Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hải Dương 981 và trò chơi ghép hình

Collapse
X

Hải Dương 981 và trò chơi ghép hình

Collapse
 
  • Filter
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hải Dương 981 và trò chơi ghép hình

    Một trong những trò chơi phổ biến trong lúc nhàn rỗi là trò chơi ghép hình mà tiếng Mỹ gọi là Jigsaw Puzzles, trong đó một tấm hình được cắt ra hàng nhiều chục mảnh để người chơi ráp lại sao cho thành một tấm hình toàn vẹn như lúc chưa cắt. Để gợi ý cho người chơi tìm những mảnh thích hợp cho mỗi vị trí, mỗi mảnh đều mang những hình dạng đặc thù sao cho chỉ vừa khít vào vị trí của nó. Nghĩa là, nói cách khác, mỗi mảnh hình đặt sai vị trí, không thể vừa khít vào cái chỗ trống đặt vào. Nó sẽ có chỗ thừa ra, và chỗ khác lại hụt đi.

    Thủa còn là học sinh Meta làm quen với trò chơi này nhờ một quà sinh nhật năm lên mười. Tấm hình Bạch Tuyết và 7 chú lùn chỉ gồm 15 mảnh, ghép lại thành một tấm hình tuyệt đẹp và nếu ai có hỏi cái ấn tượng đẹp nhất, đáng ghi nhớ nhất thời thơ ấu của Meta là gì thì đó chính là tấm hình ghép quà kỷ niệm ngày Meta "giáng sinh" xuống thế.
    Từ đó Meta thích trò ghép hình. Theo tuổi đời, mỗi bức hình ghép càng ngày càng tăng độ khó. Từ 15 mảnh lên 30 mảnh rồi 50 mảnh. Càng nhiều mảnh càng đắt tiền mua nhưng Meta cũng tìm ra được giải pháp: mua ở Good Will. Rẻ nhưng thỉnh thoảng bị thiếu. Ví dụ: tấm hình gồm 100 mảnh chỉ còn 99 mảnh. Tấm hình ghép xong thủng một lỗ, chẳng đáng đóng khung treo lên tường trang trí. Nhưng nói chung, rẻ và hiếm khi bị thiếu mảnh. 10 lần chỉ bị thiếu 1 lần.

    Khi lên đến trình độ 200 mảnh thì Meta đã lớn. Chẳng nhớ lúc đó bao nhiêu tuổi nhưng sáng thức dậy thường hay bị "cửng" chả biết vì "mót" đái hay "mót" gái. U Meta bào là sắp lấy vợ được rồi. 200 mảnh có vấn đề. Có vài mảnh nom giống hệt nhau chỉ nhỉnh hơn hay nhỉnh kém chút xíu. Nghĩa là nếu dụng tâm và dùng chút sức ấn vào, có vài mảnh có thể hoán đổi vị trí. Cái khó biến thành dễ vì có những trạng huống, đổi chỗ vài mảnh hơi giống nhau có thể giải quyết được chỗ khúc mắc.

    Duy một điều, dùng biện pháp hoán đổi này, đôi khi ta sáng tác được một tấm hình phi lý. Tỷ dụ bụi cỏ mọc trong mây, đôi chân mọc trên đầu hay xe hơi lặn dưới nước. Một vấn nạn triết học nẩy sinh: ghép vừa vặn 200 mảnh vụn không từ mọi thủ đoạn cắt gọt cho vừa vặn để tạo nên một tấm hình toàn vẹn đã là một thành công hay chưa khi tấm hình cho ra những hình ảnh phi lý? Holism là một triết học chủ trương một tổng thể mang nhiều giá trị hơn một tập hợp những cá thể. Nói thế hơi khó hiểu nhưng nôm na là một con heo chặt ra làm 100 miếng không thể gọi là con heo vì nó đã chết. Như thế một con heo có giá trị hơn 100 miếng thịt đã chặt ra. Một tấm hình ghép 100 mảnh không nhiều giá trị bằng cái ý nghĩa tấm hình đó chuyên chở. Một tấm hình phi lý cũng được gọi là tấm hình nhưng ít giá trị hơn một tấm hình có nội hàm hợp lý.



    Cũng lý luận kiểu đó, những sai trái nhân quyền nối tiếp theo vô vàn sai trái nhân quyền được đẽo gọt sao cho khít cái văn hóa luân lý Á Đông chỉ cho ra đời một tấm ảnh quái dị điển hình như phạm nhân đút ngón tay vào ổ điện hay chui đầu vào thòng lọng ở đồn công an. Dường như các phạm nhân nạn nhân nhục hình này toàn ông già bà lão hay phụ nữ, chẳng có ai là giang hồ hay đầu gấu. Lạ thật.

    Ở phương Bắc, có một nhân vật mang tên Tập Cận Bình ngày đêm thu thập những mảnh vụn thời cuộc của ta, ghép lại tìm cho ra cái tình thế chín mùi cho một cuộc thôn tính mà tổ tiên của họ hàng ngàn năm đã nhiều lần thất bại trong lịch sử. Họ tìm những lỗ hổng nội trị, ngoại giao để theo đó chèn vào những mảnh hìnhtự chế sao cho toàn đại cục giống như hình cái lưỡi bò. Nhìn vào đại cục, họ tìm được cái băng hoại xã hội của ta, thấy được cái cô đơn ngoại giao của ta khi khước từ mọi liên minh quân sự quốc tế. Tóm lại họ thấy được cái tình thế chín mùi cho một thôn tính. Họ sắm sửa mẫu hạm, tàu đệm khí đổ bộ gấp rút thao dượt chờ một ngày đồng loạt chiếm đoạt tất cả các hòn đảo Biển Đông của ta. Ngày 2 tháng 5, Trung Bông đưa giàn khoan mệnh danh Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của ta, chỉ cách đảo Lý Sơn 119 hải lý. Chúng ta cùng phân tích động thái này của họ.
    Khả năng Trung Quốc tìm thấy dầu ở khu vực này là cực thấp. Chắc các bác nhà ta đang tính đường duy trì lực lượng CSB và kiểm ngư ở đó chỉ để quan sát và thể hiện chủ quyền, chờ nó thăm dò xong rồi rút về, sau đó lại tăng cường lực lượng để ngư trường Hoàng Sa trở lại như hiện trạng cũ. Giải pháp này tuy không phải là giải pháp đa số người dân mong đợi nhưng là giải pháp tốt nhất về lâu dài.
    Nếu trong thời gian 10 ngày thăm dò mà nó chưa rút tức là vấn đề dầu mỏ chỉ là cái cớ để nó đóng chốt ở khu vực đấy. Lúc đó buộc ta phải chơi hàng nóng vì nó không còn lý do gì bào chữa về mặt luật pháp quốc tế, mà ta thì không thể để yên vì kéo theo dàn khoan sẽ là lực lượng tàu dân sự, quân sự đông đảo thường xuyên có mặt tại khu vực, có thể còn có trạm rađa trá hình và là rào chắn khiến ngư trường Hoàng Sa bị phong tỏa gần như hoàn toàn.
    Chiến lược vĩ mô của bọn Trung Bông (Hoa) là độc chiếm Biển Đông để đảm bảo hành lang chuyên chở dầu từ Trung Đông nuôi dưỡng một nền kinh tế khổng lồ tại Hoa Lục. Chuyện này ai cũng biết.

    Cắt cái vĩ mô ấy thành từng giai đoạn vì rõ ràng nó có nhiều giai đoạn rõ rệt về địa chính và tình hình đối nội, đối ngoại mỗi khu vực. Chặng đường đầu tiên trong cuộc Nam Chinh của Trung Bông là Việt Nam, sau đó là Mã Lai, sau nữa là Indonesia.

    Tại sao không phải là Thái Lan mà 3 nước nêu trên? Thứ nhất, Thái Lai không nằm trên hải trình vận chuyển năng lượng tứ Trung Đông tới Hoa Lục, thứ hai, trữ lượng dầu của Thái Lan hơi bị khiêm tốn so với 3 nước trên.

    Theo http://www.indexmundi.com/g/r.aspx?t=50&v=97&l=en , trữ lượng dầu của các nước Đông Nam Á xếp hang như sau:

    - China 14800 tỷ thùng.
    - Mã Lai 5800 tỷ thùng.
    - Indonesia 4000 tỷ thùng.
    - Việt Nam 699 tỷ thùng.

    China không phải Đông Nam Á nhưng liệt kê vào cho tiện so sánh.

    Hiển nhiên cái hành lang nhiên liệu Biển Đông hứa hẹn 2 cái lợi: bá chủ quân sự khu vực nhằm đối trọng với các thế lực khác trên cán cân quyền lực thế giới và cũng đồng thời bảo vệ mạch máu kinh tế (hành lang dầu) quốc nội. Lợi thứ hai là "giải phóng" dầu của 3 nước giàu nhất về tiềm năng dầu : Mã Lai, Indonesia và Việt Nam.

    Tiến trình "tầm ăn dâu" của Trung Bông có lẽ quá chậm đối với giấc mơ bá chủ của Tập Cận Bình. Chiến lược tầm ăn dâu như ta "ăn" vùng đồng bằng sông Cửu Long của Khờ Me cần vài thế kỷ di dân lấn chiếm với sự yểm trợ quân sự. Lâu quá! Ông ta chỉ chờ thời cơ để đốt giai đoạn sang việc sử dụng võ lực. Một cuộc động binh với tình thế thuận lợi có thể rút ngắn vài trăm năm tầm ăn dâu còn vài tháng. Muốn thế, ông ta phải nắm được 2 yếu tố: Bất ổn nội trị và Cô lập ngoại giao của các nước được coi là đối tượng. Đối tượng dầu tiên phải là Việt Nam vì chúng ta là quốc gia gần nhất trong con đường Nam Tiến của chúng.

    Bất ổn nội trị:

    a- Chia rẽ dân tộc: Chúng ta mất đoàn kết. 40 năm qua chúng ta chưa hòa hoãn với người Việt hải ngoại. Vẫn có những phân biệt đối xử với những người thua cuộc dù rằng trên ngôn từ chúng ta vẫn đề cao hòa giải dân tộc: Chúng ta không vinh danh những liệt sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa, không trùng tu các nghĩa trang binh sĩ VNCH, Việt Kiều không được quyền mua nhà đất v.v...

    b- Tổ quốc là tài sản của Đảng: Chúng ta tạo cảm nghĩ đất nước này là tài sản riêng của Đảng. Chúng ta cưỡng chiếm đất đai người dân bán cho tư bản bất kể mọi thủ đoạn như dùng xã hội đen, nhục hình đàn áp người mất tài sản. Thời chiến chúng ta không hề nói đến cưỡng chiếm đất đai mà chỉ nói : Giành lấy chính quyền về tay nhân dân. Năm 1975, dân miền Nam thoải mái vô tư gánh gạo vào đồn tiếp tế cho bộ đội, ngày nay đi ngang qua trại lính, cúi xuống sửa dép cũng bị đuổi đi vì sợ nhân dân biết bí mật quốc phòng. Có phải bây giờ trại lính không thuộc về nhân dân nữa?

    c- Dân không có quyền tham gia vào chính trị: Chúng ta không được tự do chon lựa những người lãnh đạo theo ý muốn. Hệ thống Đảng cử dân bầu đã được minh chứng toàn đẻ ra bọn sâu dân mọt nước (tham nhũng), bọn vô liêm sỉ luôn tìm cách bảo vệ địa vị như tạo bằng cấp giả, khai gian tuổi hưu, không chịu từ chức mỗi khi gây nên những tai họa tầy đình cho đất nước.

    d- Trộm cướp hoành hành: Đọc truyện diễn nghĩa Tàu như Tam Quốc hay Xuân Thu, Chiến Quốc, trước khi mở màn cho một thời hòa bình thịnh trị như thời Nghiêu Thuấn, ta thuộc lòng câu: nhà nhà mở toang cửa không trộm đạo, tiền rơi của rớt không ai nhặt v.v... Ngược lại câu mở đầu cho một thời kỳ biến loạn luôn là trộm cướp nổi dậy khắp nơi, con giết cha, vợ giết chồng v.v... Điềm biến loạn luôn không phát sinh từ dân mà vì sự bất chính hay bạo ngược của triều đình. Năm 1990, trẻ con ra đường không cần xin phép cha mẹ vì không có nạn bắt trẻ con bán sang ngoại quốc và đúng là đêm ngủ không cần đóng cửa. Bây giờ người ta giết nhau bằng đủ mọi duyên cớ không ra duyên cớ. Con xin bố 30 ngàn mua gói thuốc, bố không cho bèn rút dao đâm chết bố. Mời nhau ly bia bị từ chối, cũng rút dao ra giết. Người ta giết nhau bằng súng, bằng dao, bằng át xít, bằng tẩm xăng, bằng mọi thứ hàng nóng hàng nguội. Vì sao?

    Tạm chia thành phần lao động thành 3 thứ bậc: Trí thức, công nhân thành thị và nông dân.

    Trí thức là loại người có chút thành đạt về học thức, được cha mẹ bỏ vốn cho ăn học. Lực lượng trí thức bình quân thu nhập khoảng 5 triệu một tháng. Họ là những người may mắn có đủ điều kiện thuận lợi để đạt được thu nhập khá khiêm tốn ấy.

    Giới công nhân thì kém may mắn hơn. Là công nhân, phải nói chôn cuộc đời vì bạn làm 6 ngày rưỡi 1 tuần, ngày Chúa Nhật làm nửa ngày mang về được khoảng 3 triệu một tháng, không có được nửa ngày nghỉ lấy sức.

    Cuối cùng là nông dân. Nếu công nhân được coi như thiếu may mắn thì nông dân chúng là người không có chút xíu may mắn nào hết. Công nhân thu nhập 3 triệu chỉ là người ít may mắn trong số hàng triệu con người thiếu hẳn may mắn sinh ra ở miền quê, vùng sâu vùng xa với thu nhập khoảng 1 triệu một tháng.

    Tất cả những con người Meta vừa kể, họ có được hưởng trọn số thu nhập khiêm tốn của họ không? Thưa không. 30 ngày trong một tháng thế nào cũng có ngày họ vô tình vi phạm luật giao thông. Kết quả thu nhập do công sức cả tháng gộp lại, chỉ cần một tuýt còi là chui vào túi công an hết. Công an là loại ăn cướp hợp pháp. Như vậy người lương thiện trong xã hội này không bao giờ có tiền, vậy muốn có tiền tiêu xài như công an chỉ còn cách đi ăn cướp. Càng ngày, người lương thiện bị xô đẩy đến chỗ phải đi ăn cướp ngày càng nhiều vì đi làm công nhân hay nông dân, một tháng bị tuýt còi một lần là đói. Tiền đâu trả phòng trọ dài 3 mét rộng 2 mét? Tiền đâu nuôi con ăn học? Tiền đâu mua gạo? Phải ăn cướp thôi. Cướp để hưởng thụ hơn là nai lưng làm công nhân nuôi 8,6 triệu các lực lượng thuộc chính quyền. Phải giết người thôi. Trong một chế độ mà đào được hũ vàng hay cổ vật cũng không được làm chủ vì nó thuộc về nhà nước thì người dân không còn hy vọng gì có ngày đổi đời nhờ may mắn lượm được của Trời cho thì chỉ còn cách giết người dù chỉ để cướp vài chục ngàn ăn dĩa cơm tối. Theo nhà nghiên cứu Carl Thayer, công an, quân đội, dân phòng các thứ của Việt Nam khoảng 8,6 triệu thanh niên không lao động, không sản xuất nhưng sống nhờ vào thu nhập thổi còi phạt và đóng thuế. Nói khác đi, lao động Việt Nam phải nuôi cả hai loại trộm cướp: công an và xã hội đen. Dần dần người lao động lương thiện bị xô đẩy vào con đường trộm cướp phi pháp vì không muốn lao động nuôi bọn trộm cướp hợp pháp (bọn công an).

    e- Huyền thoại chống ngoại xâm sụp đổ: Chúng ta bị mê hoặc vì những lời lẽ yêu nước nồng nàn của bọn yêu nước văng miểng như toàn dân VN có truyền thống chống ngoại xâm và bách chiến bách thắng nhưng chúng ta cố tình lờ đi rằng ngày xưa chúng ta chiến đấu cho một chiến thắng hàm chứa : Giành lấy chính quyền về tay nhân dân. Ngày nay, ai muốn cầm súng tiến về phía trước giành lấy chính quyền giùm cho công an?

    Tất cả những thực trạng xã hội này gọi chung là bất ổn nội trị như những mảnh hình nếu ghép vào đã đủ tạo nên một bối cảnh u ám báo trước một giai đoạn nhiễu nhương của đất nước chưa? Nếu chưa, chúng ta đảo con mắt sang vấn đề cô lập ngoại giao.

    Cô lập ngoại giao:

    Chúng ta tự nhận là nước yêu chuộng hòa bình nhưng chúng ta cũng đã từng viễn chinh để giải phóng Nam Vang khi có đủ điều kiện thuận lợi (được Sô Viết chống lưng). Thêm vào đó chúng ta cũng ngầm ngụ ý ủng hộ vũ lực của các thế lực đâu đó trên thế giới. Khi 2 tòa tháp đôi ở New York bị khủng bố chúng ta đã phê phán : Sự kiện này là cái giá phải trả cho những tai ương Mỹ đã gieo cho nhân loại. Chúng ta chỉ chống khủng bố như 1 điều kiện gia nhập Hiệp Hội các nước Đông Nam Á và các tổ chức tài chánh như Quỹ Tiền Tệ, WTO và sau này là TPP.

    Để vuốt ve Trung Bông, chúng ta rào trước đón sau với thế giới : Việt Nam không gia nhập vào một tổ chức quân sự nào nhằm chống một nước khác. Nghĩa là chúng ta không bao giờ phản bội Trung Bông. Chúng ta còn nhẫn nhịn tới mức cho quân đội Trung Bông sang Việt Nam bắt giữ tội phạm dù rằng tội phạm ấy hạ sát một số binh sĩ ta.

    Chúng ta luôn nói đến hội nhập về thương mại nhưng không hề tuân thủ những giá trị chung. Đặc biệt về nhân quyền. Chúng ta ngụy biện rằng: Nhân quyền phải phù hợp với văn hóa mỗi địa phương. Đồng ý. Các quốc gia Hồi Giáo có hình phạt ném đá phụ nữ và chặt tay v.v... cho phù hợp với thánh kinh của họ nhưng như thế thì đừng hội nhập. Hội nhập phải tôn trọng những luật chung. Một mặt ta ký kết chống tra tấn nhưng mỗi ngày, vẫn có người vào trụ sở công an bằng 2 chân nhưng ra phải có người khiêng vào nhà thương hoặc khiêng ra nghĩa địa.

    Vì bản sắc địa phương, vì để phù hợp với văn hóa và lịch sử đặc thù mỗi giá trị chung đều có thể khác nhau tùy vùng miền nhưng bản chất vẫn là đại đồng tiểu dị. Khác ít mà giống nhau nhiều. Không thể khác nhau tới mức thối biến thành thơm, ác biến thành hiền, giết công an thì tử hình mà công an giết dân thì ...tù treo được.

    Chúng ta đẽo gọt nhân quyền sao cho vừa với cái lỗ hủng trong trò chơi ghép hình. Chúng ta chỉ cần cắt xén cho vừa mà không đếm xỉa đến tính phi lý của bức hình sau khi ghép. Bởi thế chúng ta ký kết hiệp ước chống tra tấn nhưng nhân dân vẫn chết bởi tra tấn vì chết như thế là nhân quyền "phù hợp luân lý và văn hóa Á Đông". Nó quái dị như tấm hình có đám cỏ mọc trên mây do cố tình gán ghép bằng cách đẽo gọt.
    Hạ tuần tháng 4 năm 2014 tức chỉ hơn 1 tuần trước, tổng thống Mỹ Obama công du 4 nước Á Châu là Nhật, Hàn Quốc, Mã Lai và Phi Luật Tân nhằm bảo đảm cho một viễn tượng "trục Á Châu". Ông ta cố tình phớt lờ Việt Nam vì những khác biệt quái gở gọi là "nhân quyền phải phù hợp với đặc thù văn hóa mỗi dân tộc". Nó quái gở vì để cho phù hợp với văn hóa của ta, công an được phép đánh chết người và giam giữ bất cứ ai họ muốn. Nhiều trường hợp công an thay mặt tòa án xử tội phạm trên đường phố hay trong phòng tạm giữ. Cái phớt lờ của Obama là một thông điệp ngầm báo cho họ Tập rằng : Nị muốn mần gì thì mần, ngộ sẽ không can thiệp.

    Động sờ thái của Obama là một hứng khởi bằng vàng cho việc đem giàn khoan có lực lượng vũ trang yểm trợ cho giàn khoan Hải Dương 981 vào Biển Việt Nam. Dĩ nhiên họ không dám trắng trợn cướp trọn biển Đông dù chúng ta mất ủng hộ thế giới và đoàn kết dân tộc. Họ chỉ khiêu khích cho tới khi chúng ta không kềm chế nổi, tấn công họ bằng quân đội. Lúc đó, mẫu hạm Liêu Ninh và các tàu đệm khí đổ bộ đã tập dượt nhuần nhuyễn sẽ đồng loạt "tự vệ" cướp trọn những gì còn lại ngoài Trường Sa.

    Cô lập ngoại giao của Việt Nam là mảnh hình chót ghép vào toàn cảnh cho ra viễn ảnh một Biển Đông tương lai trên bàn giấy Tập Cận Bình. Ráp mảnh này vào, Tập Cận Bình biết phải làm gì để thôn tính Biển Đông. Và chúng ta nữa, chúng ta biết làm gì để chuốc lục tô hồng, làm tươi sáng mọi mảng u ám trên cục diện nước ta. Nghĩa là làm thế nào chúng ta có đồng minh quốc tế, và làm thế nào đoàn kết lòng người trong công cuộc cứu vãn tình thế ngoài Biển Đông.


    Metamorph
    Last edited by metamorph; 05-10-2014, 01:39 AM.


Hội Quán Phi Dũng ©
Diễn Đàn Chiến Hữu & Thân Hữu Không Quân VNCH




website hit counter

Working...
X