Thông báo

Collapse
No announcement yet.

CÂU CÁ rô non

Collapse
X

CÂU CÁ rô non

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • CÂU CÁ rô non

    CÂU CÁ rô non


    Cá rô non cũng ngọt cũng béo nhưng người ta không kho, không nấu mà họ đem rửa sạch không cạo vẩy, chiên dòn cuốn với bánh tráng rau sống chấm nước mắm tỏi ớt, ăn ngon hơn thịt gà thịt vịt. Mỗi năm chỉ ăn cá rô non được một mùa. Không phải chợ nào cũng có người bán, nhà nào cũng mua được cá non để ăn.

    Sau những cơn mưa khí trời lại mát, hơi nước kéo theo mùi cây lá, mùi cỏ nhẹ nhàng dễ chịu. Mỗi cơn gió thoảng qua là nhập vào tâm một cái gì in sâu vào đầu, một cảm giác của nhà quê, đồng ruộng mà khi đi học ở tỉnh xa nhớ nhà, nhớ đồng ruộng, là nhớ thứ hương vị đó. Sáng sớm hôm nay bước ra khỏi nhà thấy sân còn ướt, do đám mưa lớn đêm qua. Mặt trời chói lọi tươi đẹp hơn mọi ngày, lòng tôi tự nhiên thấy cảm hứng. Vào nhà tôi khều anh Năm, rủ:

    -Ði câu cá rô non chơi anh Năm, hình như mùa cá non năm nay mình chưa được ăn cá non chiên dòn.
    -Ði thì đi nhưng phải thọt ổ kiến vàng lấy mồi đã.

    Câu cá rô non cũng đòi hỏi lắm công phu. Trước tiên là phải tìm một cành trúc ngắn có độ cong suông chiều. Một cây kim gút bẻ cong đầu, thành lưỡi câu thật nhỏ không cần chặt ngạnh. Lấy chỉ may áo quần xe đôi chừng một thước rưỡi cột lưỡi vào cần. Vấn đề mồi câu mới là rắc rối. Chúng tôi lấy một cây trúc thật dài, cột một cái rổ lòng thòng chừng ba tấc trên đầu cây, chừa ngọn trúc độ vài tấc. Xong rồi đi tìm ổ kiến vàng trên những cây trâm bầu, me keo, hay cam quít, đưa cây xọc vào ổ kiến, trứng kiến trắng phếu nhỏ hơn mút đũa rớt vô rổ, đồng thời cũng có đầy kiến bò tứ tung chung quanh rổ, dọc theo cành trúc.

    Tay tôi phải vổ mạnh liên hồi lên thanh trúc để cho những con kiến té xuống đất và tránh làm sao cho chúng nó không bò đến tay chân mình vì kiến vàng cắn rất đau.

    Chúng nó là một loại kiến ăn sâu bọ trời sinh ra để quân bình thiên nhiên. Sâu, rầy phá bông phá trái thì có kiến vàng ăn sâu. Nhiều nơi người ta đi tìm những ổ kiến cắt nhẹ nhàng trọn ổ đem bỏ trên cây của những vườn cam quít, vú sữa, sa-bu-chê để trừ sâu. Thọc được chừng hai ba ổ kiến vàng là đủ câu cả buổi sáng.

    Cá rô “non” là những con cá rô nhỏ bằng hai ngón tay, mới được sinh nở lúc ruộng nổi nước nhờ “sa mưa giông”. Những con cá rô “mề” bụng đầy trứng theo nguồn nước của mương, rạch từ sông Cửu Long di chuyển vào ruộng theo giác quan trời phú cho nhiều loài cá. Chúng nó biết đường tìm về nơi được sinh ra và lớn lên để tiếp nối dây chuyền sinh sản mà tạo hóa đã ban cho. Như loài cá Salmon ở Alaska, Mỹ Quốc. Hay cá bông lau ở Biển Hồ Ton-Lê- Sáp, xứ Cam-pu-chia.

    Con cá bông lau chỉ sinh đẻ tại Biển Hồ mà thôi. Người ta không thể nuôi ép cho nó sản xuất mà chỉ chờ mùa nước của Biển Hồ tràn ra sông Cửu Long, chừng đó vô số cá con, nhỏ bằng tâm nhang hoặc lớn hơn, theo giòng nước ra sông miệt Hồng Ngự, Châu Ðốc tụ thành những cụm màu xám đen dưới nước. Người dân Hồng Ngự, Châu Ðốc, tới mùa nước rông chèo xuồng đi vớt những con cá bông lau con gọi là “cá bọt”. Họ đem về thả vào ao nuôi chờ lớn bằng ngón tay, bán lại cho ngư dân nuôi thành cá tra to lớn mình thấy ngoài thị trường. Cá tra dù thuộc nòi giống của cá bông lau nhưng không bao giờ sinh sản ở ao hồ nhân tạo. Người ta vớt “cá bọt” nuôi lớn chớ không có nơi nào sản xuất được cá tra con. Thông thường không ai thấy buồng trứng trong bụng cá tra.

    Cá rô thịt ngọt béo, nếu là cá to thì gọi là “cá rô mề”, nếu kho tộ mỡ của nó tươm đầy, hay nấu canh chua ăn với cơm không biết ngán. Dân làng tôi giàu hay nghèo đều ưa thích cá rô mề kho. Những người nông dân tát ao tát vũng hay câu được cá rô mề lớn bằng bàn tay hay lớn hơn, ít khi chịu bán ra, họ để lại nhà ăn vì may mắn có được cơ hội. Nhiều người nhịn ăn đem kiến cho chủ điền của họ hay các ông quan trong làng Hương Cả, Cai Tổng, hay quan Huyện.

    Ðầu mùa mưa, cầy cấy xong, ruộng nước trong veo, nhiều nơi người ta đứng dựa mé bờ nhìn xuống thấy từng bầy năm mười con, có khi mấy chục con chờ những con muỗi mòng đáp trên mặt nước hay cắm đầu tìm kiếm những con lăng quăng trốn dưới gốc mạ non hay cỏ lát mọc trong ruộng. Dân trong làng ít người câu cá rô non vì không phải ruộng nào cũng có cá và câu cả ngày cũng không được bao nhiêu, nên không ai chịu bỏ công oan uổng. Còn tôi lúc thiếu thời luôn luôn tìm hưởng những thú vui ngoài đồng hơn là sống trong nhà buồn chán.

    Câu cá rô non rất dễ, cứ móc một trứng kiến thả xuống chỗ nào mình thấy cá là rất nhiều con dành nhau đớp mồi. Dở nhẹ tay đưa lên bờ có khi không cần gỡ, cá dính lòng thòng ra khỏi mặt nước nó giẫy dụa rớt trên bờ vì lưỡi câu không có ngạnh hay rớt ngay trong miệng đục nếu mình rê nó vào đó. Nhìn rõ thấy cá đớp mồi gây cảm xúc hồi hộp nhẹ nhàng làm cho sự đam mê càng phấn chấn, dù phải dang nắng hay bị kiến vàng cắn khi đi kiếm mồi, anh Năm và tôi không năm nào bỏ qua một mùa câu cá rô non.

    Trích trong Kỷ niệm một thời để nhớ VÕ LONG TRIẾU"Báo Người Việt

  • #2

    Câu Cá Rô.
    Má tôi nói, hồi còn nhỏ mỗi lần tôi khóc là cái miệng chu ra và tròn như chữ O, thế nên mấy anh chị tôi gọi tôi là thằng Cu Rô.
    Lớn lên tôi thích nhất là câu cá rô.
    Hồi đó ở Rạch Giá nước còn nhiễm phèn nặng lắm, nước ao đìa gì cũng khá trong nếu không có mương cho nước phù sa chảy vào, vì vậy ta có thể nhìn thấy từng cọng rong, từng gốc bông súng tận dưới đáy ao, và ... từng đàn cá rô bơi lội với cái chấm đen thật lớn ở đuôi quạt. Tụi nó cứ lâu lâu vọt lên quẫy nước nhanh như cái hoả tiễn, rồi lại lặn xuống nhởn nhơ như chưa hề mới nhào lên quẫy cái reéc..
    Cá rô rất thích ăn con nhện.
    Loại nhện giăng ở gốc lúa, bên hông mấy bụi trúc hoặc môn ngứa bờ ao; loại giăng trong góc nhà góc bếp; và nhất là nhện trong ổ tò vò.
    Chắc các bạn còn nhớ bài đồng dao:
    -Tò vò mà nuôi con nhện
    Đến khi nó lớn nó quyện nhau đi
    Tò vò ngồi khóc tỉ tê
    Nhện ơi nhện hỡi mày đi đằng nào.

    Thực ra con tò vò nó đâu có nuôi nhện, nó bắt nhện làm đồ ăn cho con nó đấy chứ, nó giống như con ong đuôi dài (ong muỗi).
    Tổ tò vò xây bằng đất dêo, khi gần xong thì nó đi bắt nhện đủ mọi loại về dồn hết vô đó, đẻ một trứng vào một ngăn rồi trám đất sét lại cho kín mới làm ngăn khác (mỗi tổ chừng năm sáu ngăn).
    Không biết nó chích vô con nhện chất gì, mà bọn nhện như bị ngủ say chứ không phải chết rồi thối rữa, bởi vậy trứng tò vò nở ra con sâu nhộng, cứ ăn dần đồ ăn mẹ dự trữ sẵn đó, chừng nào vừa hết thì cũng đã trưởng thành, phá vỡ mối đất hàn mà chui ra.
    Tò vò thường làm tổ trong kẹt cửa hay góc nhà, gỡ lấy vài tổ thì được cả mấy chục con nhện để làm mồi câu cá rồi.
    Mùa lúa đang đẻ, cao chừng hai ba gang, nước ruộng lội ngang ống quyển là cá rô đầy trên mặt ruộng. Nó không lớn, chỉ nhỏ hơn hai ngón tay nhưng háu ăn lám, mình chỉ cần một cần bằng trúc nhỏ, dài khoảng 2m, câu không phao, mắc mồi nhện rồi nhắp nhẹ nơi gốc lúa là ảnh phóng ra ăn liền.
    Mồi nhện, câu gần mấy cọc cầu ao cũng thường dính cá trà dinh (mè vinh) vì chúng hay bu theo mấy cây cọc ngầm mà rỉa rong bám vô đó.
    Cá nhỏ, xương mềm, chỉ cần làm ruột rồi thảy vô chảo dầu đang sôi lớn, nó sẽ chín dòn và ta có thể ăn tuốt luốt từ đầu tới đuôi mà không sợ ...bị hóc.
    Cá này chiên dòn, ăn kẹp với sau sống, chuối chát, khế chua, rau thơm, bún với mắm nêm thì hết xẩy.

    Comment


    • #3
      Anh Tân nêu lên bí quyết câu rô thật chí lý , hồi nhỏ khoảng 7 tuổi là tôi đã theo ba , theo chú đi câu rô dọc theo kênh xáng ven đô là Gia Định ngày xưa . Gỡ ong tò vò để nguyên , phải đi tìm 2 ngày mới đủ câu , mang nguyên tò vò ra tới kênh mới đập ra rồi móc vào lưởi câu , cá rô mề rất nhậy . Tôi còn nhớ khi đi câu đội nón lá và mỗi lần có rô mề là gỡ nón hứng vì sợ sẩy mất . Cá rô mề làm sạch kho với dầu phọng nguyên chất rất thơm và béo , bỏ nhiều hành lá ăn với cơm nếp nấu bằng nồi đồng thật hết chổ nào chê ...

      Comment



      Hội Quán Phi Dũng ©
      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




      website hit counter

      Working...
      X