Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Văn chương thời thổ tả

Collapse
X

Văn chương thời thổ tả

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Văn chương thời thổ tả


    Còn nhớ, hồi xưa đi học, có cuốn sách tên QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ do các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận biên soạn, Nha Học Chính Đông Dương xuất bản (từ những năm 35-40 thế kỷ trước), trong đó có bàì văn tả cảnh TỐI Ở NHÀ như sau:

    “Cơm nước xong, trời vưa tối. Ngọn đèn treo, thắp ở giữa nhà. Cha ngồi đọc nhật báo. Anh đang ngồi cúi xuống xem sách hay làm bài. Mẹ và chị kim chỉ vá may. Ở bên cạnh, hai đứa em nhỏ đang nghe bà kể câu chuyện cổ tích, thỉnh thoảng lại khúc khích cười với nhau rất vui vẻ. Ban ngày đi làm ăn khó nhọc, tối đến cả nhà được đông đủ sum vầy như vậy, tưởng không có cảnh nào vui hơn nữa”.
    Nghe qua phải nói là thật êm đềm.

    Sang đến những năm dưới chế độ Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam, tuy rằng đất nước đang lâm vào cảnh chiến tranh, nhưng nếu thầy cô giáo có ra bài văn tả cảnh gia đình, thì chắc các em học sinh tiểu học thời ấy cũng viết đủ ba phần nhập đề, thân bài và kết luận đại loại như sau:

    “Nhà em có bốn người, gồm ba má và hai đứa con, tức là em và em gái của em.
    Chiều đến, ba đi làm về, má em đã lo xong cơm nước. Cả nhà quây quần ngồi vào bàn ăn, nói cho nhau nghe đủ thứ chuyện. Ba em kể chuyện ở sở làm. Tụi em kể chuyện học hành ở trường. Má em ngồi nghe, thỉnh thoảng chen vào mấy câu vui vẻ. Xong bữa chiều, ba em ra phòng trước ngồi đọc báo hoặc xem tivi. Tụi em làm bài tập ở góc nhà. Má em lo dọn dẹp các thứ. Má em là người ham làm việc nhà, chứng tỏ bà rất yêu chồng con. Khoảng 10 giờ đêm mọi người chuẩn bị đi ngủ để có sức cho một ngày mới…
    Phải nói không khí gia đình em rất vui tươi đầm ấm, nhất là vào bữa cơm chiều và chặp tối. Em mong cứ được như thế mãi”.


    Ai cũng biết, về môn văn, hồi đó chúng ta học tả vật rồi đến tả người, sau đó mới bước sang tả cảnh. Trước tiên là tả cảnh trong nhà rồi sau đó sẽ tả những cảnh bên ngoài. Hai bài văn vừa nêu trên là tả cảnh sinh hoạt trong gia đình. Tuy chưa phải đặc sắc lắm nhưng sau khi xem xong, chúng cũng mang lại cho người đọc những cảm xúc êm ái trong khung cảnh sum họp, vui vầy bên nhau giữa những người thân trong gia đình nhất là vào bữa cơm tối. Nói theo kiểu các nhà phê bình văn học, hai bài văn này ít ra cũng đạt được những hiệu quả nghệ thuật nhất định, tức chúng đã tạo được cái ĐẸP, tuy ở mức độ thấp thôi.

    Vừa qua, trên mạng, xuất hiện một bài văn học trò, tả cảnh sinh hoạt gia đình tại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể xếp vào loại… “xưa nay hiếm”.
    Vâng, đúng là… hiếm thấy thật. Mời các bạn thử đọc xem:

    HÃY TẢ CẢNH SINH HOẠT CỦA GIA ĐÌNH EM

    ĐỀ BÀI: Hãy tả cảnh sinh hoạt của gia đình em vào một buổi trong ngày.
    (LỜI PHÊ CỦA CÔ GIÁO: “Nhiều chi tiết không cần thiết. Sai lỗi chính tả – 4,5 điểm).

    BÀI LÀM:
    Gia đình con có năm người, ông nội con năm nay bao nhiêu tuổi con không biết, con chỉ biết ông nội là người về hiu thôi, ba con làm việc hải quan ở ngừi (ngoài) sân bay Tân sơn nhất, mẹ con làm việc bán hàng xách tay chêng (trên) mạng inh tơ nét (internet), anh hai của con tên Trung ảnh học lớp năm. Chiều nào đi làm về ba con cũng đem mộc bịch đựng tùm lum đồ ở chổ sân bay về cho mẹ con bán, lúc đó mẹ con mừng lắm đổ ra coi, con thấy có dầu thơm, đồng hồ, son phấn nữa, có bữa con thấy có điện thoại ai phon (iPhone) nữa. con thấy mẹ thì mừng nhưng ông nội con thì ghét lắm, lúc ăn cơm nào ông nội con cũng la ba con là thằng Hải mày đừng có lấy đồ của người ta nữa được không, thất đức lắm nha mậy (mày). ba con cải lại ông kệ bọn tui vì tụi việt kiều nó giàu lắm, nghe ông nội và ba con cãi lộn hoài con buồn lắm, ăn xong học bài xong con với anh hai ngủ chung chênh (trên) lầu, ông nội ngủ dưới đất. tối qua nhà con cúp điện con không thấy đường đi tô lét (toilet) con vô phòng ba mẹ tìm đèn cầy, con thấy ba mẹ cởi chuồng ôm nhau, thấy con, mẹ mắc cỡ lấy mền chùm lại, sáng ba con dặn vô phòng phải gõ cửa nha con, con nói tại thấy cửa phòng mở nên con vô đại, con xin lổi ba nha. dạ xong mẹ chở hai anh em con đi học là hết sinh hoạt của nhà con. Ước mơ của con là ba đừng lấy đồ của mấy người việt kiều nữa để khỏi cải lộn với ông nội con và con muốn nhà con đừng bị cúp điện nữa để con khỏi vô phòng ba mẹ tìm đèn cầy nữa…

    Xem qua bài văn tả cảnh này ta thấy gì?

    - Về em học sinh: Câu văn thường dài, khi chấm câu không viết hoa.Viết sai chính tả tùm lum mà phần nhiều những chữ sai có các phụ âm đầu là Tr viết thành Ch. Cho nên phải đoán em này gốc người Bắc.
    - Nhưng bố em làm vận chuyển hàng trong sân bay Tân Sơn Nhất - Sài Gòn. Do đó có thể suy ra gia đình này là dân Bắc kỳ 1975. Bắc kỳ 75 vào Sài Gòn thì anh nào cũng ra sức chôm chỉa, kiếm chác để “bù lỗ” cho những năm tháng trước kia sống dưới “thiên đường xã hội chủ nghĩa” ở ngoài Bắc. Làm nhân viên vận chuyển hàng ở một sân bay quốc tế như sân bay Tân Sơn Nhất, ngày đêm, khi có chuyến bay quốc tế đáp xuống, ông ta có nhiệm vụ cùng các nhân viên vận chuyển khác ra máy bay chuyển hàng từ bụng máy bay xuống chất lên xe tải không mui đưa vào các conveyor belt trả cho hành khách. Trong quá trình vận chuyển hàng ấy, ông ta và đồng bọn nhanh tay dùng đồ nghề riêng rạch vali của khách để “khoắng” những món như đồng hồ, dầu thơm, mỹ phẩm dành cho phụ nữ hoặc các thứ có giá trị khác như iPhone, iPad v.v. về cho người nhà mang đi tiêu thụ, quanh năm.
    Hành động trộm cắp và đưa hàng trộm cắp đi tiêu thụ của cặp vợ chồng ấy không qua được mắt của ông nội em học sinh nói trên nên thường bị ông la mắng.

    Phân loại, ta thấy gia đình này có 2 hạng người:

    - Thứ nhất: Hạng lưu manh chuyên trộm cắp tài sản của Việt kiều từ nước ngoài về thăm quê hương qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để buôn bán kiếm ăn.
    - Thứ hai: Hạng tử tế. Người được gọi là ông nội trong bài văn này thuộc hạng tử tế vì ông ta biết đâu là phải trái, đâu là đạo lý hay đạo tặc. Còn em học sinh này đứng về phía ông nội mình, tức là lương tâm em còn trong sáng, nhận biết việc làm của cha mẹ mình là sai trái, cần phải ngăn chặn.
    Ngoài chuyện làm ăn phi pháp, cặp vợ chồng này còn có nếp sống gia đình rất buông tuồng. Cơm no bò cưỡi cứ tự nhiên như người… Hà Nội, hay người nguyên thủy, khiến đứa con nhỏ của mình luôn cầu mong sao cho ông điện lực nhà nước đừng cúp điện liên miên để ban đêm em khỏi phải đi tìm đèn cầy rồi bước nhầm phòng, chứng kiến cảnh bố mẹ đang mần… chuyện người lớn!

    Người ta bảo: Xã hội nào, con người nấy. Xã hội chủ nghĩa sản sinh ra lũ người vô sỉ như cặp vợ chồng kia. Mà chẳng phải ít đâu nhé. Cả nước, quan chức các cấp đua nhau tham nhũng vơ vét, thì bọn tép riu bên dưới cũng giở trò trộm cắp như rươi thôi. Chủ sao tớ vậy mà. Chúng nó thi nhau phá hoại, phá hoại đất nước, phá hoại các giá trị đạo đức của dân tộc…

    Bài văn mà cô giáo ra đề trên thuộc loại văn tả cảnh, nhưng cô (hay cậu) học sinh này đã lấn sang lãnh vực tả thực. Kể cũng hay. Vì nhờ “tài” tả thực của em này mà ta thấy được lối sống của một số không ít trong dân Việt Nam hiện nay. Đó là lối sống xô bồ, chụp giật, ăn cắp, ăn cướp của người khác một cách rất…vô tư và vô cảm. Xin hỏi: Ai đã gây nên những cơ sự này? Hỏi là đã tự trả lời rồi vậy.


    Hoàng Huy
    (10/22/2014)


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X