Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tết Mậu Thân Huế Chiến Đoàn A Thủy Quân Lục Chiến

Collapse
X

Tết Mậu Thân Huế Chiến Đoàn A Thủy Quân Lục Chiến

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tết Mậu Thân Huế Chiến Đoàn A Thủy Quân Lục Chiến

    Tết Mậu Thân Huế
    Chiến Đoàn A Thủy Quân Lục Chiến

    Đoàn Tân An



    Viết cho những người đã nằm xuống và những người đang còn sống hôm nay để tưởng nhớ đến các Chiến hữu đã cùng sống và cùng chiến đấu qua một đoạn đời oanh liệt nhưng hiểm nguy và kinh hòang.

    (Đây chỉ là một đơn vị nhỏ cấp Trung đột tiêu biểu giữa đội hình tấn công đồng loạt cấp Chiến Đoàn.Trận Chiến đã diễn ra cùng một lúc của 1 Chiến đoàn TQLC mà tuyến xuất phát trải dài từ cổng Mang Cá đến cổng Thượng Tứ của Kinh Thành Huế trong suốt 13 ngày đêm. Nguời ghi lại mọi sự việc bằng cảm tính và sự thật của chính mình)

    *

    Ngày mồng 3 tháng Giêng năm Mậu Thân

    Ngày mồng 3 tháng Giêng Tiểu đoàn 5/TQLC đang hành quân ở Bình Định, Phú Cát Tiểu đoàn nhận lệnh cấp tốc di chuyển về Phi trường Qui Nhơn để lên giải tỏa Thành phố Đà Lạt đang bị quân Bắc Việt tấn công, nhưng khi đoàn Phi cơ trên đường bay lên Đà Lạt lại nhận lệnh tiếp đổi hướng về Thủ đô Sài Gòn đang bị Cộng quân chiếm giữ và tấn công nặng nề. Đoàn Phi Cơ Vận tải C.123, C.130 aò ạt tiếp nối nhau đáp xuống Phi trường Tân Sơn Nhất vào trưa ngày mồng 4 tết Mậu Thân. Đoàn cọp biển nhanh chóng xếp hàng ngủ nôn nóng chờ lệnh tiến quân: chiếm lại Thủ Đô Sài Gòn trái tim thân yêu của đất nước. Rời khỏi cổng Bộ Tổng Tham Mưu, Tiểu Đoàn 5 Thủy Quân lục Chiến ban lệnh xuất quân. Mỗi Đại đội tiến chiếm một khu vực được Tiểu Đoàn chỉ định nằm trên phần đất Chợ Lớn. Riêng Đại đội 4 khu trách nhiệm là phố xá trên các con đường: Nguyễn Kim, Hồng Bàng, Nguyễn Văn Thoại, Trần Hoàng Quân, Vĩnh Viễn, và hảng chế tạo bia uống B.G.I… Chiến trận diễn ra giữa Thành Đô thực vô cùng hào hứng với niềm tự tin mãnh liệt. Tuy phải khó khăn yểm trợ và đánh chiếm từng góc đường, từng căn phố nhưng hầu như đối với chúng tôi đương nhiên phải thắng, không hiểu đây là do quá tự tin, hay vì trên đất nhà, hay là tính chất cuả một tân binh mới được tham dự chiến trận lớn lần đầu. Sau 5 ngày liên tục quần thảo với địch và giữa tiếng súng đạn, tiếng nổ kinh hồn của ống phóng M.72, phóng lựu M.79 và tiếng la hét tấn công thực sự chấm dứt đúng 4 giờ chiều mồng 8 tháng giêng Mậu Thân lịch sử với trên 100 xác tàn quân Bắc Việt phơi thây trên hè phố đường Nguyễn Văn Thoại, đường Vĩnh Viễn và được đánh dấu bằng cuộc viếng thăm của pháí đoàn Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan Tư lệnh Cảnh sát Thủ đô Sài Gòn, trong dịp này ông đã yêu cầu Trung đội của chúng tôi tặng cho ông một ống phóng hỏa tiển M.72, một loại vũ khí tối tân vừa mới trang bị cho TQLC trước khi xáp trận giữa Thủ Đô Sài Gòn và với những lời chúc mừng chiến thắng oanh liệt cùng thay mặt người dân Thủ Đô cám ơn Tiểu Đoàn 5 đã đem lại cuộc sống an vui cho dân chúng.

    Chiều ngày mồng 9 tháng giêng Tiểu đoàn lên xe và vẫy tay giả từ Sài Gòn sau chiến trận, dân chúng Thủ đô trở lại với đời sống bình yên. Tiểu Đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến được lệnh di chuyển về Bà Chiểu, tạm nghỉ quân trên tuyến đường Bạch Đằng thuộc tỉnh Gia Định gần khu vực chợ Bà Chiểu đến cầu Băng ky. Ngay chiều hôm đó các đơn vị cấp tốc được bổ sung quân số hao hụt và vũ khí đạn dược cần thiết sau 5 ngày quần thảo với địch. Chúng tôi có được 1 ngày bình yên vui chơi thoải mái với dân chúng nơi đây, đó là ngày mồng 10 tháng giêng tết Mậu Thân. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này chúng tôi được từng nhà dân cho ăn tết, vui lắm. Đúng 3 giờ chiều ngày mồng 10 âm lịch Đại đội gọi họp khẩn cấp trong một căn phòng rộng BCH/ Đại đội tạm đóng quân trên đường Bạch Đằng. Thu xếp, dặn dò Trung đội phó Hợi coi giữ anh em phòng thủ và kiểm điểm tập trung quân số chuẩn bị ứng chiến chờ lệnh.

    Trong phòng họp mọi Sĩ quan Đại đội đã có mặt đầy đủ: Đại úy Đại đội trưởng Đỗ Hữu Tùng, Trung uý Đại đội phó Trần Hoài Đức, Thiếu uý Lê Văn Vinh Trung đội trưởng Trung đội1, Thiếu úy Phan Văn Đính Trung đội trưởng Trung đội 2, Thiếu úy Hồ Xuân Lan Trung đội trưởng Trung đột 3 và Thượng sĩ Nguyễn Văn Chà Trung đội trưởng Trung đội 4 vũ khí nặng, mọi người tay bắt mặt mừng, vội vàng chào hỏi chúc mừng nhau còn sống sót sau chiến trận. Theo yêu cầu của Đại úy Đại đội trưởng chúng tôi giữ im lặng ngồi vào bàn và bắt đầu cuộc họp.

    Đại úy Đỗ Hữu Tùng: “Tôi xin thay mặt Đại đội chúc mừng sức khỏe các anh em cùng với thắng lợi lớn vừa qua mà chúng ta không hao tổn hoặc có sự hao tổn không đáng kể nhất là về nhân mạng. Kết quả của những trận đánh liên tục trong 5 ngày chỉ có gần 10 binh sĩ bị thương không nặng đó là điều vui mừng của chúng ta và gia đình, còn đich quân chỉ một trận lớn sau cùng của khuya mồng 6 rạng mồng 7, với gần hơn 2 tiếng đồng hồ giao tranh trên tuyến đường Nguyễn Văn Thoại và đường Vĩnh Viễn chúng ta đã bắn hạ trên 100 tên và bắt sống trên 10 tên cùng với số lớn vũ khí và đạn dược thâu được, tất cả đó là thắng lợi góp phần vào thắng lợi của các Đại đội 1,2,3 tạo nên chiến thắng to lớn cho Tiểu đoàn 5 Hắc Long của chúng ta tiếp sau chiến thắng lớn trận Giáo Đức, Rạch Ruộng ở Mỹ Tho vào tháng 12/1967 vừa qua.”

    …Sau đây chúng tôi trình bày cuộc Hành quân kế tiếp. Trên nét mặt nghiêm trang hiếm nụ cười của người Đại đội trưởng, chúng tôi thấy có chút gì nặng nề âu lo, ông vừa nói vừa ra hiệu cho người Thư ký Đại đội dán tấm bản đồ lên tấm bản có sẵn trên tường. Người Hạ sĩ quan kéo thẳng tấm bản đồ và dùng băng keo dán cả 4 góc trên bản, nhìn vào chúng tôi biết đó là một hệ thống loại bản đồ hành chánh nhiều tấm được ráp lại. Nhìn kỹ vào hình thù, địa thế tôi vừa mừng vừa lo âu- Bản Đồ Thành phố và Kinh thành Huế, bên cạnh hình thù vuông vắn quen thuộc của Kinh thành là giòng sông Hương lặng lờ uốn khúc từ vùng rừng núi xa xôi ngang qua Kinh Thành để cuối cùng đổ về Biển đông bao la.

    Trong phút giây thôi, tôi ngậm ngùi và thấy mình thực sự có lỗi với Gia đình, cùng với nơi đã sinh ra tôi- Huế. Nếu Việt cộng cũng đã chiếm nơi đó như các thành phố khác ôi thật vô cùng nguy hiểm cho người dân Huế, vì tôi đã biết rất nhiều về tính chất này qua bao lần thời cuộc đổi thay, qua bao lần đổi thay thể chế chính trị và nhất là những gia đình có những đưá con làm lính như tôi…

    -Tịnh, sao vậy? Lan hỏi.

    -Có gì đâu, tôi giật mình trả lời và gắng gượng cười vói thằng bạn.

    -Các anh lưu ý: Đây là Thành phố Huế, thành phố Huế đã bị Việt cộng chiếm giữ toàn bộ từ khuya 30 tết Âm lịch, các lực lương điạ phương và bộ binh gần như hoàn toàn tê liệt. Lực lượng Nhảy Dù, một Chiến đoàn Dù đã đổ về Huế hợp với các lực lượng Bô binh chiếm lại được những khu vực trọng yếu và giao laị cho Bộ binh Sư đoàn 1 trấn giữ nhưng chỉ một đêm đã bị Việt cộng phản công và chiếm lại. Tiểu đoàn Dù từ Phù ốc chạy về tiếp cứu nhưng bị phục kích và thiệt hại nặng nề ở gần An Hòa. Ông vưà nói vừa dừng tay lại ở góc tây bắc của Kinh thành, nơi có những vòng, những mũi tên, những chấm vẽ bằng mực đỏ, không có dấu hiệu tấn công hay phòng thủ của quân ta. Và nơi đây ngoài quân chánh quy Bắc Việt còn có sự hoạt động của Mặt trận Giải Phóng Miền Nam nhất là những tên đã hoạt động và sống ở địa phương, họ trả thù, bắn giết bừa bãi nhiều người dân vô tội và những quân nhân rời đơn vị đi về phép ăn tết. Tóm lại, toàn bộ Thành phố Huế khu tả ngạn đang nằm trong vòng kiểm soát cuả quân Bắc Việt. Tiểu Đoàn 5 chúng ta và Chiến đoàn A sẽ đáp máy bay vào khuya nay để về Huế.

    … Sau buổi họp trên đường trở về vị trí đóng quân bất ngờ tôi gặp lại một người bạn cũ, người con gái nhỏ năm xưa cùng chung lớp ba, lớp nhì, và lớp nhất vào những năm 1952…1955, Trường Tiểu học Thế Lại Thượng, Huế. Tuổi thơ cho chúng tôi nhiều kỷ niệm, một thời con nít quá đỗi dễ thương. Mỗi buổi sáng sớm hai chị em tôi đi học ngang qua nhà Lý Thị Túc chị tôi dừng lại và bảo: Lộc vào gọi Túc đi học nghe. Tôi vui vẻ chạy vào xóm đứng trước cửa gọi: Túc ơi đi học. Con bé hiền lắm, đã chuẩn bị sẵn sàng ôm cặp ra nhập bọn ngay. Túc và tôi cùng một tuối, Túc là con gái của thầy Hiệu trưởng. Ngày tháng qua dần và từ đó chia tay nhau sau mùa thi Tiểu học, thi Concour để lên lớp đệ thất .. 11 năm trôi qua ngày tháng vội vàng như gió. Giữa đường đời xuôi ngược… hôm nay gặp lại nhau, Túc nắm thật chặt tay tôi mừng rỡ: Lộc ơi (tên tôi ngày còn những năm học Tiểu Học)) mình mới lập gia đình, anh ấy người Nam, vợ chồng mình ở gần đây thôi, hay là Lộc về nhà với mình đi, ờ còn chị Thảo đâu rồi.

    - Chị Thảo đang ở Sài gòn, chị làm ở Bộ Giao thông. Túc ơi! Hôm nay bận lắm sau này có dịp mình tìm thăm vợ chồng Túc nghe. Túc không vui nói nhỏ: răng mà gấp quá rứa, Lộc biết chừ Huế như thế nào không? Nghe bị chết nhiều lắm, mình nghe người ta nói: Huế mình chết nhiều lắm. Việt cộng, người Huế giết người Huế, mình không biết ba má mình ra răng nữa. Túc lấp bấp uất nghẹn với giòng nước mắt chua xót, âu lo. Tôi ngẫn ngơ đưa tay ôm lấy người bạn nhỏ năm xưa và nói nhỏ: Túc bình tỉnh, mình sắp về Huế, mình sắp về đánh và chiếm lại Huế. Túc không khóc nữa và nhắn nhủ: có dịp Lộc ghé thăm nhà mình, ba má mình, trời ơi! nguyện cầu ơn trên phò hộ cho Lộc, cho mọi người lính và gia đình mình được bằng an.., quên nữa Túc hỏi: Lộc đi lính chi rứa - Thủy Quân Lục Chiến, cô gật đầu…Tôi đưa Túc về nhà gần đó và xin lỗi từ giã…

    *

    Rời Quân trường Võ Bị ngày 1 tháng 12 năm 1967 sau 2 năm học tập lãnh đạo chỉ huy và huấn luyện quân sự ở đó. Chúng tôi chia tay nhau người mỗi ngả, phân tán đều trên mọi vùng đất nước. Riêng chúng tôi 15 tên được Thủy Quân Lục Chiến tuyển chọn về Binh chủng. Sau 2 tuần phép trở lại quê nhà, chúng tôi có được những ngày vui với gia đình, bè bạn. Ngày 15 tháng 12 năm 1967 chúng tôi trở về Thủ đô Sài Gòn trình diện Bộ Tư Lệnh Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến ở số 15 đường Lê Thánh Tôn, sau đó được chuyển về Trung Tâm Huấn Luyện Thủy Quân Lục Chiến ở Thủ Đức để được Huấn Luyện leo lưới, xữ dụng vũ khí, đổ bộ tàu…Nhưng chưa tới 1 tuần chúng tôi lại nhận lệnh cấp tốc ra đơn vị. 15 tân sĩ quan được phân chia cho 6 Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến: Tiểu đoàn 1, 2, 3, 4, 5, 6. Về Tiểu đoàn 5 gồm 3 tên: Nguyễn Trúc Tuyền, Dương Công Phó, Đoàn Văn Tịnh.

    Tháp tùng với đoàn quân xa của Hậu cứ di chuyển ra hành quân về trình diện Bộ Chỉ Huy Tiểu đoàn đang nghỉ quân ở một khu làng ngoại ô thành phố Mỹ Tho. Trước đó mấy ngày Tiểu Đoàn 5 đã chiến thắng lớn trên kinh Rạch Ruộng thuộc quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường. Tiểu đoàn đã được Tỉnh và dân chúng Mỹ Tho tổ chức lễ mừng chiến thắng lớn tại Tỉnh đường Định Tường với vô số chiến lợi phẩm được trình bày. Trình diện Thiếu Tá Phạm Nhã Tiểu Đoàn Trưởng và Đại úy Nguyễn Xuân Phúc Tiểu Đoàn Phó, Trung úy Nguyễn Hoa chức vụ Trưởng ban 3 Tiểu đòan chúng tôi được phân chia về các Đại đội: Nguyễn Trúc Tuyền về Đại Đội 1 với trung úy Đại đội trưởng Hồ Quang Lịch, Dương Công Phó về Đại đội 2 với Trung Úy Đại đội trưởng Cỗ Tấn Tinh Châu, Đoàn Văn Tịnh về Đại đội 4 với Đại úy Đỗ Hữu Tùng Đại đội trưởng. Ngày mới về đơn vị, tuy đã biết rằng mình đang chuẩn bị làm người lính chiến, làm cấp chỉ huy vững vàng với nghị lực và lòng quyết tâm nhưng vẫn không sao tránh được cảm giác choáng ngợp khi đứng trưóc đoàn quân Thủy Quân Lục Chiến. Một Trung đội trên 56 người, họ cao lớn với quần áo màu sóng biển, da sạm nắng rắn chắc, ông nào ông nấy cao to như cột nhà cháy. Ba lô, dây đạn, nón sắt và cây súng Garant vững vàn trên vai, rõ ràng rước mắt đối diện với tôi là một bức tường thép, đúng rồi họ như một bức tường thép đúc, sẵn sàng xông vào chiến trận, sẵn sàng xông pha vào hiểm nguy. Sau một phút xúc động thực mạnh, tôi thầm cười nói với mình: các chiến hữu thân mến rồi các bạn sẽ biết tôi sẽ cố gắng là cấp chỉ huy xứng đáng. Nhận Trung đội ngay trên vùng đóng quân qua nghi lễ bàn giao của Thiếu úy Lê Văn Vinh có sự chứng kiến của Đại đội trưởng Đại úy Đỗ Hữu Tùng.

    Ngày đó tôi giữ chức vụ Trung đội 1 của Đại đội 4, Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến với danh hiệu Hắc Long. Trung đội 1 của chúng tôi gồm 4 Tiểu đội:

    -Tiểu đội1; do Trung sĩ Hồ A Nhì chỉ huy. Anh xuất thân từ một đơn vị Biệt kích, dáng người cao lớn, tính tình vui vẻ săn sóc thuộc cấp rất chu đáo, có kiến thức chiến trận từ phòng thủ đến tấn công, gan lì, lệnh lạc rõ ràng. Vui vẻ, ít khi rầy la thuộc cấp, gan lì trong chiến trận , anh sinh trưởng trên xứ Thái, âm thanh giọng nói có lai Tàu hầu như người miền núi,nói tiếng Việt không chuẩn lắm.

    - Tiểu đội 2: do Hạ sĩ nhất Lê Văn Mạnh, tính tình điềm đạm, có khả năng chỉ huy tạo sự tôn trọng và tin tưởng của thuộc cấp. Anh thường tổ chức sinh hoạt Tiểu đội để dặn dò và chỉ vẻ trong những thời gian nghỉ quân. Và anh thường dạy võ thuật cho Tiểu đội khi nghỉ quân ở một nơi nào đó-môn Hiệp Khí Đạo. Sinh quán trên quê hương Long Xuyên vùng sông nước đẹp đẽ, hiền hòa.

    - Tiểu đội 3: do Trung sĩ Nguyễn Văn Phứơc kinh nghiệm chiến trận, rành mạch và sòng phẳng với thuộc cấp. Sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng anh có lớn tuổi chừng 30 hay chỉ vẻ em út và nghiêm khắc, nhưng tính hay tin thần thánh anh thích môn bói toán.

    - Tiểu đội 4: do Hạ sĩ nhất Võ Kỉnh: anh là người ít nói, nghiêm trang và tự tin, lệnh lạc chính xác, gan lì trong chiến trận, thuộc cấp rất nễ trọng, anh được sinh ra và lớn lên trên vùng đất Quảng Trị. Những lúc rãnh rỗi thuộc cấp hay ngồi nghe anh kể chuyện về quê hương mình-Quảng Trị vùng đất cằn cỗi trơ xương, cát trắng nhiều hơn đất thịt. Có một con sông xinh đẹp đầu nguồn là trùng điệp núi cao quanh năm sương khói bao phủ lại mang tên Sông Thạch Hản (mồ hôi đá) giòng nước lững lờ trôi đó là do mồ hôi được vắt từ những dãy núi đá cao, như vậy đó, im lặng và buồn như dáng chiều trên nét mặt anh hình như có quá nhiều suy nghĩ và lo lắng.

    Gần một năm với chức vụ Trung đội trưởng có nhiều Hạ sĩ quan cao cấp về giữ chức vụ Trung đội phó như Trung sĩ nhất Hợi, Trung sĩ nhất Khiêm. Nhưng người làm cho tôi lưu tâm, nhiều ấn tượng vì anh mang tính chất đời sống của một Hiệp Sĩ với nhiều nghệ sĩ tính ngay cả lúc lâm trận, dáng dấp của một người đàn ông dáng mặt đẹp, cương quyết mạnh mẽ với hàm râu hiệp sĩ và phong trần. Âm thanh lớn rõ ràng khiến người nghe phải lưu tâm, lệnh lạc ngắn gọn, phân chia công tác và nhiệm vụ cho thuộc cấp công bằng. Tên anh là Phước, là Trung sĩ nhất Võ Hoàng Phước.

    Tôi không biết anh từ đâu đến, giọng Huế của anh ở miệt ngòai có pha giọng Quảng Trị. Khi về hậu cứ sau ngày hành quân cùng mọi người chung vui với đơn vị, anh nhận giấy phép và biến mất, nhưng anh luôn trở lại trình diện đúng ngày, trên nét mặt vui vẻ thoải mái và bình yên. Khi lâm trận anh tỉnh bơ, xông xáo dững dưng, hình như không coi sự nguy hiểm và cái chết là không có.

    Người bạn mới mà tôi rất tôn trọng và tin tưởng là Thiếu úy Lê Văn Vinh, người Trung Đội trưởng Trung Đội 1 vừa mới bàn giao trung đội cho tôi, trong thời gian chờ nhận nhiệm vụ mới, anh vẫn ở với tôi trong Trung đội với nhiệm vụ: huấn luyện, hướng dẫn tiếp tục cho tôi những gì tôi đang cần và muốn biết về Trung đội 1, về những người ở Trung đội 1: thói quen, tập tục, sinh hoạt…nhất là những chuẩn bị cho hành quân và đụng trận… đó là ân huệ của đơn vị giúp đỡ và trang bị kinh nghiệm và hiểu biết tường tận cho tôi, tạo thuận lợi trong bước đầu của cuộc đời chiến trận.Tuy mới quen nhau nhưng tính tình hiền hòa, lịch sự của anh đã làm cho tôi có cảm tình và mến trọng anh. Anh sinh trưởng ở Long Xuyên, suốt thời niên thiếu sống trong Dòng tu không hiểu tại sao anh lại không tiếp tục cuộc sống trong nhà dòng mà trở lại với đời để sau đó đi vào nghiệp lính, lại ở trong một binh chủng suốt tháng năm chỉ với chiến trận và chiến trận. Suốt những ngày tháng sống cạnh nhau anh chưa một lần tâm sự về đời mình và tôi cũng không có dịp hỏi anh tại sao, hình như anh không thích nói về đời sống riêng tư của mình. Sau mỗi chuyến hành quân trở về hậu cứ anh phụ tôi sửa soạn những cần thiết cho đơn vị, những lúc rãnh rỗi uống vài chai bia tôi mời anh, anh không uống nhiều. Hình như trong những ngày tháng này tâm trạng anh đang trở lại đời sống đơn độc của dòng tu: thầm lặng, ít nói đêm đêm ngồi trên giường cầu kinh trước giấc ngủ. Và sau vài ngày ở lại với đơn vị, mọi người được nghỉ phép một tuần. Anh từ giả chúng tôi, đi đâu về đâu chúng tôi cũng không biết. Tôi không muốn khuấy động sự yên tỉnh đang có trong đời sống và ý muốn của anh. Thậm chí gia đình và vợ con như thế nào, có lần tôi hỏi anh chỉ cười buồn và không nói… Như vậy đó, hành trang cần thiết như vậy đó và chúng tôi cùng Trung đội 1, Đại Đội 4 Tiểu Đoàn 5 TQLC đi vào chiến trận trên phần đất Cố Đô với Tết Mậu Thân.

    *

    Trong đêm đen giữa mùa mưa và lạnh miền Trung, đoàn Phi cơ C.123, C.130 ồ ạc đổ Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến xuống Phi Trường Phú Bài Huế gồm 3 Tiểu Đoàn 1 Quái Điểu, Tiểu Đoàn 4 Kình ngư, Tiểu Đoàn 5 Hắc Long và Bộ Chỉ Huy Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến vào lúc 3 giờ sáng ngày 11 tháng giêng Tết Mậu Thân. Vừa xuống đất của Phi trường Phú Bài, chúng tôi gặp ngay cơn lạnh cắt da, và mưa bay buốt giá kinh khủng của miền Trung. Đưa tấm bản đồ bọc plastic che mặt vừa ra lệnh cho Trung đội tiến nhanh vào Phi cảng. Tập họp với Đại đội và cho lệnh ngồi xuống nghỉ, nhưng vì quá lạnh cuối cùng phải quyết định cho ngồi riêng từng Tiểu đội và đốt lữa sưởi ấm, nói chuyện và chờ sáng để nhận lệnh tiến quân.

    Giữa vùng đất mênh mông trống trải của Phi trường Phú Bài. Ánh sáng của một ngày mới toả rộng trước tấm mắt xa lạ của những lính Thủy Quân Lục Chiến mà hầu hết là sinh trưởng ở miền Nam. Ai cũng mơ về Huế, ai cũng nóng lòng có một ngày được về Huế hành quân. Huế, nơi có giòng Sông Hương vừa thơm vừa xinh đẹp, bốn muà lững lờ giòng nước trong xanh ôm ấp nuí Ngự và Kinh thành cổ kính. Nơi có vô số tà áo trắng hay máu tím cà duyên dáng của Đồng Khánh e ấp xinh xinh… chiếc Cầu Trường tiền trắng bạc và… Như vậy đó, họ ngẫn ngơ nhìn quanh, xa lạ vì nó không đẹp, không thơ mộng êm đềm như trong trí tưởng. Những đổ vỡ, tan tác và nghèo nàn, cỏ cây xơ xác bày ra trước mắt họ và nhất là trong âm hưởng của đời sống thiếu mất sinh khí cho hơi thở vì âu lo, vì tàn phá chết chóc nguy hiểm, một cái gì đó đã tạo nên sự thiếu vắng toàn diện cho đời sống… bởi hôm nay Huế đang bị tàn sát, giết chóc, đoạ đày với những thảm cảnh kinh hoàn nhất của thế gian: Việt Cộng và bọn tay sai bán nước.

    Đội hình hành quân của một đại đơn vị đã sẵn sàng sau khi ngậm ngùi từ giả những người bạn Nhảy Dù, những thương binh Nhảy dù, cùng thân xác của nhiều người lính Dù nằm trong quan tài đang chờ máy bay đưa họ về Nam. Tay bắt lấy tay, tay cầm lấy tay chúng tôi từ giả với các bạn những người lính Dù với cảm nhận niềm mất mát đau thương của những người làm lính trận, thầm hứa quyết lấy lại Kinh thành Huế, quyết lấy lại Cố Đô và quyết trả thù cho Nhảy Dù. Chiến đoàn A Thủy Quân Lục Chiến lên đoàn Xe và thẳng tiến trên Quốc lộ 1 qua Phù Lương đến tuyến xuất phát cầu An Cựu .

    Tiểu đoàn 5 TQLC là đơn vị đầu tiên vượt cầu An Cựu, mở rộng đội hình nhanh chóng tiến quân về hướng các mục tiêu: sân Vận động và Đập đá, cầu Trương tiền. Di chuyển, lục soát, không có bóng dáng địch quân, chúng đã rút chạy về ngõ Dưỡng Mong Hương Thủy để tránh những tổn thất đầu tiên với lực lượng TQLC. Chúng tôi tiến chiếm các mục tiêu dễ dàng chỉ có cánh quân bên phải của Đại đội 1 có những đụng độ không đáng kể. Bây giờ 5 gìờ chiều ngày 11 tháng giêng năm Mậu Thân.

    Đứng bên này Sông Hương, nhìn qua Thành phố những đám cháy khói bốc cao xa xa và chợ Đông Ba ngập trong lữa khói, trên sông đã vắng hẳn bóng dáng ghe thuyền và những con đò cũ. Tôi chỉ cho mọi người và diễn tả: trên xa kia về phía thượng nguồn, dãy núi non màu xanh biếc là Long Hồ, là Ngọc Hồ, nóc tháp cao cao là chùa Linh Mụ, tiếp xuống phía dưới là Kim Long, là Phú Vân Lâu, là Thương Bạc, là cầu Tràng Tiền, là chợ Đông Ba, là Cầu Gia Hội, là Cồn Hến, là Bãi Dâu, là Vỹ Dạ… là quê hương tôi đó. Trong phút giây ấy tuổi ấu thơ đã nhanh chóng trở về trong tôi, tôi không còn nhớ mình đang là người lính trận, những giọt nước mắt nóng âm thầm chảy xuống cổ họng.

    -Thiếu úy, có người gọi. Tôi quay lại và người lính chỉ vào song cửa sắt của trường …và nói: đó, đó mấy anh trong đó gọi tên Thiếu úy. Ôi, thằng Tạo mập, thằng Quyền và một dáng mặt làm tôi như đang trong giấc mơ: Cô Bé, em gái tôi. Tôi bước nhanh về phía cổng sắt và đưa tay định nắm tay họ, nhưng mọi người trong cửa lùi lại thật xa như sợ hải, chỉ còn người em gái nắm chặc lấy tay tôi và khóc: Anh khỏe không, tôi gật đầu. Tôi hỏi nhanh: Bố Mẹ và các Em bình yên không. Cô trả lời trong nước mắt: Cho đến giờ này Em cũng không rõ, lạy trời cho Bố Mẹ và các Anh Chị được bình yên. Tôi nghiến răng hận thù…lũ bạn bè, thầy giáo…ngày xưa đã phản bội Quê hương rước Việt cộng về giết hại dân mình, tạo nên cảnh tang thương đày đọa trên quê hương. Ôi! buồn quá, tôi ngậm ngùi: mình đang mang một thân thế lạ lùng, bạn bè, người thương yêu giờ đây đã trở thành kẻ thù địch. Bên kia sông là chợ Đông Ba vẫn bốc khói và lữa cháy, thỉnh thoảng vài tiếng sung nổ, có nghiã Việt Cộng đang cố tìm kiếm, tàn sát dân chúng và những ngườí lính, hay những nhân viên trong chính quyền bị kẹt vì đi phép tết.

    Không thể vượt sông Hương đổ bộ vào chợ Đông Ba hay một khu vực nào bên kia bờ. Chúng tôi phải lên tàu và xuôi giòng về hướng Bao Vinh, di chuyển tàu qua một khúc sông dài thật nguy hiểm nhưng không thể dùng phương tiện gì khác hơn. Đoàn tàu an toàn cập bến khu Chợ Bao Vinh và các Tiểu Đoàn TQLC lần lược nhanh chóng lên bờ tiến quân về cửa Mang Cá, trên đoạn đường dài di chuyển chúng tôi được dân chúng đứng 2 bên đường cỗ võ reo hò, họ đem bánh chưng, bánh ú biếu chúng tôi. Đêm nay chúng tôi tạm nghỉ trong Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 1 với Tướng Ngô Quang Trưởng.

    Các cấp Chỉ huy họp hành và bàn kế hoạch cho cuộc hành quân ngày mai. 4 gìờ sáng đơn vị đã thu xếp và cơm nước xong, hàng ngũ sẵn sàng tiến quân ra cửa thành, cửa Cầu Kho.

    Ngày 12 tháng giêng năm Mậu Thân

    -Tiểu Đoàn 5 Hắc Long có nhiệm vụ tấn công khi vừa ra khỏi cửa thành: Đại Đội 4 tiến quân dọc bờ thành cao với 3 Trung đội cùng đồng loạt tiến đánh về hướng tây, trung đội 1 hướng Tây Linh bên phải là thành cao bên trái là kinh đào. Kinh đào của Thành Huế bao bọc quanh thành nên trái và phải của trung đội 1 rất an toàn, chỉ còn dồn sức tấn công hướng trước mặt. Hai Trung đội 2 và 3 bên trái kinh cùng song song tiến đánh mục tiêu chính là chiếm lên cửa Chính Tây.

    -Đại Đội 2 Tiểu Đoàn 5 dọc theo Đại lộ Đinh Tiên Hoàng qua khỏi Đại Đội 4 dàn 3 Trung đội hàng ngang và cùng tân công về hướng tây.

    Đại Đội 1 tiếp theo Đại Đội 2 có nhiệm vụ kiểm soát bên cạnh trái cùng tấn công về hướng tây.

    -Đại Đội 3 lục soát và an ninh cho toàn bộ Tiểu Đoàn và sẵn sàng tiếp ứng cho các Đại Đội tấn công phía trước.

    Ngày đầu của trận chiến cho đến 5 giờ chiều toàn thể Đại Đội 4 chỉ bị thương chừng 5, 6 binh sĩ. Trung Đội 1 tiến qua khỏi khúc kinh đào nhập được vào khu làng mạc Tây Linh.

    Bây giờ là 5 giờ 30 chiều ngày 12 tháng giêng năm mậu Thân: Thiếu úy Lê Văn Vinh chỉ huy cánh trái của Trung đội 1 theo lệnh của Đại Đội cho dừng cuộc tấn công vì trời đã về chiều, bóng tối bắt đầu phủ xuống những khu vườn trước mặt và một mình anh tiến ra lộ nhựa để thiết lập vị trí phòng thủ, bất ngờ từ góc vườn phía bên trái ngả tư những tiếng sung nổ liên tiếp của địch quân, Vinh ngã xuống trên mặt đường. Tôi cho lệnh hai Tiểu đội bên cánh trái nhanh nhẹn tấn công chụp vào mục tiêu hạ ngay tóan địch và giữ an toàn cho Y tá và 2 binh sĩ đưa Vinh về phía sau săn sóc. Các Tiểu Đội dàn quân và lập ngay vị trí phòng thủ, cho Trung đội phó Hợi kiểm soát đào hầm hố. Và tôi trở vào nơi Y tá đang săn sóc cho Vinh. Anh bị nhiều viên đạn xuyên qua ngực và lưng, mặt anh nhợt nhạt đầy mồ hôi, tôi biết anh quá đau đớn nhưng trên vẻ mặt vẫn bình tỉnh, anh cố đưa tay nắm lấy tay tôi và lắc đầu: “chắc Anh không sống được – Em cẩn thận coi sóc anh em” và anh thở những hơi dài liên tiếp, Câu nói với dáng mặt trắng xanh, ước đẩm mồ hôi nhưng vô cùng tỉnh táo. Tôi gật đầu: dạ và cúi xuống không cầm được giòng nước mắt vì tôi biết anh sắp ra đi vì đến 4,5 viên đạ đều trúng vào chổ hiểm. Từ ngày đó, từ phút giây đau thương đó tôi đã mất anh, người thầy vừa là người anh cũng là người Chiến hữu mà tôi vô cùng biết ơn và kính mến… Anh đã nhắm mắt và vĩnh viễn giả từ đồng đội và đơn vị, để lại trong tôi một chữ “biết” rất thiếu sót, rất ngắn ngũi về anh vì tôi chỉ biết quê anh là Long Xuyên, sinh ra và lớn lên ở Long Xuyên, anh cũng có một người chị cũng đang sống ở Long Xuyên.

    Môt đêm dài, thực dài tôi cảm nhận ra nỗi đơn độc không cùng vì bên cạnh tôi không còn anh, không còn nghe tiếng võng đu đưa, thỉnh thoảng có tiếng cười và những câu chuyện về giòng tu mà anh kể cho tôi nghe, chỉ kể những câu chuyện về giòng tu mà thôi, không có đời sống và tình yêu, không hiểu tại sao?

    Kể từ hôm đó, tôi đem Minh về lo nấu nướng lo sóc cho tôi. Minh là người đệ tử thân tín của anh Vinh, hai thầy trò có nhau từ khi anh về nhận đơn vị. Minh ít nói, hiếm lắm mới có nụ cười nhưng lại hiền lành chu đáo công việc và nhiệm vụ… giống thầy.

    Ngày 13 tháng giêng

    6 giờ sáng cơm nước xong xuôi và Trung Đội sẵn sàng nhận lệnh: -Tiếp tục tiến quân và xuất phát, giọng nói gọn gàng nghiêm sắc của Đại úy Đỗ Hữu Tùng, như một uy lực tạo khí thế cho cuộc tấn công. Kiểm soát đội hình và nhắm điạ thế trước mặt trong một thoáng suy nghĩ tôi mĩm cười tin tưởng và nghĩ về chuyện cút bắt cuả con nít ngày xưa đang chơi trò trốn tìm, trong nhữngkhu vườn trước mặt. Hạ sĩ Trần Kỳ, người mang máy truyền tin đứng bên cạnh vừa cười vừa hỏi: bộ Thiếu úy đang đi chơi trên phố Saì Gòn. Tôi quay lại nhìn anh và nói nhỏ: mọi chuyện cũng y như vậy thôi, em báo cho Đại đội: mình đã sẵn sàng – Tiến quân.

    Cuộc chiến đấu kể từ hôm nay với địa thế đơn giản, đánh trong những ô vườn của từng dãy nhà thấp ngang ngắn như nhau, thỉnh thoảng có vài căn lầu nên khi tấn công phải cố vượt qua được khu vườn và chiếm ngay căn nhà lầu cao mới có thế có chổ ẩn núp để tác xạ, tránh đạn địch và yểm trợ cho đồng đội. Địch cũng biết như ta nên chúng cố tử thủ tạo nên thế sinh tử khó khăn vô cùng từng tất đất, từng căn nhà là một sự đổi chác bằng máu xương và sự sống. Mỗi Trung đội khi xung phong phải đồng loạt với tiếng hô lớn: Xung phong, xung phong và hùng mạnh nhào về phiá trước để áp đảo tinh thần của địch cộng với tiếng còi của các Tiểu Đội trưởng. Như một trò chơi dã chiến lớn nhưng lại hiệu quả vô cùng, hùng mạnh vô cùng. Nên khi thành công là chúng tôi từng bước lại tiếp tục ngay, tuy nhiên mỗi ngày chỉ có thể chiếm được 1 hay 2, 3 đợt như vậy.

    Đang chiến thắng nhào về phía trước bổng nghe tiếng kêu rất lớn của Hạ sĩ Kỳ người Hiệu thính viên: "dừng lại dừng lại Trực thăng sẽ tác xạ yểm trợ đằng trước cho chúng ta". Con khỉ- đang tấn công qua khu vườn làm sao dừng lại được, muốn nộp mạng cho VC hay sao ?...vụt, vụt tiếng hoả tiển của Rocket xé gió và hụ lớn giữa vùng không gian đang ngập tiếng súng đạn và tiếng còi cùng tiếng hô" xung phong" của Binh sĩ đang nhào về phía trước. Và từng loạt đạn đổ xuống từ những cây Đại liên nhiều nòng trên Trực thăng cày những hàng dài trên mặt đất. Tôi nhảy vào sau gốc cây lớn ngững mặt nhìn lên 2 chiếc Trực thăng vũ trang đang vòng vòng trên khỏi ngọn cây, giựt trái lựu đạn khói trên giây máy của KỲ liệng ra khoảng trống và la lớn: gọi đại đội cho trực thăng ngưng bắn: Trời ơi thấy Mẹ rồi…Thêm 1 vòng nữa 2 chiếc trực thăng tự ý đổi chiều bốc lên cao và bay xa dần…Tôi và Kỳ phóng nhanh về trước qua khỏi dãy nhà thấy những Chiến binh của mình còn sống và họ đang xua tay cho nhau tấn công về phía trước, Địch quân cũng đang tìm đường trốn chạy. Những xác chết đang nhày nhụa vì trúng đạn của Trực Thăng và của Chiến binh ta, họ quằn quại và rên la giữa vùng khói đạn và lữa cháy từ những căn nhà. Lạ lùng chưa, Kỳ ơì Tao không hiểu nổi. Tôi mừng rỡ sung sướng la lớn: Cám ơn Trời đất đã che chở cho bọn con. Và tự mình chạy nhanh về các toán quân để kiểm điểm mất mát hao hụt, cho lệnh Trng Sĩ Trung Đội phó Hợi cho trung đội tiến lên bờ rào phía trước dừng lại nghỉ ngơi và bố trí, còn mình và người Hiệu thính viên chạy quanh để kiếm điểm lại Quân số và thương vong. Lạ lùng thực: 2 chiếc trực Thăng chúi mũi Tác xạ lên tục đằng trước và ngay giữa đội hình tấn công cuả trung đội và chính bản thân mình cũng bị đạn cày sát vào chân, cây lá tơi bời gãy đổ. Ngay giữa trục tiến công xác địch có hơn mươi tên chết nằm đó có tên bị thương kêu gào xin cứu nhưng quân ta không có một ai chết hay bị thương vì đạn của bạn (Trực Thăng), thậm chí người lính mang thức ăn và đồ ngủ cho, binh nhì Lộc ngồi dưới cái rãnh nước cũng bị đạn Đại liên cuả Trực Thăng chặc đứt nòng súng, dây mang Balô cũng đứt và áo quần của tôi và cuả anh trong balô cũng lủng nhiều vết vì đạn nhưng trên thân thể anh không bị vết đạn nào , tôi ôm Lộc và la lên: Trời ơi, lù khù có ông Cù độ mạng. Tội nghiệp thằng em mới có 17 tuổi mà ham vui chiến trận. Trên đà thắng lợi, tôi ra lệnh chuẩn bị đội hình và tiếp tục tấn công sau khi đã báo cáo về Đại Đội. Chiến trường lại vang dội tiếng xung phong. Chúng tôi tiến chiếm qua được 2 dãy nhà và khu vườn trước mặt, đạn địch bắn rát quá nhưng không biết làm sao hơn là cẩn thận yểm trợ nhau và tiến lên phía trước. Tôi nắm chắc cây XM16 trong tay nhắm cây lớn phía trước phóng qua khoảng trống và sau lưng Trần Kỳ người Hiệu Thính viên, những loạt đạn AK 47 từ trước mặt nổ dòn nhưng may mắn thầy trò không trúng đạn, chúng tôi lăn nhanh vào gốc cây và Binh nhì Lộc la lớn; Thiếu úy Linh bị thương, tôi quay lại thấy giữa khoảng vườn trống sau lưng, Linh bật người quằn quại, tôi bảo Kỳ: gọi các Tiểu đội bố trí vững vàng và dặn Trung Sĩ 1 Hợi cẩn thận coi Trung đội. Tôi bảo Lộc: mầy giúp anh đưa Chuẩn úy Linh về Đại Đội. Hạ sĩ Kỳ la lớn: không được, không được Thiếu uý đừng liều lẫn, lỡ ông trúng đạn thì Trung đội làm sao. Tôi im lặng đưa cây súng cho Lộc và phóng nhanh ra khoảng trống, và tiếng súng nổ dòn, tiếng súng đó và giây phút tử sinh đó là những gì chúng tôi những người chiến binh, chỉ những chiến binh mới dành cho nhau thôi. Tôi bò sát đất chui đầu qua thân thể của Linh và nâng nhẹ anh lên hít một hơi thở dài: Lộc cẩn thận chạy theo anh nghe. Và tôi vụt đứng lên với thân thể Linh mềm rủ trên vai. Lộc chạy theo sau và tôi phóng nhanh theo đường xóm về hướng Đại Đội, tôi không biết, không nhớ đoạn đường dài bao nhiêu và thời gian bao lâu tôi đã chạy vào sân của 1 ngôi nhà lớn trong đó có BCH/Đại Đội và Trung đội Quân Y Tiểu đoàn. Những người Y tá vội vàng đỡ thân xác Người Đồng Đội xuống và Tôi chỉ nói được: Hảy Săn sóc và giúp cho Linh sống. Lộc trả cây súng lại cho tôi và chúng tôi định chạy lên phía Trung đội và bên tai hình như tôi chỉ nghe những tiếng súng đang nổ dòn về hướng Trung đội chúng tôi - dừng lại, dừng lại và một ai đó kêu tôi dừng lại, tôi quay về nơi phát ra tiếng gọi, tôi thấy Đại Úy Đỗ Hữu Tùng, người Đại đội trưởng của tôi, tôi bước tới trước mặt ông và nghiêm chỉnh chào- ông nói lớn; Anh đi rồi ai chỉ huy Trung đội trong lúc trung đội đang lâm trận, tôi chưa kịp trả lời ông cằn nhằn - làm ăn như con C… Đúng vậy tôi không trách, không buồn vì sự khiển trách của ông, việc của tôi làm là không đúng của một cấp chỉ huy, nhất là chỉ huy tác chiến với trách nhiệm sự sống chết của nhiều người. Nhưng trong thoáng phút giây đó nếu phải có chết cho đồng đội tôi cũng OK - hảy cẩn thận trở về ngay kiểm điểm Trung đôi và cho tôi biết- âm thanh và lời lẽ có vẻ êm hơn, tôi quay lại sau khi đã chào ông và phóng nhanh về nơi Trung đội đang lâm trận. Chưa kịp ngồi xuống bên gốc cây, Kỳ hỏi tôi: Chuẩn úy Linh còn sống hay đã đi ? Không biết, cầu trời cho anh ấy sống, chỉ cầu trời thôi vì Linh trúng viên đạn xuyên qua tử huyệt sau cổ, máu đổ quá nhiều. Tôi cúi đầu ngậm ngùi nghĩ tới người Sĩ quan Tân binh vui tính và năng động này: Nguyện cầu bề trên ban phước lành cho Anh

    Buổi chiều tưởng đã êm thắm dừng quân qua đêm, bỗng có tiếng đạn nổ từ phiá địch quân và Kỳ cho biết có một binh sĩ bị thương. Tôi hỏi: ai vậy? Binh nhất Thơ ở BCH Đại Đội- kỳ vậy, ở chỉ huy sao lại bị thương trong Trung đội mình. Hạ sĩ Kỳ cười nói: hắn thấy đã an toàn nên chạy lên đây thò tay ra cửa sổ để hái trái Vú sữa và bị bắn sẻ, gảy cổ tay. Thực buồn cười: bị thương, đang xung trận mà lại hái trái vú sữa để làm gì. Chưa chết chưa ngán Tử thần, đúng là Tiếu ngạo giang hồ- Chuyển về sau cho Y tá săn sóc- Đáp nhận. Chiều nay lệnh ngưng xung phong hơi sớm có lẽ đã xung trận suốt ngày và chiến thắng. Trời vẫn cứ đổ mưa, nhẹ mà lạnh. Đêm đen lại trở về, cứ từng ngày lại qua và lại tiếp tục mất mát bạn bè. Không đầy 3 ngày xung trận chúng tôi đã mất hơi nhiều: Anh Vinh và một số thuộc cấp và hôm nay đến Linh…Tôi hỏi Kỳ:

    - Em có theo anh mò xuống thăm anh Linh không? Một chút suy nghĩ, Kỳ hỏi: lỡ gặp Đại úy Đại đội trương thì sao? Em nghĩ chắc ông ấy chết rồi. Tôi rên siết:

    - Nhưng anh không yên tâm, hồi chiều bận lo quá, anh không nhớ khi đó Linh như thế nào? Được rồi đừng nói với ai nghe, anh phải đi xuống đó, em cẩn thận có gì nói cho Trung sĩ Hợi biết.

    - Lộc mang súng đạn theo anh- Dạ. Lộc nhanh nhẹn đội nón sắt và nắm súng và đèn pin chạy theo. Con hẻm trong đêm đen càng vắng lạnh hơn, nguy hiểm hơn nhưng tôi đã cương quyết làm cái việc nguy hiểm dại dột này. Hai thầy trò mò mẫm hơn 10 phút, chúng tôi mừng thầm qua hàng rào chè tàu đầy đặc tôi thấy có ánh đèn và bóng người. Từ sau cột trụ cổng bất ngờ có giọng hỏi nhỏ sắc như thép: ai? và người lính chỉa súng vào trước mặt tôi . Tôi nói nhỏ:

    - Tôi, Thiếu úy Tịnh.

    -Trời ơi, Thiếu úy em xin lỗi. Tôi hỏi nhỏ:

    - Em có biết Thiếu úy Linh có còn sống không? Chắc ông ấy chết rồi. Tôi thở dài và im lặng, người lính gác chỉ vào góc sân: đó, có nhiều poncho…tôi quay về góc sân, đêm đen quá dưới cơn mưa lạnh tôi không
    thấy được vật gì – Đó, Trung đội Quân y ở đó. Một thoáng suy nghĩ tôi thẳng người và nhắm hướng chỉ tôi bước tới không còn gì để phải suy nghĩ. Trong phòng đèn còn sáng, có nhiều Y tá, tôi hỏi: Bác sĩ đâu?

    - Ông ở trong kia, Anh hỏi gì? Xin lỗi Thiếu úy cần việc gì?

    -Tôi muốn hỏi thăm Chuẩn úy Linh ra sao rồi?

    - Ông ấy chết rồi, Thiếu úy.

    - Anh có thể cho tôi thăm một chút được không?

    Người Y tá có lẽ cảm thông được những xúc động từ giọng nói vô cùng buồn và thất vọng của tôi, anh nhẹ nhàng;

    - Dạ, em dẫn Thiếu úy ra đó thăm. Anh choàng cái áo ấm và nắm đèn pin đi trước, ra tới góc sân, hạ thấp bóng đèn soi vào một chiếc poncho và nói: Trong poncho này. Tôi vội vàng mở chiếc mũ poncho đậy và cột lại trên mặt Linh, dưới ánh đèn trắng Linh nhắm mắt như đang ngủ, mặt không xanh tái như xác chết có vài vệt máu trên má và cổ. Tôi đưa một tay lên ngực: Linh ơi, bọn mình không sống với nhau lâu hơn, thôi mong Linh vui vẻ an tâm về với bạn bè bên đó. Còn một tay tôi sờ vào trán anh: Tôi chúc bạn lên…chưa dứt câu thầm nguyện bổng chúng tôi nghe một tiếng sặc lớn và chiếc poncho như đang trở mình. Người Y tá hoảng hốt chiếu vội ánh đèn vào mặt Linh. Trời ơi, đôi mắt Linh chớp chớp và mở lớn: cho tôi uống nước… lạnh quá, lạnh quá, cho tôi nước uống... Người lính Quân y vứt cái đèn pin và chạy nhanh vào nhà. Tôi có bất ngờ nhưng mừng rỡ không hoảng hốt, đưa tay mở cái Bidong trên dây đạn của Lộc mở nắp và đổ một chút nước vào lòng bàn tay và chúc ngón tay giữa trên miệng Linh, anh nhấp môi. Lộc bỏ vội cây súng xuống và mở những giây cột trên poncho. Tôi bảo; Lộc, em vào nhà kêu y tá ra đây khiêng Linh vào, nhanh lên. Tôi cởi vội cái áo ấm trên mình và đắp lên ngực anh, hai tay xoa nhẹ lên mặt Linh cho đến khi Y tá khiêng anh vào trong nhà.

    Tôi gặp bác sĩ Vũ Trường Sơn chào ông, chúng tôi đang đứng cạnh nhau trong căn nhà và tôi nói vội với ông một điều tôi cần nhắn nhủ: “Thưa Bác sĩ, chúng tôi mong mõi rằng: sau chiến trận này ngày trở về chúng tôi lại được gặp lại Linh trong đơn vị.”

    Đêm 14 tháng Giêng

    Trời đổ mưa nhẹ, có tí trăng mờ trên cao,cái lạnh mùa Đông ở Huế lạnh và buồn kinh khủng, mấy hôm nay lăn vào chiến trận không thay được áo quần, chỉ có những cái áo ấm của dân vứt lại, lượm mặc thêm vào khi tiến chiếm qua những căn nhà dân đã bỏ chạy từ đêm 30 Tết, những đêm giao thừa khốn khổ, nhờ vậy mà chúng tôi đỡ lạnh. Những lúc rãnh rỗi thầy trò nhìn nhau mà cười, một đoàn quân trang phục lạ lùng. Nhìn vào đồng hồ trên tay đã 3 giờ 45, trời sắp sáng. Lạ thực, 3 đêm rồi chưa hề có một phút giây yên tỉnh, nhưng đêm nay có lẽ chúng đã mõi mệt, phải không? Nên chúng cho ta yên tỉnh, cái im lặng tỉnh mịch, bất thường quá, vắng vẻ quá. Nhìn những người thuộc cấp nữa nằm nữa ngồi mắt nhắm mắt mở chung quanh, lòng tôi xúc động lạ thường. Cứ để yên cho họ như vậy, tôi đứng lên nhẹ nhàng nắm cây súng tiến về góc nhà, nơi đó buổi tối trước khi nghỉ tôi đã nhìn thấy có một lổ hổng bằng bàn tay ngang tầm đứng, có thể dễ dàng quan sát bên ngoài trước sân nhà. Trời như có tí mưa đêm nhưng vầng trăng vẫn có chút sáng nhẹ nhàng đổ xuống trên sân. Tôi đi xuống phía nhà bếp và cẩn thận mở cửa khum người theo bóng cây tiến tới gốc cây, dừng lại quan sát chung quanh và dọc theo hàng rào chè tàu chạy về phía trước. Tôi hạ thấp người và nhanh chóng phóng về phía người lính gác, trong đêm tôi thấy anh đang nhẹ nhàng khum người với thế súng nhắm vào mục tiêu trước mặt, phía trái và tay trái anh ra hiệu cho tôi nằm xuống. Tôi hiểu và ngồi xuống cách anh chừng vài bước núp sau chiếc bể cạn có hòn non bộ tì bán súng vào má phảỉ nhắm thẳng về phía trước, ở nơi đó có dáng người đang bò về phía chúng tôi. Hai thầy trò nhìn nhau gật đầu…2 tiếng súng nổ cùng lần với tiếng hét lớn của 2 tên VC trúng đạn và tiếp những tiếng hô xung phong cuả địch. Trong đêm đen tiếng la hét trả lại của TQLC, tiếng súng nổ tiếng đạn rít liên tục, M79, Lựu đạn và những tràng Đại liên của ta gầm thét phá tan bầu không gian, quyện trong khói đạn lẫn với những tiếng la của những tên VC bị thương. Giữa âm thanh kinh hoàn của chiến trận, bất ngờ những tiêng nổ bình, bình, bình những tiếng nổ lớn, liên tục nhưng không chát chuá và những luồn khói trắng đặc từ phía địch xông thẳng về phía ta… Tôi đã hiểu: và la lớn: Anh em cẩn thận khói cay, khói cay…Những người lính chiến TQLC trước khi xung trận tết Mậu thân trong thành phố họ đều được trang bị mặt nạ chống khói cay vì đó là những vật dụng vô cùng cần thiết khi tác chiến trong thành phố, những lúc cận chiến, Địch hay dùng những thứ này: lựu đạn cay hay những loại chiến cụ phun khói cay, chất độc. Nhưng chúng tôi khi lâm trận ít khi dùng loại mặt nạ chống hơi độc hay khói cay vì có nhiều trở ngại: chậm chạp và cồng kền, khó quan sát và xoay trở bất tiện…, rất đơn giản chúng tôi dùng khăn lông tắm, cắt nhỏ trang bị cho mỗi chiến binh một hoặc 2 cái bỏ trong túi như khăn lau mặt. Khi lâm trận gặp khói cay hay khói độc chỉ cần nhúng nước nếu có sẵn, không thì lấy nước trong bình- đông tưới vào một ít là xử dụng được ngay rất hiệu quả. Đoàn quân thiện chiến những đêm như đêm nay họ biết, họ hiểu phải làm gì… luôn trong tư thế chuẩn bị tác chiến…nên chúng tôi thường ví von gọi đó là: đêm đợi chờ…, bởi vậy chúng tôi không cần phải đánh thức hay báo động anh em. Và cũng chính đêm nay là đêm đầu trong chiến trận Huế Trung đội đã đem về niềm vinh dự lớn cho đơn vị chúng tôi Trung đội 1 Đại Đội 4 Tiểu Đoàn 5 Hắc Long của TQLC : với hơn nữa gìờ giao chiến đã gặt hái được thắng lợi tuyệt đối mặc dù bị Địch quân đột kích, phun khói cay, sáng hôm đó kiểm điểm quân số chỉ có một Chiến binh bị viên đạn xuyên qua cánh tay và một xạ thủ đại liên viên đạn địch xuyên qua trên bã vai không chạm xương, còn tôi bị viên đạn xuyên qua đùi nhưng may mắn không trúng xương . Và phía Địch: gần 30 xác ngỗn ngang trên đường
    nhựa và trong các khu vườn. Thường sau chiến thắng Trung đội được nghỉ quân, được khen thưởng và có đơn vị khác thay nhiệm vụ choTrung Đội nhưng Chiến thắng này chỉ là niềm phấn khởi cho những trận kế to lớn kinh hoàng hơn vì trước mặt chúng tôi là phải liên tục chiến đấu và chiến thắng để lấy lại toàn bộ Thành Huế cho người dân Cố Đô, là quê hương của chính Tôi. Tôi không muốn cho mọi người biết mình đang bị thương, nếu Đại đội hoặc Tiểu Đoàn biết tôi sẽ bị chuyển về sau để ít nhất được tải ra bệnh viện hay phải về Sài Gòn chửa thương. Trong lúc đó có biết bao nhiêu điều cần thiết tôi phải ở lại nơi đây. Đại đội đã tổn thất nhiều không có bổ sung, Thành Huế vẫn còn trong tay Địch lại nữa tôi chưa biết Gia đình tôi đang ra sao.

    Tôi nghĩ với vết thương này tôi có thể chịu đựng được chỉ xuyên qua thịt nên tôi cho Y Tá chùi rữa thực cẩn thận băng bó chặc và dùng khúc tre để làm gậy chống đỡ. Với một ngày một ống Penicilin Y Tá tiêm cho…Và tiếp tục tiến lên phía trước với đồng đội.

    Ngày 16 tháng Giêng.

    Chiều qua, chúng tôi nhận đươc tin từ Đại Đội cho biết, một chiếc tàu của Mỹ tải đạn tiếp tế cho các đơn vị TQLC đang lâm trận trong Thành Huế đã bị Việt Cộng bắn chìm trên phía hạ nguồn Sông Hương ngang khu vực chợ Dinh và Bãi Dâu. Nên lệnh cuả Tiểu đoàn cho binh sĩ cẩn thận tiết kiệm đạn dược.Thực nguy hiểm, nếu VC tiếp tục tấn công khi biết tin này liệu chúng ta có còn đạn dược để giao tranh nữa không. Quân số của chúng luôn sẵn sàng từ vùng núi rừng Kẽ Vạn bao la tiếp cận với Thành Huế, còn quân ta từng ngày hao tổn không có bổ sung, lại thiếu đạn dược. Có lẽ vì vậy mà hôm nay chúng tôi chưa được lệnh tấn công và Pháo binh của ta đang dập về phía trước để chặn đứng quân tiếp viện của Địch vào nội thành. Trời đã về chiều, mưa lạnh muà đông còn sót lại rĩ rã lách tách trên cây, trên lá, thực buồn. Binh nhất Minh từ dưới nhà bếp đi lên, tay nằm 1 ống sắt trắng dính đầy bùn đất và nói: Thiếu úy, hên quá Em mới lượm được cái ống sáo bằng inoc cái này làm gậy chống cho Thiếu úy tốt lắm, thiếu uý thử chống coi. Tôi đứng lên và theo lời của Minh nắm ống saó vừa đi vừa chống. OK, OK... Minh vui vẻ lấy lại ống sáo vừa nói: để em chùi và thụt đất trong ống cho sạch, vừa nói vừa cầm ống bước xuống bậc cấp ra gần bể nước giữa sân. Tôi nhìn Minh đang cố dùng que nhỏ moi đất trong ống, dưới mưa lạnh Minh ơi được rồi, Minh không nói chỉ lo làm. Bổng bất ngờ những trái đạn pháo vùn vụt bay tới từ hướng Bộ Tư Lệnh Mang Cá và nổ chụp xuống khu vực của Trung đội, những tiếng nổ chát chúa và những mãnh đạn xé gió đập vào mái tôn với âm thanh khiếp đảm, đất đai cây đá đổ ào xuống khắp nơi. Chúng tôi không kịp núp. Hiệu thính viên Hồ Kỳ nhanh nhẹn bốc máy gọi về Đại đội yêu cầu cho ngưng tác xạ. Kỳ chạy ra sân và kêu lớn: Minh đã bị thương, chúng tôi vôị vàn khiêng Minh vào nhà. Người Y tá chưa kịp đến, tôi để Minh trên Banca. Trời ơi nhũng cục máu lớn từ trong chiếc áo giáp liên tục lăn xuống đất. Mắt anh nhắm lại nặt xanh mét và mồ hôi đầy trên trán, trên mặt. Tôi cúi xuống cho những giọt nước mắt chảy dài vì tôi đã biết những gì sẽ đến với anh. Chỉ có 3 hôm mà 2 thầy trò đều ra đi- có phải anh Vinh đã trở về đem Minh theo, họ là hai thầy trò thân thiết không hề rời nhau qua nhiều mùa chiến trận. Để Y tá chích cho anh vài ống kim. Tôi đưa tay quẹt nước mắt và hỏi:

    - Minh có nghe anh nói không? Minh ngúc ngúc, đôi mắt tròn trên nét mặt đen xanh, nước mắt anh hoà với máu – Em có cần nói hay dặn anh điều gì không? Mắt anh chớp chớp giọng nói rõ ràng tỉnh táo: Thiếu úy, em còn 3 ngàn 5 trăm đồng trong balo trong cái bóp màu đen, 1 cái đồng hồ… ngừng 1 lúc anh thều thào: Thằng Trọng còn mắc nợ em 1 ngàn. số tiền đó Thiếu úy giữ và đưa cho vợ em với cái đồng hồ. Tôi gật đầu: em yên tâm và quay qua nhìn Hợi, người Trung sĩ Trung đội phó gật đầu. Minh thở liên tiếp mấy hơi dài, đôi mắt tỉnh khô anh cố cười nhưng không còn kịp: Thiếu úy, Thiếu úy em xin từ… người anh ưởn lên và nằm yên sau hơi thở dài…và tất cả đều trở về im lặng. Ngoài trời mưa vẫn bay trong cái lạnh cuối độ Đông tàn.

    Ngày 18 và ngày 20, 21 tháng Giêng Mậu Thân

    Toàn thể các Trung đội đồng loạt tấn công tiếp tục về hướng cửa Chánh tây trận chiến những ngày này vô cùng tơi bời: bị địch phản công, bị phun khói cay cả tiếng đồng hồ, biết rằng tháo lui sẽ không còn sức lực và đạn dược để tái chiếm lại lần nữa nên cương quyết tử chiến cố giữ vững vị trí đã chiếm được dẫu biết rằng phải trả gíá nặng nề, chỉ còn 18 thầy trò còn sống sau trận đánh dài ngày kinh hoàng, không tương xứng lực lượng trước cuôc phản công đông đảo gấp nhiều lần cuả quân địch đã được viện binh từ rừng núi Kẽ Vạn vượt qua cửa Chánh Tây đánh vào khu Tây Lộc đó là những ngày đêm 20, 21.

    Sau khi đã kiểm soát quân số tổn thất, Trung đội được bổ sung 1 tiểu đội Biệt Kích của ban chỉ huy ĐĐ4/TĐ5 và bán tiểu đội tác chiến, 1 tổ súng Đại liên và Tổ súng SKZ của Trung đội vũ khí nặng .Quân số của liên Trung đội thành 32 người và tiếp tục đồng loạt tấn công về phía trước. Chúng tôi biết rằng với tình hình trước mắt: Địch quân cố bám giữ cửa ngỏ Chánh tây với bờ tường quá cao với quân số không biết bao nhiêu sẵn sàng sau lưng họ, còn lực lượng của Đại Đội suy giảm quá nặng nề, luôn cả 3 Trung đội tác chiến của Đại đội không có quân bổ sung, không tiếp tế đạn dược, tôi không biểt mình sẽ đi đâu, về đâu trong cuộc đọ sức này. Và may mắn chiều ngày 20 tháng Giêng lúc 4 giờ chiều chúng tôi được lệnh dừng quân bố trí để cho những đoàn Khu trục làm việc. Những đoàn phi cơ thay nhau ném bom liên tục xuống dọc trên bờ thành cao và bên ngoài thành: chận đứng và tiêu diệt những đoàn quân tiếp viện của Việt Cộng. Khóí bụi đất đai mịt mù, qua những vườn cây, nhà cửa vô số tiếng nổ kinh hoàng rung chuyển cả vùng không gian chung quanh. Tiếp tục những phi đội Trực thăng chúi mũi thấp xuống và những tiếng hụ của Đại Liên rãi đều gần trước hướng tấn công. Cuộc đánh bom vô cùng hiệu quả và chính xác chặn đứng ngay cuôc tấn công và tiếp viện của Cộng quân. Và chúng tôi được lệnh tấn về phía trước hơn cả mấy trăm mét lục soát và đóng quân. Cảnh tượng vô cùng khiếp đảm : thây người, nhà cửa, cây cối đổ nát khói bụi mịt mù… quyện với mùi nồng nặc của bom đạn…vùng tử địa và hôm nay Huế tan tành. Cứ vậy từng ngày, từng ngày tôi đưa Trung đội tiến qua vùng chiến trận.

    Ngày 22 tháng Giêng.

    Hôm nay được một ngày tạm ngưng cuộc tấn công, để được trang bị đạn dược và quân số. Buổi sáng Trung sĩ nhất Hợi và Binh nhì Lộc cùng với các Tiểu đội phó trở lui Đại đội nhận Tân binh, lương thực và đạn dược cùng những vật dụng cần thiết. Đây là lần thứ 2 Trung đội được bổ sung quân số và đạn dược; 10 tân binh, còn đạn dược khá nhiều có thể xài trong 2 ngày với tình trạng mỗi ngày tấn công nhiều phùa như hôm kia. Có nhiều lần tôi nhìn xuống cái chân bị thương, tôi nghĩ thầm không hiểu mình có qua được không? Ôi thật buồn nhưng không biết phải làm sao. Khi xung trận đợt nào thành công thì quên cả đau, nhưng vố nào không xông qua được thì hình như bị đau nhiều hơn. Đêm đã khuya, thấy Lộc lui cui trong góc nhà tôi hỏi: Em làm gì?

    - Em đóng thêm 1 miếng cao su dưới gậy để Thiếu úy chống êm hơn.

    - Có người yêu chưa Lộc? hắn cúi đầu mắc cở chỉ lắc lắc.

    Lộc quê ở Ninh Hoà, chuyến về nghỉ quân vừa rồi hắn được rời Trung Tâm huấn luyện đưa về bổ sung quân số cho Tiểu đoàn và phân phối về ngay thời gian đơn vị đang hành quân ở Bồng sơn. Đây là người lính trẻ nhất, dáng mặt dễ gây cảm tình. Tôi đã đem anh về mang đồ ngủ cho tôi với một ít sách tôi thích đọc. Số không mấy hên cho anh lại đụng chuyến Hành quân dài ngày và vô cùng nguy hiểm. Lộc mới có 16 tuổi nhưng anh khai lớn hơn để được đi línhThủy Quân Lục Chiến, tôi nghĩ lần này về hậu cứ sẽ cho anh rời quân ngủ về nhà… thực sự tôi sợ Lộc chết sớm, tôi tự nhủ thầm: tôi sẽ cho em về với cha mẹ sau chuyến hành quân này… Đêm nay, tự dưng chung quanh tôi yên tỉnh và im lặng quá. Tôi gọi nhỏ: Lộc. Hắn quay lại, tôi đưa tay lên miệng sụyt nhỏ và tắt đèn. Lộc bò nhẹ lại bên tôi, tôi thì thầm: có người ở gần đây, đừng hỏi nữa. Hai thầy trò bò tới gần cửa lớn và nhìn ra sân, trời vẫn mưa và tối đen. Tôi tính đứng dậy, bất ngờ một bóng đen nhảy lên bậc cấp bước vào nhà cùng với con chó.Tôi mở khóa an toàn súng và bậc đèn Pin, Lộc nhảy lại ôm choàng bóng đen: Trời ơi, một đứá nhỏ nắm dây giữ con chó thực lớn. Lộc thả tay và thắp đèn lên, một đứa con gái chừng 10 tuổi quần áo đẫm sình lầy và con chó im lặng đứng nhìn mà không sũa. Tôi hỏi:

    -Cháu ở đâu vậy?

    -Đây là nhà con, ông ơi.

    -Cha Mẹ cháu chết rồi, họ vùi ngoài sân, gần hàng rào chè tàu.

    -Con đừng nói nữa, ngồi xuống đây.

    Con bé ngội bệt xuống sàn nhà khóc.Tôi hỏi: Cháu có đói không? đứa bé gật đầu. Hên cho nó hôm nay Trung đội nhận tiếp tế. Cháu ăn thịt hay ăn cá? Thịt. Tôi bảo Lộc: em cho hộp thịt và cơm lấy vào tô cho em. Con bé như vừa được hoàn hồn leo lên cái ghế thắp múc cơm ăn ngon lành. Tôi ra hiệu cho Lộc coi chừng bên ngoài. Lộc xách súng ra ngoài hiên ngoài hàng ba canh chừng. Con bé ăn phân nữa tô cơm còn phân nữa nó hỏi tôi: con cho con Ky ăn được không? Tôi ngúc đầu: Con giỏi lắm.

    “Cách đây gần 15 ngày Đơn vị Dù đã chiếm lại vùng đất này. Dân tưởng vậy là xong rồi có một số gia đình nóng lòng nên về sớm để thu xếp ổn định chổ ở, trong số đó có gia đình của Bé. Không ngờ chỉ có một hai hôm quân Bắc việt lại tấn công và tái chiếm. Sư Đoàn 1 thất thủ, vì VC bất ngờ ập vào đã không kịp chạy nên phải ở lại. Cho đến cách đây chừng 10 ngày TQLC bắt đầu tấn công. VC thấy không thể giữ được đất nên bắt dân theo, họ không bằng lòng và sau đó ba Mẹ cuả đứa Bé đã bị giết vùi chôn vội cạnh hàng rào. Họ bắt theo đứa bé di chuyển về sau không xa, theo đứa bé cho biết: mấy ông nớ ở cách đây không xa, con chó trốn đi từ khuya hôm qua, tự dưng hồi tối nó về. Con liều chui ra và chạy theo nó, nó khôn và hiền lắm. Không biết mấy ông nớ lấy rượu ở chổ mô mà ăn uống nhiều lắm, la hét như say rượu. Tôi hỏi: - cháu có biết họ ở cách đây bao xa ? Cháu không biết nhưng ra khỏi nhà nớ con chó chạy và đưa cháu về đây chưa tới 10 phút. Ồ, chú hiểu rồi cháu đi ngủ mai chú nhờ người đưa cháu ra phố nghe. Đứa Bé: Dạ và leo lên cái sập thấp ôm con chó với giấc ngủ ngon lành. Lộc vào đắp chăn cho Bé và hai thầy trò tắt đèn qua chổ Trung sĩ Hợi. Hợi vẫn ngồi ở góc nhà và nhìn ra ngòai sân, anh giật mình quay lại: Thiếu úy không ngủ được? Tôi gật đầu, ngồi lên cạnh giường ra dấu cho Hợi ngồi gần và tôi kể cho anh nghe câu chuyện đứa bé và con chó. Lộc gác ngoài cửa. Hợi hỏi tôi: - Bây giờ Thiếu úy tính sao? Tôi trả lời:

    -Tối cũng đánh mà sáng mai chúng ta cũng phải đánh. Nhưng sớm mai chắc chắn nguy hiểm hơn, tôi đề nghị với anh: làm một cú đột kích với chừng một Tiểu đội là chắc ăn. Hợi đưa tay sờ sờ trán, với vẻ âu lo. – Anh Hợi, anh coi nhà còn tôi sẽ đột kích, OK? Bất chợt anh cười: - Thiếu úy, ông nghĩ tôi là ai? Có thế naò chăng nữa tôi cũng quyết không để ông đột kích đâu? Tôi sẽ làm chuyến này.

    Tôi lấy tờ giấy và vẽ lên đó chỉ cho Trung sĩ Hợi đội hình đột kích của 7 chiến sĩ và khi thành công sẽ rút lui như thế nào. Còn nếu bị lộ thì phải đánh như thế nào không phải tôi không tin anh nhưng anh nhớ tôi là người trực tiếp được đứa bé diễn tả câu chuyện chắc chắn sẽ rõ ràng và tự tin như thế nào. Hợi im lặng một lúc và nói:

    -Thiếu úy nói đúng, nhưng tôi muốn cùng được đánh với Thiếu úy. Tôi xin Thiếu úy cho phép. Tôi nói:

    -không biết chúng ta cách chúng nó bao xa. Nhưng theo đứa Bé thì tôi nghĩ gần đây thôi. Sau khi hội ý tôi đồng ý để Hợi tiến hành cuộc đột kích với chỉ 5 người’ Họ nai nịt gọn gàng với 4 cây súng và 1 M,79.

    Dĩ nhiên tôi âu lo và hồi hộp, dặn người lính gác trên ngỏ toán đột kích vừa đi qua, đó là cánh cổng thấp có 2 cột trụ xây ra ngoài là lộ nhựa và 2 bên có rảnh sâu gần tới ngực. Tôi và 3 người lính phóng lẹ qua đường tiến theo con rãnh chừng 20 mét. Tôi thấy bóng người lính sau cùng khum xuống và bước nhẹ dọc theo hàng chè tàu, và mất hút. Con đường nhựa nhỏ tới ngang khúc này cong về trái như bẽ góc tôi gậc đầu đồng ý với Hạ sĩ Bông đang dẫn trước cứ vậy chúng tôi tiến lên và tôi nghĩ không cách xa toán của Hợi là mấy, Chừng gần 5 phút di chuyển nửa tôi đã nghe tiếng người cười nói. Dừng lại mươi giây đồng hồ cả toán cùng gậc đầu lên cò súng. Qua một khoảng sân bên hông chừng 10 mét hơn thấy lố nhố người đang la hét cụng ly dưới mấy ngọn đèn dầu. Đúng y như đứa Bé kể. Tôi nói nhỏ coi cẩn thận toán của Hợi đang ở đâu. Thực hên và như mong muốn toán quân của Hợi đã tới trước sân nhà, tuy đêm tối không rõ ràng nhưng hướng tác xạ của Hợi đúng mong muốn. Tiếng súng khai hỏa gần như cùng lúc … một quả nổ lớn cuả M.79 và liên tục cùng những tràng súng nhỏ, đã làm tê liệt chừng 6, 7 tên VC. Toán chúng tôi không nổ súng và đợi chờ. Toán đột kích của Hợi đã phóng thẳng vào nhà với những tiếng hô giong tay lên, giong tay lên. Nhưng lạ lùng chỉ nghe tiếng hét: hảy bắn tiếp vào chúng tôi, hảy bắn vào chúng tôi nữa đi. Lạ lùng thật… Tôi bảo Hạ sĩ Bông phụt lên 2 trái sáng liên tục. Dưới ánh hoả châu chúng tôi thấy 2 tên chạy ra ngoài đường phía chúng tôi, không thấy chúng cầm vũ khí. Bông thò tay nắm chân từng tên kéo xuống rãnh trói ra đằng sau và trở lại lộ trình củ về vị tri trước tổ đột kích của Trung sĩ Hợi chừng 10 phút. Đột kích dễ dàng thắng như một giấc mơ. Nhưng sau khi vui mừng chúng tôi không biết phải trả lời như thế nào với Đại đội. Tiếng máy gọi, tôi ra hiệu cho Kỳ cứ nghe:

    -Tầm Dương đây Thái Dương.

    -Tôi nge Đại Bàng.

    -Cho biết những loạt đạn nổ có phải cuả anh không?

    Kỳ ngập ngừng:

    -Đại bàng chờ, đang hỏi toán Tiền đồn.

    Kỳ ngúc đầu, tôi và Hợi cũng ngúc đầu:

    -Trình Đại bàng đúng là toán Tiền đồn nổ súng đang kiểm soát sẽ báo cáo.

    Hợi anh đếm bao nhiêu tên – Thưa Thiếu uý gồm có 7 tên, ngoài 2 tên Thiếu uý bắt, anh em tôi hạ 5 tên tại chổ. – OK

    Chừng 5 phút sau tôi ra hiệu cho Kỳ, Kỳ gậc đầu:

    -Thái Dương đây Tầm Dương:

    -Thái Dương nghe.

    -5 chết tại chổ, 2 bị thương và bắt sống, tổng cộng 5 súng AK.47, 1 B40 và 1 K.54

    -Đáp nhận cho cẩn thận canh gác.

    -Tầm Dương đáp nhận

    Một đêm không ngủ mà vui. Sáng hôm sau chúng tôi đưa đưá bé qua một đường xóm khác và ra lộ nhựa Đinh Tiên Hoàng, em Bé tên Nguyễn Phước Tiên Sa. Em đã cho chúng tôi biết: em biết đường về nhà Bà Ngoại trên đường Nguyễn Văn Thành gần nhà Thương nhỏ với con chó trung thành của em.

    Ngày 24 Tháng Giêng Tết Mậu Thân

    Mờ sáng hôm sau kiểm soát quân số phân phối, dặn dò cẩn thận thuộc cấp với bữa ăn vội vàng. Đêm còn quá đen, Và Lệnh tấn công với hàng trăm tiếng hô: Xung phong rợp trời, bầy Cọp Biển không cần tính toán nhào về phía trước tiếng đạn réo, tiếng nổ M.79. Lựu đạn, đại liên của ta, của địch đồng loạt phá toạt khoảng không gian trước mặt. Trời chưa hừng sáng, địch quân không bao giờ ngờ được sự dũng mãnh và hy sinh gan lì khiếp đảm của đoàn Cọp biển, chúng vội vàng rời tuyến phòng thủ dạt về phía sau. Dưới ánh trăng mờ vì đạn khói chúng tôi nghe tiếng kêu la rên siết và hàng loạt đạn vu vơ bắn thẳng lên trời. Địch quân đã thi nhau bỏ chạy. Vừa bắn vừa nhanh chóng tiến về phía trước, đến nỗi khi trời mờ sáng tôi vừa mừng vừa kinh ngạc khi nhận ra mình đang đứng trên thành cao mà 2 bên bờ thành đã bị bom đạn máy bay đánh sập xuống từ mấy ngày trước. Tiếng súng đạn chưa ngưng nhưng điều cần thiết nói với tôi rằng đơn vị đã chiếm được vị trí quan trọng nhất: chúng tôi đang ở trên cao ranh giới của sự thắng và bại, không thể để mất vị trí và lợi điểm quan trọng này. Tôi la lớn ngưng lại tìm vị trí nhắm tiả những tên đang chạy xuống trên bờ đất thoai thoải xuôi xuống bên ngoài thành, còn một số tìm vị trí tốt phòng thủ củng cố lực lượng. Trời đã sáng tỏ, mưa lạnh bay nhẹ. Giữa vùng chiến trận hoang tàn: giao thông hào, gạch vụn, sình lầy và xác người đầy đặc- đầu cổ, chân tay vung vãi tứ tung, những thân xác tả tơi đã có sẵn từ mấy hôm rồi hợp với những thây người vừa mới ngả xuống hôm nay, khói đạn, khói bom, mùi hóa chất, mùi thuốc súng… trên vùng đất chết.. bốc lên một thứ mùi khủng khiếp trên chiến địa tơi bời… chỉ có những người chiến binh còn sống hôm nay mới có thể nhìn, nghe thấy mà thôi. Chưa kịp tái lập vị trí phòng thủ, 2 giờ chiều hôm đó VC tập trung lực lượng phản công- trên bờ thành đổ nát chỉ có 1 trung đội cuả Đ4/TĐ5 của Thiếu úy Đoàn Văn Tịnh và 1 Trung đội của ĐĐ2/TĐ5 do Thiếu úy Dương Công Phó cùng chống cự gần 2 giờ đồng hồ càng về chiều địch càng đông hơn và phe ta càng hao tổn không còn quân tiếp viện. Thấy tình cảnh sẽ bị hủy diệt, Phó bàn với tôi nên bỏ tuyến. Tôi nhìn lại quân số của đơn vị mình và những binh sĩ đang bị thương và mơ hồ thấy mình đang rơi vào tuyệt vọng cùng cực. Phó bảo tôi Tịnh ơi ráng coi anh em để tao gọi Đại Đội tao. OK. Cuộc đối thoại kỳ lạ giữa Trung Đôi Trưởng Dương Công Phó và Đại úy Tiểu Đoàn Phó Nguyễn Xuân Phúc:

    -Báo cho Thẩm quyền biết địch ồ ạt tấn công ngày càng đông đảo, ta bị tổn hại quá nhiều không còn sức cầm cự, xin tiếp viện ngay.

    -Dù không có quân tăng viện cũng ráng giữ thành. Các Đại đội kia cũng đang lâm trận.

    -Không được. Phó giận giữ trả lời.

    -Không được cũng phải giữ, dù phải hy sinh.

    Ê Tịnh, Đ.m.. mầy nghe rõ chưa. Không thể được. Nên rút lui thôi, nếu mày đồng ý tao khuyên nên xuống thành ngay.

    -Báo cho Tiểu Đoàn biết chúng tôi sẽ bỏ vị trí.

    -Cố giữ vị trí nếu các ông không nghe lệnh, sẽ đưa ra toà án.

    Phó cười khẩy, trong phút giây đó tôi nhìn lên nét mặt đầy cả bùn đất chỉ còn thấy đôi mắt ti hí lì lợm nghịch ngợm và liều lẫn quen thuộc ngày xưa, ngày thơ ấu trong tuổi học trò. Phó bậc cười như điên dại chửi lớn: "Củ cặc đưa đi đâu thì đưa"và hét lên:

    -OK, tùy thẩm quyền muốn đưa đi đâu thì đưa, còn chúng tôi cương quyết bỏ tuyến.

    -Tầm Dương, Tầm Dương đây Thái Dương.

    -Tôi nghe Đại Bàng

    -Cho tôi biết tình hình.

    -Không còn kịp nữa đâu. Đại Bàng cho rời tuyến

    -Cố ráng giữ, cố ráng giữ, đừng bỏ tuyến. TĐ4/TQLC sẽ tiếp viện ngay.

    -Đáp nhận Đại Bàng 5 trên, tôi vội vàng nói lớn :

    -Ê Phó, ráng cố gắng TĐ4/TQLC đang cố tiến lên đây tiếp viện mình, chút nữa thôi.

    Hắn có vẻ hy vọng và tin tưởng đây là sự thực: OK, tao đồng ý. Địt mẹ bắn bắn ồ ạt đi. Tôi kéo hắn ngồi xuống bên cạnh nói nhỏ: ông nội, còn khỉ gì đạn dược đâu mà bắn đã cạn kiệt rồi bắn cầm chừng thôi.

    -Ê, Kỉnh giao cây Đại liên cho tao, Kỉnh gậc đầu rời vị trí, tôi đưa cây XM.16 cho hắn và cây M.79 cho Phó và dặn: Bắn chính xác nghe ông. Hắn cười khà, gật đầu.

    Tối ôm cây Đại liên chạy dọc theo giao thông hào đạp lên xác VC đầy đặc cùng người lính phụ xạ thủ khiêng 2 thùng đạn duy nhất còn lại, dời tới vị trí mới chừng hơn 20 mét để tránh những thằng bắn xẽ và B40. Đặt ổ súng xuống vị trí mới và quay ngang tầm súng tỉa ngang hông bọn VC đang hăng máu xông lên thành, tôi nghĩ cả 2 trung đội của chúng tôi chỉ còn khoảng dưới 30 người. Thực sự tôi đang lo lắng và nôn nóng chờ đợi viện binh. Không hiểu chúng có biết như vậy không mà những tiếng hô xung phong với những đợt tấn công liên tục dứt điểm manh mẽ hơn dồn dập hơn. Quân ta còn đủ đạn bắn từng phát một. Nhờ thế đất cao khó khăn leo lên nên những tên địch bò lên gần tới bờ tuyến bị bắn hạ dễ dàng. Số đông còn lại đang ở nữa chừng hay dưới chân thành không bò lên được nhờ vậy mà chúng tôi chưa bị tiêu diệt. Trời đã về chiều, mưa bay nhẹ, phút tử sinh sao buồn quá…và dài quá. Tôi nhìn Phó đang loay hoay nhắm bắn từng tên địch ngoan cố đẩy nhau bò lên thành- ĐM tiên sư ông chơi hết mình với tụi mày, ráng bò lên đi con.

    Trời đã về chiều, mưa vẫn bay, Địch vẫn ngoan cố bò lên thành, tôi không dám bắn nữa vì chỉ còn thùng đạn cuối cùng. Nhìn xác địch quân rãi đầy trên dốc cao, tôi không hiểu có còn chút xúc động nào trong tôi giữa giờ phút này…Nhìn đồng hồ lem luốt đất, hơn 5 giờ 30, trời đã về chiều sắp tối, trên cao vùng không gian chỉ một màu xám lạnh của mùa đông. …Bắn, bắn đi Thiếu úy tôi giật mình nhắm từng tên địch đang bò gần tới trước mặt và bóp cò, xác người bật lên cao và ngả nhào về phía dưới. Một tên, hai tên, ba tên … Thiếu úy tuyệt, bắn chính xác và hiệu quả- Tôi ngừng bắn và hỏi: có ai bị thương nữa không? Không, Kỳ la thực lớn và tôi tỉnh người – Em coi Tiểu đoàn 4 đã tới chưa? Chưa thấy, chưa thấy. Có một ai đó đang chạy tới gần tôi, hắn vổ mạnh lên cái nón sắt và cười ha hả:

    -Tiên sư vậy mà hay, tao nghĩ không có thằng nào tới đây hết, không có thằng nào tới thay mình hết bắn đi, bắn đi…trên nét mặt dày cả sình đất và dững dưng dó tôi nhìn thấy dáng mặt cuả thằng bạn ngày xưa…thằng Dương Công Phó nghịch ngợm mà chí tình bè bạn. Tôi thở một hơi mạnh và nhìn lại một lần nữa rất gần, rất rõ thằng bạn cùng học chung lớp ngày xưa- Trường Quốc Học Huế. Tôi nhìn nó, nó nhìn tôi hai đưá ôm nhau cười khan và cùng la lên: “Sau cuộc chiến này nếu còn sống hai đứa mình sẽ về thăm trường Mẹ, trường Quốc học thân yêu nghe không.”

    Phút giây đó, hình như tôi không còn nghe tiếng đạn bay, không còn nghe âm thanh xung phong của địch của ta, không có cảm giác hiểm nguy đang vây quanh và xác người thay nhau gục xuống… trước mắt một thằng bạn , nó tên là Dương Công Phó – Nhìn dáng bạc mạng nhưng lại hiền hòa, dễ thương .

    …Chiều, một buổi chiều của một ngày nào đó cuối năm 1966… Trường Võ Bị Quốc Gia đang trong mùa tiếp nhận và huấn luyên khóa 23 Tân khóa sinh, Khóa đàn em. Hắn tới gặp tôi ở dãy nhà F (Đại đội E & F trong Quân Trường Đà Lạt) hắn nói lớn, tôi đang nghỉ mệt.

    -Ê Tịnh, mày cho tao mượn cái nón Cán bộ và đôi bao tay – Tôi hỏi :

    - Mày làm gì? - Củ C… tao cần, đưa cho tao.

    Tôi lấy chiếc nón nhựa bóng loáng và đôi bao tay cùng với dây nịt TAB giao cho hắn. Sau đó chừng mấy phút tôi ăn mặc chỉnh tề và qua Đại Đội C tìm Phó. Trời ơi, thực không tưởng ra được. Hắn đang hầm hè la ó: bò xuống, nhảy xổm nhanh lên, hít đất 100 cái đúng thế. Chưa tới nơi mà tôi đã nghe tiếng hét như sấm của hắn- trước mắt tôi một cảnh tượng vừa khôi hài mà lại vô cùng tội nghiệp, dưới chân hắn người Tân khóa sinh khóa 23 đang nằm gục không còn sức để thi hành lệnh phạt của hắn.

    Tôi đứng thẳng người trước mặt hắn và nói nhỏ: Vừa thôi, cho người ta về nghỉ đi. Hắn nhìn tôi và khóc oà:

    -ĐM mầy biết thằng này là ai không?

    -Ôi mẹ ơi thằng này thật tiếu lâm, thằng nhỏ là khoá 23 chớ còn ai nữa.

    - Củ C.. thằng Em tao đó, nó là Dương Công Thơ.

    Tôi giật mình bước tới và đỡ mặt ngưới Tân khóa Sinh đang nằm dưới đất, trong bộ quần aó dân sự đầy bùn đất đỏ, ướt sủng.

    -Ôi! Đúng là Dương Công Thơ, em hắn.

    Phó nói cho tôi nghe: Tao đã bảo nó đừng đi Võ Bị, đừng bao giờ theo gương tao mà đi Võ Bị, Đ. m nó không nghe, giờ này lại lăn vào đây tao phải phạt cho nó chết, hắn lại la lớn: bò lên bò lên…tao cho mày chết em ơi, nước mắt đã đầy trên mặt. Tôi nghiêm chỉnh cúi xuống sát mặt Dương Công Thơ nói lớn:

    -Tân khoá sinh Dương Công Thơ tôi cho anh đứng dậy.

    Dương Công Thơ lờ đờ mở mắt nhìn lên thấy người Cán bộ, anh nhanh nhẹn đứng lên và trình diện. Phó hỏi tôi nho nhỏ: Tao nói chuyện với nó một chút, được không? Được. Phó trở nên hiền hoà bước tới trước mặt người Tân khóa Sinh 23 và ôm Thơ vào lòng, hai anh em khóc ngất, hắn lè nhè; sao anh nói mầy không chịu nghe?

    -Em xin lỗi anh, em đã kkhông nghe lời anh, à quên nữa Ba có gửi cho anh cái này.

    Thơ đẩy anh ra và thò tay vào tuí quần tìm một vật gì đó, anh rút từ túi quần ra một chiếc Đồng hồ vừa đưa cho Phó vừa nói: Ba nói Ba gửi cho anh cái này, nhớ đừng làm mất. Phó đưa tay nắm và hắn khóc ồ như một đưá con nít. Trời ơi, cái đồng hồ dính cả bùn đất và đã bị bể mặt kính. Tôi cười; mầy phạt nó bò la, bò lết làm sao mà không bể được …Giờ đây đang trong phút tử sinh. Tôi nhìn thật kỹ cái mặt hắn với đôi mắt ti hí vừa vui mà cũng lại buồn, thật tiếu lâm quá Phó ơi… và còn biết bao nhiêu chuyện buồn vui trong suốt tháng ngày cùng sống chung đơn vị Tiểu Đoàn 5 TQLC…và câu chuyện đang tiếp diễn hôm nay…

    Và cũng trong phút giây này tôi nghe tiếng cười nói lao xao của đông đảo binh sĩ. Tôi nói Phó lo cẩn thận tác xạ cầm chừng để tôi dặn dò và bàn giao nhiệm vụ cho Tiểu Đoàn 4 TQLC, Các Chiến hữu đã tới đúng lúc. Tôi thầm nhủ: Cám ơn các bạn. Tôi nhảy vội lên khỏi giao thông hào và ra dấu cho những người Chiến binh thấp người xuống nhảy vào giao thông hào trước khi gặp và bàn giao cho cấp chỉ huy của Tiểu Đoàn 4 TQLC.

    Là những đơn vị tác chiến, chúng tôi thu xếp nhanh gọn, tay bắt mặt mừng cùng những dặn dò và chúc nhau bình an thận trọng. Chúng tôi từ giả bè bạn đúng 6 giờ 20 chiều.. trời đã xuống thực thấp rồi… ngày đó giờ đó là ngày 24 tháng Giêng năm Mậu Thân, Trung đội 1 Đại Đội 4 Tiểu Đoàn 5 TQLC rút xuống Thượng Thành Huế từ cửa Chánh tây với
    quân số 14 Chiến binh. Sau nhiều lần được bổ sung Quân số lấy từ Trung Đội Vũ khí nặng và Toán Biệt Kích của Đại đội cộng với Quân số cơ hữu của Trung đội được bổ sung đầy đủ 56 người Tổng cộng : 56 +11 + 10 = 77 chiến binh, chúng tôi đã hy sinh: 14, bị thương nặng và nhẹ: 48.

    Ngày 25 tháng Giêng năm Mậu Thân

    Một đêm nghỉ ngơi bình tỉnh và rất an toàn sau lưng sự bảo vệ của quân bạn, những người lính Tiểu Đoàn 4 TQLC danh hiệu Kình ngư. Sáng hôm sau chúng tôi trở dậy lên đường và tiếp tục cuộc hành quân lục sóat và tiêu trừ những thành phần địch còn ẩn trốn trong những khu vườn lớn chưa được kiểm soát.

    Và ngày 26 tháng 2 năm Mâu Thân

    Cuộc chiến đấu chiếm lại Kinh thành Huế và các khu vực bị địch chiếm đã hoàn tất. Sáng sớm hôm đó, chúng tôi được lệnh di chuyển bằng đường bộ, đường Đinh Bộ Lĩnh, một đoàn quân áo quần rách rưới, quân không ra quân dân chẵng ra dân đang nối nhau tiến ra cửa Thượng Tứ, ở đây một đơn vị quân đội Mỹ đang gìn giữ canh gác. Tôi quay nhìn bên phải xa xa khu cữa Ngọ Môn xám xịt và xa hơn nữa trên kỳ đài phất phới ngọn Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ, tôi thầm cười nghỉ tới chiến công cuả Tiểu Đoàn 1: Thủy Quân Lục Chiến đã chiến thắng và làm chủ toàn thể khu vực Kinh đô. Chúng tôi đã tiến tới Công trường Thương Bạc nằm cạnh bờ Hương Giang. Tôi kinh ngạc trước mắt là những dảy mồ mã mới được chôn xuống chưa lâu… có ngưòi nói cho biết: đây là những nấm mộ tạm của những người lính tử trận chưa có thì giờ và phương tiện đưa họ về đơn vị gốc, trong đó có nhiều sĩ quan và binh sĩ Nhảy Dù, …Ôi chẳng có gì , còn gì chung quanh, đất trời vẫn bao la, giòng sông Hương vẫn trôi dài theo năm tháng và còn cảnh tượng nào buồn hơn, nảo ruột hơn, hởi những người Chiến sĩ đã nhắm mắt ngũ yên đời đời để giữ yên lành cho Dân chúng và Đất Trời Huế Đô.

    *

    Để giữ an toàn cho Dân chúng và Kinh đô Huế, Chiến Đoàn A Thủy Quân Lục Chiến tiếp tục được Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, Vùng I Chiến thuật xin Bộ Tổng Tham Mưu giữ lại với cuộc Hành Quân vòng đai rộng lớn từ vùng núi : Long Hồ, Ngọc Hồ, Nguyệt Biều, Bastone và dài lên vùng dãy phía bắc Asao, A lưới đến vùng biển: Tân An , Sình, An Truyền, Cầu Ngoái Thanh Toàn, Chợ Nọ, Dưỡng Mong, Hương Thủy… Hưong Điền ,Thái Dương, Thuận An… một vòng đai lớn và kín có vài trận đụng độ với đám tàn quân địch còn sót lại trong suốt 2 tuần lễ… Chiến Đoàn A Thủy Quân Lục Chiến rời Huế Đô và trở về Nam vào cuối tuần thứ hai của tháng hai năm Mậu Thân (Âm Lịch ) sau khi đã làm tròn nhiêm vụ.

    Đoàn Tân An

    Atlanta, Georgia ngày 24 tháng 3 năm 2015


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X