Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hội Ngộ Không Quân Wichita, Kansas

Collapse
X

Hội Ngộ Không Quân Wichita, Kansas

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hội Ngộ Không Quân Wichita, Kansas

    Thưa quý niên trưởng, quý chiến hữu và bằng hữu Không quân VNCH,

    Chúng tôi xin chia sẻ những sinh hoạt và hình ảnh Không quân VNCH Wichita, Kansas cùng quý vị.
    Lần đầu tiên chiếc phản lực cơ A-37 bay từ Houston TX đến Wichita KS, khai trương cổng Phi Long Tân Sơn Nhứt tại Wichita, bang Kansas. Với phong cảnh phi trường Tân Sơn Nhứt, phi cơ Trực thăng UH-1H, Skyraider A-1 đang chờ những phi vụ bay trong các cuộc Hội ngộ của Không quân VNCH ở hải ngoại.
    Cần trình diễn những vở nhạc cảnh, nhạc kịch mới, nội dung của những bản tình ca diễn tả hình ảnh của người chiến sĩ Không quân VNCH trong các chương trình văn nghệ của Không quân, liên lạc Hoàng Châu phuonglongle@yahoo.com
    Thành Giang





























  • #2
    Vào lúc 4 giờ chiều, ngày chủ nhật 19-7-2015, Gia Đình Không Quân VNCH thành phố Wichita, tiểu bang Kansas đã tổ chức một cuộc Hội Ngộ Không Quân tại Wichita với các mục đích: Kỷ niệm ngày Không Lực VNCH trong tháng bảy, vinh danh những cá nhân và đoàn thể đã đóng góp công sức và tài năng cho việc phát huy văn hóa và đề cao chính nghĩa tự do dân chủ của Việt nam: đã vận động thành công nghị quyết cờ vàng, xây dựng tượng đài Việt-Mỹ Wichita, trưng bày, triển lãm những chiến cụ kịch nghệ, phát hành những CD, DVD. Triển lãm những hình ảnh và tài liệu lịch sử của Không Quân VNCH. Chúc thọ các niên trưởng Wichita. Cũng là dịp ra mắt Tân Ban Chấp Hành Gia Đình (Hội) Không Quân VNCH Wichita.


    HÌNH ẢNH: Cựu Đại tá NGUYỄN VĂN BA đã 90 tuổi (người đứng giữa, tay cầm tập hồ sơ), 2 cựu nữ tiếp viên phi hành Hàng Không Quân sự VNCH LA THỊ VIỆT THANH (đến từ bắc Ca-li, đứng bên phải Đại tá Ba), chị NGUYỄN THY PHÚ (Wichita, đội ca lô, bên trái Đại tá Ba). Tân Gia Trưởng Gia Đình Không Quân Wichita VŨ BÁ HÙNG (người thứ hai bên phải, để râu), Cố vấn GĐ Không Quân TRƯƠNG THÀNH (đứng bên cạnh Tân Gia Trưởng). HOÀNG CHÂU (Tác giả Thành Giang mặc áo bay đen). Phía sau, Trạm gác cổng Phi Long Tân Sơn Nhứt, Thành Giang đã mang từ Houston về Wichita.

    Cuộc hội ngộ của Gia Đình Không Quân Wichita không chỉ thu hút đông đảo các cựu Không Quân và gia đình ở Wichita và Oklahoma City. Nhiều quan khách có tiếng tăm của thành phố như các vị bác sĩ, nhà báo, đài Vô tuyến Truyền thanh, các thương gia... đặc biệt rất nhiều Quân binh chủng thân hữu VNCH cũng đã tham dự, họ đã chiếm hết số bàn trong hội trường.


    Cựu Đại tá NGUYỄN VĂN BA, (hình trên bên phải) Trưởng khối nhân viên thuộc Bộ Tư Lệnh Không Quân VNCH, đã 90 tuổi, vẫn mạnh khỏe, minh mẫn, chủ tọa buổi Hội Ngộ Không Quân Wichita. 40 năm tỵ nạn, ông đã gắn bó với thành phố này, đã từng phục vụ cho chính quyền của thành phố và về hưu ở Wichita.


    HÌNH ẢNH: 2 Cựu nữ Tiếp Viên Hàng Không Quân Sự VNCH NGUYỄN THY PHÚ (bên trái), LA THỊ VIỆT THANH (bên phải), Chị VĨNH HẢO phu nhân của niên trưởng KQ Cố Vấn TRƯƠNG THÀNH (đứng giữa), nhóm nữ quân nhân KQ, rước Quốc Quân kỳ.

    Niềm vui nhất của cựu Đại tá Ba, sau 40 năm tha hương, lần đầu tiên ông đã có dịp hội ngộ cùng hai nữ Tiếp Viên Phi Hành Hàng Không Quân Sự của Không Lực VNCH. Do phòng tuyển mộ nhân viên của ông đã “đặc biệt” tuyển dụng họ vào những năm 1968-1969. Đó là 2 nữ nhân viên phi hành Không Quân VNCH: Nguyễn Thy Phú, cũng cư ngụ ở thành phố Wichita, họp mặt cùng chị La Thị Việt Thanh đã cùng chồng là cựu Trung úy Hải Quân VNCH, anh Quốc Việt đến từ bắc California.


    HÌNH ẢNH: Cựu Tiếp viên HK Quân Sự LA THỊ VIỆT THANH cùng chồng ANH VIỆT, bắc Ca-li, cựu Trung úy Hải Quân VNCH, chụp hình bên cạnh chiếc phi cơ A-37 do Thành Giang đã trưng bày trong ngày Hội Ngộ Không Quân Wichita.

    Rất ít người biết, kể cả những người lính Không Quân ngoài Sư Đoàn V Không Quân. Đại gia đình Không lực VNCH với hơn 7,000 nhân viên phi hành của 7 ngành nghề khác nhau phục vụ trên 25 loại phi cơ của Không Quân Việt nam, đặc biệt, chỉ có 2 nữ nhân viên phi hành làm việc trên các loại Vận tải cơ Quân sự. Hai chị đã phục vụ cho phi đoàn Thần Tiên 314, VIP, thuộc Không đoàn 33 Chiến thuật, đồn trú ở căn cứ Tân Sơn Nhứt, Sài Gòn. Phi đoàn vận tải cơ 314 này chỉ chuyên chở các viên chức cao cấp của Chính phủ Việt Nam và Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH (tìm hiểu thêm chi tiết về sinh hoạt của hai nữ Tiếp Viên Phi Hành Hàng Không Quân Sự này, vui lòng tìm đọc bài HOA KHÔNG GIAN của tác giả Thành Giang). Sự hiếm hoi của phái nữ phi hành đã khiến hai chị trở nên nổi bật và trở thành hai “nàng tiên không gian” của phi đoàn Thần Tiên 314 thuộc Không lực VNCH. Họ kiêu sa trong những bộ quân phục phi hành, ngộ nghĩnh, đã khiến cho nhiều người chiếu cố, chiêm ngưỡng, ngưỡng mộ. Họ cũng không thoát khỏi những ánh mắt truy lùng hình ảnh lạ của giới truyền thông Hoa kỳ thời đó. Họ đã được phép chụp hình, đăng bài viết của các chị trên tờ báo Quân đội Hoa kỳ Stars & Stripes, tòa soạn đặt trong căn cứ Tân Sơn Nhứt năm 1972.

    Cuộc hội ngộ Không Quân Wichita năm 2015 này có sự góp mặt đặt biệt của nghệ sĩ Hoàng Châu của thành phố Houston, ông là một cựu Không Quân, ngành cơ khí phi hành vận tải gọi tắt cơ phi vận tải, thuộc khóa 5/69 Cơ khí Phi hành. Ông đã được thụ huấn và làm việc trên 3 loại vận tải cơ của KLVNCH: C-119, C-47 và C-7A Caribou, phục vụ qua 5 phi đoàn: Xích Long 413, Thanh Long 415, Thần Long 427, Sơn Long 429 và phi đoàn cuối cùng Phượng Long 431.


    HÌNH ẢNH: Nghệ sĩ HOÀNG CHÂU (Thành Giang) đã cùng KQ NGUYỄN SANG (Wichita) trình diễn một màn nhạc cảnh Không Quân NGOẠI Ô BUỒN, (lời Không Quân) với phong cảnh phía sau là phi đạo Tân Sơn Nhứt.

    Sau 21 năm sinh sống ở vùng đất ấm Houston. Nghệ sĩ Hoàng Châu, còn có một bút hiệu là Thành Giang trên nhiều bài viết về Không Quân và 3 bài sử liệu Chiến Tranh Việt nam, Mặt Trận Tân Sơn Nhứt trong Trận Chiến Cuối Cùng của Chiến Tranh Việt nam, trong khi Chính phủ và Quân đội VNCH đang thất thủ, ngày 29-4-1975. Thành Giang còn một biệt danh McBlan Lee trên các bài viết Anh ngữ về Không Quân VNCH. Hoặc Đăng Trình trên các nhạc phẩm.

    Cuộc hội ngộ Không Quân Wichita là dịp đã mang người xưa Hoàng Châu trở về thăm quê hương cũ Wichita, (quê hương thứ 2 sau Việt nam) nơi anh đã định cư, sinh sống và sinh hoạt với cộng đồng của thành phố trong 19 năm, sau 30-4-1975. Các con cái của anh đã sinh ra ở thành phố Wichita này, gia đình của con gái lớn và các cháu ngoại của Thành Giang vẫn còn sinh sống ở đây.


    HÌNH ẢNH: Thành Giang triển lãm hình ảnh lịch sử về chiếc Vận tải cơ Chiến đấu AC-119K Tinh Long 07.

    Người nghệ sĩ đa năng Thành Giang đã có 19 năm hoạt động hầu hết trong nhiều lãnh vực nghệ thuật, văn hóa, xã hội, đoàn thể của thành phố Wichita, đã hợp tác với nhiều nghệ sĩ và thân hữu thân quen. Ông đã góp mặt, góp sức trong hầu hết các sinh hoạt của cộng đồng Việt nam Wichita với vô số những sinh hoạt cộng đồng hàng năm: thành lập Ban Văn Nghệ Quê Mẹ, gồm 25 cộng tác viên, 5 năm hoạt động văn nghệ và lưu diễn vùng Trung Mỹ, 1976-1981. Tiếp nối các sinh hoạt, tham gia nhiều cuộc triển lãm tranh ảnh, góp phần tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, tết Trung thu, Tết Nguyên Đán hàng năm, đóng góp trong các cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài, Hoa Hậu Á Châu. Các sinh hoạt đoàn thể hội họa, sinh hoạt Quân đội VNCH trong các ngày Quốc Hận, Quân Lực VNCH, tổ chức các buổi ca nhạc, triển lãm, diễn hành, và dự tranh các giải thưởng do hội đồng thành phố đã tổ chức. Sự đóng góp lớn của nghệ sĩ Hoàng Châu cho văn hóa Việt nam, làm rạng danh cộng đồng Việt nam Wichita qua các giải thưởng:

    1. Đoạt Giải nhì Ngày Hội Quốc Tế do thành phố Wichita tổ chức, gồm có 12 quốc gia Á Châu tham dự và tranh đua Văn nghệ.

    2. Giải nhất Diễn hành 1979 với 250 đoàn xe hoa tham dự, do thành phố Wichita tổ chức, được gọi là Sundown Parade của lễ hội thành phố Spring River Festival,

    3. Đoạt giải nhất vẽ kiểu nhãn hiệu công ty Excel, Hoàng Châu đã đánh bại và loại 350 mẫu nhãn hiệu tham dự từ 12 chi nhánh của công ty Excel để đoạt giải nhất và huy hiệu này đã trở thành huy hiệu chính thức của công ty được in trên nhãn và huy hiệu đặt trên các thùng chứa sản phẩm của công ty Excel. Ngoài ra, ông còn sáng tác âm nhạc, thường xuyên viết kịch bản hài kịch, nhạc kịch cho các chương trình văn nghệ, bản thảo điện ảnh, viết một số truyện dài Việt và Anh ngữ. Một thời, ông đã cộng tác với tạp chí Thế Giới Ngày Nay của Wichita.


    HÌNH ẢNH: triển lãm hình ảnh phi cơ KQVNCH, dự án VNAF MUSEUM, bản đồ ghi chú vị trí của 9 chiếc phi cơ KQVNCH đã lâm nạn, ngày 29-4-1975, xung quanh thành phố Sài Gòn.

    21 năm sinh sống ở thành phố Houston. Hoàng Châu đã tiếp tục sinh hoạt nghệ thuật và văn nghệ không ngừng nghỉ. Ông thành lập một Trung tâm Nhạc kịch Miền Nam Productions Houston, đã trình diễn 15 vở nhạc kịch, nhạc cảnh, nhạc kịch lịch sử và ông sở hữu, copyrighted (xin tác quyền) 8 vở nhạc kịch lịch sử khác. “GIỮ ĐỂ SẢN XUẤT” riêng DVD của chính mình. Hoàng Châu còn là người đã sáng chế ra bộ môn mới “Nhạc cảnh, nhạc kịch, nhạc kịch lịch sử” một loại nhạc sẽ phối hợp 3 nghệ thuật cùng một lúc: âm nhạc phối hợp với đối thoại của kịch nghệ, dẫn dắt vào câu chuyện, phối hợp với những cảnh trí sống thực phía sau sân khấu. Tạo thành một câu chuyện thực trên sân khấu, sẽ sống động và lôi cuốn khán giả. Ông đã khéo léo phối hợp cả ba yếu tố nghệ thuật: âm nhạc, kịch nghệ và hội họa vào với nhau, 3 bộ môn này ông đã dầy công tìm tòi học hỏi và có nhiều khả năng: soạn âm nhạc phù hợp với kịch bản, sống động với cảnh trí thích hợp. Tạo thành một khung cảnh như thật trên sân khấu.

    Chính nhờ những sáng kiến mới mẻ này, ông đã thực hiện và hoàn thành rất nhiều cảnh trí và chiến cụ kịch nghệ có tầm cỡ lớn, thích hợp và cân đối với các nhân vật và sân khấu. Hàng tá chiến cụ Không Quân, Hải quân, Lục quân đã được ông thực hiện và lần lượt hoàn thành những vở tuồng nhạc kịch trên sân khấu hoặc trình diễn cho các đài truyền hình Việt nam ở Houston. Chuyến trở về thăm quê cũ Wichita, Thành Giang đã mang đầy một xe van vật dụng trưng bày, triển lãm, phát hành các tác phẩm của mình, nào là: Cổng Phi Long Tân Sơn Nhứt, phản lực cơ A-37, tranh background [nền] lớn Vận tải cơ C-7A Caribou, background sân khấu: Phi đạo Tân Sơn Nhứt (sẽ dùng các sản phẩm kịch nghệ này cho các vở nhạc kịch về đề tài Không Quân), triển lãm các hình ảnh phi cơ Không Quân VNCH và những hình ảnh liên quan đến chuyến bay lịch sử AC-119K, Tinh Long 07, các đề tài do Thành giang đã viết các bài sử liệu, được đăng trên các diễn đàn, Bản đồ chỉ rõ vị trí 9 chiếc phi cơ đã lâm nạn xung quanh thành phố Sài Gòn ngày 29-4-1975. Phổ biến các bài viết về Không Quân, phát hành hai CD nhạc do ông đã sáng tác và một DVD chứa đựng vài vở nhạc kịch lịch sử mẫu, ông đã cộng tác với đài truyển hình ở Houston, cùng thực hiện.

    Thân hữu thân thương Wichita, đã có dịp thưởng lãm những tác phẩm mới, cỡ lớn, công phu, tốn kém, mới lạ ông đã mang từ thành phố Houston về Wichita, đặc biệt, họ đã gặp lại cố nhân sau 21 năm xa cách, được thưởng thức các nhạc phẩm của ông sáng tác trong các CD và DVD.

    Hoàng Châu đã sở hữu 29 bản quyền Hoa kỳ cho những sáng tác: âm nhạc, kịch bản nhạc kịch, bản thảo điện ảnh, các bài viết tài liệu lịch sử (sử liệu), bản thảo truyện dài... và 3 bằng sáng chế Hoa kỳ.

    Những sản phẩm mẫu được đăng tải trên youtube: Các bài viết Anh và Việt ngữ đã đăng trên các diễn đàn: Hội quán Phi dũng, Nha Trang Association, C-7A Caribou associations. Riêng các nhạc phẩm và nhạc kịch quý vị có thể vào youtube nghe hoặc xem: Thương Tiếc Tha La, Mẹ Chờ Trên Bến, Vác Xác Anh, Giọt Lệ Tháng Tư, Dũng Tướng Tây Đô, và nhiều sản phẩm tác giả chưa có dịp post [đăng] lên trên net.


    HÌNH ẢNH: Cuộc hội ngộ thú vị của tác giả THÀNH GIANG người đã viết bài HOA KHÔNG GIAN về hai cựu nữ Nhân viên Phi hành Vận tải VIÊT THANH VÀ THY PHÚ. Ba người cùng là cựu nhân viên phi hành thuộc Không Đoàn 33 Chiến thuật, Căn cứ Tân Sơn Nhứt, năm 1970-1975. Hằng ngày hai nữ tiếp viên phi hành đã đi ăn trưa ở Câu lạc bộ MÂY BỐN PHƯƠNG đều phải đi qua một dãy gồm 5 phi đoàn Vận tải trong căn cứ Tân Sơn Nhứt.


    Thành Giang

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X