Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bùi Giáng và mối tình si.

Collapse
X

Bùi Giáng và mối tình si.

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bùi Giáng và mối tình si.

    Bùi Giáng
    Sưu tầm tổng hợp
    Cõi đời một kiếp yêu em
    Dẫu là bỏ cuộc, mộng tìm dáng xưa

    Tranh Hoạ Bùi Giáng

    Bùi Giáng sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926 ỏ làng Thanh Châu xã Vĩnh-Trinh huyện Duy Xuyên Quảng-Nam . Tạ thế tại bệnh viện Chợ Rẫy Sai-Gòn, hồi 2 giờ chiều ngày 7 tháng 10 năm 1998. Ông là cháu ngoại của tổng-đốc Hoàng-Diệu, con của ông Bùi-Thuyên và bà Huỳnh-Thị Kiền làm nghề dậy học ở Đà-Lạt, Sài-Gòn, biên soạn sách giảng luận về văn học, triết học, kiếm hiệp, viết văn, làm thơ…Bùi Giáng đã từng nhập viện tại nhà thương điên Biên Hoà hai lần (1969 và 1979). Tuy nhiên đọc thơ Bùi Giáng , một số nhà phê bình không thấy bệnh điên ảnh hưởng gì đến câu chữ cuả ông. Trái lại , ông ý thức rõ trạng thái điên cuả mình , điên là một thái độ sống có ý thức.
    ( Dzách )
    Đời này đất đá cằn khô
    Điên duỗi dọc, điên ngửa nghiêng
    Điên là hạnh phúc thần tiên ở đời


    ( Người Điên Uống Rượu )
    Uống và say nói lăng nhăng
    Miệng mồm lý nhý thằn lằn đứt đuôi
    Tâm can chân thể chôn vùi
    Mặt trời không mọc với người lem nhem
    Còn đâu nguyệt tỏ bên thềm
    Ôi người uống rượu còn thêm điên rồ



    Những dòng thơ “ điên “ ở trên như ẩn chưá một điều gì sâu kín lắm trong tâm hồn Bùi Giáng . Ngôn ngữ thơ vưà gói kín vưà gợi ra trạng thái mơ hồ , nưả như đuà , nưả như thật , nưả hồn nhiên , nưả thương đau và cô độc cuả tâm hồn Bùi Giáng . Không có mặt trời mọc , không có trăng bên thềm , chỉ có tuyệt mù sông sâu , biển cạn , bụi hồng và sự hiện hữu người ngợm vô thường trong nỗi đau đứt ruột ...

    Nói đến ông, là người ta nhớ đến mối tình si suốt 40 năm của thi sĩ Bùi Giáng với kỳ nữ Kim Cương. Kỳ nữ Kim Cương : chiếm một vị trí đặc biệt trong cuộc đời, trong tâm hồn và trong sáng tác của Bùi Giáng. Trong tâm hồn ông, Kim Cương là “đệ nhất mỹ nhân” trong thiên hạ. Ông yêu Kim Cương bằng một tình yêu lạ lùng nhất thế gian. Chỉ có thể nói đó là một tình yêu bất tử. Đã có rất nhiều giai thoại xung quanh mối tình kỳ bí này. Đối với Kim Cương, tuy là mối tình đơn phương từ phía Bùi Giáng, nhưng nữ nghệ sĩ này đã rất trân trọng tình yêu của ông, một sự trân trọng vô cùng cảm động và hiếm thấy.


    Nhan sắc làm Bùi Giáng "xiêu lòng"

    Tác giả Lữ Mai:
    Nhiều người cho rằng chính vì yêu Kỳ nữ Kim Cương mà thi sĩ nổi tiếng Bùi Giáng bị điên tình. Dù không muốn nói về mối tình "đơn phương" này nữa, nhưng Nghệ sĩ Kim Cương vẫn khẳng định: "Bùi Giáng là một người rất đặc biệt, vì thế mà tình cảm của anh ấy cũng không giống ai”.

    Đạp xe cầu hôn người đẹp

    Có lẽ suốt cuộc đời của thi sĩ Bùi Giáng, ngoài chuyện văn chương ra thì mối tình đơn phương suốt 40 năm có lẻ với nghệ sĩ Kim Cương là kỳ lạ và cảm động nhất. Biết Bùi Giáng từ khi mới 19 tuổi, nghệ sĩ Kim Cương khi ấy đã được mệnh danh là bậc "kỳ nữ". Bùi Giáng chú ý đến bà trong đám cưới của đôi bạn thân, rồi ngỏ ý muốn tới thăm nhà người mình ái mộ.

    Bùi Giáng khi ấy là thầy giáo dạy học, áo quần chải chuốt tươm tất và chưa… điên! Ông mời Kim Cương lên xe đạp ông chở đi chơi, rồi ngỏ lời cầu hôn nhưng người đẹp đều né tránh bởi sau vài lần tiếp xúc, bà thấy ở ông toát lên cái gì đó "kỳ dị", bất bình thường nên sợ!

    Đeo đuổi mãi không được, Bùi Giáng thở dài nói: "Thôi, chắc cô không ưng tôi vì tôi lớn tuổi hơn cô (Bùi Giáng lớn hơn Kim Cương hơn chục tuổi), vậy cô hứa với tôi là sẽ ưng thằng cháu của tôi nhé. Nó trẻ, lại đẹp trai, học giỏi". Kim Cương ngần ngừ: "Thưa anh, chuyện tình cảm đâu có nói trước được. Tôi không dám hứa hẹn gì đâu, để chừng nào gặp nhau hẵng tính…" Mặc ý người đẹp muốn khéo léo chối từ, Bùi Giáng vẫn một mực cháu tới. Kim Cương hết hồn: "Thôi rồi ổng đúng là không bình thường!" khi nhìn thấy đứa cháu mới hơn… 8 tuổi!

    Từ đó, mỗi năm Bùi Giáng bệnh nặng hơn. Ông không có vợ con, suốt ngày đi lang thang, ngoài chùa chiền thì sau mỗi cơn say lại tìm đến nhà Kim Cương. Thời điểm ấy, con trai nghệ sĩ đã 5 tuổi thấy thi sĩ đầu bù tóc rối trên người lủng lẳng đủ thứ nào ống bơ, cờ quạt, vòng hoa… đôi khi treo cả nải chuối trước ngực thì cười khoe với mẹ: "Mẹ ơi, sao bác này giống cái xe hoa quá?".

    Nếu người đẹp không mở cửa, thi sĩ sẽ la hét, đập cửa khiến hàng xóm náo động. Buồn bực mãi rồi quen, rồi động lòng thương xót, nghệ sĩ Kim Cương nhiều lần lo cho gia cảnh cù bất cù bơ: "Sợ ổng chết. Tướng tá vầy có thể chết bất cứ lúc nào. Mà điều, không nỡ bỏ ổng lăn lóc ngoài đường, thấy tội quá".

    Cách đây chưa lâu, khi ngỏ chuyện cùng tôi, nghệ sĩ Kim Cương mắt ngân ngấn lệ: "Cô biết không, có lần tôi đã hỏi cố nhân: Vì sao mà anh thương Kim Cương dữ như vậy?, ổng đáp: Vì lúc gặp cô trong tiệc cưới, cô mặc cái áo dài lụa trắng, tôi thấy hào quang chiếu ra cho tới bây giờ. Đó là lúc tôi 19 tuổi".

    Điên vì say đắm

    Nghệ sĩ Kim Cương còn giữ rất nhiều bài thơ, hình ảnh của thi sĩ viết tặng riêng bà nhưng từ lâu bà từ chối mọi lời yêu cầu của các tờ báo, nhà xuất bản xin được phát hành, đặc biệt sau khi Bùi Giáng vừa qua đời.

    Ngoài những vần thơ mượt mà, Bùi thi sĩ còn dùng cách biểu đạt dị kỳ để thể hiện nỗi "ám ảnh dị thường" của hình bóng Kim Cương đang ngự trị trong tâm trí ông: "Ngàn năm điêu đứng đọa đày/ Thiên thu sử lịch cau mày về sau/ Thưa em đời mộng dạt dào/ Tình yêu vô tận yêu đào vô biên".

    Cả đời Bùi Giáng chỉ nhớ mỗi số điện thoại nhà Kim Cương, khi ông làm náo loạn trật tự, bị công an "hỏi thăm" cũng chỉ biết đọc lên số điện thoại này; lúc bị ngã xe vào cấp cứu bệnh viên, tỉnh lại cũng mang số điện thoại ra để trả lời bác sĩ.

    Cầm trong tay những kỷ vật của thi nhân, nghệ sĩ Kim Cương bùi ngùi nhớ lại: "Hình như kiếp trước tôi có nợ gì với ổng… Năm nào cũng vậy, sáng mùng một Tết là ổng đến xông đất. Ổng tuy điên, nhưng mà là cái điên của người trí thức, nói nhiều câu rất sâu sắc”.

    Có lần Kim Cương tặng Bùi Giáng một cặp kính lão, nhưng sau đó ông bị người ta đánh vỡ mất một tròng kính. Kim Cương dỗ: “Để tôi mua kính mới cho anh nha!”. Ông lắc đầu: “Thôi khỏi, nhìn đời bằng một con mắt là đủ rồi”. Hệt như câu thơ ông viết “Bây giờ riêng đối diện tôi/ Còn hai con mắt khóc người một con”.

    Một ngày tháng 8/1998, Bùi Giáng bị ngã gây chấn thương sọ não, Kim Cương là người đầu tiên được gia đình báo đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Kim Cương thấy Bùi Giáng sạch sẽ nhất: Râu tóc gọn ghẽ quần áo phẳng phiu… Kim Cương cũng đồng ý cho phẫu thuật dẫu rằng hy vọng rất mong manh. Và rồi Bùi Giáng đã trút hơi thở cuối cùng. Khoảng nửa tháng trước đó, ông đã viết cho Kim Cương những vần thơ như một lời báo trước: “Ông đi đau xiết vui buồn/ Một mình ở lại muôn trùng em yêu”.

    Bên linh cữu Bùi Giáng trước khi hạ huyệt, Kim Cương thưa rằng: “Tôi xin cảm ơn anh ba điều: Một là cảm ơn anh đã để lại cho đời những tác phẩm văn chương độc đáo. Thứ hai là cảm ơn anh đã dành cho tôi một tình yêu suốt hơn 40 năm không suy suyển, không so đo tính toán. Thứ ba là cảm ơn anh đã cho tôi bài học rằng dù bất cứ ai dẫu điên hay tỉnh, giàu hay nghèo… đều phải có một mối tình để nương tựa”. .

    Kim Cương khóc tiễn biệt thi sĩ Bùi Giáng (5 minutes)

    Sưu tầm tổng hợp


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X