Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Margaret Thatcher, Britain's first female PM, dead at 87

Collapse
X

Margaret Thatcher, Britain's first female PM, dead at 87

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Margaret Thatcher, Britain's first female PM, dead at 87

    Margaret Thatcher, Britain's first female PM, dead at 87
    By Richard Allen Greene, CNN
    updated 9:49 PM EDT, Mon April 8, 2013



    London (CNN) -- Former British Prime Minister Margaret Thatcher, a towering figure in postwar British and world politics and the only woman to become British prime minister, has died at the age of 87.

    She suffered a stroke Monday, her spokeswoman said. A British government source said she died at the Ritz Hotel in London.

    Thatcher's funeral will be at St. Paul's Cathedral, with full military honors, followed by a private cremation, the British prime minister's office announced.

    Thatcher served from 1975 to 1990 as leader of the Conservative Party. She was called the "Iron Lady" for her personal and political toughness.

    Photos: Thatcher through the years Photos: Thatcher through the years
    Photos: Thatcher and Reagan's friendship Photos: Thatcher and Reagan's friendship
    Margaret Thatcher's political legacy
    Kissinger: Thatcher's strong convictions

    She retired from public life after a stroke in 2002 and suffered several strokes after that.

    She made few public appearances in her final months, missing a reception marking her 85th birthday hosted by Prime Minister David Cameron in October 2010. She also skipped the July 2011 unveiling of a statue honoring her old friend Ronald Reagan in London.


    In December 2012, she was hospitalized after a procedure to remove a growth in her bladder.

    WORLD REACTION: Tributes paid to 'great leader, great Briton' Thatcher

    Thatcher made history

    Thatcher won the nation's top job only six years after declaring in a television interview, "I don't think there will be a woman prime minister in my lifetime."

    During her time at the helm of the British government, she emphasized moral absolutism, nationalism, and the rights of the individual versus those of the state -- famously declaring "There is no such thing as society" in 1987.

    Nicknamed the "Iron Lady" by the Soviet press after a 1976 speech declaring that "the Russians are bent on world dominance," Thatcher later enjoyed a close working relationship with U.S. President Reagan, with whom she shared similar conservative views.

    But the British cold warrior played a key role in ending the conflict by giving her stamp of approval to Soviet Communist reformer Mikhail Gorbachev shortly before he came to power.

    "I like Mr. Gorbachev. We can do business together," she declared in December 1984, three months before he became Soviet leader.


    Having been right about Gorbachev, Thatcher came down on the wrong side of history after the Berlin Wall fell in 1989, arguing against the reunification of East and West Germany.

    Allowing the countries created in the aftermath of World War II to merge would be destabilizing to the European status quo, and East Germany was not ready to become part of Western Europe, she insisted in January 1990.

    READ: Why Thatcher was both icon and outcast
    2012: Thatcher's economic legacy
    Thatcher: I enjoyed company of elders
    2009: Inside Margaret Thatcher's papers
    How Thatcher, Reagan clicked

    "East Germany has been under Nazism or Communism since 1930. You are not going to go overnight to democratic structures and a freer market economy," Thatcher insisted in a key interview, arguing that peace, security and stability "can only be achieved through our existing alliances negotiating with others internationally."

    West German leader Helmut Kohl was furious about the interview, seeing Thatcher as a "protector of Gobachev," according to notes made that day by his close aide Horst Teltschik.

    The two Germanies reunited by the end of that year.

    A grocer's daughter

    Thatcher -- born in October 1925 in the small eastern England market town of Grantham -- came from a modest background, taking pride in being known as a grocer's daughter. She studied chemistry at Oxford, but was involved in politics from a young age, giving her first political speech at 20, according to her official biography.

    She was elected leader of the Conservative Party in 1975, when the party was in opposition.

    She made history four years later, becoming prime minister when the Conservatives won the elections of 1979, the first of three election victories to which she led her party.

    As British leader, Thatcher took a firm stance with the European Community -- the forerunner of the European Union -- demanding a rebate of money London contributed to Brussels.

    Her positions on other issues, both domestic and foreign, were just as firm, and in one of her most famous phrases, she declared at a Conservative Party conference that she had no intention of changing her mind.

    "To those waiting with bated breath for that favorite media catchphrase, the U-turn, I have only one thing to say: 'You turn if you want to. The lady's not for turning,'" she declared, to cheers from party members.

    The United Kingdom fought a short, sharp war against Argentina over the Falklands Islands under Thatcher in 1982, responding with force when Buenos Aires laid claim to the islands.

    WATCH: Remembering Margaret Thatcher

    Announcing that Britain had recaptured South Georgia Island from Argentina, Thatcher appealed to nationalist sentiments, advising the press: "Just rejoice at the news and congratulate our forces."

    A journalist shouted a question at her as she turned to go back into 10 Downing Street: "Are we going to war with Argentina, Mrs. Thatcher?"

    She paused for an instant, then offered a single word: "Rejoice."

    Controversy over Falklands war

    The conflict was not without controversy, even in Britain.

    A British submarine sank Argentina's only cruiser, the General Belgrano, in an encounter that left 358 Argentines dead. The sinking took place outside of Britain's declared exclusion zone.

    In her first term, Thatcher reduced or eliminated many government subsidies to business, a move that led to a sharp rise in unemployment. By 1986, unemployment had reached 3 million.

    But Thatcher won landslide re-election in 1983 on the heels of the Falklands victory, her Conservative Party taking a majority of seats in parliament with 42% of the vote. Second-place Labour took nearly 28%, while the alliance that became the Liberal Democrats took just over 25%.

    A year later, she escaped an IRA terrorist bombing at her hotel at the Conservative Party conference in Brighton.

    She was re-elected in 1987 with a slightly reduced majority.

    She was ultimately brought down, not by British voters, but by her own Conservative party.

    READ: Artistic opposition to the "Iron Lady"

    Brought down by the poll tax

    She was forced to resign in 1990 during an internal leadership struggle after she introduced a poll tax levied on community residents rather than property.

    The unpopular tax led to rioting in the streets.

    She married her husband, Denis Thatcher, a local businessman who ran his family's firm before becoming an executive in the oil industry, in 1951 -- a year after an unsuccessful run for Parliament. The couple had twins, Mark and Carol, in 1953.

    She was elected to Parliament in 1959 and served in various positions, including education secretary, until her terms as prime minister.

    Thatcher was awarded the U.S. Medal of Freedom by President George H. W. Bush in 1991, a year after she stepped down as prime minister. She was named Baroness Thatcher of Kesteven after leaving office.


    She retired from public life after a stroke in 2002 and suffered several smaller strokes after that. Her husband died in June 2003.

    Though her doctors advised against public speaking, a frail Thatcher attended Reagan's 2004 funeral, saying in a prerecorded video that Reagan was "a great president, a great American, and a great man."

    "And I have lost a dear friend," she said.

    In the years that followed she encountered additional turmoil. In 2004, her son Mark was arrested in an investigation of an alleged plot by mercenaries to overthrow the president of Equatorial Guinea in west Africa. He pleaded guilty in a South African court in 2005 to unwittingly bankrolling the plot.

  • #2
    Bà Margaret Thatcher với thuyền nhân Việt Nam

    Tác Giả: Thanh Quang, phóng viên RFA


    Cựu Thủ tướng Anh Magaret Thatcher, ảnh chụp năm 2010.

    Cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher vừa qua đời, hưởng thọ 87 tuổi. Có lẽ câu hỏi cần được nêu lên là có bao nhiêu người Việt định cư tại Anh biết được công của bà từng giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam, mở đường cho cộng đồng Việt Nam tại Anh phát triển như ngày nay?

    Ký nhận hơn 10.000 thuyền nhân

    Theo một viên chức người Việt từng làm khoảng 2 thập niên ở cơ quan Refugee Action tại Luân Đôn lo về người tỵ nạn và từng biên soạn tài liệu về lịch sử thuyền nhân Việt Nam tại Vương Quốc Anh vốn đang được lưu trữ tại Thư Viện Quốc Gia Anh Quốc và Bảo Tàng Viện Luân Đôn, thì vào năm 1979, khi hội nghị quốc tế diễn ra tại Trụ sở LHQ ở Genève để giải quyết vấn đề thuyền nhân, bà Margaret Thatcher, với tư cách thủ tướng Anh, đã ký nhận hơn 10.000 thuyền nhân Việt Nam, để từ năm 1980 trở đi, số thuyền nhân Việt Nam bắt đầu tới Anh ngày càng nhiều. Nhưng, theo viên chức này, thật ra không có nhiều thuyền nhân Việt Nam biết việc Thủ tướng Thatcher ký nhận hàng ngàn thuyền nhân như vừa nói.

    Một viên chức khác từng là Giám đốc của Refugee Action, ông Jack Shieh, xác nhận điều này:

    “Sự thật là hồi năm 1979, có hội nghị LHQ ở Genève để bàn về vấn đề thuyền nhân Việt Nam với lại người Cambodia và người Lào. Đa số người tỵ nạn ra đi, thì ở Đông Nam Á cũng như ở Hồng Kông, rất nhiều người tới đó rồi vì không có nước nào nhận họ định cư, thành ra vào năm 1979 có một hội nghị ở LHQ. Lúc đó, bà Thatcher vừa mới lên làm Thủ tướng Anh, bà có hứa nhận 11.500 người từ Việt Nam được định cư tại Anh Quốc. Sự thật có như vậy.”

    "Vào năm 1979 có một hội nghị ở LHQ. Lúc đó, bà Thatcher vừa mới lên làm Thủ tướng Anh, bà có hứa nhận 11.500 người từ Việt Nam." Jack Shieh
    Theo viên chức Refugee Action vừa nói thì ngoài việc không có bao nhiêu người Việt định cư tại Anh biết về chuyện Thủ tướng Thatcher ký nhận hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam, người Việt định cư tại Anh, đa số đến từ Miền Bắc Việt Nam, nhất là người gốc Hoa, cũng không quan tâm nhiều đến chính trị, nên không biết rõ “cái ơn” đó của Thủ tướng Thatcher, ngoại trừ một số người mà ông gọi là “kỳ cựu” ở Miền Nam Việt Nam mới để ý tới vấn đề chính trị và biết rõ việc làm của bà Thatcher dành cho thuyền nhân Việt Nam.

    Vẫn theo cựu viên chức Refugee Action, thì quan niệm của người Việt ở Vương Quốc Anh thường hay nghĩ rằng đảng Bảo Thủ Anh, nói chung, không có cảm tình với người tỵ nạn, còn đảng Lao Động thì ủng hộ người tỵ nạn nhiều hơn. Nhưng, theo ông, nếu không phải là người trong cuộc thì khó mà biết được sự thật. Nhưng viên chức này được xác nhận rằng người đã ký văn bản để nhận thuyền nhân Việt Nam như vừa nêu chính là Thủ tướng Margaret Thatcher.

    Trong khi đó, một cựu thuyền nhân Việt Nam từng được tàu Anh vớt, ông Ngô Hữu Thạc cư ngụ tại Luân Đôn, hồi tưởng lại công ơn của cố Thủ tướng Margaret Thatcher :


    Thuyền nhân được vớt từ những ghe thuyền nhỏ bé lên tàu lớn (UNHCR photo)

    “Đầu tiên có chiếc tàu Anh tên Sibonga vớt 2 chiếc tàu thuyền nhân Việt Nam ở Biển Đông. Một trong 2 chiếc tàu được vớt này, có tôi đi trong đó. Sibonga, chiếc tàu Anh đầu tiên vớt gần cả ngàn thuyền nhân trên Biển Đông và đưa thẳng tới Hồng Kông, là lúc mà bà Thatcher vừa lên làm Thủ tướng. Chiếc tàu này đánh điện về chính phủ Anh yêu cầu cho biết có nhận người hay không để họ vớt. Thủ tướng Thatcher đã chấp nhận, lúc đó hình như là vào tháng 5 năm 1979. Bà đã nhận người tỵ nạn, như vậy mình là những người được vớt lên chiếc tàu đó thì luôn luôn phải nhớ ơn chính phủ đầu tiên của bà Thatcher đã vớt người tỵ nạn Việt Nam từ Biển Đông, với số thuyền nhân đông nhất. Có thể trước đó chính phủ Anh nhận một vài chục người tỵ nạn Việt Nam gì không thì tôi không biết. Tôi nằm trong một trong hai chiếc tàu được chiếc Sibonga vớt, đưa tới Hồng Kông, ở lại Hồng Kong khoảng một tháng làm thủ tục rồi cho bay qua bên Anh luôn. Sibonga cũng mới gọi cho tôi để hỏi xem mình có thể làm được cái gì; tôi đang tham khảo ý kiến với các anh em. Bây giờ có rất nhiều người ở đây rất quan tâm tới ơn của bà Thatcher đã cho cứu người tỵ nạn Việt Nam trên biển.”

    Đón nhận miễn cưỡng

    Hiện có ý kiến cho rằng Thủ tướng Thatcher là người kỳ thị, đón nhận thuyền nhân Việt Nam một cách miễn cưỡng. Ông Jack Shieh, cựu Giám đốc Refugee Action vừa nói, lên tiếng:

    Mình là những người được vớt lên chiếc tàu đó thì luôn luôn phải nhớ ơn chính phủ đầu tiên của bà Thatcher đã vớt người tỵ nạn Việt Nam.
    Ngô Hữu Thạc

    “Điều đó sự thật tôi cũng không rõ là bởi vì khi diễn ra hội nghị ở LHQ vào năm 1979, những gì xảy ra, chi tiết như thế nào, thì tôi nghĩ không có nhiều người biết rõ. Tôi không hiểu tin từ đâu mà họ nói như vậy. Nhưng vấn đề Thủ tướng Thatcher nhận 11.500 người Việt đến định cư tại Anh Quốc, thì đó là sự thật.”

    Cho dù những nhận xét về cố Thủ tướng Thatcher có như thế nào đi nữa, thực tế cho thấy chính phủ Anh, kể cả chính phủ dưới quyền lãnh đạo của bà, đã từng có những biện pháp thiết thực giúp ổn định cuộc sống của thuyền nhân Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho tương lai của họ cùng người thân, con cháu. Theo các cựu viên chức Refugee Action cùng nhiều người Viêt ở Anh, thì bây giờ cuộc sống người Việt tỵ nạn tại Anh tương đối ổn định. Số người thành công - đa số thuộc thế hệ trẻ - cũng khá nhiều. Họ được ca ngợi là học hành rất giỏi. Thế hệ thuyền nhân trước đây, đa số sống nhờ phúc lợi, hiện nhiều người quay sang kinh doanh, mở tiệm, biến Luân Đôn hiện thành nơi có rất nhiều cơ sở kinh doanh của người Việt. Tại những con đường như Hackney, Mare street, Kingsland…có thể coi như là các “khu phố Việt Nam”, chuyên về nhà hàng, tiệm nail, xưởng may.v.v… Nói chung cộng đồng Việt Nam tại Anh đang trên đà phát triển đáng kể về mặt doanh thương, đóng góp rất nhiều cho kinh tế Vương Quốc Anh.

    Nhưng, bên cạnh sự thành công đó của người Việt, thì báo chí Anh, nhất là những tờ báo không thích người di cư, cũng nêu lên mặt tiêu cực của người Việt tại Anh, đó là việc trồng thuốc phiện. Đây là vấn đề “nhức nhối” nhất là đối với số người Việt tỵ nạn vì lý do chính trị. Vấn đề này đang ảnh hưởng đến uy tín của cộng đồng người Việt tại Vương Quốc Anh.

    Thanh Quang, phóng viên RFA
    2013-04-09

    Comment



    Hội Quán Phi Dũng ©
    Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




    website hit counter

    Working...
    X