Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chết đi về đâu?: Quan niệm của Thiên Chúa giáo và Phật giáo

Collapse
X

Chết đi về đâu?: Quan niệm của Thiên Chúa giáo và Phật giáo

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chết đi về đâu?: Quan niệm của Thiên Chúa giáo và Phật giáo

    Chết đi về đâu?: Quan niệm của Thiên Chúa giáo và Phật giáo

    Mối quan tâm chính của người theo tôn giáo ở khắp mọi nơi là câu hỏi: tôi sẽ về đâu khi tôi chết? Khi tôi dạy về tôn giáo, đây là một trong những câu hỏi đầu tiên mà tôi thường nhận được từ các sinh viên. Người ta ở mọi nơi băn khoăn về đời sống sau khi chết bởi vì nó hoàn toàn không được biết đến. Thế nhưng, họ có thể làm bất cứ điều gì có thể để bảo đảm một đời sống tốt sau khi chết. Mặc dù có những miêu tả về những vấn đề thưởng hay phạt, thiên đường hay địa ngục ở trong nhiều tôn giáo, không ai có thể xác minh một cách rõ ràng sự hiện hữu của chúng.

    Trong bài viết này chúng tôi sẽ so sánh quan điểm của Thiên Chúa giáo về đời sống sau khi chết với quan điểm Phật giáo. Trong khi có một vài tương đồng, thì có những khác biệt quan trọng cần nên biết.

    Truyền thống Thiên Chúa giáo tin vào cả Cựu và Tân ước. Trong Cựu ước, khởi nguyên là Thánh kinh của người Do Thái, không có quan niệm rõ ràng về đời sống sau khi chết. Nói chung, người ta nghĩ rằng họ sẽ đi đến âm ty - nơi yên nghỉ cuối cùng - hay rằng họ sẽ yên nghỉ cùng với cha ông hay tổ tiên của họ. Con người không bị phân biệt là có đức tin hay không có đức tin, mà các bản văn hình dung con người của Israel cổ đại như là một khối.

    Do Thái giáo về sau, được đặt cơ sở trên Thánh kinh Do thái (Hebrew Bible), không phải là một tôn giáo thế giới đem sự cứu rỗi đến cho tất cả loài người. Nó là một tín ngưỡng của một dân tộc riêng biệt tận tâm với Thiên Chúa của họ như là dân của ngài và tuân giữ những điều răn của ngài. Mặc dù những người Do Thái phải đại diện cho Thiên Chúa ở trong ngữ cảnh đời sống của họ, họ không có mục đích cải đạo những người không phải là Do Thái.

    Tân ước, được tạo lập bên trong Thiên Chúa giáo (Christianity), chủ trương rằng, dựa vào niềm tin của một người vào Chúa Giê-su (Jesus) như là Chúa cứu thế của loài người, người ta sẽ được lên thiên đường hay xuống địa ngục. Những khái niệm này đã tạo cơ sở cho việc truyền bá phúc âm Thiên Chúa giáo đến tận ngày này. Truyền thống Công giáo (Catholicsm) đã bổ sung thêm khái niệm chuộc tội mà nó làm giảm bớt đi độ mạnh của các khái niệm thiên đường và địa ngục. Có một con đường đi đến thiên đường thông qua việc thanh tẩy ở nơi sự chuộc tội với sự trợ giúp của gia đình hay bằng hữu đối với người chết.

    Nguồn gốc của quan niệm phương Tây về tính nhị nguyên thiên đường và địa ngục cho thấy đã bắt nguồn ở Ba Tư với giáo thuyết của nhà tiên tri Zoroaster. Ông đã dạy về cuộc chiến đấu giữa Ahura Mazda, Thần Ánh sáng, và Ahriman, thủ phạm của điều ác. Dựa vào những hành vi của mình, người ta sẽ rơi vào địa ngục hay lên thiên đường. Khái niệm này được sáp nhập với khái niệm Phán xét cuối cùng của những người Do Thái lưu vong ở Babylonia và Ba Tư (TK.VI tr.TL).

    Trong phát triển về sau của Do Thái giáo, sự tách biệt giữa thiên đường và địa ngục đã giúp giải quyết câu hỏi về số phận của những cựu thù của Israel và mang sự công bằng đến cho những người Do Thái mà họ đã chịu sự lưu vong và rời xa quê hương của họ. Có một sự phán quyết sau cùng, sau một cuộc phục sinh tập thể, ở đó tất cả những cựu thù của họ sẽ nhận lấy những thưởng phạt công bằng của họ. Điều này đi đến một đặc điểm quan trọng trong quan niệm của Thiên Chúa giáo, cho dù tương quan với niềm tin hay bác bỏ Chúa Giê-su. Ở đó, trọng tâm của niềm tin người Do Thái là tập trung nhiều hơn vào con người như một khối, còn quan điểm của Thiên Chúa giáo tập trung vào niềm tin hay không tin thuộc cá nhân. Niềm tin của Hồi giáo chịu ảnh hưởng giáo lý Thiên Chúa giáo và tập trung vào cá nhân.

    Một khía cạnh của niềm tin Thiên Chúa giáo là rằng sau sự phục sinh về thể xác và sự phán xét cuối cùng, những người ác sẽ bị ném vào một hầm lửa vĩnh viễn. Những tín đồ sẽ được đưa lên thiên đường và ở đó họ sẽ sống vĩnh hằng với Thiên Chúa.

    Tuy nhiên, sự lan tỏa của Thiên Chúa giáo vào thế giới Hy-La ở Địa Trung Hải đã đưa đến những thay đổi trong khái niệm về đời sống sau khi chết. Quan niệm của người Do Thái đã ủng hộ một sự phục sinh và phán xét. Những người đã chết nằm chờ trong mồ của họ cho đến khi có lời gọi của Thiên Chúa đánh thức họ khỏi giấc ngủ để đối diện với sự phán xét. Thiên Chúa giáo ban đầu đã sống trong sự mong chờ lần đến thứ hai của Chúa Giê-su và một sự phục sinh tập thể và sự phán xét sau cùng.

    Tuy nhiên, quan niệm Hy Lạp đã duy trì niềm tin vào một linh hồn bất tử mà, khi thân xác bị hủy hoại, sẽ sống vĩnh hằng ở trong một thiên đường hạnh phúc. Sự hiểu này dần được sáp nhập vào trong Thiên Chúa giáo với niềm tin vào sự bất tử sau cái chết mà nó vượt qua quan niệm về phục sinh. Bây giờ nó hoàn toàn là niềm tin chung rằng khi người ta chết, họ lập tức lên thiên đường với Chúa Giê-su và những người thân yêu của họ. Tuy nhiên, niềm tin vào lần đến thứ hai của Chúa Giê-su và một sự phán xét cuối cùng, mà nó hàm ý sự phục sinh, vẫn tiếp tục tồn tại.

    Một vấn đề khác ở trong niềm tin vào đời sống sau khi chết của Thiên Chúa giáo là vấn đề trừng phạt đối với tội phạm. Không có sự phân chia hay mức độ nào ở trong khái niệm địa ngục. Bất chấp sự thật rằng những điều xấu ác hay tội lỗi mà những người bất tín phạm phải khác nhau ở mức độ và kiểu thức, sự trừng phạt là không thay đổi đối với những người bất tín và tất cả đều nhận chịu sự trừng phạt như nhau. Việc bị giáng xuống địa ngục là vĩnh viễn mà không bao giờ có sự kết thúc.

    Gần đây, khía cạnh tiêu cực của đời sống sau khi chết đã được giám bớt đi và khía cạnh tích cực của đời sống vĩnh hằng ở nơi sự hiện diện của Chúa Trời được nhấn mạnh. Thay vì chịu thiêu đốt trong một địa ngục theo nghĩa đen, quan điểm về việc ngăn cách khỏi Thiên Chúa và sự cô độc cuối cùng thường được nhấn mạnh.

    * * *

    Phật giáo xuất hiện bên trong ngữ cảnh tôn giáo Ấn Độ vào thế kỷ VI trước TL. Niềm tin về các cõi trời và các cõi địa ngục đã có mặt rồi. Từ khởi đầu Đức Phật dạy nguyên lý nghiệp và tái sanh, nhưng không giống tôn giáo Ấn Độ, Ngài từ bỏ khái niệm về một linh hồn hay thực thể vĩnh cữu ở trong chúng sanh và các sự vật. Không có một linh hồn bất tử như ở trong Ấn giáo và Thiên Chúa giáo. Chúng sanh được cấu thành từ một tập hợp các yếu tố (ngũ uẩn) mà chúng phân tán khi chết và nhận lấy một hình thức đời sống mới, tương ứng với nghiệp của họ. Tiếp tục như vậy mãi cho đến khi ta giác ngộ hay chứng đắc Niết-bàn.

    Ngang qua những hành vi tốt và việc tu tập của mình, ta trải qua nhiều giai đoạn tiến triển mãi cho đến khi có thể chứng đạt Niết-bàn. Niết-bàn không phải là một nơi chốn mà, có lẽ, là một trạng thái phúc lạc, an bình và hoan hỷ không thể mô tả được. Những ngọn lửa tham chấp được “dập tắt” và thế giới phân biệt được vượt qua. Nó giải thoát khỏi nghiệp. Không có từ ngữ nào đủ để định nghĩa nó.

    Một quan điểm cao như vậy về đời sống sau khi chết là không dễ đối với đa số. Phật giáo cũng có một triết học về đời sống sau khi chết. Vũ trụ chia thành ba cấp độ, dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Ở dục giới, có sáu cõi từ cõi của chư thiên đến xuống các cõi địa ngục. Ta có thể sanh vào một cõi trời, hay làm một con người, một a-tu-la, một súc sanh, một quỷ đói hay một chúng sanh ở địa ngục.

    Tầng bậc tái sanh tùy thuộc vào sự vượt trội của nghiệp thiện qua nghiệp ác hay ngược lại. 33 cõi trời là những cõi cao trong vũ trụ. Cho dù ta sinh vào một trong các cõi này nhờ vào sức mạnh của thiện nghiệp, đời sống ở đó không vĩnh viễn. Khi nghiệp lành hết, thì chư thiên và ngay cả các vị thiên chủ, sẽ tái sanh vào thế giới khác tùy thuộc vào bản chất nghiệp trước đây mà nay nó chính muồi. Ta có thể đạt lấy Niết-bàn chỉ từ cõi người mà ở đó ta có thể tu tập theo giáo pháp Phật giáo.

    Truyền thống Phật giáo Đại thừa của Bắc và Đông Á đã thêm những xem xét xa hơn. Mục đích của Niết-bàn được thay bằng việc chứng đắc Phật quả. Trước Phật quả là giai đoạn của Bồ-tát. Bồ-tát vào lúc đầu từ chối nhập Niết-bàn để cứu độ tất cả chúng sanh vì lòng từ bi. Khi cuối cùng đạt đến Phật quả, ngài sẽ tiếp tục công việc cứu độ của mình. Điều cốt yếu của Phật giáo Đại thừa là lòng từ bi phổ quát.

    Trong truyền thống Tịnh độ tông, bộ phái được phát triển bên trong Đại thừa, niềm tin vào Phật A Di Đà và niệm danh hiệu của Ngài có thể giúp một người bình thường được sanh về cõi Tịnh độ. Ở đấy, trong một môi trường tốt nhất, vị ấy có thể đạt lấy Phật quả và tiếp tục những nỗ lực cứu độ chúng sanh.

    Đối nghịch với lĩnh vực từ bi ở các cõi trời hay Tịnh độ, là những cõi địa ngục mà ở đó những người xấu ác sẽ đến do vì nghiệp nhân của họ. Tuy nhiên, những địa ngục này cũng không vĩnh cữu mà tùy thuộc vào chu kỳ nghiệp của mỗi người. Luôn luôn có khả năng đạt được Phật quả. Chính quan điểm này của Phật giáo mà cuối cùng tất cả chúng sanh sẽ thành Phật và lòng từ bi và trí tuệ viên mãn sẽ được thành tựu. Một trạng thái như vậy cũng là Niết-bàn, sự giải thoát hoàn toàn ra khỏi sự trói buộc của nghiệp.

    Quan điểm của Phật giáo khác với Thiên Chúa giáo ở chỗ trạng thái của đời sống sau khi chết tùy thuộc vào nghiệp. Khi nghiệp chính muồi như một hạt giống và nảy mầm thành một cái cây, có những khả năng mới xảy ra. Thêm nữa, mục đích của đời sống sau khi chết không chỉ là để giải thoát mình ra khỏi thế giới khổ đau, mà cũng làm việc để đưa tất cả chúng sanh khác đến sự an bình của Phật quả và Niết-bàn.

    Trong Phật giáo Đại thừa về sau ở Đông Á, quan điểm về một linh hồn thường hằng trở nên phổ biến. Vào lễ Vu Lan (Obon), linh hồn của những người thân yêu được tin quay về từ bờ giác bên kia hay từ cõi Tịnh độ để giúp đỡ trong công việc trồng trọt và thu hoạch vụ mùa bằng việc mang mưa và sự sinh sôi đến. Những người quá cố cũng được tin là đang trông nom những người thân yêu của họ ở trong đời sống này và giúp đỡ vào những lúc khó khăn.

    Trong giáo lý Phật giáo, quan niệm về thưởng và phạt không mang nghĩa đen. Chúng được gọi là “upaya”, một thuật ngữ Sanskrit mà nó có nghĩa là một phương tiện thiện xảo để thúc đẩy sự quan tâm và phát triển tôn giáo. Tuy nhiên, vẫn có những người hiểu những hình ảnh huyền bí theo nghĩa đen như là những trạng thái hiện hữu thực sự. Họ đã bỏ ra những nguồn tài sản đáng kể vào việc cúng kiếng nhằm siêu thoát người chết. Tuy nhiên, phần lớn những hình ảnh này được so sánh với những trạng thái tâm lý. Ví dụ, hình ảnh ngạ quỷ phổ biến tại lễ Vu Lan có một cái bụng lớn và miệng nhỏ, phản ánh trạng thái tinh thần tham lam mà tất cả chúng ta trải nghiệm. Những miêu tả là để hướng dẫn trạng thái tinh thần của chúng ta trong đời sống này và khổ đau mà ta có thể tạo ra.

    Thông qua những niềm tin này, Phật giáo có thể giúp người ta chấp nhận những khó khăn trong đời sống và có những cái nhìn tích cực hơn đối với số phận của tất cả. Những niềm tin này tương phản với một số trình bày của Thiên Chúa giáo, trong việc nhấn mạnh rằng giải thoát sau cùng sẽ đến với tất cả mọi chúng sanh. Kẻ xấu ác đã phạm phải điều gì, thì sự trừng phạt sẽ tương thích với điều đó. Có sự công bằng cuối cùng dành cho tất cả. Mặc dù có những hình ảnh gây sợ hãi trong cả Thiên Chúa giáo và Phật giáo, những hình ảnh Phật giáo không phải là những trình bày mang nghĩa đen mà có giá trị giáo dục trong việc khuyến khích việc tự phản chiếu bản thân và thấu rõ trạng thái tinh thần hiện tại của ta.

    Alfred Bloom (Giáo sư danh dự Đại học Hawaii - Hoa Kỳ).

    Nguyên Hiệp dịch

    Nguồn: shindharmanet.com

  • #2
    Evidence of Reincarnation

    Published on May 21, 2013

    Walter Semkiw, MD and Jim Tucker, MD discuss the reincarnation research of Ian Stevenson, MD, which involves children's past life memories that can be factually verified. Children's past lives provide evidence or proof of reincarnation and are presented as reincarnation stories at IISIS.net. Dr. Semkiw also introduces the reincarnation case of Anne Frank | Barbro Karlen. Barbro Karlen relates her childhood past life memories of being Holocaust victim Anne Frank. Barbro was a child prodigy writer, much like Anne, and Barbro has the same facial features as Anne. Anne Frank was persecuted as a Jew by the Nazis, whereas Barbro was born into a Christian family in Sweden 9 years after Anne's death. This case dramatically shows how religion and nationality can change from one lifetime to another, an observation that can transform society and make the world a more peaceful place. Note that if the Nazis knew that one could be born Jewish in one incarnation and Christian in another, then the Holocaust could never have happened. Reincarnation research also shows that we plan lifetimes to be reunited with loved ones & to equalize karma from past life relationships.
    Last edited by saomai; 01-17-2015, 08:34 AM.

    Comment


    • #3
      The Boy Who Lived Before

      Published on Jun 1, 2013

      Cameron, ever since he was just a toddler, talks about another family he used to live with, called the Robertsons. Cameron knows the names of his previous family, where they lived, and can even describe the house and the landscape of his previous home on the island of Barra, some 200 miles away. But Cameron has never been there. Doctor Jim Tucker, of the University of Virginia, and Cameron's mother travel to Barra with Cameron to find the house, exactly as Cameron described.


      This six-year-old boy is called Cameron Macaulay. He is not much different from other boys of his age. What differentiates him from others is that he likes to talk about his "old mum", his former family and a white house standing on the bay. But none of them is related to his current life. The place he is talking about is a place where he had never been in this life and is on the Isle of Barra, 160 miles away from where he is living now. These things make Cameron's mother feel worried.

      Cameron spoke about his former parents, how his dad died, and about his brothers and sisters in the previous life. He also said that his "old mum" was the one in his previous life. Cameron believes that he has a previous life and he worries that the family in his previous life misses him. His nursery school teacher told Norma all the things Cameron was saying about the Isle of Barra and how he misses his mummy and his brothers and sisters there. .

      Comment


      • #4
        BBC - Supernatural Science - Previous Lives


        BBC - Supernatural Science - Previous Lives

        Comment


        • #5
          Nhân-Quả Luân-Hồi‏ - Sondage sur la réincarnation, y croyez-vous ?

          KHÓ TIN nhưng CÓ THẬT (UNBELIEVABLE but TRUE)

          Kính thưa các Bạn ,
          Qúy Đạo Hữu thân mến ,
          Tôi xin kể một chuyện "Khó tin nhưng có Thật" (Incroyable mais Vrai , Unbelievable but True !) , ở Pháp 20 năm trước
          Nước Pháp có đặc-sản Rượn-vang , Mỹ-phẩm , Nước-hoa ... Người Pháp có đặc-tính hay Biểu-lộ , Biểu-tình và rất thích Tranh-luận , Tranh-cãi ... Các chương-trình Tivi thể-hiện rõ-nét đặc-tính này ..
          Đài TF1 (Télévision Francaise Numéro 1) vào tối Chủ-Nhật , chương-trình bao-giờ cũng là :
          - 8 giờ 00 : Tin-tức
          - 8 giờ 30 : Affaires vous concernant (những chuyện liên-hệ tới bạn)
          - khoảng 10 giờ 30 : Cinéma Dimanche Soir (Phim tối Chủ-Nhật)
          - Sau đó là linh-tinh suốt đêm ....

          Affaires vous concernant : một chương-trình xã-hội đời-sống về đủ mọi vấn-đề và thường hay có tranh-luận , với những chủ-đề rất thiết-thực , ở Đài "Number One" , vào thời điểm thuận-lợi cuối tuần , tất-nhiên có nhiều người xem . Tôi ở Pháp trên mười mấy năm thì tiếng nói tạm hiểu để bắt đầu "ghiền" chương-trình này .
          Hôm đó (năm 1992) chủ-đề tranh-luận là "Croyez-vous à la Réincarnation ?" (Bạn có tin LUÂN-HỒI hay không ? , Do you believe in Reincarnation ?) . Nghe đã thấy hay rồi , đến khi người điều-khiển chương-trình giới-thiệu thành-phần 2 "phe" , 1 bên tin có , 1 bên tin không , ngồi vào 2 dãy bàn dài đối-diện nhau , mỗi bên khoảng chục người , gồm toàn những bậc đại trí-thức , Viện-trưởng Đại-học , Giám-đốc Phân-khoa , Tiến-sĩ Thần-học ... thì tôi vội đi rửa mặt , xuống bếp lấy chai nước để ko thể bỏ lỡ dù chỉ 1 phút . Chưa bao giờ thấy nhiều "Grosses Têtes" ("Đầu Bự" , "Big Heads") như vậy của nước Pháp đang chuẩn-bị cãi nhau về 1 chủ-đề vô-cùng hấp-dẫn và cực-kỳ nhạy-cảm ... (mà sau đó mới biết là còn ... hết-sức "đụng-chạm" nữa !)
          Tất-nhiên tôi ko thể tóm-tắt họ đã tranh-cãi những gì ra đây , mà chỉ ghi-nhận vài sự-kiện cụ-thể :
          - Cuộc tranh-luận quá sôi-nổi và hào-hứng đến 10:30 PM , thấy ko thể xong rồi , TF1 phải xin cáo-lỗi hủy-bỏ chương-trình "Phim tối Chủ-Nhật" , và rồi nhiều chương-trình kế-tiếp cũng lần lượt bị hủy-bỏ . Cuộc tranh-luận kéo dài cho đến 2 rưỡi sáng Thứ Hai , dự-trù 2 tiếng nhưng đã thành 6 !
          - Theo thông-lệ sau khi cuộc tranh-luận được 1 tiếng , nghĩa là từ 9:30 PM , Nhà Đài bắt đầu nhận ý-kiến của khán-giả , bạn có thể Phone TF1 để Voter (bầu) cho "phe" mà bạn ủng-hộ (gì chứ cái vụ này người Pháp hơi bị .. siêng) . Và kết-quả cập-nhật được hiện ra ở góc màn ảnh Tivi thay-đổi liên-tục , thí dụ 36.9 % - 63.1 % là tỉ-lệ ủng-hộ dành cho 2 phe đang tranh-cãi trên đài vào giây-phút đó .
          - Nhân-Quả và Luân-Hồi là 2 thuyết căn-bản rất quan-trọng của Phật-Giáo , một khi đã tin Nhân-Quả thì ta cũng tin Luân-Hồi , bởi-vì chúng-sinh phải chịu LUÂN-HỒI là để nhận-lãnh những QUẢ của NHÂN mà mình đã tạo trong những tiền-kiếp , hợp-lý và đơn-giàn là vậy thôi , có Nhân-Quả thì phải có Luân-hồi , có Luân-Hồi để chịu Nhân-Quả báo-ứng .. Thật ko hợp-lý nếu ta tin Nhân-Quả mà không tin Luân-Hồi hoặc ngược lại !
          Cái chủ-đề tranh-luận tối hôm đó "Bạn có tin LUÂN-HỒI hay không ?" , thật chẳng khác lắm nếu đổi là "Bạn có tin Phật-Giáo hay không ?" , nhưng đề-tài như-thể thì có-vẻ tổng-quát quá và không hấp-dẫn nhiều người xem .
          Trên thực-tế , theo thống-kê nước Pháp chỉ có khoảng 800.000 người theo Đạo Phật , mà 3/4 là gốc Á-Châu rồi , nghĩa là người Pháp thiệt theo Phật-Giáo còn rất ít . Xem tài-liệu :
          D'après l'Union bouddhiste de France, il y aurait environ 800 000 bouddhistes en France, ce qui représente environ 1 % de la population française . Les trois quarts seraient d'origine asiatique. En 1999, le sociologue Frédéric Lenoira estimé à 5 millions "les sympathisants" bouddhiste

          Tuy ít , nhưng bù lại , người Pháp chịu tìm-hiểu và có tinh-thần bao-dung (Esprit de Tolérance) rất cao , mới có-thể say-sưa ngồi xem những chủ-đề như vậy . Tôi không tin ở những xứ dân-trí kém-cỏi , ở 1 nước Hồi-giáo cực-đoan quá-khích , hay là ngay ở VN nữa , lại có nhiều người chịu khó ngồi nghe về 1 chủ-đề khi mà nó trái với "niềm tin" , "đức tin" , trái với những thành-kiến sẵn có của mình ngay từ đầu rồi ! Nhưng người Pháp thực-sự là thế đấy , đầu-óc họ phóng-khoáng rộng-mở và chịu tìm-hiểu như thế đấy !
          - Tôi cực-kỳ ấn-tượng không ngờ có những bậc "đại trí-thức" Tây-phương lại ủng-hộ , tin-tưởng và bênh-vực lý-thuyết Phật-giáo đến như thế !
          - Và tôi càng bất-ngờ hơn khi thấy những sự chống-đối , phản-bác quyết-liệt đến như-thế ! Thực ra 1 học-thuyết chúng ta có thể ko tin , nhưng không việc gì mà phải "sợ-hãi" hay "thù-ghét" nó 1 cách "dữ-dội" nếu nó không "có hại" gì cho chúng ta ! Nhưng thực-tế có-lẽ ko đơn-giản như-vậy , bởi-vì "chân-lý giống như ánh-sáng" , mà "ánh-sáng bùng lên thì bóng-tối tất phải lùi". Phật Giáo ko có truyền thống đến đập cửa nhà người ta để truyền đạo , nhưng khi bênh-vực lý-thuyết LUÂN-HỒI tưc là đã cổ xúy cho Phật Giáo vậy , mà lại cổ-xúy ngay trên vùng đất không phải là Phật-Giáo , nơi mà 99% dân-số không phải là Phật-Tử ! Thì quá là "nhạy-cảm và đụng-chạm" lắm chứ !!
          - Ở cả 2 "phe" tranh-cãi hôm đó , đều là những bậc đại trí-thức , bằng-cấp cao , có địa-vị , trên nguyên-tắc họ là những con người thông-minh uyên-bác , TRÍ TUỆ .

          (Phật-Giáo có phân-biệt TRÍ-TUỆ và TRÍ-HUỆ .. Một lần tôi nghe trên Radio ở Mỹ , có người hỏi bà Vô-Thượng-Sư Thanh-Hải "Trí-Tuệ và Trí-Huệ có khác nhau không ?" , Bà nói "Không" . Thế là sai ! Trí-Tuệ và Trí-Huệ có điểm khác nhau rất quan-trọng . Phật-Giáo định-nghĩa "Trí-Huệ là thứ Trí-Tuệ Chánh-kiến giúp ich cho sự giác-ngộ và giải-thoát" . Như vậy những kẻ rất trí-thức nhưng lại tin theo Tà-kiến (thậm-chí là phản-bác chân-lý) thì chỉ là có TRÍ-TUỆ (theo nghĩa thường tình của thế-gian) mà thôi , họ hoàn-toàn "Vô TRÍ-HUỆ" (theo tinh-thần Phật-Giáo) !
          (Chánh-kiến : là thấy đúng , nhìn sự-việc đúng . Chánh-kiến là điều căn-bản quan-trọng nhất trong Bát-chánh-đạo : Chánh-kiến , Chánh-tư-duy , Chánh-ngữ , Chánh-nghiệp , Chánh-mạng , Chánh-niệm , Chánh-định , Chánh-tinh-tiến . Bát-chánh-đạo : là 8 con đường đúng-đắn giúp đưa đến bờ Giác-ngộ , Giải-thoát . Đức Phật là người chỉ đường , nhưng ta phải tự đi , ko thể van-xin cầu-đảo ai đi dùm ai được hết !)

          - Và điểm cuối cùng , quan-trọng nhất , xúc-động nhất , mà tôi muốn kể ra đây , đó là vào lúc 2 giờ rưỡi sáng của buổi tranh-luận hôm đó với chủ-đề "Bạn có tin LUÂN-HỒI hay không ?" (Croyez-vous à la Réincarnation ?) , kết-qủa cuối-cùng do khán-giả đã Voté vào đài TF1 là 72 % ủng-hộ cho phe tin CÓ . Tôi không nhớ phần-trăm lúc khởi đầu 9 giờ rưỡi tối là bao nhiêu , chỉ nhớ là phe tin CÓ rất thấp , nhưng phần-trăm đó cứ từ từ tăng lên mãi ... lên mãi .... càng về cuối phe đối-nghịch càng bị mất bình-tĩnh ... để rồi lúc chấm-dứt phe tin CÓ được 72% .
          Thật là điều không-thể-tin được , Incroyable , Unbelievable ! Trong 1 quốc-gia chỉ có 1% theo Đạo-Phật nhưng có tới 72% đã Voté "tin có Luân-Hồi" !
          Khoa-Học ngày càng tiến-bộ , có-thể 1 ngày kia người ta sẽ kiểm-tra chứng-minh được Nhân-Quả Luân-Hồi là có thật , thì nhân-loại sẽ bước vào 1 kỷ-nguyên mới , Kỷ-Nguyên Phật-Giáo . Khi đó tất-cả những Bóng-tối U-mê trùng-điệp của Tà-kiến vô-minh sẽ đương-nhiên tự-dộng tan-biến , mà khỏi cần tranh-luận Nhân-Quả Luân-Hồi nữa (cũng như ngày nay , nhờ khoa-học , người ta ko còn phải mất công tranh-cãi nữa về cái chủ-đề "Trái đất vuông hay tròn , có phải là trung-tâm của Vũ-trụ không ?" )
          Sau đây xin dẫn lời của Khoa-học-gia vĩ-đại nhất nhân-loại :
          "Càng ngày con người càng tin vào luật Nhân-Quả (của Phật-Giáo) , và ngay cả Khoa-học cũng đang tiến dần vào việc xác-nhận sự-kiện này , riêng tôi , tôi tin vào Luật Nhân-Quả"
          Albert Einstein

          21-Aug-2012
          Trân-trọng ,
          Nam-mô A-Di-Đà Phật
          LêMinhHiền

          ----------------------------------------------------------------

          Đây là kết-quả 1 cuộc thăm-dò tại Pháp về Luân-Hồi (Tái Sinh) năm 2007
          Có tin : 77%
          Không tin : 8%
          Tôi không biết : 7%
          Tôi sẽ thấy vào lúc chết : 4%
          Tôi xin miễn phát-biểu : 2%


          Bạn có-thể kiểm-tra trên Google những tài-liệu sau đây :


          Sondage sur la réincarnation, y croyez-vous ?


          Croyez-vous à la réincarnation ?
          Oui
          77%
          77% [ 1888 ]
          Non
          8%
          8% [ 195 ]
          Je ne sais pas
          7%
          7% [ 189 ]
          Je verrais cela plus tard à ma mort
          4%
          4% [ 113 ]
          Je ne me prononce pas
          2%
          2% [ 51 ]
          Total des votes : 2436


          Auteur Message
          Admin
          Administrateur du forum
          Administrateur du forum


          Date d'inscription: 27/03/2007
          Nombre de messages: 158
          Masculin
          Capricorne Chat
          Age: 36
          Ville: Terre Gaïa


          MessageSujet: Sondage sur la reincarnation, y croyez-vous ? Ven 20 Avr 2007 - 19:21

          Rappel du premier message : Sondage : Croyez-vous à la réincarnation ? Répondez en votre âme et conscience ! Au sujet de la réincarnation, je vais citer, deux exemples de personnalités mondialement connues :

          Le grand industriel américain Henry FORD (les automobiles FORD), écrivait:
          J'ai adhéré à la théorie de la réincarnation quand j'avais vingt-six ans. La religion ne me contentait pas, même le travail ne parvenait pas à me donner entière satisfaction. Celui-ci est vain si l'on ne peut employer dans une autre vie l'expérience accumulée dans l'existence présente.
          Quand je découvris la réincarnation... le temps ne me fut plus compté.
          Je cessai d'être esclave des aiguilles de la pendule...
          Je voudrais pouvoir partager avec d'autres la sérénité qu'apporte une perspective plus étendue de la vie. (Henry Ford)

          Et un de nos grands écrivains, Voltaire disait :
          La résurrection est une idée toute naturelle ; il n'est pas plus étonnant de naître deux fois qu'une. (Voltaire)

          Et vous ?

          farao

          _________________ DIEU : Disciple Intérieur Evolution Universelle
          Spoiler:
          Bien joué ! L'éveil, c'est commencer à voir ce qui est caché :-)
          Revenir en haut Aller en bas
          Voir le profil de l'utilisateur

          Trên đây , Henry FORD (đại kỹ-nghệ-gia xe hơi) đã viết :
          "Khi tôi khám-phá ra sự Luân-Hồi (là có thật) ... thời-gian đối với tôi không còn phải tính-đếm nữa
          Tôi chấm-dứt là nô-lệ của những cái kim đồng-hồ ...."
          Ý-tưởng của Ông không có gì là "ghê gớm , nhưng điều đáng nói "Ông là 1 người tây-phương tin có Luân-Hồi"
          Henry FORD là ông chủ hãng xe hơi FORD cuả Mỹ . Hiện có hàng trăm triệu chiếc xe FORD đang chạy trên khắp thế giới .
          Mỗi khi ra đường thấy chiếc xe Ford , chúng ta cũng nên biết rằng :
          (và cũng nên nói cho người bạn đi cùng -rât có thể họ chưa biết- rằng
          "Chủ nhân của cái hãng xe FORD này là 1 người Tây-phương tin có Luân-Hồi đấy !"

          ----------------------------------------------

          Dưới đây ,

          Albert EINSTEIN , cha đẻ Thuyết Tương-Đối (Theory of Relativity) , được Hàn-Lâm-Viện Khoa-Học chính-thức công-nhận là "Khoa-học-gia vĩ-đại nhất thế-kỷ 20th." , đã tuyên-bố :
          "Nếu có Tôn-Giáo nào phù-hợp được với những đòi-hỏi của Khoa-Học hiện-đại thì đó chính là PHẬT-GIÁO"
          Trên thực-tế ngày càng nhiều các Khoa-Học-Gia , các nhà trí-thức hàng đầu của Tây-Phương đã và đang tìm về với Đạo Phật

          Bạn có thể tìm thấy trên Google :

          Buddhism in the News
          BuddhismZenTaoism
          Zee News - Now a festival on Buddhist philosophy, aesthetics
          powered by


          Sunday, May 22, 2005
          Einstein on Buddhism
          "Buddhism has the characteristics of what would be expected in a cosmic religion for the future: It transcends a personal God, avoids dogmas and theology; it covers both the natural and spritual; and it is based on a religious sense aspiring from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity"
          -Albert Einstein

          "If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism"
          -Albert Einstein


          ------------------------------------------------

          Thưa Qúy-vị và các bạn ,
          Qúy Đạo Hữu thân mến ,
          Albert Eisntein , Henry Ford ... không phải là ngoại-lệ , còn rất nhiều những người tây-phương khác , đặc-biệt là những nhân-vật trí-thức nổi-tiếng , cũng tin-tưởng vào lý-thuyết Phật-Giáo và họ đã trở-thành Phật-tử

          Đầu năm 1999, Glenn Hoddle , huấn-luyện-viên trưởng đội-tuyển bóng-đá quốc-gia Anh-quốc , thay-vì nói tin có Nhân-Quả Luân-hồi , Ông lại tuyên-bố rất vụng-về :
          "Theo tôi , những người bị tật-nguyền là do phải chịu hậu-quả những việc họ đã làm trong kiếp trước , chứ không có Thượng-đế nào trừng-phạt hết , và nếu có một Thượng-đế bất-công như-thế thì tôi không phục !" .
          Ông đã bị chỉ-trích nặng-nề là "xúc-phạm danh-dự người tàn-tật" ... Cuối cùng để giảm-bớt sự ồn-ào của vụ Xì-căng-đan này , thủ-tướng Tony Blair đã áp-lực liên-đoàn bóng-đá Anh-quốc bãi-nhiệm chức HLV Đội-tuyển Quốc-gia của Ông

          (Dickinson's interview revealed that Hoddle had a "controversial belief that the disabled, and others, are being punished for sins in a former life."[11] Hoddle's comments were criticised by several politicians including Sports Minister Tony Banksand Prime MinisterTony Blair.[13] Public opinion, based upon the immediate media furore resulted in (according to one BBC poll) 90% of respondents believing Hoddle should not continue as English manager.[14] However, the BBC survey showed that while many considered his comments insensitive to disabled people, others defended his right to express his religious beliefs by claiming that to sack him would constitute religious discrimination)

          Chúng ta ko quan-tâm về sự ồn-ào của vụ "xì-căng-đan , cũng ko tranh-cãi sự bãi-nhiệm Ông là đúng hay sai , nhưng chúng ta ghi-nhận "1 người tây-phương nổi-tiếng tin có Nhân-Quả Luân-Hồi" , đó là sự-việc cụ-thể có thật !

          Thêm chuyện này cũng có thật nữa , các vị cao niên chắc còn nhớ , vào khoảng đầu của thời đệ nhât Cộng-Hòa ở miền Nam , có xảy ra chuyện như sau :
          Một ông bác-sĩ người Mỹ , ở bên Mỹ , trong giấc mơ thấy Cha của mình kiếp trước là người VN , vốn tín-đồ Tin-Lành , Ông không tin , nhưng giấc mơ cứ tái tục mãi , chỉ rõ cả nơi mà người Cha tiền kiếp của Ông hiện đang trụ-trì là 1 Ngôi Chùa ở Miền Trung VN , giấc mơ quá rõ-ràng khiến Ông "chịu không nổi" , cuối-cùng Ông phải sang VN , và đã tìm đến được đúng Ngôi Chùa mà trong giấc mơ đã chỉ . Tại đây , Ông đã gặp lại người Cha trong 1 tiền kiếp của mình , 2 "Cha-Con" cũng như mọi người có mặt đều vô-cùng ngạc-nhiên , họ giống nhau quá , "như 2 giọt nước" , mặc-dù 1 Mỹ 1 Việt , 1 cao 1 thấp ... nhưng nhìn thì rõ ràng là 2 Cha-Con ! Lúc đó dư-luận rất xôn-xao "rùm-beng" , hầu hết các báo xuất-bản ở SG đều in lên trang đầu những tấm hình : 1 người Mỹ ôm 1 người Việt mặc áo cà-sa , 1 người Mỹ đang qùy trước Bàn-Thờ Phật xin quy-y , Ông đã trở thành Phật-tử !
          Câu chuyện ly-kỳ hấp-dẫn này đáng lẽ còn được báo-chí "khai-thác" dài dài ... nhưng bỗng-dưng tất cả đều im bặt , đồng-loạt chấm-dứt "cái rụp" thiên phóng-sự đang "hồi-hộp gay-cấn" , bỏ mặc cho độc-giả chưng-hửng ngơ-ngác ! Chao ôi , chính-quyền đã can-thiệp !!
          Nhưng ko khó hiểu lắm ! Thì ra hiện-tượng Tái-sinh Luân-Hồi lại rất là "nhạy-cảm và đụng-chạm" !! Vì tin Luân-Hồi tức là tin Phật-Pháp (và tức là Phật-tử ?) . Nhưng vấn-đề đặt ra là "Tại-sao lại đụng-chạm ?"
          - Những ai đã từng sống dưới thời đệ nhất Cộng-Hòa ở Miền Nam có-lẽ ko cần thông-minh lắm cũng hiểu ! Chế-độ của Ông Tổng-thống NgoDinhDiem "Không ủng-hộ Phật-Giáo" , mà thực-tế là hoàn-toàn trái-ngược tàn-tệ !

          Kính-thưa Qúy-vị và các Bạn , nếu ai tin-tưởng NHÂN-QUẢ LUÂN-HỒI , tin-tưởng PHẬT-PHÁP NHIỆM-MÀU xin hãy vui-lòng chuyển-tiếp cho mọi người củng xem !
          Một xã-hội mà nhiều người tin-tưởng NHÂN-QUẢ LUÂN-HỒI chắc-chắn sẽ giảm bớt tội-phạm và tốt đẹp hơn !


          LMH

          Comment



          Hội Quán Phi Dũng ©
          Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




          website hit counter

          Working...
          X