Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nữ kịch sĩ Kim Cương là ai?

Collapse
X

Nữ kịch sĩ Kim Cương là ai?

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nữ kịch sĩ Kim Cương là ai?

    Nữ kịch sĩ Kim Cương là ai?
    Tác Giả:Komori Yoshihisa & Khôi Nguyên @ HVR

    LGT: Bài viết này là một trong 23 bài ký sự của chủ đề 'Sài Gòn Thất Thủ ' của ký giả Komori Yoshihisa, một đặc phái viên kỳ cựu của Nhật Bản đã có mặt tại Sài Gòn trước và sau thời điểm 30/4/1975.. ông đã có cái nhìn rất trung thực và đứng đắn về cuộc chiến Việt Nam.
    Trong chủ đề 'CHÂN DUNG NGHỆ SỸ', xin giới thiệu phần trích lược trong số 23 bài ký sự của ông Komori Yoshihisa đã viết cách đây hơn 15 năm , với phần chuyển dịch gần đây của Khôi Nguyên (tháng 5, 2015..)



    Kim Cương

    Komori Yoshihisa & Khôi Nguyên
    Khi viết về cuộc chiến tranh VN thì trên quan điểm của kẻ chiến thắng lẫn người chiến bại đều ghi lại trong sử liệu của mình những điểm rõ ràng minh bạch và những điều mơ hồ khó hiểu khi đối chứng với lịch sử. Tiền đề này đã được nêu lên trong phần đầu của loạt bài ký sự “Sài Gòn Thất Thủ” để chúng ta có một cái nhìn trung thực hầu tìm hiểu và nhận định đúng đắn về cuộc chiến tranh VN.

    Trường hợp nói về Kim Cương (KC), một nữ diễn viên kịch nghệ nổi tiếng ở miền Nam cùng những hoạt động của cô ta có liên quan đến các sự kiện quan trọng và biến cố Sài Gòn Thất Thủ cũng là những điều mơ hồ mà người ta muốn tìm hiểu
    .

    Lần đầu tiên tôi gặp cô KC trong một buổi tiếp tân và sau khi đám đông người vây quanh cô tản đi tôi mới thấy cô đứng một mình. Đó là vào dịp mùa Xuân năm 1973, sau khi hiệp định Ba Lê được ký kết, chính phủ Nhật Bản đã gửi một phái đoàn văn hóa đến thăm miền Nam trong tinh thần gặp gỡ một nước VN thời hậu chiến. Chính quyền Sài Gòn đã tổ chức một buổi tiếp tân để chào đón phái đoàn văn hóa Nhật Bản tại Pen Club, một hội trường nằm trong trung tâm TP Sài Gòn. Trong phần nghi thức tại hội trường, có người phụ nữ xuất hiện với chiếc áo dài màu trắng thuần khiết nhưng nổi bật những nét lộng lẫy kiêu sa đã đến chào hai vị niên trưởng đại diện phái đoàn Nhật Bản là ông Morita và ông Miura một cách thật lịch sự. Cho đến khi thấy người phụ nữ này đứng một mình với nụ cười dịu dàng tôi không dằn được tính hiếu kỳ đến bên cô ta vào chào xã giao bằng một câu Anh ngữ.

    “Xin lỗi, tôi không biết nói tiếng Anh”, cô ta đã trả lời tôi bằng Pháp ngữ vvới một giọng phát âm chuẩn xác và êm dịu. Sau đó, nhờ có sự góp mặt của một đặc phái viên báo Sankei tại Sài Gòn rất thông thạo tiếng Pháp là ký giả Kondo, chúng tôi đã nói chuyện về văn nghệ và nền điện ảnh của miền Nam. Đến khi ký giả Kondo nói nhỏ vào tai tôi rằng người phụ nữ này chính là nữ kịch sĩ KC nổi tiếng khắp miền Nam thì tôi mới giật mình vì ấn tượng ban đầu của tôi về cô ta đã quá đơn giản. Tôi không ngờ cô ta là một nhân vật đặc biệt như vậy.


    KC xuất thân tại tỉnh Gò Công trong một gia đình có ba đời đều đi theo ngành diễn kịch và từ thuở bé KC đã sớm làm quen với sân khấu kịch nghệ. KC chẳng những đã thể hiện tài năng xuất sắc qua các vở bi hài kịch tâm lý, xã hội thời đại mà trên lĩnh vực truyền hình và điện ảnh cô còn là một nữ nghệ sĩ trứ danh, nổi tiếng khắp toàn quốc. Sở trường của KC là chuyên thủ diễn vai chính của nhân vật gặp phải định mệnh éo le, khắc nghiệt nhưng lúc nào cũng lạc quan không chịu thua số phận và luôn nhẫn nại, cố gắng vượt qua những thử thách to lớn để đạt đến nguyện vọng cuối cùng. Có lẽ qua điều này, KC đã muốn nói lên sự đồng cảm với thân phận của đa số phụ nữ VN thời bấy giờ trong bối cảnh một quốc gia chịu nhiều bất hạnh do hậu quả chiến loạn kéo dài. Chính vì vậy mà chương trình thoại kịch KC xuất hiện đều đặn trên đài truyền hình Sài Gòn thời đó đã thu hút được nhiều sự ái mộ của khán giả. Tuy nhiên, đàng sau hậu trường sân khấu KC lại có một đời tư sinh hoạt rất cô đơn trong hoàn cảnh độc thân chưa lập gia đình.


    Tôi đã đến nhà cô xin phỏng vấn và thực hiện một bài ký sự về nền kịch nghệ cũng như điện ảnh của miền Nam lúc đương thời. KC đã mời tôi dùng cơm tối và trong lúc nói chuyện cô ta cũng cố gắng chịu đựng những câu phát âm bập bẹ bằng tiếng Việt lẫn tiếng Pháp của tôi. Đồng thời, cô cũng chỉ cho tôi biết rất nhiều về phong tục tập quán của người miền Nam cùng những nét đặc trưng của xã hội Sài Gòn. Một nhân vật diễn viên nổi tiếng lúc đó ở Sài Gòn như KC mà hoàn toàn không nói được tiếng Anh thì quả là điều hiếm có. KC nói rằng dù sao đi nữa thì cô không thể nào có được một chút thiện cảm với Hoa Kỳ và cô cũng lên tiếng phê phán sự hạn chế kịch nghệ của chính quyền ông Thiệu.

    “Tôi hoàn toàn không có một hy vọng gì ở tương lai cả. Cho nên, nếu tôi chết bất cứ lúc nào đi nữa thì cũng là một điều tốt thôi”, KC tâm sự.

    Khi nge từ chính miệng một kịch sĩ nổi danh và được nhiều sự ái mộ nồng nhiệt của mọi người thốt lên những điều bi quan chán nản như vậy, tôi không khỏi bàng hoàng sửng sốt. Sau đó, vì công việc bận bịu tôi không có dịp gặp lại KC và chỉ nghe được tin là cô đã lập gia đình cùng một người đàn ông dưới tuổi mình tên là Túc, Trung Úy Hải Quân thuộc lực lượng trừ bị của quân đội VNCH.

    Các nghệ sĩ Saigon dự mít-ting mừng CSBV, tháng Năm 1975

    Sau ngày Sài Gòn thất thủ đúng một tuần lễ, tôi lại gặp KC vào ngày 7/5/1975 tại Dinh Độc Lập cũ trong một buổi tập họp để chào mừng chiến thắng của quân BV. Lúc này, hầu hết những nghệ sĩ tài tử nổi tiếng của miền Nam đã đi ra ngoại quốc nên sự hiện diện của KC trở thành một khuôn mặt nổi gây nhiều chú ý cho các ký giả ngoại quốc như chúng tôi. KC xuất hiện trong chiếc áo dài màu xanh đậm và qua những tia nắng gắt chiếu rọi từ ngoài sân, tôi đã nhìn thấy những vết nhăn ẩn hiện nơi khoé mắt trên khuôn mặt của cô. Khi nhìn thấy tôi, KC nở một nụ cười hiền hòa và phía trên chỗ cô đang đứng là một tấm băng rôn có ghi hàng chữ: “Hội Liên Hiệp Nghệ Sĩ Yêu Nước”.


    Sau đó, tôi cũng có gặp hai vợ chồng KC một vài lần. Qua đó, cô thường tỏ lời hoan nghênh sự chiến thắng của chính quyền mới nên tôi không hiểu là cô có thực tâm khi nói như vậy không?

    Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, KC rất được chính quyền mới trọng dụng qua việc cô được tuyển chọn là thành viên của ủy ban quân quản TP Sài Gòn trước đó và ủy ban nhân dân cách mạng TP sau này. Từ đó, những lời đồn về việc KC là một cán bộ cộng sản nằm vùng, trên thực tế đã mang cấp bậc Trung Tá của lực lượng quân đội BV ngày càng lan rộng.


    Kim Cương và Chế Lan Viên

    Khoảng một thời gian ngắn tiếp đó, vào một buổi sáng nọ tôi cũng tình cờ gặp lại KC. Cô ta liền bảo rằng thật là đúng lúc và mời tôi dùng điểm tâm tại một quán ăn nhỏ nằm sát ngay chợ Bến Thành rồi nói: “Chồng tôi đã bị bắt đi học tập cải tạo, tôi không biết phải làm sao bây giờ”.

    Thì ra nhà cầm quyền cộng sản đã bắt đầu một cuộc cải tạo tư tưởng bằng cách giam giữ các cựu quân nhân, viên chức của chính quyền miền Nam tại những trại tập trung ở vùng rừng núi.

    “Nếu cô là một chiến sĩ của phe cách mạng thì chồng cô lẽ ra phải được hưởng những ưu đãi khác biệt chứ?”, tôi đã hỏi KC như vậy nhưng cô ta đã phủ nhận và cho biết đó là những chuyện bịa đặt, hoàn toàn vô căn cứ và biểu hiện của cô lúc này trông buồn bả, ưu sầu cộng thêm những nét dè dặt có vẻ như lo sợ. KC cũng hỏi ngược lại tôi rằng: “Thế thì anh nghĩ gì về việc chính quyền mới tại sao lại ưu đãi một người đã sống dưới chế độ cũ như tôi?”.
    Nhưng quả thật sau đó, KC với tư cách là một kịch sĩ đã rất được nhà cầm quyền cộng sản VN trọng dụng vì trong khi tất cả những đoàn kịch được thành lập từ trước của miền Nam đều bị cấm hoạt động thì chỉ mỗi đoàn kịch KC là được nhìn nhận và cho phép lưu diễn. Vào tháng 8/1975 lần đầu tiên sau khi Sài Gòn thất thủ đoàn kịch KC đã tái xuất hiện trước công chúng tại tòa nhà Quốc Hội cũ bị đổi thành nhà hát lớn thành phố, qua vở tuồng được coi là kiệt tác chủ lực của đoàn kịch này mang tựa đề “Lá Sầu Riêng”.

    Trong vai một thiếu nữ nghèo khổ, KC đã diễn xuất thật thần kỳ bằng những giọng nói ngọt ngào, chất phát đặc thù của thổ âm người miền Nam cùng với những điệu bộ diễn đạt các khía cạnh tâm lý buồn, vui, hờn, giận, cảm, thương một cách thật xuất sắc nên khiến khán giả phải khóc cười theo từng pha diễn xuất của cô.

    Kim Cương diễn kịch Liên Sô (sau 1975)

    Thời gian thấm thoát trôi qua, đúng 23 năm sau tại Sài Gòn nay đã đổi tên, tôi đã tái ngộ cùng KC vào tháng 9/1998. Trải bao ngày tháng, nhưng dáng vẻ bên ngoài của KC vẫn không có gì là thay đổi cho mấy khiến tôi càng ngạc nhiên sửng sốt. Lúc đó, KC còn là người trông coi một đoàn kịch với nhân số tới 70 người nhưng cô cho biết rằng khán giả ngày nay đã không còn yêu chuộng bộ môn kịch nghệ như xưa nữa. KC đã ly hôn, còn người con trai của cô cùng ông Túc cũng đã trưởng thành và đi du học ở Canada. Cô còn cho hay rằng người con này lúc nhỏ đã từng bị bắt cóc và súyt chút nữa thì mất mạng.


    Kim Cương trên sân khấu 2012

    Tuy vậy, KC vẫn nhấn mạnh là nước VN đang có những bước tiến căn bản vững chắc. Mặt khác, cô cũng đã đặt một câu hỏi tế nhị với tôi là: “Trong thời điểm ngay trước lúc chiến tranh kết thúc, bản thân tôi đã không biết phải xử trí như thế nào mới gọi là đúng. Nếu như lúc đó tôi hỏi anh câu này, anh sẽ trả lời ra sao?”.

    Lần này thì đến lượt tôi cũng không thể nào hiểu được sự chọn lựa về tương lai của KC ở trước và sau khi Sài Gòn thất thủ. Thật sự cô ta là ai và đã nghĩ những gì?….

    ©Komori Yoshihisa & Khôi Nguyên @ HVR
    Nguồn:OVV


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X