân nói Hoa kỳ sẽ có thể phục hồi từ những khó khăn hiện nay nhờ vào cơ chế tự sửa chữa trong hệ thống chính trị và kinh tế.

    Tác giả cũng nói sự hùng mạnh của Hoa Kỳ không chỉ dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế mà còn bởi hàng loạt các ý tưởng nhìn xa trông rộng như thương mại tự do, chủ nghĩa tự do và các thể chế đa phương.

    Ông viết: ''Cho dù Châu Á hôm nay có những nền kinh tế năng động nhất thế giới, họ không có vẻ đóng vai trò tương tự như một nhà lãnh đạo tư tưởng.

    ''Ý tưởng lớn đang hấp dẫn Châu Á ngày hôm nay là trao quyền; Người Châu Á có quyền cảm thấy tự hào rằng họ đang làm một cuộc cách mạng công nghiệp mới.

    ''Nhưng sự tự tin không phải là ý thức hệ và mô hình phát triển được quảng bá nhiều của Châu Á không có vẻ là sản phẩm xuất khẩu được.''


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X