Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tội Nghiệp Đời Sau

Collapse
X

Tội Nghiệp Đời Sau

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tội Nghiệp Đời Sau





    Khi nhìn hình trên, chúng ta hãy tưởng tượng phần màu cam (Cao nguyên Tibet) là một nóc nhà, nó hứng nước mưa và phân phát cho những vùng thấp .

    bebau


    72G
    75-02 Sheppard



    LỜI MỞ ĐẦU :


    Tháng vừa qua tôi có đọc một bài về những dự án xây đập và dòng sông ô nhiễm ở bên tàu, trên tờ báo the Economist, tờ báo này nói rằng nước tàu đang bị thiếu nuớc trầm trọng, và những nguời lãnh đạo nước tàu đang có những việc làm nguy hiễm và sai lầm .

    Xây dựng nhiều đập chặn nước và thay đổi dòng chảy trên cao nguyên Tibet (Tibet Plateau) để chuyển nuớc về các tỉnh phía bắc của nước tàu, ( thượng nguồn của dòng sông Yangtse, Mekong và Salween ) . Nó sẽ có ảnh hưởng rầt lớn đến sự sống còn của các nước Việt Nam, Cambốt Thái Lan và Lào .

    Những gì tôi học được ở trường Portland State U. ngành Công Chánh, và kinh nghiệm đi làm cho tôi biết rằng : những người đang hoạch định kế hoạch chuyển nước từ nam ra bắc (South North Water Diversion Project) , họ đang nghĩ là họ con trời (son of heaven), và có quyền thay trời làm mưa nên họ mới quyết định như làm vậy . Công trình này sẽ nối 2 con sông lớn lại với nhau, sông Yangzi (Dương Tử) và Yellow ( Hoàng Hà ) .

    Thay vì lo giải quyết vấn đề ô nhiễm của những dòng nước đen ngòm, những con sông đang dẫy chết, lãnh đạo tàu lại nghĩ ra một công trình vô tiền khoáng hâu, và chắc chắn sẽ mang đến những thất bại .

    Tôi nghĩ rằng công trình này giống y hệt như công trình xây dựng xa lộ vào đường mòn HCM . Gần 10 năm sau, theo báo quốc nội thì mật độ và số lượng xe cộ vẫn còn ít người dùng vì chưa có ai dám chạy vào nơi rừng rậm này .

    Thật đau lòng khi thấy những công trình xây đựng lớn lao và tốn kém lại bắt nguồn từ những giấc mơ, và ý tuởng bệnh hoạn của những người lãnh đạo kiêu căng tự phụ , xem mình như Thiên Tử thế thiên hành đạo....., thí dụ như muốn vinh danh cá nhân HCM nên nhà nước Việt Nam phải bỏ hàng tỷ đô la xây xa lộ đi vào đường mòn rừng rậm hoang vu nơi biên giới Lào Việt .

    Công trình xây dựng khổng lồ South-North Diversion Project, thay vì xây dựng để lo nhu cầu cơm ăn áo mặc cho dân thì đây lại đi vinh danh lời nói của một lảnh tụ, làm theo ý thích và ước muốn của cá nhân Ông Mao . (The Chinese government launched the South North water transfer project, rumored to have originally been concieved of by Mao in 1952 )


    Có khi nào bạn nghĩ rằng nuớc ta có một ông Vua khùng nào đó nói rằng : miền Bắc hạn hán, ít mưa, miền nam có sông Cửu Long nước nhiều, vậy thì ta truyền lệnh nối hai dòng sông lại, sông Cửu Long và sông Hồng nối lại với nhau để cho nước của sông Củu Long chảy ra miền Bắc . Ai can ngăn sẽ bị chém đầu ! .




    South - North Water Diversion Project


    Công trình này qui mô hơn Vạn Lý Trường Thành, nhiều lần lớn hơn Three Gorges Dam.

    Khi nối xong 2 dòng sông lớn này lại với nhau : nước của sông Hoàng Hà sẽ chảy lên miền xa mạc nóng bức và khô cằn , khi xây cất xong sẽ gồm có 3 ngàn kí lô mét đường hầm đi qua núi đồi và ngay cả dưới lòng sông . Công trình như vậy sẽ tàn phá biết bao tài nguyên , hư hại môi trường và kinh phí tốn kém vô cùng to lớn . Nhưng than ôi ! con sông Yangtse ở miền nam nó đã vô cùng ô nhiễm và quá tải, nếu nó chảy nguợc lên miền Bắc thì sẽ gây ra biết bao nhiêu vấn đề nan giải và khó khăn hơn nữa .


    Dân số nước tàu tăng quá nhanh, và nền phát triển cơ khí công nghệ tăng trưởng đến độ chóng mặt, với nhịp độ như vậy, nhu cầu nước rất là cần thiết .


    Bây giờ trước tình trạng thiéu nước trầm trọng, việc làm quan trọng nhất hiện tại là vấn đề giáo dục , người dân phải biết tiết kiệm nước .

    Phạt nặng những Công ty, Hãng, Công xưởng vi phạm luật gây ô nhiễm môi trường .

    Xây nhiều đập trên thượng nguồn cao nguyên Tibet sẽ không giải quyết được vấn đề thiếu nước, mà ngược lại làm ô nhiễm môi trường, phá tan nát và làm nghẽn mach dòng chảy, ( khi tàn phá trên cao nguyên Tibet xảy ra rồi.... thì mãi mãi mất đi nguồn nước tinh khiết , thế hệ đi sau sẽ không bao giờ tìm đươc lần thứ hai vì môi trường và dòng chảy bị thay đổi quá nhièu ).




    Con sông Hoàng Hà miền bắc không còn nước , Sông Dương Tử cạn dòng và đang dẫy chết, Công trình xây dựng South-North Water Diversion Project lấy nước ở đâu ra để chuyển lên miền bắc khô cằn ?




    A- SA MẠC HOÁ MIỀN BẮC , HẠN HÁN, XÂY DỰNG THÀNH PHỐ MỚI KHÔNG NGƯỜI Ở : SÔNG HOÀNG HÀ KHÔ CẠN :


    "..... on the Yellow River, where a cascade of 46 dams was started...."

    "...The river has virtually disappeared....."

    "..... It now exists only in name, except for a couple of months during the rainy season....."


    Jasper Becker, Asia Times August 26 , 2003 .
    Please click here : http://www.atimes.com/atimes/China/EH26Ad01.html


    ".....46 con đập đã được xây dựng trên dòng sông Hoàng Hà (Yellow River)..."

    "....Con sông Hoàng Hà (Yellow river) tự nhiên bị biến đi đâu mất ...."

    "......Còn chăng chỉ là cái tên , và sống lại trong hai tháng mùa mưa...."...............Asia Times .



    Ghost town Ordos : những thành phố này cần rất nhiều nước . Vị trí của nó ở quá xa nguồn cung cấp nước và gần sa mạc khô cằn . Số tiền 70 tỷ đô la đành cho công trình South - North water diversion là một món tiền lớn... hãy dùng vào việc xây những nhà máy lọc nước, và làm sạch những dòng sông đang dẫy chết .






    Ghost Town ORDOS


    Xây dựng 10 thành phố một năm giống như Ordos . Please click here : https://www.youtube.com/watch?v=pbDeS_mXMnM






    Bơi hay đi bộ qua sông ?







    Sông Hoàng Hà (Yellow river) North, sông Dương Tử (Yangtse) South .

    Xây dựng những thành phố (Ordos) mà không cần biết có người ở hay không, rồi bỏ hoang không người ở, lãng phí biết bao tài nguyên thiên nhiên, sức người và nhiên liệu, thêm vào đó miền bắc nước tàu khí hậu khô cằn và ít mưa, thời tiết thay đổi nên dần dần bị sa mạc hoá, và mất đi bao nhiêu đất canh tác và trồng trọt .



    Miền bắc nước tàu nơi có sông Hoàng hà (Yellow river) chảy qua...cằn cỗi và khô cạn .

    Người dân sống trong vùng sa mạc hoá này không còn nguồn lợi nào sanh sống vì thiếu nước, và không có việc làm sẽ gây ra nạn đói, bất an xã hội vả nổi loạn, cái vòng lẩn quẩn lại kéo dài.......khí hậu thay đổi.....sa mạc hoá.....mất đất canh tác....không có việc làm thất nghiệp .....nhà nước tạo công ăn việc làm (như xây thành phố đô thị Ordos), dân quê tràn vào những thành phố để tìm đất sống . ..v..v..



    B- HẠN HÁN, XÂY ĐẬP, Ô NHIỄM MIỀN NAM : SÔNG DƯƠNG TỬ (YANGTSE) CẠN DÒNG :



    Dòng sông bị thu hẹp lại chì còn bằng cái đường mương , còn cá đâu nữa mà bắt ....... như vậy thì làm sao chuyển nước lên miền bắc thành công được (South North Water Diversion Project ) ?



    Con đập thượng nguồn Three Gorges dam và hạn hán đã giết lần mòn sông Yangtse ( Dương Tử) .

    Please click here : http://www.theguardian.com/environme...977022&index=9

    Dòng sông Dương Tử đang dẫy chết :






    Please click here : http://www.theguardian.com/environme...is-yangtze-dam

    http://www.theguardian.com/environme...977022&index=9

    Tờ báo The Economist cho biết : Nước tàu vào năm 1950 có trên 50 ngàn dòng sông, nhưng bây giờ chỉ còn 23 ngàn, và người tàu đang làm ô nhiễm và làm chết dần dần những dòng sông còn lại .

    http://www.theverge.com/2013/4/3/417...-supply-crisis



    Có 4 ngàn hãng và công xưởng Petrochemical Plants (chế tạo sản phẩm nhiên liệu từ xăng dầu) xây dựng dọc theo dòng sông Yangtse, và sông này đang bị ô nhiễm trầm trọng .


    Please click here :

    dòng sông ô nhiễm : http://vulep-photo.blogspot.com/2013...dong-song.html

    Môi trường ô nhiễm : http://images.search.yahoo.com/image...mb=YesnjlFOUhm
    Last edited by bebau; 07-18-2015, 05:33 PM.

  • #2
    Tương Lai Của Viet Nam ?

    C- CAO NGUYÊN TIBET NÁT TAN :



    Please click here : http://www.cultureunplugged.com/docu...ibet/?pp=share





    Đào xới hầm mỏ và xây dựng đập trên cao nguyên Tibet .


    http://www.circleofblue.org/waternew...ower-of-water/


    D- DÒNG SÔNG HOÀNG HÀ ĐÃ CHẾT, SÔNG DƯƠNG TỬ ĐANG DẪY CHẾT, ...BÂY GIỜ SÔNG MEKONG CÙNG CHUNG SỐ PHẬN ? ?


    Xây Đập trên thượng nguồn của dòng sông Mekong, và thay đổi dòng chảy đem nước đến những thành phố miền bắc nước tàu sẻ ảnh hưởng đến đời sống người dân sanh sống ở hạ nguồn. Thiếu nước từ trên thượng nguồn sẽ làm mất đi nguồn thực phẩm ngành ngư nghiệp cùa 60 triệu dân Việt Cambốt, Lào và Thái Lan đang sinh sống dưới hạ nguồn .

    Con cá nó sống vì nước...không có nước thì làm sao có cá ? ...Như vậy thì người dân sống ở hai bên bờ sông lấy gì mà ăn ?




    Vienteane Lào

    Please click here : http://khampoua.wordpress.com/2012/0...lao-merchants/

    Mekong cạn dòng (Lào)






    Please click here : http://www.nytimes.com/2010/04/02/wo...ught.html?_r=0

    Mekong khô cạn (Cambodia)





    Please click here : http://www.talkvietnam.com/2012/10/d.../#.U2OsvPldUpo

    Mekong cạn dòng (Thailand)




    Người dân Cambốt, Lào và Thái Lan đã và đang thấy dòng sông Mekong thân yêu của họ mà bao đời ông cha đã sinh sống....dòng sông này giờ đây đang dần dần cạn kiệt, họ biểu tình và chống đối việc xây đập ở thượng nguồn.......nhưng tàu vẫn làm thinh và coi như không có chuyện gì đã xảy ra !

    Người dân Việt Nam ở cuối nguồn, lưu lượng dòng chảy càng ngày càng ít đi.... là những nạn nhân bị thiệt hại nhiều nhất.... việc gì đang xẩy ra ?... Đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm mặn vì bị nước biển tràn vào thay thế cho lượng nước từ dòng sông Mekong chảy ra biển mà bây giờ không còn nữa ,... ta phải làm sao ?...... Dân Việt Nam phải nói lên tiếng nói và phát biểu ý kiến chống đối về việc tàu đang ngăn chặn dòng chảy trên dòng sông Mekong . Bằng chứng là những tấm hình cho ta thấy dòng chảy đã bị cạn kiệt, và bản đồ của những con đập dự định xây cất trong tương lai .


    Nước rất quan trọng ví nó đem đến sự sống cho ta, Nhìn bàn đồ dưới đây ta thấy hàng chục con đập sẽ được xây lên trên thượng nguồn, và dòng chảy từ sông Mekong từ từ giảm đi, vậy thì nước mặn từ biển sẻ trản vào . Ai sẽ chịu trách nhiệm cơm áo cho dân Việt ?








    Những con đập chặn dòng nước chảy trên dòng sông Mekong




    Những con Đập chặn dòng nước chảy trên thượng nguồn Cao Nguyên Tibet .

    Tìm đâu ra nước uống...ảnh hưởng của hạn hán trên dòng sông Mekong , tiếp tục xây đập sẽ đưa người dân sống hai bên bờ sông vào cõi chết :

    http://www.nytimes.com/slideshow/201...DROUGHT_4.html


    Trước khi tiếp tục viết về đề tài này, tôi post lên đây vài tấm hình để các bạn thấy rằng nếu không kịp thời xa lìa và đoạn tuyệt ảnh hưởng kềm chế của tàu thì chắc chắn nước Việt Nam chúng ta sẻ đi đến diệt vong .

    Nếu ta không làm gì..... thì sau này làm sao trả lời cho đời sau con cháu chúng ta ?

    bebau


    ================================================== ===================================
    Last edited by bebau; 09-08-2014, 02:03 PM.

    Comment


    • #3
      Melt Down In Tibet

      Tibet plateau, Cao nguyên Tibet .






      MELT DƠNW IN TIBET Please click here : http://meltdownintibet.com/f_river_mekong.htm

      Last edited by bebau; 05-05-2014, 03:42 PM.

      Comment


      • #4
        Anh Vinh Trương viết : ".......TQ làm liều bỏ thuốc “Đi Sông Không Người Lái” vào đầu nguồn nước để cho người Việt không còn sức đứng dậy đi làm việc mà không mang tiếng giết người...."

        Kính Anh Vinh,

        Anh có tiên đoán được trong thời gian nào tàu sẽ bỏ chất độc trên nguồn dòng sông Mekong ? và họ có dám làm không ?

        bebau

        Comment


        • #5
          Nông dân miền Tây của miền nam Việt Nam nay đã cảm nhận được hậu quả của các dự án thủy điện trên sông Mekong.

          ( Tường thuật của tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn.)







          Theo tường thuật này, dự báo của các chuyên gia về những dự án thủy điện trên sông Mekong nay đang thành hiện thực, đồng bằng sông Mekong - khu vực phía Tây của miền Nam Việt Nam (miền Tây) đang mất cân bằng về nguồn nước, nguồn cá, nguồn phù sa và hệ sinh thái đang suy kiệt.

          Tại một hội thảo nhằm chuẩn bị cho việc tham vấn về Dự án xây dựng đập thủy điện Donsahong tại dòng chính của sông Mekong trên đất Lào, vừa diễn ra ở Cần Thơ hồi cuối tuần qua, ông Nguyễn Văn Hiệp, một nông dân huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp), than rằng, hồi xưa khi nước lưu thông tự nhiên, nông dân dễ dàng ứng phó với hạn hán, lụt lội. Còn bây giờ khi dòng chảy của nước thay đổi do tác động của thủy điện, nông dân không biết đâu mà lường.




          Theo ông Hiệp, ở miền Tây hiện nay, mùa mưa dòng chảy tràn quá lớn, nông dân không kịp trở tay, nhưng đến mùa khô thì dòng chảy kiệt, nước mặn xâm nhập vào ruộng đồng càng ngày càng sâu. Cũng vì vậy, nông dân miền Tây càng ngày càng khó tính toán trong việc trồng trọt. Các nguồn lợi thủy sản như cá, tôm,… càng ngày càng ít. Chưa kể vì phù sa giảm, chi phí cho phân bón không ngừng gia tăng.


          Giới nghiên cứu về tác động của các dự án thủy điện trên sông Mekong từng cảnh báo, khi thủy điện Donsahong hoàn tất, vào mùa khô, khu vực hạ du của sông Mekong sẽ mất 50% lượng nước, 75% lượng cá.

          Ông Lê Anh Tuấn, làm việc tại Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, thuộc Đại học Cần Thơ, nói thêm, Donsahong chỉ là dự án thủy điện thứ hai trên dòng chính Mekong.


          Hiện có tới 19 dự án thủy điện đã, đang hoặc sẽ xây trên dòng chính của sông Mekong.

          Trong số này, riêng đoạn sông Mekong chảy trên lãnh thổ Trung Quốc đang có bốn dự án đã hoàn tất và đang hoạt động, chưa kể bốn dự án khác sẽ được xây dựng.

          Tại Lào, dự án thủy điện Xayabury đang được xây dựng, dự án thủy điện Donsahong đang chuẩn bị khởi công.

          Lào còn dự tính sẽ thực hiện thêm bảy dự án thủy điện khác.

          Ngoài Lào, Cambodiaa cũng đang dự tính thực hiện hai dự án thủy điện trên sông Mekong.

          Ông Dương Văn Ni, một tiến sĩ cũng làm việc tại Đại học Cần Thơ, cảnh báo, trong bối canh tác động của biến đổi khí hậu đối với miền Tây càng ngày càng lớn, các dự án thủy điện trên sông Mekong không chỉ mở đường cho nước mặn xâm nhập sâu vào ruộng đồng ở đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô.
          Điều đáng sợ nhất là việc có quá nhiều đập nước nối nhau theo kiểu bậc thang sẽ làm nông dân miền Tây chết ngộp nếu các đập thủy điện này đồng loạt xả lũ vào mùa mưa. Chỉ cần một trong các đập bị vỡ, tác động dây chuyền sẽ tạo ra một khối nước khổng lồ, đẩy toàn bộ vùng hạ du ở khu vực đồng bằng sông Mekong trôi ra biển.

          Việc thi nhau xây dựng hàng loạt đập thủy điện trên dòng chính của sông Mekong, dòng sông được xem là lớn nhất Đông Nam Á, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Miến Điện, Thái Lan, Cambodia, Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông, từng được báo động liên tục bởi tác động tiêu cực tới cuộc sống của khoảng 60 triệu người và hủy diệt môi trường của bốn quốc gia nằm ở hạ lưu con sông này là Việt Nam, Cambodia, Thái Lan, Lào, trong đó, Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.

          Hồi năm 2011, Việt Nam chính thức đề nghị hoãn việc xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính của sông Mekong ít nhất 10 năm để nghiên cứu về tác động của chúng nhưng đề nghị đó không được quan tâm.
          Sau khi khởi công xây dựng đập thủy điện Xayaburi, tháng 9 năm 2013, Lào loan báo sẽ thực hiện tiếp đập thủy điện Don Sahong và đến lúc đó, cả Thái Lan, Cambodia, Việt Nam mới đồng loạt bày tỏ sự lo ngại về tác hại của các đập thủy điện đối với môi trường, hệ sinh thái và ngư nghiệp ở khu vực hạ lưu Mekong.

          Tranh luận giữa bốn quốc gia trong Ủy hội sông Mekong (Lào, Thái Lan, Cambodia, Việt Nam) trở thành kịch liệt.

          Hồi giữa Tháng Giêng năm nay, cuộc họp của Ủy hội sông Mekong đã không đạt kết quả mà chính quyền và dân chúng nhiều quốc gia ở hạ lưu con sông này mong đợi: Ngưng thực hiện dự án thủy điện Don Sahong.

          Gần đây, dường như sức ép từ Thái Lan, Cambodia, Việt Nam có vẻ bắt đầu có hiệu quả, hồi hạ tuần Tháng Sáu, tại cuộc họp lần thứ 20 của ủy hội, Lào tuyên bố sẽ thực hiện thủ tục tham khảo ý kiến các quốc gia có liên quan về dự án thủy điện Don Sahong. Tuy Lào đã chấp nhận “tham vấn trước” nhưng giới bảo vệ môi trường vẫn lo ngại đó chỉ là hình thức trấn an. (G.Đ.)
          (NV)24/8


          ----------------------------------------


          Lấy nước ở đâu dể cung cấp cho những thành phố không người ở này ? :

          Thay đổi dòng chảy trên cao nguyên TIBET để cung cấp nước cho miền bắc nước tàu... sẽ làm thượng nguồn Mekong cạn kiệt . Xây dựng hàng chục con đập trên thượng nguồn dòng sông Mekong....lấy nước ngọt đâu ra mà uống, tội nghiệp cho đồng bào Việt Nam .

          bebau : "......Đây là một trong những nguyên do gây ra khủng hoảng về kinh tế và thiếu nước trầm trọng :

          Xây dựng những thành phố như những thành phố trong đoạn phim ngắn dưới đây...cần phải có nước để sinh sống..... Người lãnh đạo tàu không cần biết có người ở hay không, rồi bỏ hoang không người ở, lãng phí biết bao tài nguyên thiên nhiên, sức người và nhiên liệu......"

          Những con sông là nguồn nước cho sự sinh sống giờ đây đã bị ô nhiễm trầm trọng, cá mà còn không sống nổi thì huống chi con người : http://www.economist.com/news/leader...erate-measures


          China's real estate trouble : Ghost City . http://www.cbsnews.com/news/china-re...hl-60-minutes/

          Last edited by bebau; 09-06-2014, 04:13 PM.

          Comment


          • #6
            video http://www.cbsnews.com/news/china-tu...-water-crisis/



            Một số nơi tại miền Bắc Trung Quốc có thể sẽ bị rơi vào tình trạng thiếu nước rất nghiêm trọng.


            Những người dân ở một số thành phố sẽ thực sự không có nước để dùng.” Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch chi gần 80 tỷ Mỹ Kim để xây dựng một đường ống dẫn nước dài 2,700 miles - đủ để kéo dài từ New York đến Los Angeles.



            Hình ảnh một con sông đã bị cạn khô tại thành phố Hứa Xương.

            Photo Courtesy: IMAGINECHINA

            Cali Today News - Nếu tình trạng thiếu nước của tiểu bang California được cho là nghiêm trọng thì có lẽ sẽ không còn lời nào để diễn tả về tình trạng hạn hán của Trung Quốc hiện nay. Được biết trong thời gian tới đây, chính phủ cộng sản sẽ tiến hành một dự án dẫn nước lớn nhất thế giới để ‘cứu nguy’ cho những vùng đất đang bị hạn hán tại Trung Quốc.

            Từ xưa, dòng sông Yongding được xem là nguồn nước chính của Bắc Kinh. Thế nhưng hiện nay, cả dòng sông này cùng với 27,000 dòng sông khác của Trung Quốc đã cạn khô và biến mất hoàn toàn vì những ảnh hưởng của công nghiệp hoá, các đập nước xây dựng vô tổ chức và hạn hán. Chuyên gia về môi trường Ma Jun nói:

            “Một số nơi tại miền Bắc Trung Quốc có thể sẽ bị rơi vào tình trạng thiếu nước rất nghiêm trọng.

            Những người dân ở một số thành phố sẽ thực sự không có nước để dùng.”

            Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch chi gần 80 tỷ Mỹ Kim để xây dựng một đường ống dẫn nước dài 2,700 miles - đủ để kéo dài từ New York đến Los Angeles.

            Vì hơn 4/5 lượng nước ngọt của Trung Quốc tập trung ở phía Nam của nó, dự án này sẽ giúp chuyển một lượng nước đáng kể từ phía Nam sang phía Bắc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hơn 350,000 người Trung Quốc sẽ phải di dời chỗ ở. Zhang Xiaofeng, một trong những người dân phải di dời chỗ ở vì dự án này chia sẻ:

            “Đây không phải là chuyện bạn có sẵn sàng để tham gia vào dự án này hay không. Chúng tôi phải dời đi nếu không muốn nhà của chúng tôi bị nhấn chìm trong dòng nước.”

            Tuy nhiên, theo chuyên gia môi trường Ma Jun thì dự án này chỉ là cách giải quyết mang tính chất ngắn hạn:

            “Dự án này sẽ giúp chữa cháy cho tình trạng hạn hán hiện nay. Nhưng tôi sẽ không gọi đây là một giải pháp cuối cùng, bởi vì lượng nước được chuyển đến sẽ không đủ để lấp đầy những vùng đất đang khô nứt ở miền Bắc.”

            Linh Lan (Theo CBS News)

            Nguồn : Calitoday http://www.baocalitoday.com/vn/tin-t...trong-hon.html




            ================================================== =============



            If you think water is in short supply in California, you should see what's happening in China. The situation is so dire that next month, the communist government will turn on the taps in the world's biggest water-diversion project.


            Massive project to bring water to Beijing
            The Yongding River, which once fed Beijing, ran dry along with 27,000 other rivers in China that have disappeared due to industrialization, dams and drought.

            "Some of the large parts of the north China plane may suffer severe water shortages," said environmentalist Ma Jun. "Some of the cities could literally run out of water."
            To try to solve the problem, China's government is planning to spend nearly $80 billion to build nearly 2,700 miles of waterways -- almost enough to stretch from New York to Los Angeles.


            View of the cracked bed of the nearly dried-up Qingni River during a drought in Xuchang city. IMAGINECHINA
            Four-fifths of China's fresh water lies in its south. The idea behind the project is to move some of that water to the parched - and populous - north by connecting existing bodies of water. That's meant relocating 350,000 people to settlements.

            Zhang Xiaofeng, who was moved to a settlement, was asked if she wanted to come to this place.

            "It does not matter if you're willing or not," said Zhang. "We had to move here. If we didn't our home would be under water."

            She used to sell jade but now scrapes by selling whatever she can from a small shop in her "relocation village" -- dubbed "Harmony" by the local government.

            She walked us through her new home but said she misses her old one. Still, she said, her suffering is worth it for more people to have water. But was she being serious or just being polite?

            "As a Chinese citizen we all ought to be like this," answered Zhang. "We can survive anywhere."

            View of the construction site of Danjiangkou Dam Extension Project. CHEN HUAPING - IMAGINECHINA
            Back in Beijing, Ma Jun feels the project is a short-term "emergency measure."
            "It will help to buy some time," said Ma Jun. "I wouldn't call this a real final solution because the current volume of transfer will not be enough to fill up the gap."

            The water supply for some cities, he fears, may someday run out.

            © 2014 CBS Interactive Inc. All Rights Reserved.
            Last edited by bebau; 11-30-2014, 07:52 PM.

            Comment


            • #7
              Tội nghiệp nước Việt Nam , một ngày nào đó rất gần....dân Việt sẽ trở thành nô lệ như những người Tây Tạng bây giờ .
              bebau


              TÂY TẠNG và CÁI ÁCH THỰC DÂN TRUNG QUỐC
              Phạm hy Sơn

              Nhân loại, nhất là những dân tộc ở châu Phi, châu Mỹ tưởng chủ nghĩa đế quốc, thực dân đã tàn lụi vào quá khứ. Không ai ngờ nó vẫn hiển hiện tại những xứ nhỏ yếu bên cạnh Trung Quốc.
              Vào thế kỷ 17, 18 các nước châu Âu nhờ sớm kỹ nghệ hóa đã đua nhau đi xâm lăng những nước lạc hậu trên thế giới để kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa và khai thác nguyên liệu đem về nước chế biến, nhưng sau khi Thế Chiến thứ II chấm dứt năm 1945 thì những nước bị đế quốc đô hộ đó dần dần tự giải thoát khỏi ách thực dân. Ngược lại các dân tộc Mông Cổ, Mãn Châu, Duy Ngô Nhĩ và nhất là Tây Tạng vẫn còn bị cái ách đô hộ của Trung Quốc cho đến nay.
              Tây Tạng bị quân đội cộng sản Trung Quốc xâm lăng năm 1950, bị sát nhập thành phủ, huyện của Trung Quốc năm 1951, và cũng như 3 dân tộc kia hiện đang bị Trung Quốc áp dụng chính sách triệt để Hán hóa để xóa bỏ hẳn trên bản đồ thế giới.
              Trung Quốc từ lâu đời có truyền thống xâm lăng những nước nhỏ yếu bên cạnh để bành trướng lãnh thổ và đồng hóa dân bản xứ thành người Hán. Ngày nay vì nạn nhân mãn trầm trọng với 1.300 triệu người, Trung Quốc càng cần đi xâm lăng các nước khác, nhất là những nước đất rộng ít dân như Tây Tạng, Mông Cổ... hầu di dân giải tỏa áp lực dân số. Do đó chỉ mới mấy chục năm nay mà người bản xứ của những nước này trở thành dân thiểu số trên chính quê hương của họ với 20% dân số, 80% còn lại là người Hán thực dân.
              ĐẤT NƯỚC và DÂN TỘC TÂY TẠNG:
              Tây Tạng là 1 quốc gia hiện diện lâu đời ở miền Trung Á, nói rõ hơn ở sườn phía bắc dãy núi Hymalias với độ cao trung bình trên 4.500m (núi Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam ở Lào Cai cao hơn 3.000m) nên người ta kêu Tây Tạng là nóc nhà thế giới. Diện tích Tây Tạng khoảng 2 triệu 500 ngàn km2 (chiến hơn ¼ diện tích Trung Quốc hiện nay) bao gồm các khu vực rộng lớn chính như Amdo, Kham và U-Tsang. Thủ đô là Lhassa.
              Sau khi chiếm Tây Tạng năm 1950, Trung Quốc cắt vùng Amdo rộng lớn phía đông bắc thành những mảnh nhỏ để sát nhập vào các tỉnh Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên; phần phía đông vùng Kham cũng bị cắt nhỏ như thế để sát nhập vào các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên, Thanh Hải. Khu gọi là tự trị Tây Tạng chỉ còn U-Tsang và tây Kham với diện tích hơn 1 triệu km2.
              Cách nay khoảng 5.000 năm, khi dân Hoa Hạ (Hán) có mặt ở khu vực tây bắc (sông) Hoàng Hà thì dân tộc Tây Tạng cũng đã định cư ở vùng Trung Á này rồi và từ từ phát triển về phía đông và đông nam tách ra thành các nước Nam Chiếu, Miến Điện và có lẽ cả Thái Lan. Nước Nam Chiếu rất hùng mạnh vào thế kỷ thứ 8, đã từng đem quân đánh An Nam (VN bây giờ), Miến Điện và tranh hùng với nhà Đường Trung Quốc vào giữa thế kỷ này. Nam Chiếu sau đổi thành Đại Lý và bị người Tàu xâm chiếm rồi đồng hóa thành tỉnh Vân Nam hiện nay.
              Dân tộc Tây Tạng có 1 nền văn hóa lâu đời và có nhiều nước từng chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa này như Népal, Boutan, Sikkim... ở phía nam, phía bắc tới tận Mông Cổ và Trung Quốc (phái Mật Tông). Tây Tạng có ngôn ngữ riêng (tiếng Tạng Miến), chữ viết riêng, tôn giáo riêng với đạo Bôn xuất hiện nhiều thế kỷ trước khi đạo Phật từ Ấn Độ truyền sang vào thế kỷ thứ 7 sau TL. Hiện nay đạo Bôn vẫn còn được 1 số người theo và đạo Phật với phái Mật Tông lan sang Trung Quốc và cả Việt Nam, Mông Cổ.
              Ngay từ đầu thế kỷ thứ 7 sau TL. Tây Tạng đã là 1 quốc gia hùng mạnh, đã từng phát triển tới Bangladest, Nam Chiếu ở phía đông, nam; phía bắc và đông bắc tới Mông Cổ, Trung Quốc.
              Liên tiếp 2 năm 635, 636 vua Songsten Gampo (604-650 sau TL ) đem quân đánh Trung Quốc buộc vua nhà Đường lúc ấy phải gả công chúa Wencheng (Văn Thánh) cho vua Tây Tạng để giảng hòa. Tuy vậy, sự tranh hùng giữa 2 nước xẩy ra liên miên suốt 3 thế kỷ. Năm 763 vua Trisong Detsen (756-804) tiến quân tới Trường An, kinh đô nhà Đường, làm vua Đường Thái Tông phải chạy về Lạc Dương. Vua Tây Tạng lập 1 ông vua bù nhìn ở Trường An để cai trị. Đến năm 821, dưới triều vua Ralphachen (815-838) hai nước mới có hòa ước ký tại Lhassa, thủ đô Tây Tạng. Bản hòa ước này được khắc bằng cả chữ Tây Tạng và chữ Hán vào 1 cột đá dựng bên ngoài chùa Jokhang ở Lhassa. Cũng trong thời kỳ này, biên cương 2 nước Tạng, Hoa được vạch rõ, được đánh dấu bằng những trụ đá hay khắc vào núi đá như ở biên giới giữa 2 nước vùng Vân Nam.
              Tây Tạng cường thịnh được khoảng 500 năm thì bị suy yếu do nạn chia rẽ, tranh chấp quyền hành. Do đó, đầu thế kỷ thứ 13 nước này bị quân Mông Cổ chiếm để mở 1 con đường tiến quân chinh phục Trung Quốc, sau đó Trung Quốc bị đế quốc Nguyên Mông Cổ cai trị gần 100 năm. Khi nhà Nguyên Mông Cổ sụp đổ, Tây Tạng cùng với Trung Hoa và tất cả những nước khác lấy lại độc lập, nhưng đến thế kỷ thứ 16 Tây Tạng lại bị Mông Cổ đô hộ lần nữa. Đầu thế kỷ thứ 18, khi đế quốc Mãn Châu củng cố xong sự cai trị ở Trung Quốc thì tiến quân đánh chiếm Tây Tạng, cắt miền đất phía đông Amdo sát nhập vào Trung Quốc với cái tên Koko Nor (Hồ Nước Xanh). Vùng này bị đổi thành tỉnh Thanh Hải năm 1929 dưới chính quyền Quốc Dân Đảng do Tôn Dật Tiên sáng lập.
              Khi đế quốc Mãn châu (nhà Đại Thanh) bị lật đổ ở Trung Hoa năm 1911, nhân cơ hội này Tây Tạng tuyên bố độc lập. Nền độc lập này kéo dài được 39 năm thì bị Mao trạch Đông đem quân xâm chiếm.
              Trung Quốc thường viện dẫn rằng trước đây Tây Tạng thuộc quyền đô hộ của nhà Nguyên (đế quốc Mông Cổ) và nhà Thanh (đế quốc Mãn Châu) nên nay họ có quyền tiếp tục cai trị. Lý luận như thế chẳng khác gì nói rằng cái nhà này ông tôi chiếm của hàng xóm, rồi đến bố tôi tiếp tục chiếm nên nay cái nhà này thuộc về tôi. Lập luận và lối chứng minh ấy thật lạ lùng vì Tây Tạng cũng như Trung Quốc xưa kia cùng bị Mông Cổ và Mãn Châu xâm lăng, đều là nạn nhân của 2 đế quốc đó nên nếu lấy lịch sử để chứng minh chủ quyền như thế thì cái quyền ấy là quyền của người Mông Cổ và người Mãn Châu.
              Họ có quyền đòi chủ quyền không những ở Tây Tạng mà ở cả Trung Quốc. Tương tự, những nước trong “Bát Quốc Liên Quân “Nga, Nhật, Đức... có quyền đòi hỏi chủ quyền trên lãnh thổ Trung Quốc hiện nay, ít nhất là Nhật có quyền đòi hỏi chủ quyền toàn bộ quần đảo Đài Loan vì quần đảo này đã từng bị sát nhập vào Nhật cho đến hết Thế Chiến thứ II.
              Đế quốc Mãn Thanh của người Mãn Châu, không phải của người Trung quốc. Hiến Pháp Đại Cương năm 1908 của đế quốc này gồm 15 điều, điều I ghi rất rõ ràng:
              Điều I: “Hoàng Đế Đại Thanh thống trị đế quốc Đại Thanh, nối tiếp nhau đến vạn đời.”
              Điều II: “Hoàng đế tôn nghiêm như thần, thánh, bất khả xâm phạm.“...
              Triều dình của đế quốc Đại Thanh khi ấy thì ông vua Quang Tự là người Mãn, 12 Thượng Thư thì 8 là người Mãn ( trong đó 5 người là hoàng tộc Mãn ), chỉ có 4 là người Tàu ( Nguyễn hiến Lê, Sử Trung Quốc, Chương 8 - www.4phuong.nt/ebook).
              TÂY TẠNG DƯỚI ÁCH THỰC DÂN TRUNG QUỐC:
              Sau khi chiếm xong Tây Tạng, Mao mở đầu kế hoạch nuốt trọn Tây Tạng bằng cách hủy diệt nền tảng cấu trúc về tôn giáo và đạo đức của xã hội Tây Tạng. Đó là chiến dịch đấu tố Cải Cách Ruộng Đất. Bên ngoài là tịch thu ruộng đất của tu viện, chùa chiền và địa chủ, những người giàu có để chia cho dân nghèo xóa bất công xã hội, nhưng bên trong hàm ẩn mục đích tiêu diệt tiềm năng chống đối của người Tây Tạng vì Đạo Phật và ảnh hưởng của giới tu sĩ bao trùm hầu hết mọi sinh hoạt của Tây Tạng từ đạo đức, chính trị, văn hóa, giáo dục đến phong tục, tập quán nên diệt được Phật giáo là diệt được Tây Tạng (khoảng từ 20 đến 25% người trưởng thành Tây Tạng tu trong hàng ngàn tu viện và chùa chiền trên khắp nước (*). Vì vậy quân đội Trung Quốc tịch thu hết ruộng đất của những cơ sở tôn giáo và đuổi những người tu hành ra khỏi tu viện, chùa chiền bắt phải hoàn tục. Ai không nghe thì bị đánh đập, bỏ tù, những người chống đối thì bị giết ngay tại chỗ hay bắt đi mất tích. Hai chữ “mất tích” ở Tây Tạng từ khi bị Trung Quốc xâm lăng có nghĩa là bị đem đi thủ tiêu, không bao giờ trở lại.
              Quân đội Trung Quốc chỉ định những đối tượng của cuộc Cải Cách Ruộng Đất bắt dân chúng phải đấu tố, bắn giết. Đó là những vị sư sãi, những thân hào nhân sĩ, những người giàu có tại địa phương. Toàn bộ tài sản liên quan hay thuộc về họ bị tịch thu; bạn bè, thân nhân bị canh chừng và bị cô lập bằng cách gạt ra bên ngoài tất cả mọi sinh hoạt xã hội. Dân chúng, giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng, giữa xóm làng phải tố cáo lẫn nhau.
              Vì bị cai trị khắc nghiệt như vậy nên chỉ 6 năm sau, năm 1956, người Tây Tạng bùng lên phản kháng. Lúc đầu là ở Amdo và đông Kham, những vùng bị cắt nhỏ sát nhập vào các tỉnh Cam Túc- Thanh Hải- Tứ Xuyên- Vân Nam, sau lan cả sang tây Kham và U-Tsang. Cuộc nổi loạn bị trấn áp thật khủng khiếp, chỉ trong 3 năm (1956 – 1959) hơn 20.000 người tham dự bị giết chết, dã nam nhất là hơn 200.000 người bị bắt đem đi thủ tiêu. Đó là cha mẹ, vợ con,anh em, xóm làng của những người chống đối. Cuộc tàn sát này giống với cuộc tàn sát diệt chủng người Do Thái mà Hitler ra lệnh cho áp dụng ở châu Âu hồi Thế Chiến thứ 2.
              Từ đó tới nay một mặt Trung Quốc xiết chặt sự cai trị Tây Tạng và mặt khác ồ ạt di dân cũng như đem hàng triệu tội phạm người Hán tới nhốt rồi cấp phát ruộng đất bắt định cư tại đó sau khi mãn tù (**).
              Dân tộc Tây Tạng đã được hun đúc bằng truyền thống văn hóa của ngàn xưa và từng có một lịch sử oai hùng không dễ gì chịu khuất phục trước bạo lực và chính sách Hán hóa của Trung Quốc nên dân chúng luôn luôn có những hành động phản kháng dưới mọi hình thức, từ nhỏ tới lớn. Ngày 10 tháng 3 năm 2008 dân chúng thủ phủ Lhassa nổi lên biểu tình chống đối bị công an và Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc đàn áp giết chết hơn 300 người và mấy trăm người, trong đó có nhiều nhà sư, bị bắt đem đi mất tích không bao giờ trở lại. Từ cuộc nổi lên ở thủ phủ Lhassa này, sự cai trị tàn bạo của Trung quốc càng ngày càng tàn bạo thêm. Bí Thư Tây Tạng ( người Hán ) Zang Qingli công khai tuyên bố: “Những ai cần bắt sẽ bị bắt, cần bỏ tù sẽ bị bỏ tù. Những ai cần giết sẽ bị giết.”
              Báo Le Monde ra ngày 14-12-2012 viết: “Sau vụ nổi dậy năm 2008, trấn áp là biện pháp duy nhất.” (Web site RFI ngày 14-12-2012). Còn báo Libération ngày 12-12-2012 đăng 1 bài phóng sự dài về Tây Tạng của Phillippe Grangereau có ghi lời nữ văn sĩ Tây Tạng, bà Tsering Woeser, mô tả: hiện nay Tây Tạng không khác gì 1 nhà tù, nhất là tại thủ phủ Lhassa. Công an, cảnh sát khám người trên khắp các nẻo đường, kẻ cả trẻ em. Vào chùa phải đưa thẻ căn cước vào máy và khi vào bên trong lại bị khám xét nữa. Chỉ trên 1 đoạn đường 500m bà đi qua có 21 chốt gác của cảnh sát và gặp 3 đội tuần tra.
              Ở Đồng Nhân không chỉ có công an, quân đội giữ an ninh, trật tự mà cả các cán bộ, công nhân viên cũng phải dành ½ thời gian canh chừng dân chúng.
              Tất cả mọi người Tây Tạng ra đường dù ngày hay đêm đều phải mang theo 5 thứ giấy tờ tùy thân và luôn luôn bị khám xét trong khi người Hán ở Tây Tạng thì không bị sách nhiễu gì cả.
              Cũng trong bài phóng sự này Phillippe Grangereau đưa ra nhận xét: ”Họ (Trung Quốc) muốn đồng hóa, muốn triệt bỏ ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, lịch sử, nhân cách của người Tây Tạng.”
              Nhận xét ấy rất chính xác vì chỉ riêng trong thời gian Mao trạch Đông phát động Cách Mạng Văn Hóa vào những năm 1960 có hơn 6.000 tu viện và chùa chiền bị tiêu hủy, những cơ sở chưa bị phá thì bị canh giữ, các ni sư phải học tập chủ nghĩa cộng sản; những nhà tu nào chống đối thì bị bắt, bị giết hay đem đi biệt tăm; học sinh và trẻ em bị cấm đến chùa; vinh viên, học sinh phải học những môn học viết toàn bằng chữ Hán; phong tục tập quán, lối sống của người Tây Tạng bị chê bai, lăng mạ.
              Chính sách Hán hóa khốc liệt ấy không khác gì chính sách mà quân nhà Minh áp dụng khi xâm lăng Việt Nam đầu thế kỷ thứ 15. Sắc chỉ của Minh thành Tổ ngày 21-8-1406 ra lệnh bất cứ sách vở, văn, thơ, vết tích văn hóa nào của Việt Nam cũng phải thu, phải đốt, phải đục cho hết.
              Trong Việt Nam Sử Lược, sử gia Trần trọng Kim ghi: “Đến tháng 8 năm Giáp Ngọ (1414 ) Trương Phụ và Mộc Thạnh về Tàu đem theo những đàn bà, con gái về rất nhiều . Bọn Hoàng Phúc ở lại sửa sang các việc trong nước để khiến người An Nam đồng hóa với người Tàu. Lập đền miếu bắt người mình phải cúng tế theo tục bên Tàu, rồi từ cách ăn mặc cho chí sự học hành, việc gì cũng bắt như người Tàu cả. Còn cái gì là di tích của nước mình thì thu nhặt đem về Tàu hết sạch.”
              Sử gia Trần trọng Kim ghi tiếp rằng Hoàng Phúc bắt các châu, huyện phải lập văn miếu thờ Khổng Tử và lập các bàn thờ trong nhà để thờ các thần sơn (núi), xuyên (sông), phong (gió), vân (mây)... Bắt đàn ông, con trai không được cắt tóc ngắn; đàn bà, con gái thì phải mặc áo ngắn quần dài theo cách ăn mặc của người Tàu ( đàn bà Việt Nam thì mặc áo dài, váy đen – PH Sơn chú thích).
              (Trần trọng Kim, Việt Nam Sử Lược Q.I trang 211&212, Bộ Giáo Dục xb. năm 1971).
              Chúng ta đọc lại giai đoạn lịch sử đen tối của Việt Nam để cảm thông nỗi nguy nan của dân tộc Tây Tạng dưới ách cai trị của Trung Quốc hiện nay.
              Trong hoàn cảnh ngặt nghèo như thế, toàn dânTây Tạng đang kiên trì tranh đấu cho sự sống còn của dân tộc bằng sự hy sinh vô bờ bến, hy sinh bằng chính bản thân họ biến thành những ngọn đuốc sống đang bừng cháy trên vùng trời Hymalias.
              Nhân loại đã nhận thấy sự thống khổ của họ, Liên Hiệp Quốc, Cộng Đồng Âu Châu, các quốc gia, các cơ quan bảo vệ nhân quyền... liên tục lên tiếng mạnh mẽ phản đối chế độ thực dân Trung Quốc tại Tây Tạng.
              Trước công luận và sự lên án của thế giới, liệu Trung Quốc có thể duy trì mãi mãi chế độ thực dân ở Tây Tạng, Nội Mông Cổ, Tân Cương hay sẽ sớm nở tối tàn như 3 đế quốc muộn Đức, Nhật, Ý năm 1945?
              Phạm hy Sơn
              (18–03–2013 )
              GHI CHÚ:
              -(*) Dù sống đời sống tị nạn tại Ấn Độ, hiện trong 200 ngàn người Tây Tạng ở Dharamsala có 20 ngàn tăng ni tu trong 200 tu viện hay trong các ngôi chùa – như vậy là 10% dân số đi tu.
              - (**) Trong cuộc đàm luận với 1 nhà báo Ấn Độ hồi tháng 4-2012, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiết lộ hiện nay ở thủ đô Lhassa người Hán chiếm 2/3 sân số và nắm hết các quyền lợi của người Tây Tạng. Xin xem đầy đủ trên Web site thuvienhoasen.org /phần Phật Giáo Thế Giới.
              Last edited by bebau; 03-12-2015, 06:38 PM.

              Comment



              Hội Quán Phi Dũng ©
              Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




              website hit counter

              Working...
              X