Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Du Tử Lê: " Tôi Xa Người"

Collapse
X

Du Tử Lê: " Tôi Xa Người"

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Du Tử Lê: " Tôi Xa Người"

    Q & A: Vũ Trung Vinh- Du Tử Lê: "Tôi Xa Người"
    (Tôi với người chung Một trái tim)





    Nhân dịp Tập Thơ “Du Tử Lê, Tôi Với Người Chung Một Trái Tim “ vừa được ra mắt tại Hội Trường Nhật Báo Người Việt tại Quận Cam do NXB Sống phát hành trong đó có cà một số music sheet, có khoảng 30 nhạc sĩ từng phổ thơ Du Tử Lê và một số tranh hoạ của Du Tử Lê….
    Trang Văn Học Nghệ Thuật Người Việt Tậy Bắc , trích đăng từ tuyển tập “Du Tử Lê, Tôi Với Người Chung Một Trái Tim”: này, một bài viết ngắn -hình thức hấp dẫn, chân tình từ tác giả, tác phẩm và người đọc: qua Q & A, viết về tâm tình ca khúc Tôi Xa Người”

    Vũ Trung Vinh (Q):Thưa thi sĩ Du Tử Lê, Tôi là một trong số những người rất thích thơ của ông. Tôi đọc bài K. Khúc riêng chàng và ngẩn ngơ. Bài thơ đẹp quá. Tôi muốn xin thi sĩ giải thích giúp tôi mấy ý để tôi có thể cảm nhận bài thơ hơn nữa. Tôi xa người như xa núi sông và Tôi xa người như xa biển Đông, nghĩa là gì, tôi chưa hiểu rõ lắm. Tôi xa người xa hơi thuốc cay, nghĩa là gì? Mong được thi sĩ giải thích cho, tôi cảm ơn nhiều lắm. Trân trọng Vũ Trung Vinh.


    Ca khúc phổ từ thơ DTL, nhạc Phạm Anh Dũng mang tên 'Khúc K của Lê' Mời nghe
    Xuân Thanh trong 'Đường Về' - Hoà Âm - Nhac Sĩ : Hoàng Mị









    Nhà thơ Du Tử Lê trả lời (A):Thưa ông Vũ Trung Vinh,Trước nhất, tôi xin được ngỏ lời cám ơn sự quan tâm của ông dành cho bài thơ nhan đề “Khúc k. riêng chàng” của chúng tôi.Thứ đến, bài thơ có tất cả 10 đoạn.
    Mỗi đoạn đều mở đầu bằng cụm từ “Tôi xa người…”, lập lại như một thứ thi-nhãn, đi suốt dọc bài thơ.Lại nữa, trước khi đi vào mấy câu thơ ông hỏi trong thư, xin ông cho phép tôi được nói rõ rằng: Tôi hằng quan niệm với bất cứ người phụ nữ nào tôi yêu thì, tình yêu đó cũng đều lớn lao, bất tử như tình yêu tôi dành cho đất nước, quê hương (hay cho mẹ tôi) vậy . Bởi thế thưa ông, khi viết xuống hai câu thơ:
    “Tôi xa người như xa núi sông” (và) “Tôi xa người như xa biển Đông” Đều hàm ý sự kiện tôi phải / bị sống xa người tôi yêu, cũng chẳng khác nào tôi phải / bị sống xa đất nước, quê hương của mình!
    Riêng hai chữ “biển Đông” thì, đi ra từ ý niệm: Khi sống xa đất nước, chúng ta thường hướng về tổ quốc, quê hương của chúng ta ở bên kia biển Đông, hay bên kia Thái Bình Dương.Tựu trung, vẫn là ý niệm khi phải / bị sống xa người tôi yêu thì cũng giống như tôi phải / bị sống xa lìa đất nước vậy, thưa ông.(Sự so sánh người tôi yêu với hình ảnh quê hương, đất nước, sau này tôi đã sử dụng một cách rõ ràng hơn ngay nơi tựa đề bài thơ.
    Đó là bài “Quê hương ta là người đó”, viết năm 1981. Cũng năm này, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã soạn thành ca khúc, với tựa đề ngắn gọn “Quê hương là người đó”. Không biết ông Vũ Trung Vinh có biết ca khúc này?)
    Riêng câu thơ thứ ba, ông hỏi nêu trên: “Tôi xa người xa hơi thuốc cay”, Cũng là một hiên tưởng hay ẩn dụ bắt nguồn từ việc tôi có một tập quán xấu (đến giờ vẫn chưa bỏ được) là, tập quán nghiện thuốc lá!

    Do đấy, ý nghĩa sâu xa của câu thơ là sự kiện tôi phải / bị xa cách người tôi yêu, cũng tựa như sự kiện tôi phải lìa bỏ là nghiện thuốc lá. Một điều gần như bất khả đối với tôi! (Ông cũng có thể ghĩ, lý do tôi sẽ hông bao giờ bỏ thuốc lá, chỉ vì muốn bày tỏ òng… thủy chung của tôi, với mấy…câu thơ ông đã hỏi !!)
    *Dám mong ông Vũ Trung Vinh bỏ qua cho việc tôi – việc phải đề cập một chút tới kỹ thuật thi ca, vì tôi không có chọn lựa nào khác.xin cám ơn ông, một lần nữa.
    Trân trọng.
    Du Tử Lê

    …………………………………….

    Ca khúc phổ từ thơ DTL, nhạc Phạm Anh Dũng mang tên “Khúc K của Lê” Mời nghe Xuân Thanh trong CD “Đường Về” có thu ca khúc này hát qua Google Search,
    hoặc qua tìm nghe ca khúc này trong “youtube Xuân Thanh”


    Chú thích hình:
    1- Poster quảng bá cho buổi Ra Mắt Tác Phẩm chiều Chúa Nhật 28-9-2014
    2- Bìa tác phẩm “Du Tử Lê, Tôi Với Người Chung Một Trái Tim “ do NXB Sống thực hiện chọn lọc phát hành
    3- Bìa CD Đường Về” có ca khúc “Tôi Xa Người” thơ Du Tử Lê, nhạc Phạm Anh Dũng tiếng hát Xuân Thanh

    Trich từ Trang Văn Học Nghệ Thuật Người Việt Tậy Bắc , Seattle Washington.

    Trần Hoà.
    Last edited by chimtroi; 05-25-2021, 03:27 PM.

  • #2
    Triết Lý - Cô Đơn khi Xa Người !

    "Tôi xa người như xa núi sông", "Tôi xa người như xa biển Đông" và "Tôi xa người xa hơi thuốc cay", thật trừu tượng, nếu không được cắt nghĩa qua bài phỏng vấn của Vũ Trung Vinh, thì cũng không dễ để hiểu được Ý thơ DTL...

    Nhân đây xin giới thiệu một suy nghĩ "Tôi xa người" của nhạc sĩ Thanh Tùng khi Ông Xa người Vợ Yêu dấu ngàn đời của ông.
    Vợ nhắm mắt, Thanh Tùng một mình nuôi con, Thanh Tùng sống trọn nửa đời trong cô đơn . Tuy nhiên, Ông nói về Triết lý cuộc sống một mình như sau: "Tôi không còn cảm giác cô đơn nữa dù người ngoài nhìn vào thấy tôi một mình. Trong thân phận của mình, tôi tìm được sự lý giải về tình yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi. Chưa chắc hai người ở cạnh nhau đã có hạnh phúc, đã hết cô đơn. Nhưng nếu cuộc sống chỉ có một người và người này vẫn nhớ về người kia, vẫn cảm thấy người kia luôn hiện diện thì sẽ không cảm thấy cô đơn".

    Mời Quý vị thưởng thức Sáng Tác "Một Mình" qua sự biểu diển của Xuân Thanh
    Last edited by chimtroi; 05-21-2021, 05:45 PM.

    Comment


    • #3
      Về Từ Vô Vọng (Du Tử Lê)

      Về Từ Vô Vọng (Trích từ: trang nhà dutule.com - THƠ PHỔ NHẠC )
      Du Tử Lê

      Bài thơ “Về từ vô vọng,” tôi viết vào tháng 4 năm 1972, cách đây gần 40 năm (Tôi bị ung thư ruột cách nay 5 năm). Trước khi chọn in lại trong tập “Thơ Du Tử Lê 1967-1972,” tạp chí Văn, xuất bản tại Saigon đã đăng, khoảng tháng 5-1972.

      Bài thơ đi ra từ một cuộc tình bế tắc kéo dài từ quá khứ, tới thời điểm đó của tôi.

      “Trở về,” hay “tìm về” của nhân vật trong bài thơ, là một người nữ. Nói cách khác, đó là kỹ thuật cụ thể hóa hay, hiện hình hóa để nhân vật bước ra, đi tới từ ký ức.

      Tôi vẫn quan niệm, ký ức không chỉ là kỷ niệm hay hình ảnh thuộc về một quá khứ gần hoặc xa. Mà, ký ức còn là nơi “ẩn cư” của những nhân vật, con người vẫn sống trong tiềm thức. Họ ở đấy, sẵn sàng bước ra, trở lại với ta, đôi khi ngoài ý muốn!

      Vì thế, mọi tìm về hoặc “trở về,” dù chỉ dấy động một lần nữa, phần tro, than, với tôi đều mang ý nghĩa nào đó. Do đấy, dù “trở về” kia là một trở về từ cõi vô vọng, tôi vẫn tỏ bày lòng biết ơn của mình.

      Bài thơ năm chữ của tôi, chỉ có 4 đoạn. Nếu được phép nói thêm một điều gì về nội dung thì, tôi xin nhắc bạn đọc, thân hữu, để ý hai câu cuối cùng của bài thơ. Đó là: “ngực ngậm lời trăm năm / hồn đìu hiu rũ bóng.”

      Nếu đỉnh điểm của văn chương (để từ đó đưa tới sự hình thành văn học) là “cách nói” (cách viết,) thì, thay vì nói (viết):
      “Tim giữ (níu, ôm, nuôi…) tình trăm năm,” tôi đã cố tình không dùng từ “tim” (trái tim), mà tôi chọn dùng chữ “ngực.” Khi chọn dùng từ này, tôi được phép dùng động từ “ngậm” thay vì “giữ, níu, ôm, nuôi…)

      Tôi cũng không dùng bổ túc từ theo sau động từ “ngậm”“tình trăm năm!” Tôi thay bằng chữ “lời,” để có: “Ngực ngậm lời trăm năm.”

      Tôi chọn chữ “lời” vì nó cho người đọc liên tưởng ngay tới “lời thề bồi, lời cam kết, lời xác quyết, lời tâm huyết…”
      Thêm nữa, trong ngữ cảnh của câu thơ, từ “lời” là một từ sinh động. Nó là một từ “sống,” chứ không bất động, không “chết” như chữ “tình.” Và, tình cảm bất biến kia ở nơi tôi, được ký thác bằng “lời.” Dù cho tâm hồn tôi, như chiếc bóng, hiển nhiên ở phía đối nghịch. Phía tuyệt vọng.

      Tôi không rõ ở thời điểm nào, bài thơ nhỏ đó, được không dưới bốn nhạc sĩ tìm vào và, soạn thành ca khúc. Hai nhạc sĩ trong nước. Nhiều hơn hai nhạc sĩ, ở hải ngoại. Một trong số họ, là nhạc sĩ Phạm Anh Dũng mà, trang nhà dutule.com đã post nhạc của ông trong mục “Thơ phổ nhạc”.

      Hai nhạc sĩ ở quê nhà, phổ nhạc “Về từ vô vọng” là Hoàng Song Nhi và, Ngọc Tiến. Chúng tôi không hề quen biết nhau, trước đấy.

      Tôi nhớ khoảng cuối thập niên (19)90, đầu thập niên (20)00 qua anh Hoàng Công Khanh ở quận hạt Orange County, tôi được biết thân phụ anh, nhạc sĩ Hoàng Song Nhi đã phổ nhạc bài thơ “Về Từ Vô Vọng” của tôi. Anh gửi tôi 1 bản nhạc, như một lời xin phép. Bản nhạc sau đó, được thu âm bởi nữ ca sĩ Mai Khanh, ở Florida. Version của nhạc sĩ Hoàng Song Nhi có hai chữ sai, khác nguyên bản.

      Câu thứ nhất, nguyên bản, tôi viết: “Về tự một dòng sông / em nồng nàn như biển.”
      Câu thứ hai, nguyên bản: “Cây khẳng khiu đợi chờ / một đời héo úa.”

      Nhưng, trong bản nhạc của Hoàng Song Nhi, chữ “như” thành chữ “nhớ” và, chữ “lá” thành chữ “là.”
      Tôi có chỉ cho Hoàng Công Khanh thấy hai chữ không đúng nguyên bản ấy.

      Năm 2001, bạn tôi, anh Vũ Trọng Khải, ở Sydney, tổ chức cho tôi hai buổi “Úc châu / Đêm Thơ / nhạc Du Tử Lê” một ở Sydney, một Melbourne; bất ngờ, trong số khách tham dự đêm đầu tiên, có nhạc sĩ Hoàng Song Nhi (mới từ Việt Nam qua.) Ban tổ chức thông báo và hỏi ý kiến, tôi đề nghị mời họ Hoàng lên sân khấu.

      Trên sân khấu, ông kể, thời gian sau 1975, ở Saigon, ông mở lớp dậy nhạc. Trong số học viên, có một cô đi học thường mang theo một cuốn sổ chép những bài thơ cô thích. Họ Hoàng đọc được bài “Về từ vô vọng” trong trường hợp này. Ông soạn thành ca khúc và, giữ nguyên văn. Ông nói, ông không có nguyên bản, chỉ căn cứ theo bản chép tay của cô học trò, nên có hai chữ sai mà ông không biết.

      Riêng Ngọc Tiến, người thứ hai, phổ nhạc bài “Về từ vô vọng” là một người rất trẻ. Tôi nghĩ, khi biến cố 30 tháng 4-1975 xẩy tới, anh còn là học sinh trung học. Ngọc Tiến đọc được bài thơ nhỏ của tôi, trong trường hợp nào, tôi không hỏi. Nhưng version của Ngọc Tiến, thì may mắn, đúng theo nguyên bản thơ của tôi.

      Du Tử Lê,
      (Calif. Mar. 26 2011.)


      Về Từ Vô Vọng
      về tự một dòng sông
      em nồng nàn như biển
      gió cuốn muôn nghìn năm
      lấp chôn tình vô vọng

      về tự một mùa đông
      em rầu rầu sương cỏ
      hồn mưng mưng mây mù
      mắt bơ phờ cõi nhớ

      về tự một ngày mưa
      em não nùng oan khổ
      cây khẳng khiu đợi chờ
      lá một đời héo úa

      về tự một tình đau
      môi ứ tràn máu mặn
      ngực ngậm lời trăm năm
      hồn đìu hiu rũ bóng.

      (4-72)


      * Về Từ Vô Vọng - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Anh Dũng - Tiếng hát: Xuân Thanh

      Comment



      Hội Quán Phi Dũng ©
      Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




      website hit counter

      Working...
      X