Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bay với hoa tiêu Việt Nam

Collapse
X

Bay với hoa tiêu Việt Nam

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bay với hoa tiêu Việt Nam

    Bay với hoa tiêu Việt Nam

    David Freeman

    Đôi dòng về tác giả:

    David Freeman không phải một tên tuổi xa lạ với các “Hồng Điểu” 259H ở Căn Cứ 40 Chiến Thuật ngày ấy; và theo lời Hồng Điểu Jo Vĩnh (Adelaide, Australia), sau năm 1975, đôi bên đã có dịp tái ngộ ở Hoa Kỳ.

    David Freeman nguyên là một hoa tiêu trực thăng Lục Quân Hoa Kỳ, phục vụ tại biệt đội cứu thương 57th Med Detachment trong 2 năm 1971, 1972 tại Việt Nam. Sau khi biệt đội được đưa về Fort Bragg, North Carolina, Hoa Kỳ, vào tháng 3 năm 1973, David Freeman trở thành huấn luyện viên trực thăng UH-1 của đơn vị.

    Ngoài kinh nghiệm bay bổng, David Freeman còn có tài cầm bút. Trong số những cuốn sách của ông viết về chiến tranh Việt Nam, có cuốn Mekong Rescue rất ăn khách, xuất bản năm 2010, kể về cuộc giải cứu Steve Cooper, một phi công OV-10 Bronco của Hải Quân Hoa Kỳ bị Việt Cộng bắn hạ và bắt giữ trong rừng già U Minh.

    David Freeman có một bút pháp rất mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần dí dỏm, đôi lúc khôi hài. Độc giả có thể đọc những bài viết của ông trên website của 57th Med Detachment trên Internet.


    David Freeman tại Bình Thủy (1972)

    57th Med Detachment là biệt đội cứu thương đầu tiên của Lục Quân Hoa Kỳ (trong tổng số 6 biệt đội) phục vụ tại Việt Nam, tới Nha Trang ngày 26/4/1962. Tháng 1/1963, Biệt đội về đồn trú tại Căn cứ Sóc Trăng, yểm trợ cho các đơn vị Hoa Kỳ và QLVNCH tại Vùng 3 và Vùng 4 chiến thuật. Sau khi được trang bị loại trực thăng phản lực UH-1B, Biệt đội còn đưa 3 chiếc tới Pleiku để yểm trợ Vùng 2 chiến thuật.
    57th Med Detachment có biệt hiệu “The Original Dustoff” vì họ là đơn vị trực thăng cứu thương đầu tiên sử dụng chữ “Dustoff” làm danh hiệu vô tuyến.

    Nguồn gốc của chữ “Dustoff” là khẩu hiệu “Dedicated Unhesistating Service To Our Fighting Forces” (Phục vụ tận tụy lực lượng chiến đấu của chúng ta) của ngành cứu thương phi hành (aeromedical evacuation) trong Quân Đội Hoa Kỳ, viết tắt là DUSTOFF


    Phù hiệu 57th Med Detachment

    Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu cùng độc giả một bài viết ngắn của David Freeman có tựa đề “Flying with the VNAF”, kể về một chuyến bay chung với hoa tiêu trực thăng cứu thương của Không Quân VNCH ở Cần Thơ.

    * * *

    Ron Ihler, vị Sĩ Quan Hành Quân mới của đơn vị, cho gọi tôi vào văn phòng và nói:

    - Freeman, anh là một trưởng phi cơ mới tới, thử đoán xem đêm nay tôi sẽ giao cho anh công việc gì?

    Tên tôi đứng hạng ba trong danh sách trực bay. Thông thường, hạng ba chẳng phải làm gì cả, trừ những phi vụ không dính dáng gì tới chiến sự (ash & trash), nhưng cũng chẳng ai bay vào ban đêm.

    - Không! Tôi sẽ phải làm gì vậy?

    - Bay với “vi-nép” (VNAF)!

    Ron nói với một nụ cười thật khó hiểu. Trước khi tới Bình Thủy, tôi biết có một số trưởng phi cơ lão làng đã từng bay chung với các hoa tiêu trực thăng tải thương của “vi-nép”, nhưng gần đây không còn ai bay nữa. Tôi hỏi lại:

    - Anh nói cái gì? Bay với vi-nép?

    - Đúng như thế, anh sẽ ngồi ghế phi công phụ cho một trưởng phi cơ của họ. Đầu đuôi nó như thế này: chúng ta sẽ rút đi trong vòng vài tuần nữa, và Bộ chỉ huy Liên đoàn muốn chúng ta phải bảo đảm là các hoa tiêu tải thương của vi-nép đủ khả năng bay đêm một mình họ.

    Tôi nói với Ron:

    - Theo tôi, câu hỏi được đặt ra không phải là họ có đủ khả năng hay không, mà là họ có chịu bay hay không!

    Thực vậy, mãi cho tới thời gian gần đây, trong khi đám cứu thương chúng tôi (Biệt đội 57) bay đêm này qua đêm khác, thì các tàu Dustoff của vi-nép cứ nằm “làm kiểng” ngoài bãi đậu! Mà có tới 99.9% hành khách (thương binh) của chúng tôi là người Việt. Tôi thực sự không hiểu được “chính sách” của cấp trên trong việc bao dàn bay đêm này. (1)

    Ron nói để chấm dứt câu chuyện:

    - Bản thân tôi cũng chẳng hơn gì anh, tôi cũng chẳng biết việc gì đang diễn ra, nhưng có một điều tôi biết chắc chắn: theo chỉ thị từ trên, đêm nay tôi phải cho một hoa tiêu chánh của Biệt Đội bay với một hoa tiêu chánh của vi-nép, và người đó là anh! Bởi tất cả những người khác đều đã bay rồi!

    - OK! Vậy tôi sẽ gặp họ ở đâu, lúc mấy giờ?

    - Anh sẽ gặp Trung úy Phước ở phía tây phi đạo lúc một ngàn chín trăm giờ.

    Tôi biết Phước. Nghe nói anh ta có tới trên 8.000 giờ bay và là một hoa tiêu xuất sắc, chỉ phải tội hơi yếu (tiếng Anh) trong việc liên lạc vô tuyến và theo hướng dẫn không lưu. Nhưng không phải chỉ một mình Phước mà hầu như dân vi-nép nào cũng chỉ biết “We come, we go” khi liên lạc với đài kiểm soát không lưu; và chúng tôi thường đem việc này ra làm đề tài khôi hài.

    “Một ngàn chín trăm giờ” quân đội có nghĩa là 7 giờ tối. Khi cái đồng hồ Seiko mới cáo chỉ của tôi cho biết đã tới giờ hẹn, tôi băng qua phi đạo chờ những người bạn vi-nép.

    Phước tới trễ khoảng một tiếng đồng hồ. Khi anh ta đáp, tôi thấy người cơ phi ngồi ở ghế phi công phụ đang toét miệng cười, nhảy xuống giữ cửa cho tôi leo lên.

    Phước không tắt máy. Đây là một chiếc Huey (UH-1) của KQVN. Tôi không biết họ bảo trì ra sao. Tôi cũng không biết trước đó Phước có hưởn kiểm soát tiền phi (prefight) hay không.

    Chúng tôi cất cánh và bay về hướng bắc. Ngoại trừ câu “we go now” thông báo cho đài không lưu Paddy (Navy Bình Thủy), tất cả mọi liên lạc vô tuyến đều bằng tiếng Việt. Khỏi nói, quý độc giả cũng có thể đoán biết tâm trạng bất ổn của tôi khi mà vào khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ sau đó, Phước cho phi cơ bay vòng vòng trên một vùng giao tranh ở phía đông Đồng Tâm. Căn cứ vào những vết đạn lửa bay qua bay lại ở dưới đất cũng như trao đổi vô tuyến dồn dập – dĩ nhiên toàn bằng tiếng Việt, tôi đoán chiến trận ở dưới đó đang sôi động! Nhưng tôi không thể đoán được Phước sẽ làm gì, và cũng không thể hỏi bởi anh quá bận rộn với công việc liên lạc trên tần số!

    Tôi quan sát thấy Phước kiểm soát các đồng hồ phi cụ và như chuẩn bị đáp. Cuối cùng, anh cũng tạm ngưng nói chuyện trên tần số để quay sang nhìn tôi. Tôi thề rằng qua ánh sáng màu đỏ mờ mờ của phòng lái, tôi thấy Phước đang toét miệng cười tới tận hai mang tai!

    Và tôi tự nhủ nhất quyết không để anh ta biết trong lòng tôi đang lo âu tới mức nào. Tôi lên tiếng hỏi Phước:

    - Chuyện gì đang xảy ra vậy?

    - Người anh em họ của tôi (my cousin) đang ở dưới đó. Hắn năn nỉ tôi đáp xuống.

    Tới đây thì tôi hiểu. Mấy năm trước tôi cũng đã xuống cứu một người “anh em họ” là một xạ thủ trực thăng võ trang; đã là “anh em họ” thì nếu đương sự bị nạn mà mình quanh quẩn gần đó, phải xuống cứu, không cần biết ở dưới đất có giao tranh hay không.

    Tôi cố lấy giọng bình tĩnh để Phước không biết rằng tôi đang run:

    - Vậy thì mình đáp xuống cứu hắn.

    Trong lòng tôi cố tự thuyết phục mình rằng đáp xuống một vùng giao tranh với mục đích tốt đẹp là việc đáng làm. Chúng tôi phải đáp xuống để cứu một người mà một thành viên trong phi hành đoàn của chúng tôi quan tâm.

    Bỗng Phước cười lớn và la lên:

    - No, no, no, no, no. That's not the deal. Người anh em họ của tôi dưới đó là Việt Cộng. Hắn muốn chúng ta xuống để xơi tái bằng B-40!

    B-40 là một loại hỏa tiễn. Trực thăng mà bị lãnh B-40 thì coi như tiêu!

    Tôi đã có nhiều cơ hội gần gũi các hoa tiêu trực thăng tải thương Việt Nam, nhiều tới mức tôi nhận ra rằng tôi... không bao giờ có thể hiểu được họ. Có khi họ từ chối đáp tải thương (người còn sống) vì gặp hỏa lực địch, có khi họ lại liều chết đáp xuống chỉ để chở xác một binh sĩ tử trận!

    Giờ đây, tôi không thể đoán Phước sẽ nhập cuộc hay thối lui, nhưng ra vẻ anh ta đang cao hứng, quá cao hứng so với tâm trạng của tôi.

    Tôi hỏi:

    - Chúng ta làm gì bây giờ?

    - Đừng lo, tôi bảo nó (VC) cứ đợi ở dưới đó - chúng tôi sẽ xuống thăm anh trong vòng vài phút nữa. Nhưng tôi không cho nó biết Cobra (trực thăng tấn công AH-1 Cobra) đang tới. Chúng ta sẽ cho nó tan xác trước khi nó kịp cho chúng ta nổ tung!

    Rõ ràng Phước đang khoái chí, và tôi bắt đầu cảm thấy an tâm hơn, vì tin rằng anh đang có một kế hoạch hay ho tốt đẹp nào đó.

    Nhưng tôi thắc mắc làm sao Phước có thể gọi Cobra vào ban đêm? Chính tôi chưa hề làm được việc đó. Hay là vi-nép họ có Cobra; tôi chưa bao giờ nghe nói tới...

    Tình thế khiến tôi liên tưởng tới trò chơi chiến tranh của trẻ con. Có khác chăng là ở đây người ta đánh nhau bằng vũ khí thật và không có chuyện đôi co tranh cãi, chẳng hạn “Ê, mày đâu được bắn xuyên qua bụi cây”, “Tao bắn trúng mày rồi”, “Không, mày bắn hụt”, v.v...

    Tôi không biết là ở dưới đó có thương binh thật hay là Phước đang chơi trò chơi chiến tranh với người “anh em họ” vi-xi. Nhưng dù thế nào chăng nữa, tôi cũng đành chịu. Phước là trưởng phi cơ, còn tôi là “phi công phụ không được cầm cần lái”, cho dù trên giấy tờ, nhiệm vụ của tôi là hướng dẫn Phước những kỹ thuật tìm một bãi đáp an toàn vào ban đêm (2)

    * * *

    Chúng tôi bay khỏi ra vùng giao tranh một khoảng cách và chờ Cobra. Phước nói tôi bật đèn quay (rotating beacon) của phi cơ – công việc đầu tiên tôi được “đảm trách” trong đêm hôm đó – với mục đích để các chiếc Cobra biết vị trí của chúng tôi. Chẳng bao lâu sau, mấy chiếc Cobra tới nơi và chào hỏi chúng tôi trên tần số. Qua danh hiệu truyền tin, tôi nhận ra đó là những chiếc “Outlaw” của Mỹ, đã từng yểm trợ tôi trong một số phi vụ ban ngày, nhưng họ không thích bay đêm, và thường nói thẳng ra điều đó.

    [OUTLAW là danh hiệu truyền tin của những chiếc Cobra thuộc Đại Đội Trực Thăng Tấn Công 175 (175th Assault Helicopter Company) của Lục Quân Hoa Kỳ, lúc đó đặt căn cứ tại Vĩnh Long]

    - Dustoff, Outlaw 22 đây, hãy chỉ điểm mục tiêu để cuộc trình diễn được mở màn!

    Phước liền sử dụng vốn liếng tiếng Anh không lấy gì làm văn hoa cho lắm vào cuộc hợp tác này. Anh chỉ cho Outlaw vị trí quân bạn và quân địch qua những làn đạn lửa đôi bên đang trao đổi dưới đất. Viên phi công chỉ huy hợp đoàn Outlaw nói với Phước rằng khoảng cách giữa quân bạn và quân địch quá sát nhau, rất khó lòng tác xạ chính xác, bởi các Outlaw không được phép xuống thấp quá một ngàn bộ (khoảng 300m) vào ban đêm.

    Một ngàn bộ?! Tôi bỗng mất cảm tình với mấy tay Cobra này. Bởi tôi thường bay 8 tới 10 tiếng hàng đêm, mà có mấy khi bay cao hơn một ngàn bộ đâu!

    Dưới sự hướng dẫn của Phước, các chiếc Cobra sẽ bay vào và lần lượt tấn công, rồi Phước bay vào, đáp xuống làm nhiệm vụ “bốc hàng” trong lúc Cobra bay ở phía trên để nếu thấy hỏa lực địch bắn vào chiếc Huey, sẽ ra tay can thiệp.

    Tôi mường tượng người “anh em họ” của Phước vẫn còn núp ở đâu đó với khẩu B-40, và khi ấy các chiếc Cobra có muốn can thiệp cũng đã quá muộn. Tôi ngồi thu mình vào ghế và xiết lại cái áo giáp phi hành (chicken plate), như thể nó có khả năng bảo vệ tôi chống lại B-40!

    Phước hạ thấp cao độ và giảm tốc độ, tôi dán mắt vào màn đêm để quan sát những làn đạn có thể bắn vào con tàu. Hai bàn tay tôi đặt gần bộ phận điều khiển, để có thể phản ứng ngay khi hữu sự. Đạn súng nhỏ bắn từ mặt đất vẫn còn nhưng chỉ lác đác. Một ngọn lửa nhỏ được đốt lên để làm dấu bãi đáp.

    Tôi muốn được điều khiển con tàu, tôi muốn được làm chủ sinh mạng của mình, nhưng đây là tàu của Phước và anh ta không nhờ tới tôi. Rõ ràng Phước là một hoa tiêu giỏi hơn tôi, kinh nghiệm hơn tôi, nhưng nếu tôi chết, việc được tuyên dương “hy sinh trong lúc ngồi ghế phi công phụ” cho một người Việt Nam sẽ chẳng vinh dự gì!

    Rồi chúng tôi cũng đáp được xuống mặt mặt đất chứ không bị nổ tung trên trời, mặc dù khi đáp, tôi đã phải bật đèn đáp (landing light), chẳng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”.

    Khi chiếc Huey vừa chạm đất, tôi thấy một chiếc Cobra, rồi một chiếc nữa vụt nhào xuống rồi bay lên. Rõ ràng là họ đã xuống thấp dưới 1000 bộ. Rồi hai chiếc Cobra quay trở lại nhào xuống lần thứ hai. Tôi hỏi Phước:

    - Chuyện gì vậy?

    - Tôi nghĩ là họ đã dớt được thằng “anh em họ” của tôi rồi!

    Tôi nghe thấy các phi công Cobra chúc mừng nhau trên tần số về thành tích của họ, rồi Outlaw 22 nói với chúng tôi:

    - Dustoff, tôi không nghĩ rằng bạn còn gặp rắc rối với B-40. Chúng tôi sẽ đợi tới khi bạn ra khỏi cái lỗ ấy rồi mới ra về.

    Phước đáp:

    - Roger, roger (Nhận rõ, nhận rõ). Cám ơn nhiều.

    - Không có chi! Outlaw 22 nói.

    Trong lúc Phước đối đáp với Outlaw 22, tôi chợt nhận ra có những hoạt động gấp rút ở phía sau lưng. Ngoái cổ nhìn lại, tôi thấy người y tá phi hành và người cơ phi đang cố “nhét” các thương binh VNCH vào khoang tàu, trong lúc chiến sự vẫn tiếp diễn.

    Bỗng Phước quay sang phía tôi, nói với giọng cao-bồi Texas thứ thiệt:

    - Anh lái đi!

    Tôi chụp ngay lấy cần điều khiển, trong lòng vô cùng ngạc nhiên, và thích thú, vì cuối cùng mình cũng được lái! Tôi đáp “OK, tôi lái” rồi mắt dán vào màn đêm, tay kéo cần ga.

    Những chiếc Cobra đợi cho chúng tôi lên khỏi 1000 bộ mới từ giã đi về Vĩnh Long, còn chúng tôi bay về Cần Thơ với 7 thương binh trên tàu. May ra khi về tới bệnh viện sẽ có một người còn sống!

    David Freeman

    CHÚ THÍCH:

    (1) “Chính sách” mà David Freeman nhắc tới ở đây là việc các giới chức quân sự Mỹ đã tận tình với QLVNCH trước khi quân đội anh hùng này bị Hoa Kỳ bỏ rơi. Trong những ngày tháng chờ đợi rút quân, họ đã cố gắng “bao dàn” càng nhiều càng tốt, với mục đích để QLVNCH bị “sứt mẻ” càng ít càng tốt, để chuẩn bị “một thân một mình” bước vào tương lai vô định. Những ai có cơ hội làm việc, tiếp xúc với các cố vấn quân sự Mỹ trong khoảng thời gian này, hẳn cũng thấy được sự ái ngại, bất mãn, thậm chí tức giận của họ trước việc chính phủ Mỹ bỏ rơi miền nam Việt Nam. Theo nhận xét của cá nhân chúng tôi, các cố vấn quân sự Mỹ đôi khi có thể lên mặt kẻ cả, hống hách, nhưng họ tận tụy với trách nhiệm được trao phó và chống cộng hết mình, khác với phần lớn đám chính khách dân sự.

    (2) “Phi công phụ không được cầm cần lái”, nguyên văn là tiếng lóng “Peter Pilot” để chỉ những phi công chưa có một chút kinh nghiệm, thường chỉ được giao phó việc theo dõi các đồng hồ phi cụ và coi bản đồ.


    Nguyễn Hữu Thiện
    (Nguồn: Đặc san Lý Tưởng – Úc Châu, 2015)

  • #2
    Trước 1975, tôi có bay "Dustoff" , và bị bắn rớt tại Phung Hiep. Tôi có biết Tr/U Phước, người cùng quê Vũng Tàu. Nghệ tin anh đã bỏ mình trong chuyến vượt biên tìm tự do. Hy vọng gặp lại anh em "Dustoff" trong lần họp mặt trực thăng vùng IV tại Cali vào tháng 7/2016.

    TB: Xin xem bài viết " Cứu người người cứu ta"

    Comment


    • #3
      Bài “Cứu người người cứu ta” nằm ở đâu vậy ninhkieu?
      Cám ơn trước,
      NHT

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi Nguyen Huu Thien View Post
        Bài “Cứu người người cứu ta” nằm ở đâu vậy ninhkieu?
        Cám ơn trước,
        NHT


        CỨU NGƯỜI - NGƯỜI CỨU TA


        Tháng sáu là tháng mà Quân lực VNCH tổ chức ngày kỷ niệm "Quân Lực" hàng năm, đã giúp tôi nhớ lại lần tôi bị bắn rớt gần chi khu Phụng Hiệp,tỉnh Cần Thơ, Vùng IV Chiến Thuật trong một phi vụ tải thương đúng vào ngày 19 tháng 6.

        Chúng tôi một số hoa tiêu trực thăng tốt nghiệp tại Hoa kỳ vào tháng 10 năm 1970, về Việt Nam thì tôi được phục vụ Phi đoàn 211, một phi đoàn trực thăng kỳ cựu nhất của ngành trực thăng Việt Nam. Sau khi trình diện phi đoàn 211 tại phi trường Trà Nóc, Cần Thơ, chúng tôi được đưa lên căn cứ Long Bình của Hoa Kỳ để huấn luyện thành những hoa tiêu chính (Pilot). Sau thời gian bay thực tập với Hoa Kỳ với những phi vụ liên lạc, hành quân khắp vùng III Chiến Thuật, chúng tôi khăn gói trở về phi đoàn 211 với chứng chỉ Pilot. Thời gian bay bổng tại Phi đoàn 211, vì là phi đoàn kỳ cựu trực thăng, chúng tôi vẫn là những hoa tiêu phó mặc dầu giấy tờ là hoa tiêu chính. Ban ngày là sĩ quan trực phi đoàn vì là hoa tiêu phó, đêm đến thì đi quay máy vì là hoa tiêu chính... Rồi thời gian trôi qua rất nhanh, tôi bay chung với các hoa tiêu chính già dặn "tay nghề", tôi học hỏi rất nhiều từ các anh ấy, và tôi cũng chứng tỏ với họ tôi là hoa tiêu phó đầy "kinh nghiệm" nên dần dần tôi được các anh chú ý, ưa thích, và tin tưởng nên được đi bay rất nhiều. Vì được bay bổng nhiều nên tôi đã học hỏi "tay nghề" rất nhanh và chính "nó" đã giúp tôi có được sự bình tĩnh trong các phi vụ tải thương sau nầy. Hầu hết các anh hoa tiêu kỳ cựu phi đoàn 211 được huấn luyện thành những IP (instructor pilots) khi phi đoàn 211 đảm nhận huấn luyện các khóa bay trực thăng tại Sư đoàn IV Không Quân.

        Vào những năm 1971-72, ngành trực thăng đã dần dần thay thế quân đội Hoa kỳ trong những phi vụ yểm trợ quân bạn từ đổ quân, tiếp tế, tải thương. Không Đoàn 84 Chiến Thuật ngoài những phi vụ kể trên, còn phải tiếp nhận thêm nhiều phi vụ tải thương. Do đó Không Đoàn đã biệt phái Đ/U Quới , phi đoàn 211, sĩ quan liên lạc tải thương, và làm việc với phi đội tải thương Hoa Kỳ đóng tại phi trường Navy trong căn cứ Hải quân Hoa Kỳ, Cần Thơ. Các hoa tiêu thì từ các phi đoàn 211, 217, 225 và 227 biệt phái sang đi bay chung với phi hành đoàn Hoa Kỳ. Có lẽ vì tôi giỏi Anh văn hay là lúc đi bay thực tập tại Long Bình được các "trưởng phi cơ Hoa Kỳ" khen giỏi và không bị trở ngại trong thời gian huấn luyện nên tôi lại "được" gởi đi biệt phái sang bay tải thương (Dustoff). Thú thật tôi không thích bay tải thương vì tàu không có vũ khí để tự vệ, chỉ có dấu thập đỏ "Hồng thập tự" làm tấm bình phong đỡ đạn mà thôi. Khi huấn luyện tại trường bay, tôi tình nguyện theo học "gunship" vì tôi chủ trương "ăn thua đủ" với quân thù, chúng bắn tôi thì tôi "chơi" lại bằng rockets, miniguns...

        Trong khi bay tải thương, tôi bay với hoa tiêu Hoa Kỳ ban đêm và hoa tiêu Việt Nam trong những phi vụ ban ngày vì lúc đó hoa tiêu Việt Nam không có mấy ai bay đêm ngoài Đ/U Quới. Tôi còn nhớ trong một phi vụ đêm, bay chung với Đ/U Quới bốc thương binh tại một cái đồn thuộc quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho rất "hot" nên chúng tôi đã phải nhờ đến trực thăng võ trang của Navy Hoa Kỳ "Seawolfs" yểm trợ và chúng tôi đã hoàn tất nhiệm vụ thật hoàn hảo. Những phi vụ tải thương rất nguy hiểm nhưng cũng có những cái thú như là: mình "liều mạng" để cứu sống con người trong khi người lại tìm cách giết nhau không một lần xót thương... thật mâu thuẫn quá!!!!! Cái thú khác nữa của những phi vụ tải thương là "chưi lộn" với con cháu bác Hồ trên tần số FM vì bọn chúng thường vào tần sô để phá phách hay "hù dọa" chúng tôi, và cái khổ nhât là giải nghĩa cho các anh bạn Hoa Kỳ được hiểu về những "trận" chửi lộn nầy.

        Ngày 19 tháng 6, ngày Quân Lực , tôi và Th/U Chánh (phi đoàn 225) trực ngày. Danh hiệu "Kim Cương" Charlie. Buổi sáng chúng tôi làm những phi vụ tải thương từ Cà Mau, Năm Căn, Thới Bình, Vị Thanh và đến trưa chúng tôi trở về Cần Thơ ăn cơm. Trên đường về Cần Thơ, chúng tôi nhận phi vụ tải thương tọa độ gần quận Phụng Hiêp từ trung tâm Hành Quân Tải thương đóng tại phi trường Navy. Tôi xin phép được nói thêm một chút về "Trung Tâm Tải Thương" nầy để các bạn được rõ.

        Trung Tâm Tải thương do Hoa Kỳ phụ trách, họ nhận những phi vụ từ Tỉnh, Quận do các cố vấn Hoa Kỳ yêu cầu, rồi chuyển những phi vụ nầy đến chúng tội. Nếu phi vụ "hot" phải cần "gunships" yểm trợ , thì họ báo cho chúng tôi biết khi nào đã có "guns" sẵn sàng thì chúng tôi vào vùng tải thương. Phi vụ tải thương nầy, chúng tôi liên lạc với "Trung Tấm tải thương" để tìm hiểu thêm về tình trạng của thương bệnh binh nặng nhẹ ra sao, và tình hình tại bãi bốc. "Trung Tâm" cho biết :
        - Bãi đáp an toàn, thương binh bị thương chân và đầu.

        Anh Chánh và tôi nhìn nhau không biết có nên tin "bãi đáp an toàn" không? Vì theo kinh nghiệm của chúng tôi thì thông thường bốc thương binh vùng Phụng Hiệp đều cần "gunship" yểm trợ vì bọn Việt Cộng rất "hỗn", cứ nghe tiếng trực thăng là tác xạ nhất là chúng biết trực thăng tải thương không mang vũ khí để tự vệ. Sau khi chúng tôi trao đổi ý kiến cho nhau, chúng tôi quyết định xuống bốc thương binh rồi về Cần Thơ ăn cơm và nghỉ trưa vì tọa độ bãi bốc gần Cần Thơ. Chúng tôi thông báo với "Trung Tâm Tải Thương" về quyết định của chúng tôi, thông báo Paddy tọa độ tải thương và tôi bắt đầu liên lạc với quân bạn :

        "Thành Đô (danh hiệu tại đồn, tôi không nhớ rõ lắm) đây Charlie."
        "Charlie. Thành Đô nghe bạn 5/5, có gì nói đi bạn "
        "Charlie chim sắt chữ thập đỏ đến bốc mấy chai "wisky" (thương binh) cho biết tình hình nơi bạn ở".
        "An toàn đó bạn". Chợt chúng tôi nghe:" Chim sắt đi chỗ khác chơi, xuống bắn bỏ mẹ". Chúng tôi biết bọn Việt Cộng đã vào tần số nên tôi gọi :
        "Thành Đô bọn Việt Cộng vào số nhà của bạn để tôi gọi "chó lửa" (gunships) đến yểm trợ đó bạn".
        "Charlie mấy con "chuột" (Việt Cộng) vào số nhà tôi phá rối đó bạn. Yên chí bãi đáp an toàn. Lên một nấc để liên lạc đi bạn". Một nấc là một số, thí dụ tần số 42.50 thì lên một nấc là 43.50.
        "Thành Đô đây Charlie nghe rõ trả lời".
        "Charlie Thành Đô tôi nghe 5/5".
        "Thành Đô bạn cho biết "chuột" ở hướng nào của bạn, và hướng nào vào thì an toàn".
        "Charlie "chuột" ở hướng Tây của tôi, bạn vào hướng Đông có mấy đứa em tôi đang an toàn cho bạn".
        "Đ.M. xuống tao bắn rớt" bọn Việt Cộng lại vào tần số.

        Anh Chánh và tôi lại nhìn nhau để hội ý, chúng tôi biết bọn Việt Cộng thích chơi trò "cút bắt" mình có đổi tần số bao nhiêu lần chúng cũng lọt vào được. Đã đến giờ cơm, bụng đói cào....Chánh và tôi quyết định xuống bốc mà không cần "chó lửa" yểm trợ, không để bọn Việt Cộng "hù" chúng tôi mãi. Tôi gọi máy:
        "Thành Đô chuẩn bị mấy chai "wisky", chúng tôi xuống bốc đó bạn"

        Anh Chánh bay tôi follow theo cần lái, tôi "lock" dây an toàn. Anh Chánh làm môt vòng "overhead" giảm cao độ từ hướng Đông bay vào, cao độ khoảng 50 feet trên đầu các ngọn cây, tốc độ khoảng 80-100 knots thì tôi nghe đủ loại súng bắn vào phi cơ "bựt bựt..." tôi biêt thân tàu trúng đạn. Khi cách đồn khoảng 10 thước, Chánh giảm tốc độ để vào đáp thì phi cơ bắt đầu quay vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, cắt tay ga tàu xàng ngang và tôi nghe tiếng cánh quạt chính chém vào thân cây "rắc...rắc". Tàu rớt ngay trên giao thông hào bên trong đồn, thật may mắn tàu rớt trong đồn chứ nếu ngoài đồn thì chắc chúng tôi tan xác vì mìn và lựu đạn gắn xung quanh đồn. Phi hành đoàn vô sự, xin cám ơn anh Chánh với "tay nghề" điêu luyện đã đưa con tàu không cánh quạt đuôi đáp an toàn. Tôi gọi Paddy cho biết tọa độ chúng tôi bị bắn rớt rôi tắt máy chờ tàu "rescue" từ Trà Nóc,Cần Thơ đến bốc về.

        Trong khi chờ tàu "rescue" cất cánh từ phi trường Trà Nóc, anh y tá Tiến mà chúng tôi thường gọi "bác sĩ Tiến" đã vào nước biển cũng như băng bó vết thương cho các thương bệnh binh. Chúng tôi ngồi chờ tại đồn, quên cả cơn đói, từ 1 giờ trưa cho đến 4 giờ chiều mới được chiếc tải thương khác đến tiếp cứu do T/U Ninh (217) và hoa tiêu Hoa kỳ. Chính tôi đã hướng dẫn hai chiếc Cobras bắn phá, yểm trợ chiếc tải thương nầy bay từ Tây sang Đông thay vì Đông sang Tây theo lời quân bạn hướng dẫn.

        Chiếc phi cơ tải thương đưa chúng tôi vê phi trường Trà Nóc, xin cám ơn T/U Ninh và phi hành đoàn. Sau nầy tôi được biết chiếc tàu "rescue" đã lấy lộn tọa độ (cung cấp bởi Paddy) đi Cà Mau - Năm Căn thay vì Phụng Hiệp, sự sai biệt khoảng 200 km.

        Sau khi tái khám tại bệnh viện Sư đoàn, tôi phải làm báo cáo trình lên Sư Đoàn về phi vụ tản thương nầy. Ngày 19 tháng 6 năm 197X rơi vào ngày Chủ Nhật, thông thường nếu không đi bay thì tôi đi lễ nhà thờ cầu nguyện ơn trên ban bình an cho quê hương, gia đình, bạn bè và tôi. Ngồi viết báo cáo... tôi thầm nghĩ cho riêng mình: Ngày Chủ Nhật đi bay Cứu người, bị bắn rớt vô sự phải chăng NGƯỜI (Chúa) đã cứu ta?
        HUỲNH VĂN CHỪNG
        Đại đội 64/ Khoá 6/68 Thủ Đức


        ---
        Trích từ trang web Cánh Thép
        http://www.canhthep.com

        Comment



        Hội Quán Phi Dũng ©
        Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




        website hit counter

        Working...
        X