Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sức Mạnh Kỳ Diệu Của Câu Xin Lỗi

Collapse
X

Sức Mạnh Kỳ Diệu Của Câu Xin Lỗi

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sức Mạnh Kỳ Diệu Của Câu Xin Lỗi

    Đoản Văn Hay Trong “My Turn”

    Sức Mạnh Kỳ Diệu Của Câu Xin Lỗi


    • Sau nhiều năm không nói chuyện với cha mẹ tôi, vì giận hờn. Cha tôi đã nối lại được tình cha con chỉ cần một câu xin lỗi.
    • Bà Wilberg cư dân ở Milwaukee kể lại kinh nghiệm bản thân của bà về sự rạn nứt trong gia đình chỉ vì giận hờn, không ai nói chuyện với ai trong suốt 12 năm trời. Sự im lặng ngày càng tệ thêm. Mãi cho đến khi cha của bà khởi xướng sự hàn gắn bằng lời xin lỗi của ông cụ.


    KHI TÔI Ở TUỔI VỪA TRƯỞNG THÀNH, GIA ĐÌNH TÔI CÓ CÁI LỐI BẦY TỎ THÁI ĐỘ BẤT ĐỒNG bằng cách không nói chuyện với nhau nữa. Nhiều khi sự im lặng vì căm giận kéo dài suốt ngày, hay nguyên cả một tuần lễ. Thỉnh thoảng một người bà con như một bà dì, hay người em họ bỗng dưng biến khỏi danh sách trong họ hàng vì một vài bất đồng gì đó. Giống như người ta bôi bỏ tên một nhân vật trong Bộ Chính Trị ở mấy nước Cộng Sản.
    Tôi ngưng không nói chuyện với cha mẹ tôi sau khi xảy ra một loạt những khó khăn trong gia đình, để rồi đưa đến một lần cãi nhau giữa tôi và mẹ tôi qua điện thoại hồi năm 1988. Sự im lặng vì giận nhau kéo dài cho đến năm 2000. Trong suốt 12 năm trời, chúng tôi chỉ nhận được Thiệp Giáng Sinh từ cha mẹ tôi. Hai người ký tên “Họ” một cách lạnh lùng, như một thông lệ thường, ở dưới tấm thiệp. Chỉ có thế thôi, ngoài ra không có một sự giao tiếp nào khác cả.
    Những người như chúng tôi, được dạy dỗ theo tinh thần văn hoá ghim trong lòng sự giận hờn thâm canh cố đế, đều hiểu rằng càng lạnh lùng thì càng xa cách. Giống như chiếc thuyền, càng đi ra khơi thật xa, càng không thấy bến bờ cũ. Giận nhau, không thèm nói chuyện trong khoảng hai hay ba năm, tự nhiên mình cảm thấy rất khó mà cầm điện thoại lên để nói chuyện lại với nhau.
    Thế rồi, bỗng nhiên cha tôi gởi cho tôi một tấm thiếp, trong đó ông cụ dùng đến ba chữ thật mầu nhiệm: “Xin lỗi con .Chuyện xảy ra thật là đáng tiếc, bố khổ tâm lắm.”.
    Từ đó chúng tôi viết thư lại cho nhau. Tôi kể cho cha tôi biết về những đứa cháu ngoại của ông bây giờ ra sao, đã biết làm gì, và lớn đến đâu rồi. Ông cụ thì viết lại cho tôi kể về những chuyếb đi chơi đánh “goft”, chơi “bowling” hàng tuần của ông vui như thế nào. Ông cụ cũng viết cho tôi biết về căn bệnh “lú lẫn”, Alzheimer’s, đã từ từ giết dần giết mòn mẹ tôi ra sao. Mỗi lá thư ông viết về mẹ tôi, ông đều mở đầu với dòng chữ: “Mẹ con thì vẫn như cũ, chỉ có điều mẹ không còn nấu ăn được nữa vì mẹ quên không nhớ cách sử dụng lò bếp.”.
    Nhưng lá thư của cha tôi chỉ mở đường cho sự liên lạc giữa đôi bên, chứ chưa đem lại sự hoà gỉai hoàn toàn. Muốn hòa giải, chúng tôi phải giáp mặt nhau. Một năm sau, chúng tôi làm được chuyện này. Trên đoạn đường dài sáu giờ lái xe, tôi hỏi chồng tôi: “Em nên nói gì với bố đây?”. Nhà tôi trả lời: Thì em cứ nói chào bố, rồi em hỏi lúc này bố ra sao. Có gì lạ không?”.
    Đúng như vậy. Đó chính là những điều tôi đã hỏi thăm cha tôi, khi chúng tôi vừa bước vào nhà của cha tôi. Ông cụ bầy lên bàn ăn món gà tây, bánh mì, và khoai tán ăn liền. Trong lúc ngồi ăn, ông cụ tóm tắt cho tôi những việc thường làm khi có người nào trong gia đình chết, người nào mới sinh, và những liên lụy gia đình của hai việc này. Đến lúc ăn tráng miệng, thì tôi bắt kịp, và hiểu được những điều ông cụ muốn dặn dò tôi. Trong hai năm kế tiếp, vợ chồng tôi đi thăm hai cụ thường xuyên hơn.
    Nếu như tôi để trễ thêm vài năm sau mới hoà giải với mẹ tôi, thì có lẽ bà chẳng còn nhận ra tôi nữa, và cũng chẳng cần biết tôi có trở về thăm bà hay không. May quá, tôi đã trở về, và đã xin lỗi mẹ tôi được, tôi đã có dịp nắm tay mẹ tôi, dìu bà đi bộ chung với tôi, có dịp thấy chiếc áo nhung mẹ tôi mặc trong ngày đám cưới của bà vào năm 1937, và được ăn những bữa cơm tôí có thịt gà tây cùng với bà. Khi căn bệnh Alzheimer ngày càng nặng thêm, nó làm cho bà cụ có khi bẳn gắt hay lý sự,có khi thì im lặng, không thèm nói một tiếng, và nhất là không cầm được cái gì trên tay cả, điều này làm cho cha tôi khổ nhất. Ông viết thư dặn tôi đừng đến thăm nữa. Những lá thư của ông vẫn mở đầu bằng câu nói: “Mẹ của con thì vẫn như cũ, nhưng…”
    Vài tháng sau, mẹ tôi mất. Ngay khi nhận được điện thoại của cha tôi, tôi sang gặp ông cụ ngay. Cụ muốn bàn với tôi về việc làm tang lễ. Tôi ngồi cạnh ông, trong lúc ông lấy cái máy đánh chữ hiệu Royal cổ xưa của ông để thảo tờ “Cáo Phó.”. Hai cha con lưạ quần áo mặc cho mẹ tôi khi chôn cất. Một áo sơ mi có in bông, một quần dài đậm mầu, và một cái bao nhỏ đựng tiền cắc, trong đó cha tôi bỏ vào chiếc nhẫn hứa hôn mà ông đã tặng cho bà 64 năm về trước. Chúng tôi ngồi cạnh nhau, trên hai cái ghế gấp, ở nghĩa trang, theo dõi các người phu nhà đòn từ từ hạ huyệt cho mẹ tôi.
    Mười tám tháng sau, cha tôi mất. Trong suốt thời gian khi người còn sống, chúng tôi đi thăm cụ nhiều lần. Chúng tôi thường đến nhà hàng Tầu để ăn tối, và đi chơi trong các khu buôn bán ở trong vùng . Mấy đứa cháu được nghe ông ngoại kể chuyện thời kỳ Kinh Tế Khủng Hoảng đời sống khó khăn như thế nào, thời kỳ nhạc jazz còn thịnh hành, và khi nhỏ ông cụ hay chơi những trò chơi gì. Ông cụ cũng nói về niềm thương nhớ của cụ đối với mẹ tôi. Cụ thường có cái thú mang hoa giả đến mộ phần của mẹ tôi vào một ngày trong tuần. Ông muốn trang trí mộ của mẹ tôi thật đẹp bằng hoa giả.
    Mỗi năm tôi đi thăm nghĩa trang nơi chôn cất cha mẹ tôi một lần. Tôi trồng một ít hoa tươi, loại dễ mọc, quanh phần mộ để thay thế những bông hoa giả của cha tôi, và rải quanh đó ít hạt giống cho hoa mọc lên. Trước khi ra về, tôi hôn lên đầu hai tấm bia mộ, tôi nói lời từ biệt, và cảm thấy sung sướng trong lòng. Tôi có được cảm giác của một đưá con trong gia đình.
    Sự trăn trở vẫn không hoàn toàn thoát ra khỏi tim tôi. Giờ đây tôi đang chăm sóc phần mộ của cha mẹ tôi, đã có một thời tôi có thái độ lạnh lùng với hai người trong suốt 12 năm. Trớ trêu thay, tôi không còn cảm thấy ân hận nữa. Tôi cảm thấy tri ân. Ba chữ “I Am Sorry” của cha tôi đã cứu tôi không trở thành một đưá con mồ côi. Biết đâu có một người nào đó, cùng trong hội những người hay giận dai như gia đình tôi, tình cờ đọc được câu chuyện của tôi, có ý định xoá, và làm giống như cha tôi. Hãy làm như cha tôi đi, không trễ lắm đâu.


    ___________________________________
    Bà WILBERG hiện đang sống ở Milwaukee
    Nguyễn Minh Tâm dịch theo Newsweek ngày 15/9/08


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X