Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nhạc Trịnh Công Sơn ! Có nên nghe ?

Collapse
X

Nhạc Trịnh Công Sơn ! Có nên nghe ?

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhạc Trịnh Công Sơn ! Có nên nghe ?

    Nhạc Trịnh Công Sơn ! Có nên nghe ?!!
    Tác giả: coffeebean

    LPL: Một số người đã đặc câu hỏi: Có nên nghe hay hát nhạc Trịnh Công Sơn hay không ? Thật ra rất khó để chỉ nói đến nên hay không nên nghe nhạc TCS mà không nói một chút nguyên cớ của nó.., Nhân bắt gặp bài viết dưới đây về nhạc TCS, xin trích và post ở đây để các bạn cùng đọc ..

    Không ai phủ nhận TCS là một nhạc sĩ tài ba, TÌNH CA của ông qua giọng hát khàn khàn, hơi dửng dưng mà đau xót như xé lòng của Khánh Ly ... ngậm ngùi mà chất ngất đắm say vang vang như lời đồng vọng từ ngàn xưa của Lệ Thu...đã được say mê, yêu quý như là một phần đời, phần kỷ niệm của rất nhiều người.

    Còn những bài (đặc biệt) của ông được gọi là nhạc "PHẢN CHIẾN ..." có những người ân hận vì đã từng say mê, cổ suý nó... Không ai muốn sống trong chiến tranh. Nó đau đớn, mất mát thảm khốc lắm ...

    Trong cuộc chiến khốc liệt ấy, ngày nào cũng có những chuyến xe nhà binh (GMC) chở chiếc quan tài phủ màu cờ mà ngồi quanh là một vài đứa trẻ ngây thơ chưa biết khóc người thiếu phụ trơ như tượng đá hay bà mẹ già thống khổ nước mắt đã khô bên cạnh cô gái nhỏ mặc áo dài đen nức nở.... phản chiến để mong chấm dứt chiến tranh, các bên tham chiến đều phải bỏ súng cho hoà bình, nhân ái, hạnh phúc nơi nơi đơn giản như thế thì không có gì đẹp hơn... nhưng mà miền Nam đang thanh bình hạnh phúc, thì phải đứng lên tự vệ bởi cuộc chiến tranh khởi thuỷ từ trọng trách của quốc tế cộng sản vụ... thì tại sao lại chống và lên án người phải tự bảo vệ mình !! Như bà mẹ già trong buổi đưa tang con, dù không đau đớn nào bằng, bà hiểu nếu không chiến đấu thì còn thảm hại biết chừng nào (và chúng ta đã trải qua).

    Tuổi trẻ thì hơi khác họ đầy nhiệt huyết, khao khát lý tưởng nên cả tin, thích sáng tạo mà rất tự tin nên dễ bị lôi cuốn... Những bài hát ra khỏi lề thói thông thường, nói về thân phận quê hương, lên án chiến tranh, ước mơ hoà bình Nam Bắc một nhà v.v... được người trẻ, giới sinh viên học sinh nồng nhiệt đón tiếp. Và TCS là nhà ảo thuật trong lãnh vực này, ông đã điểm trúng khắc khoải của giới trẻ.

    Mà nếu chỉ như vậy thôi thì ... Người ta sẽ chấp nhận ông như 1 người nhạc sĩ lập dị ... điều đau lòng là TCS đã không viết những bài hát đó trong tinh thần phản chiến "bình thường" Ông làm theo đơn đặt hàng của một bên, hay nói cho đúng ông làm điệp vụ văn nghệ bên cạnh sáng tác tình ca. Lời hát đã làm đau lòng những người lính đối mặt với cái chết từng giờ, đã cổ suý thái độ thờ ơ với cuộc chiến, hoà bình với bất cứ giá nào ...

    Nếu TCS chỉ làm mấy bài hát đó thôi và dừng lại ở đó thì đỡ biết chừng nào.

    Trưa ngày 30 tháng 4 năm ấy. Sau 10 hay 11 giờ sáng giờ Saigòn, đài phát thanh chỉ phát đi phát lại mỗi 5 -10 phút lời đọc bài đầu hàng của ông Dương Văn Minh, thì khoảng trưa được nghe tiếng đàn thùng với giọng nam hát đi hát lại bài "Nối vòng tay lớn" được biết là do nhac sĩ TCS hát. Đám bạn bè tụi tôi đã không muốn tin ... thì lời đồn đãi TCS theo VC từ lâu là sự thiệt (ra mặt vào giờ đó thì chỉ có VC nằm vùng thôi) Đúng người hát là TCS...

    Ngày xưa một chiếc xe tang cán trúng trái mìn làm người chết tan xác ông đã xúc động ? viết bài hát gây thương tâm cho biết bao người và nguyền rủa cái cuộc chiến tranh phi lý. Ngày 30/04 đại bác vẫn bắn vô tội vạ vào đường phố dân chết ngổn ngang, lửa khói mịt mờ người sống kinh hoàng, xích xe tăng cứ thế mà lăn trên xác thì ông ôm đàn hát rừng núi dang tay mừng chiến thắng...

    Cái chiến thắng mở đầu cho một trong những giai đoạn đen tối nhất của lịch sử Việt Nam.

    Khoảng 81 -82 TCS được cho sinh hoạt văn nghệ giới hạn... Ông và Phạm Trọng Cầu đi hát trong giảng đường mấy trường đại học. Nhờ có người ban nhỏ đang đi học mua được mấy vé cho cả đám cùng coi, mới biết khoảng 4 -5 năm sau 30/04 TCS với nhạy cảm tài năng thiên phú cộng với các buổi học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ đã làm được mấy bài hát rất chung chung (Mỗi ngày tôi chọn 1 niềm vui, Đi về đâu hỡi em khi tâm hồn không chút nắng mà TCS nói là cho các cô gái vì hoàn cảnh ngày xưa mà lẫm lỡ, bây giờ cuộc đời mới đang mở của đón chào). Tụi tôi bỏ ra ngoài cho đỡ ngộp, đi lơn tơn gặp TCS đang đứng 1 mình mệt mỏi uống nước. thằng em láu táu bước tới hỏi liền
    "Anh làm mấy bài này nghe chung chung nhẹ nhàng không thấy ray rứt như hồi xưa, anh nghĩ có hạp với giọng Khánh Ly không?"
    TCS hơi giật mình, nét mặt như phủ 1 lớp sương nhỏ nhẹ nói
    "thì theo tinh thần của nghị quyết số ... và Đại hội ..." .
    Thằng em lại lên tiếng
    "khổ quá anh ơi! cái đó tụi em biết rồi ý tụi em hỏi là anh có nghĩ làm mấy bài này cho Khánh Ly hát hay không? Sao anh làm nghe hổng giống hồi đó! xưa còn thoải mái thì hát hãy nói dùm tôi hãy thở dùm tôi.. Bây giờ cầm chén cơm độn mà hổng đủ để no dai thì phải cố mà chọn mỗi ngày 1 niềm vui may ra mới sống nổi".

    Lời nói có vẻ như chế giễu vậy mà nét mặt TCS giãn ra ông cười nhẹ (ông hiểu tụi tôi không là ăng-ten)

    Ờ, tôi có đi ra Bắc, ngoài đó dân cũng thích Khánh Ly hát lắm, họ rất thích Khánh Ly hát bài Ướt mi (bây giờ mới hiểu TCS thâm sâu, nhắc Khánh Ly mà nhớ luôn Thanh Thuý).

    Chúng tôi phải ngưng vì có người trong ban tổ chức đi tới.

    Lần đầu tiên sau ngày 30/04 tôi thấy thương TCS, ông cống hiến quá chừng mà vẫn phải trả bài với bất cứ ai mới gặp...

    Lâu rồi đi ăn phở tôi nghe một bài hát lạ mới nhưng âm điệu hơi quen quen. Hỏi ra là Cẩm Vân hát bản nhạc sau này cúa TCS, nhớ được mấy câu: "Biển sóng, biển sóng đừng xô tôi... Đừng xô tôi ngã giữa tim người" tôi lại thấy thương.. TCS thêm lần nữa. Ông đã đáp lầm chuyến tầu, chuyến tàu tốc hành một chiều đi suốt không có trạm dừng và mọi cánh cửa đều khoá chặt, có muốn nhảy ra dù để chết bên cạnh đường rầy cũng không được... nếu có chết thì cũng phải ở trong toa xác sẽ chở thẳng tới nơi đã định... ông có thể, lúc ban đầu vì tuổi trẻ lý tưởng, sau đó đã nhiều lần lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện ... nhưng ông chẳng thể làm mãi rồi đến những năm tháng cuối đời ... lời hát ấy có lẽ vừa đủ để nói lên nỗi đau, nỗi cô đơn của ông. TCS có hối hận chăng? tôi không thể suy đoán qua mấy lời hát ấy, chỉ xin võ đoán một điều ... Có lẽ TCS không nghĩ ông sẽ qua đời sớm như vậy ... bằng không ông cũng sẽ tìm cách gởi gấm lại ít nhiều ... nhớ nét mặt lạnh như sương, miệng mấp máy đọc lại mấy câu mà cả nước ai cũng phải nói mỗi khi được hỏi... và lời hát "Biển sóng ... đừng xô tôi, ... ngã giữa tim người!" Tôi biết TCS nhìn ra, hiểu thấu nhưng hành xử lẽ nào ? không ai biết được

    TCS là người của công chúng, việc làm của ông sẽ được giải bày rõ ràng.

    Vậy bạn hỏi tôi có muốn nghe nhac TCS?
    Xin trả lời Tình ca TCS, tình cờ đi đâu đó mà nghe phải chịu
    Còn nhạc phản chiến thì KHÔNG đâu bạn!
    Trong chiến tranh, gài người để tuyên vận, lợi dụng tình thế, tháo túng nhân tình là chuyện trong sách vở của chiến tranh. TCS đã nhận vai và viết những bài hát trong tình huống ấy, không phải thuần tuý của 1 tâm hồn non trẻ mong ngóng hoà bình
    Và tôi không muốn có lỗi với những người đã hy sinh tánh mạng bảo vệ miền Nam tự do. Họ sẽ đau lòng biết mấy! .....

    coffeebean[

    Riêng tôi thỉnh thoảng tôi có nghe nhạc Trịnh , tuy nhiên chỉ lãng đãng một vài bài Tình Ca ngày xưa, và riêng nhạc phản chiến thì hoàn toàn KHÔNG nghe ; Tuy vạy thật sự cũng không khỏi bị ảnh hưởng của tác giả và đã thấy tình ca TCS không còn hay như xưa kia nũa..., vẫn biết đây là thành kiến nhưng không tránh được, because I'm just a human being ... ! trong chủ đề này, xin post một bài đã đi vào lòng giới trẻ ở Quán Văn một thời ... 'Ru Ta Ngậm Ngùi' với tiếng hát Khánh Ly.



Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X